Em nghĩ cụ hơi nhầm một chút giữa các hoạt động mang tính "cá nhân" và hoạt động "có rủi ro va chạm, chấn thương" ạ. Có rất nhiều môn có thể chơi đồng đội nhưng tương đối an toàn và ít rủi ro chấn thương nặng như bóng bàn, cầu lông, bơi lội, tennis, đánh golf, đá cầu, bi da, thậm chí thể thao điện tử. Rất nhiều gia đình trí thức đều định hướng cho con cháu chơi các môn kiểu như vậy để vẫn phát triển thể chất mà xác suất hỏng người cũng thấp hơn. Nhiều môn chơi như chạy bộ, khiêu vũ, thể hình, aerobic, leo núi trong nhà, bắn cung, bắn súng thể thao cũng khá an toàn nếu người tập kiểm soát mức độ tập luyện vừa phải và sử dụng thiết bị bảo hộ đầy đủ. Chỉ có một số bộ môn mang tính đối kháng nặng và dễ dàng chấn thương như thi đấu võ thuật, đá bóng, bóng rổ, bóng bầu dục, khúc côn cầu thì tần suất bị thương luôn cao và đại đa số các gia đình coi trọng hậu duệ đều không khuyến khích con cái dấn vào sự nghiệp này.
Riêng tai nạn của em trai trong sự việc này thì em nghĩ vấn đề không nằm ở bộ môn bóng rổ mà nằm ở sự thiếu văn hoá trong cư xử của gia đình nọ, kiểu như nhiều cụ đã nói là nhà dột từ nóc ấy ạ. Cái loại đấy nếu không phải chơi bóng rổ mà chơi bóng bàn thì em nghi ngờ là cũng hành xử hệt thế thôi.