[Funland] Học tiến sỹ

Lọ mọ

Xe buýt
Biển số
OF-73558
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
973
Động cơ
396,134 Mã lực
Con e họ e học cao học ở 4 nước Châu Âu; chả hiểu học bổng kiểu gì mà nửa năm 1 nước (cũng tốt nghiệp BK). Học xong Cao học sang Mẽo làm Tiến sỹ, nhà chả mất đồng nào (vừa học vừa làm việc luôn).
Ah.hình như học bổng của liêm minh châu âu đấy cụ
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
2,888
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Gia đình cụ hơi lạ, hoặc là cụ không hiểu được rõ.
Có khi đó đơn giản chỉ là niềm yêu thích/đam mê và khiến người ta muốn theo đuổi, vậy thôi ạ. Có người thì thực tế hơn, họ làm và họ học cái mà họ cần, nhưng cũng có những người như em nói ở trên, nhưng không thể phủ nhận được học được là tốt bất kể học để làm gì.
Nên em không đánh giá cao những câu hỏi đại loại là "học để làm gì".

PS. Các cụ khác trong thớt đã tư vấn nhiều rồi nên em không viết gì thêm, em chỉ rép một còm về góc khác để chủ thớt không phải lăn tăn đắn đo gì.
Cảm ơn cụ.
cháu đã từ bỏ vai trò là giảng viên, nghề mà cha mẹ cháu rất mong muốn cháu theo đuổi.
và sau 1 cuộc họp cháu đã rời cái Viện mà cháu gắn bó 15 năm xem như nhà của mình.
đến bây giờ điều cháu nuối tiếc nhất là khi con trẻ đã không tự đặt được câu hỏi học để làm gì? chứ đừng nói là câu trả lời.
Có lẽ hoàn cảnh và góc nhìn của cháu nó là như vậy.

P/s: Cháu có ý kiến trong thớt này là ý kiến của góc độ cá nhân. Với thế hệ trẻ cháu luôn mong các cháu có được mục đích trước mọi việc mình làm, nhất là trên con đường học vì chúng ta khó quay về tuổi trẻ được. Ví dụ nếu chỉ vì học thì cứ học, hoặc do thích, hoặc do đam mê... thì trước tiên làm việc đó thì phải làm được những việc cho chính mình. Cha chú đi trước có thể không giỏi bằng... nhưng kinh nghiệm sống chính là thứ có thể hỗ trợ cháu chứ không phải làm hộ cháu. HỌC ĐỂ LÀM GÌ nó được hiểu như thế cụ ah, đôi khi câu trả lời chỉ cần là học để cho vui cũng là 1 câu trả lời, chí ít mình hiểu nó là vui và không vì cái vui đó mà để bậc cha mẹ phải đi lo cho mình. Cháu nghĩ đơn giản thế thôi ah.

Một lần nữa cảm ơn cụ!
 

Cap nhi tan

Xe buýt
Biển số
OF-626546
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
644
Động cơ
121,065 Mã lực
Tuổi
44
Sao lại ít thế cụ?
Cái này tùy năng lực thôi, bên em cũng đang tuyển kỹ sư các chuyên ngành toán ứng dụng, toán điều khiển, khoa học máy tính để đào tạo làm AI, mới đầu để đạt 20 triệu phải thật xuất sắc, đam mê....
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
2,888
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Em cũng rời bỏ giảng đường ĐH, thậm chí em còn bỏ hẳn lĩnh vực mà em theo đuổi hơn 8 năm để bắt đầu một con đường khác không liên quan. Mỗi một giai đoạn sẽ có một câu hỏi và một câu trả lời khác nhau, khó để mà đòi hỏi một SV nhìn thấu được hết chuyện "Học để làm gì?".

Khoảng thời gian tuổi trẻ đó của em em không thấy phí hoài mặc dù em cũng bỏ ngang như cụ, hay cũng không đặt câu hỏi gì cho mình, nhưng em vẫn được làm điều mà em thích lúc đó, vẫn cho em những bài học cuộc đời về sau này, take it easy cụ ạ.
Chính vì thế trong trường hợp này, khi ông bố lo lắng cho ông con, nếu ở bậc học phổ thông hay đại học thì cháu nghĩ là OK, còn bậc tiến sỹ thì nên dừng lại, bởi chỉ các cháu mới biết nó sẽ làm gì? như thế nào?... còn khi nó chưa trả lời rõ được thì vai trò của bậc cha chú cứ đè "HỌC ĐỂ LÀM GÌ?" mà hỏi, tuy nó khá lý thuyết. Nhưng nó luôn nhắc nhở cho các bạn trẻ hiểu đúng mục tiêu của mình... còn học để cho nó oai với họ, hay cho bố mẹ... riêng cá nhân cháu là vứt đi cơ hội trưởng thành của một nhân tố tốt.
Cháu bỏ ngang vì cuộc họp đó bình bầu nâng lương cho người này người kia, lúc đó cháu cũng có 1 tý vai trò... cháu thấy cuộc đời mình sẽ vô nghĩa khi vẫn còn tham gia trong môi trường như vậy và cháu dứt khoát chia tay bằng đơn để lên bàn và chưa bao giờ cháu đủ dũng cảm quay lại vì cháu gắn bó cả tuổi thanh niên nơi đó. Ra ngoài cháu vẫn làm công việc chuyên môn, nhưng tự làm, tự chịu trách nhiệm và phải lùi xuống những việc bé nhất, những đối tác ít được lựa chọn... Và cháu luôn áy náy một điều là thiếu sự định hướng khi còn trẻ là sự khiếm khuyết và thiệt thòi nhất với thế hệ trẻ. Khi cháu có con, cháu ưu tiên hàng đầu cho nó việc tự lập, tự chịu trách nhiệm và sống thực tế... với cháu mọi sự sỹ diện hão nó là biểu hiện của sự tự ti và yếu kém năng lực nhận thức.
 
Chỉnh sửa cuối:

latech

Xe tải
Biển số
OF-620786
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
257
Động cơ
118,688 Mã lực
Tuổi
42
Cảm ơn cụ chia sẻ những cái mất khi du học là quá thiệt thòi nhất là chuyện lập gia đình muộn. xa f1 từ lúc xuống hà nội giờ đã gần 6 năm tết vừa rồi về tối 29 sáng mùng 2 xuống hà nội làm g/đ thấy buồn. vừa rồi phỏng vấn đi làm lương khởi điểm cũng tốt va dc làm cùng phòng 1 anh tiến sĩ giỏi cũng tốt nghiệp mỹ anh dậy học và làm dc rất nhiều nó thích lắm nên g/đ cũng đỡ phần nào.
tuổi từ 24-35 là tuổi nhiều năng lượng và phấn đấu nhất trong con đường làm ăn và phát triển sự nghiệp. Từ bản thân em ra em thấy đi làm tiến sĩ hơi phí nếu mà bạn nhà bác đang đi đúng hướng trong công việc hiện thời.
90% công việc không cần đến bằng tiến sĩ. Tiến sĩ chuyên sâu về 1 vấn đề hẹp nào đấy nên chọn lựa công việc sau tiến sĩ cũng rất mệt mỏi vì ít sự lựa chọn.
AI đang rất hot bây giờ nhưng có thế sau 6-7 năm nữa nó không còn hot như bây h nữa. 6-7 năm đi làm thì có thế bạn nhà bác sẽ phát triển và thăng tiến trong công việc cũng như các mối quan hệ công việc cho phần đời còn lại. 6-7 năm đi làm tiến sĩ coi như cắt bỏ mình ra khỏi phần còn lại mà chỉ tập trung vào nghiên cứu 1 đề tài rất rất hẹp. Thế mới nói là người đi làm tiến sĩ chỉ vì đam mê của họ. Làm tiến sĩ không có lợi ích lâu dài về tài chính.
Năm 2005 em bắt đầu làm tiến sĩ về năng lượng mặt trời và công nghệ nano là thời điểm rất rất hot nhưng đến 2011 lúc em tốt nghiệp thì các ngành này hết hot làm em khá vất vả trong chuyện xin việc. Cuối cùng em phải quay sang làm một lĩnh vực khác chỉ là 1 phần rất nhỏ trong nghiên cứu của em. Sau gần 10 năm thì bây h em chẳng làm cái gì liên quan đến 6-7 năm làm tiến sĩ của em nữa :)
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
tuổi từ 24-35 là tuổi nhiều năng lượng và phấn đấu nhất trong con đường làm ăn và phát triển sự nghiệp. Từ bản thân em ra em thấy đi làm tiến sĩ hơi phí nếu mà bạn nhà bác đang đi đúng hướng trong công việc hiện thời.
90% công việc không cần đến bằng tiến sĩ. Tiến sĩ chuyên sâu về 1 vấn đề hẹp nào đấy nên chọn lựa công việc sau tiến sĩ cũng rất mệt mỏi vì ít sự lựa chọn.
AI đang rất hot bây giờ nhưng có thế sau 6-7 năm nữa nó không còn hot như bây h nữa. 6-7 năm đi làm thì có thế bạn nhà bác sẽ phát triển và thăng tiến trong công việc cũng như các mối quan hệ công việc cho phần đời còn lại. 6-7 năm đi làm tiến sĩ coi như cắt bỏ mình ra khỏi phần còn lại mà chỉ tập trung vào nghiên cứu 1 đề tài rất rất hẹp. Thế mới nói là người đi làm tiến sĩ chỉ vì đam mê của họ. Làm tiến sĩ không có lợi ích lâu dài về tài chính.
Năm 2005 em bắt đầu làm tiến sĩ về năng lượng mặt trời và công nghệ nano là thời điểm rất rất hot nhưng đến 2011 lúc em tốt nghiệp thì các ngành này hết hot làm em khá vất vả trong chuyện xin việc. Cuối cùng em phải quay sang làm một lĩnh vực khác chỉ là 1 phần rất nhỏ trong nghiên cứu của em. Sau gần 10 năm thì bây h em chẳng làm cái gì liên quan đến 6-7 năm làm tiến sĩ của em nữa :)
Cụ ơi 6-7 năm ấy nếu mà học Tiến sĩ Y khoa thì có phí hoài không cụ? Em hỏi thật không troll, đa số em thấy các BS nhà mình rất vất vả trong ngưỡng 24-35 mà cụ chọn.
 

latech

Xe tải
Biển số
OF-620786
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
257
Động cơ
118,688 Mã lực
Tuổi
42
Cụ ơi 6-7 năm ấy nếu mà học Tiến sĩ Y khoa thì có phí hoài không cụ? Em hỏi thật không troll, đa số em thấy các BS nhà mình rất vất vả trong ngưỡng 24-35 mà cụ chọn.
chào bạn - mình có 3 người bạn làm tiến sĩ liên quan đến Y (ung thư và sức khỏe cộng đồng). 2 người đi từ học bổng VEF còn 1 người là tự xin học bổng.
1. Trường hợp 1: anh bạn rất rất thân, làm trưởng khoa sản ở 1 bệnh viện ở HN trước khi đi. Anh thích đi nước ngoài để học và khám phá. Đây là câu chuyện sau 20 năm nhé: anh được học bổng VEF đi học master bên Mỹ (anh đã có master ở VN rồi). Sau 2 năm master anh quyết định quay lại làm tiến sĩ về sức khỏe cộng đồng - mất thêm rất rất nhiều năm nữa. Nếu anh quay lại viện chỉ sau 2 năm với bằng thạc sĩ Mỹ thì cơ hội thăng tiến sẽ rất cao vì tất cả các mối quan hệ vẫn còn đó và anh vẫn còn trong ekip ;) nhưng sau gần chục năm ở Mỹ anh quay về viện với tham vọng rất cao thì bị oánh tả tơi vì anh ko còn trong ekip nữa và các mối quan hệ cũ cũng đã “moved on”. Anh cũng chỉ chịu được thêm 2-3 năm rồi phải ra đi mặc dù anh là bác sĩ đầu ngành. Trường hợp này thì mất nhiều hơn được trong chuyện đi làm tiến sĩ.
- trường hợp 2: một em gái nhỏ hơn mình vài tuổi đi VEF 2006 - học về ung thư - rất giỏi và đam mê. Bây giờ thì đi làm giáo sư. Bạn này thì đam mê thực sự luôn nên không có gì phải suy nghĩ về vấn đề làm tiến sĩ hay ko.
- trường hợp 3: một em gái khác đi học về ung thư cũng là đam mê. Em này cũng rất giỏi nhưng lại không đam mê bằng em gái ở trên. Em học xong quyết định về VN lấy chồng và sống gần gia đình. Bây h thì chẳng làm gì liên quan đến ung thư hay y tế cả.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,110
Động cơ
607,011 Mã lực
Cụ ơi 6-7 năm ấy nếu mà học Tiến sĩ Y khoa thì có phí hoài không cụ? Em hỏi thật không troll, đa số em thấy các BS nhà mình rất vất vả trong ngưỡng 24-35 mà cụ chọn.
Ngành Y khác nhiều ngành khác. Làm PhD thực ra là đi theo đường nghiên cứu, chứ một bác sỹ ngoại mất bao nhiêu năm làm luận án tiến sĩ em sợ mổ còn kém hơn người khác ra trường hùng hục đâm đầu vào chữa bệnh. Nói vậy, như ở Mỹ hay nhiều nước em thấy để có thể làm ở bệnh viện (có chứng chỉ hành nghề) thì cũng đã mất đến 10-11 năm. Do đó em nghĩ nếu không đi theo hướng nghiên cứu thì cố gắng học siêu, đỗ nội trú, để làm xong residency thì đã là đỉnh lắm rồi.
Quay lại Việt Nam, em nghĩ việc các bác sĩ phải chạy theo học để thành thạc sĩ, tiến sĩ là khá lãng phí. Xét % số bác sĩ trong các bệnh viện là thạc sĩ, tiến sĩ có khi Việt Nam mình nằm trong top đầu thế giới :P.
 

Lọ mọ

Xe buýt
Biển số
OF-73558
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
973
Động cơ
396,134 Mã lực
tuổi từ 24-35 là tuổi nhiều năng lượng và phấn đấu nhất trong con đường làm ăn và phát triển sự nghiệp. Từ bản thân em ra em thấy đi làm tiến sĩ hơi phí nếu mà bạn nhà bác đang đi đúng hướng trong công việc hiện thời.
90% công việc không cần đến bằng tiến sĩ. Tiến sĩ chuyên sâu về 1 vấn đề hẹp nào đấy nên chọn lựa công việc sau tiến sĩ cũng rất mệt mỏi vì ít sự lựa chọn.
AI đang rất hot bây giờ nhưng có thế sau 6-7 năm nữa nó không còn hot như bây h nữa. 6-7 năm đi làm thì có thế bạn nhà bác sẽ phát triển và thăng tiến trong công việc cũng như các mối quan hệ công việc cho phần đời còn lại. 6-7 năm đi làm tiến sĩ coi như cắt bỏ mình ra khỏi phần còn lại mà chỉ tập trung vào nghiên cứu 1 đề tài rất rất hẹp. Thế mới nói là người đi làm tiến sĩ chỉ vì đam mê của họ. Làm tiến sĩ không có lợi ích lâu dài về tài chính.
Năm 2005 em bắt đầu làm tiến sĩ về năng lượng mặt trời và công nghệ nano là thời điểm rất rất hot nhưng đến 2011 lúc em tốt nghiệp thì các ngành này hết hot làm em khá vất vả trong chuyện xin việc. Cuối cùng em phải quay sang làm một lĩnh vực khác chỉ là 1 phần rất nhỏ trong nghiên cứu của em. Sau gần 10 năm thì bây h em chẳng làm cái gì liên quan đến 6-7 năm làm tiến sĩ của em nữa :)
Cảm ơn cụ chia sẻ. Hay ngành trước cụ học điện nâng lượng mặt trời quá xa vời ở việt nam?chứ cntt thì càng ngày phát triển chỉ tiếc nghề nó như bóng đá nhanh thành lão tướng khi tuổi đời chưa cao.Vậy phải cố gắng để sinh tồn .f1 em lúc đầu thích làm trí tuệ nhân tạo khi cùng mọi người đổ xô học dễ dàng kiếm học bổng hơn. lại bỏ rồi làm toán ứng dụng con đường hẹp hơn ít người học thì đồng nghĩa ít cạnh tranh .Vậy chốt lại vẫn phải tự thích nghi có mấy ai học xong dc đi làm đúng chuyên môn .như chuyện hài của 1 trường hợp bạn nữ cùng trường cấp 3 của f1 nhà em.học đh sư phạm hn khoa toán ra trường ko thích làm cô giáo con em bảo xin làm ở viện công nghệ và học thạc sĩ toán tin bk học gần xong thì dc nhận học bổng sang pháp.
 

Lọ mọ

Xe buýt
Biển số
OF-73558
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
973
Động cơ
396,134 Mã lực
Chính vì thế trong trường hợp này, khi ông bố lo lắng cho ông con, nếu ở bậc học phổ thông hay đại học thì cháu nghĩ là OK, còn bậc tiến sỹ thì nên dừng lại, bởi chỉ các cháu mới biết nó sẽ làm gì? như thế nào?... còn khi nó chưa trả lời rõ được thì vai trò của bậc cha chú cứ đè "HỌC ĐỂ LÀM GÌ?" mà hỏi, tuy nó khá lý thuyết. Nhưng nó luôn nhắc nhở cho các bạn trẻ hiểu đúng mục tiêu của mình... còn học để cho nó oai với họ, hay cho bố mẹ... riêng cá nhân cháu là vứt đi cơ hội trưởng thành của một nhân tố tốt.
Cháu bỏ ngang vì cuộc họp đó bình bầu nâng lương cho người này người kia, lúc đó cháu cũng có 1 tý vai trò... cháu thấy cuộc đời mình sẽ vô nghĩa khi vẫn còn tham gia trong môi trường như vậy và cháu dứt khoát chia tay bằng đơn để lên bàn và chưa bao giờ cháu đủ dũng cảm quay lại vì cháu gắn bó cả tuổi thanh niên nơi đó. Ra ngoài cháu vẫn làm công việc chuyên môn, nhưng tự làm, tự chịu trách nhiệm và phải lùi xuống những việc bé nhất, những đối tác ít được lựa chọn... Và cháu luôn áy náy một điều là thiếu sự định hướng khi còn trẻ là sự khiếm khuyết và thiệt thòi nhất với thế hệ trẻ. Khi cháu có con, cháu ưu tiên hàng đầu cho nó việc tự lập, tự chịu trách nhiệm và sống thực tế... với cháu mọi sự sỹ diện hão nó là biểu hiện của sự tự ti và yếu kém năng lực nhận thức.
(Dù nói là kệ ko lo lắng cho con nhưng chẳng bố mẹ nào lại ko lo lắng cả. Dù bảo con thế này hoặc thế kia ,nhưng lại biết trước nó sẽ làm theo ý của nó) Làm cha mẹ ai chẳng muốn con mình tốt và giỏi. với em thì em nghĩ ngắn hơn đó là tuổi còn trẻ có khả năng cứ bay nhảy biết đây biết đó nơi nào thấy hp thì mình dừng. chứ chưa bao giờ nghĩ con chịu khó học và làm nhiều lúc đến 3_4 h sáng. Rồi ngày hôm sau lăn quay ra ngủ. chỉ vì lấy cái oai với bố mẹ họ hàng đâu cụ.
 

Matnautq

Xe tải
Biển số
OF-301412
Ngày cấp bằng
11/12/13
Số km
492
Động cơ
304,837 Mã lực
(Dù nói là kệ ko lo lắng cho con nhưng chẳng bố mẹ nào lại ko lo lắng cả. Dù bảo con thế này hoặc thế kia ,nhưng lại biết trước nó sẽ làm theo ý của nó) Làm cha mẹ ai chẳng muốn con mình tốt và giỏi. với em thì em nghĩ ngắn hơn đó là tuổi còn trẻ có khả năng cứ bay nhảy biết đây biết đó nơi nào thấy hp thì mình dừng. chứ chưa bao giờ nghĩ con chịu khó học và làm nhiều lúc đến 3_4 h sáng. Rồi ngày hôm sau lăn quay ra ngủ. chỉ vì lấy cái oai với bố mẹ họ hàng đâu cụ.
Đồng ý với cụ.
Chúc mừng cụ có con giỏi giang, việc cháu học và theo đuổi đam mê phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân thì đâu gọi là lấy oai.
Em thấy câu hỏi của cụ chủ yếu băn khoăn về vấn đề có cần dùng đến tài chính dự phòng khi cháu đi học hay không thôi. Còn các vấn để khác con cụ chắc chắn có thông tin rồi, thế mà nhiều cụ nói cứ như cháu nó gà mờ lắm, cái gì cũng không biết phải để bố mẹ lo vậy.
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,291
Động cơ
241,714 Mã lực
Tuổi
49
Cảm ơn cụ chia sẻ. Hay ngành trước cụ học điện nâng lượng mặt trời quá xa vời ở việt nam?chứ cntt thì càng ngày phát triển chỉ tiếc nghề nó như bóng đá nhanh thành lão tướng khi tuổi đời chưa cao.Vậy phải cố gắng để sinh tồn .f1 em lúc đầu thích làm trí tuệ nhân tạo khi cùng mọi người đổ xô học dễ dàng kiếm học bổng hơn. lại bỏ rồi làm toán ứng dụng con đường hẹp hơn ít người học thì đồng nghĩa ít cạnh tranh .Vậy chốt lại vẫn phải tự thích nghi có mấy ai học xong dc đi làm đúng chuyên môn .như chuyện hài của 1 trường hợp bạn nữ cùng trường cấp 3 của f1 nhà em.học đh sư phạm hn khoa toán ra trường ko thích làm cô giáo con em bảo xin làm ở viện công nghệ và học thạc sĩ toán tin bk học gần xong thì dc nhận học bổng sang pháp.
Cụ cứ xem ít cạnh tranh thì cũng là xã hội ít cần.

Khi mấy anh nhà báo hỏi gs châu. Bổ đề ứng dụng thế nào, mà quan trọng thế nào với thế giới.

Anh châu thật thà bảo, về khoa học nó sẽ mở dươngd cho các nghiên cứu tiếp sau CÓ THỂ CÓ trong tương lai. Về ứng dụng đời sống thực tiễn nó chả có ứng dụng gì.

Nói năng lượng mt là quá rộng để mọi người dễ hình dung thôi. Cụ trên làm đề tài cho 1 chuyên ngành rất hepj trong lĩnh vực đó, và có thể chuyên ngành đó đến giờ tạm thời chưa có hướng đi xa hơn, chưa ứng dụng gì thì người làm ncs sau này có bằng rồi muốn kiếm sống thì phải đổi ngành hẹp mà mình bỏ công nghiên cứu thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top