- Biển số
- OF-398905
- Ngày cấp bằng
- 29/12/15
- Số km
- 1,445
- Động cơ
- 242,340 Mã lực
- Tuổi
- 35
Luyện nghe nói quan trọng nhất
em đồng quan điểm với cụ. Bản thân đang là 1 ng làm việc bên UK, cái qtrong nhất là năng lực chuyên môn, tiếng Anh chỉ là công cụ. Tuy nhiên cần sử dụng tiếng Anh ở mức độ phù hợp vì nó sẽ giúp cho cviec/chuyên môn của mình được phát triển hơn.Quan trọng là năng lực làm việc, tiếng anh chỉ là công cụ
khó nhất là nói cụ ah. nghe và đọc là 2 cái dễ học, có thể tự học tốt. Học sinh VN thi IELTS thường điểm Reading và Listening rất cao, để kéo lại điểm Writing và Speaking.Quan trọng nhất của TA là từ vựng cụ ah , thấy nhiều sv chăm mỗi ngày họ viết mấy từ ra tờ giấy note rồi đọc , lâu dần vốn từ của cụ tích cao lên .
Khó nhất là nghe , em thấy vậy . Người á nói TA em nghe dc 70% , còn người tây thì chỉ 30%![]()
Theo kinh nghiệm của em thì mức độ từ dể đến khó là:khó nhất là nói cụ ah. nghe và đọc là 2 cái dễ học, có thể tự học tốt. Học sinh VN thi IELTS thường điểm Reading và Listening rất cao, để kéo lại điểm Writing và Speaking.
Còn việc nghe TA kiểu IELTS và thực tế tụi Tây nói chuyện thì lại là câu chuyện khác. Ngày trc e nghe IELTS tốt lắm, nhưng hồi mới đầu sang UK bị choáng mất tháng vì chúng nó nói mình ko hiểu gì. Dần dần quen mới hiểu. Nhưng để nói được, và nói tốt theo accent của dân bản ngữ thì còn mất tgian hơn nhiều.
Bạn nói thế cũng không hẳn đúng. Không phủ nhận là cánh trẻ từ tầm 88 trở đi thi ielts 7.0-8.0 khá nhiều nhưng bảo là chúng nó không giỏi tiếng anh thì hoàn toàn lầmem đồng quan điểm với cụ. Bản thân đang là 1 ng làm việc bên UK, cái qtrong nhất là năng lực chuyên môn, tiếng Anh chỉ là công cụ. Tuy nhiên cần sử dụng tiếng Anh ở mức độ phù hợp vì nó sẽ giúp cho cviec/chuyên môn của mình được phát triển hơn.
2 sai lầm phổ biến ở VN:
- Đánh giá năng lực 1 người thông qua điểm tiếng Anh (IELTS chả hạn). Trc ở cơ quan em các cụ 5x, 6x hay như vậy, cứ thấy ai IELTS tầm 7.5, 8.0 là trầm trồ bảo thằng này giỏi lắm blah blah blah. Quan điểm đó ăn sâu vào tiềm thức rất nhiều ng Việt.
- Dựa vào điểm IELTS để đánh giá năng lực tiếng Anh.
Lời khuyên cho cụ chủ:
1. Cụ chịu khó đọc các tlieu liên quan đến chuyên môn của cụ bằng TA, lúc đầu rất chán, vừa đọc vừa tự tra cứu các từ, sau 1 tgian vốn từ lên cụ đọc sẽ nhanh hơn nhiều. Cái này vừa lên TA vừa tốt cho chuyên môn của cụ.
2. Tham gia các CLB nói TA. Lúc đầu sẽ nói kiểu TA bồi hơi buồn cười nhưng rồi sẽ quen. Cách qtrong nhất để nói tốt là ko ngại nói. Tối cụ lên mấy pub trên phố cổ chat với tụi Tây balo du lịch cũng vui.
em nói nếu dựa vào điểm IELTS để đánh giá khả năng TA của 1 người là hơi phiến diện ah. TA là công cụ, và năng lực TA thể hiện qua khả năng áp dụng TA trong cviec. IELTS nó đơn giản chỉ là 1 bài thi, và giờ ng ta học kỹ năng thi hơn là học TA nói chung cụ ah. Ví dụ khi đọc, nghe thì chiến thuật Scanning, skimming đủ các kiểu, viết thì theo form, còn kỹ năng nói thì ít khi luyện được. Ko giấu gì cụ em làm part time cho British Council bên UK chuyên giám sát các kỳ thi IELTS, việc các thí sinh châu Á kỹ năng thi rất tốt nhưng khả năng áp dụng TA khá kém, trong khi đó ng Anh bản địa thi General IELTS có người phải thi lại tới lần thứ 4,5 vì do kỹ năng thi kém.Bạn nói thế cũng không hẳn đúng. Không phủ nhận là cánh trẻ từ tầm 88 trở đi thi ielts 7.0-8.0 khá nhiều nhưng bảo là chúng nó không giỏi tiếng anh thì hoàn toàn lầm
Ít ra phải học bài bản 6 năm liền may ra mới có được bandscore đồng đều mỗi kỹ năng 7.0, từ 7.0 lên 7.5 cũng chỉ hơi khó nhưng từ 7.5-8.0 là cả 1 vấn đề lớn không những giỏi kỹ năng mà còn phải giỏi cả ngữ pháp học thuật lẫn hiểu biết cuộc sống. Vì thế nhiều nước mới chia ra cấp độ junior dưới 18 tuổi chứ mấy chủ đề nghị luận cao siêu (thường là bài nói với viết) đến cánh sinh viên bản xứ còn chịu, ngắc ngứ nữa là cánh trẻ con VN. Thi thường speaking với writing kém là do nhầm lẫn giữa 2 kỹ năng nói thì quá hàn lâm, phức tạp như 1 bài essay viết hay học thuộc, giao tiếp khô cứng không tự nhiên cứ tưởng nhiều từ ngữ đao to búa lớn chuyên ngành, nhiều idiom là điểm cao còn viết thì lại thiếu kiến thức xã hội và vốn từ chuyên môn, sai ngữ pháp.
Đi làm thì kỹ năng ielts đánh giá qua đọc hiểu (vốn từ vựng) và nói (giao tiếp hiệu quả dễ hiểu, tự nhiên, ngôn ngữ native speaker) và 1 chút rất ít kỹ năng nghe và viết (nghe với viết ielts khác hẳn môi trường đi làm vd đơn giản là thông tin nghe ielts chỉ được nghe 1 lần và cố ý làm rè đi còn nghe thực tế thì có thể hỏi lại, nghe lại thoải mái). Đọc hiểu với nói tầm 7.0 thì đảm bảo đi làm ở đâu (cty ngoài nhà nước) cũng ngon
Thực ra mình cũng không biết mảng chuyên môn của cậu đặt chuẩn thế nào chứ mình thấy ielts tầm 7.0 trở lên các kỹ năng không chú nào dưới 5.5 hoặc 6.0 thì đủ tốt để đi làm trong môi trường anh ngữ ở VN rồi và khả năng thì cũng không phải là tệ nếu vốn từ tốt và giao tiếp khá tốt (tất nhiên là nói đối tượng độ tuổi đi làm, học đại học có kiến thức chuyên ngành và kiến thức xã hội).em nói nếu dựa vào điểm IELTS để đánh giá khả năng TA của 1 người là hơi phiến diện ah. TA là công cụ, và năng lực TA thể hiện qua khả năng áp dụng TA trong cviec. IELTS nó đơn giản chỉ là 1 bài thi, và giờ ng ta học kỹ năng thi hơn là học TA nói chung cụ ah. Ví dụ khi đọc, nghe thì chiến thuật Scanning, skimming đủ các kiểu, viết thì theo form, còn kỹ năng nói thì ít khi luyện được. Ko giấu gì cụ em làm part time cho British Council bên UK chuyên giám sát các kỳ thi IELTS, việc các thí sinh châu Á kỹ năng thi rất tốt nhưng khả năng áp dụng TA khá kém, trong khi đó ng Anh bản địa thi General IELTS có người phải thi lại tới lần thứ 4,5 vì do kỹ năng thi kém.
Em ko phủ nhận năng lực của những ng có điểm IELTS cao, em chỉ đưa ra quan điểm là dựa vào điểm IELTS để đánh giá năng lực TA là chưa đầy đủ.
Tiếng Anh vẫn phải đến được mức nghe nói trực tiếp với người nước ngoài. Còn chuyên môn càng siêu càng tốt.Quan trọng là năng lực làm việc, tiếng anh chỉ là công cụ
Cụ giống em, người Á em nghe được gần 95% nhưng Âu Mỹ thì chỉ dưới 50%. Nghe trực tiếp thì tốt nhưng nghe ở hội nghị thì kém. Đi nước ngoài khoảng 3 hôm sau thì thuần thục như bản xứ, về nhà một thời gian phản ứng lại chậm như cũ. Chắc do em lười ôn luyện nhưng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật thì em tốt, nhiều khi thấy hơn cả tiếng Việt. Vì vậy em chuyển công ty như cơm bữa, hơn 10 công ty nước ngoài rồi ạ, có công ty em làm đến 3 lầnQuan trọng nhất của TA là từ vựng cụ ah , thấy nhiều sv chăm mỗi ngày họ viết mấy từ ra tờ giấy note rồi đọc , lâu dần vốn từ của cụ tích cao lên .
Khó nhất là nghe , em thấy vậy . Người á nói TA em nghe dc 70% , còn người tây thì chỉ 30%![]()
vâng để làm việc được bằng TA ko khó, nhất là trong môi trg Anh ngữ ở VN, chủ yếu thiên về đọc (đọc tlieu, tra cứu) và đôi lúc viết, nghe, nói. Nói mà tầm 8.5 thì gần như native speaker rồi, ngoài accent tốt ra còn phải có vốn sống tốt để nói nữa. Gì chứ 2 kỹ năng Writing và Speaking mà từ 8.0 đổ lên e đánh giá rất cao.Thực ra mình cũng không biết mảng chuyên môn của cậu đặt chuẩn thế nào chứ mình thấy ielts tầm 7.0 trở lên các kỹ năng không chú nào dưới 5.5 hoặc 6.0 thì đủ tốt để đi làm trong môi trường anh ngữ ở VN rồi và khả năng thì cũng không phải là tệ nếu vốn từ tốt và giao tiếp khá tốt (tất nhiên là nói đối tượng độ tuổi đi làm, học đại học có kiến thức chuyên ngành và kiến thức xã hội).
Như mình đi thi ielts viết đạt 7.0 cũng không phải khó mà cũng chẳng dễ, nói thì 8.0 vẫn thoải mái nhưng 8.5 thì chịu chỉ có đọc hiểu là tới bài thứ 3 là cảm thấy khó. Nghe thì có lần cao có lần 7.0 vì viết sai lỗi chính tả.
Hội đồng Anh ở các nước thu 270$/lần thi đã thấy đắt lòi rồi nghe đâu VN giờ gần 4 triệu rưỡi. Chậc chậc đúng là làm tiền ghê thật được cái hình như gia hạn được thêm 1 nămvâng để làm việc được bằng TA ko khó, nhất là trong môi trg Anh ngữ ở VN, chủ yếu thiên về đọc (đọc tlieu, tra cứu) và đôi lúc viết, nghe, nói. Nói mà tầm 8.5 thì gần như native speaker rồi, ngoài accent tốt ra còn phải có vốn sống tốt để nói nữa. Gì chứ 2 kỹ năng Writing và Speaking mà từ 8.0 đổ lên e đánh giá rất cao.