Một hiện thực xã hội:
- Người nghèo, bình thường, làm công ăn lương,... thì trong suy nghĩ của họ đã thường trực sợ nhiều thứ vì từ ngay bản thân họ trong xã hội, đi làm đã bị lệ thuộc và sợ đủ thứ: sợ thiếu kiến thức, chuyên môn, sợ ông chủ trừ lương, mất việc, sợ kém cỏi so với người bên cạnh, sợ khác biệt so với nhiều người bên cạnh,... nhiều thứ, nên trong việc nuôi dạy con họ cũng phải hô hào, thúc ép con phải học thêm, phải chăm chỉ, phải đạt điểm cao,... thành tích cao,.... coi đó là động viên, niềm an ủi, là niềm tin cho cuộc sống sau này của con cái,.... và niềm tự hào cho bố mẹ chúng nó,... cũng không phải dạng vừa đâu,...
- Ông chủ, doanh nhân, người làm ăn độc lập có kiến kinh tế và kiến thức vững vàng,.... thì trong suy nghĩ của họ đã thực sự mạnh mẽ, độc lập, quyết đoán, không phải adua theo người khác, không sợ khác nhiều người bình thường kahsc,... vì họ có cách nghĩ, cách làm trưởng thành, độc lập của họ,.... do đó họ sẵn sàng khác nhiều người bình thường khác, biết và dám cho con mình làm những việc mà họ thấy là cần thiết, và cũng ít áp lực hơn về việc học giỏi hay không giỏi,... chứ không phải là làm theo người khác,...
Các bậc phụ huynh hầu hết đã như vậy, nhất là thành phố, thành thị, giới công nhân viên chức, giới làm công ăn lương,... thì dễ dàng bị hệ thống lôi kéo, dắt mũi,... và chỉ còn biết lầm lũi đi theo, có phản đối thì cũng là câu chuyện chém gió dấu diếm, thụt thò.... rất yếu đuối,...
Trở lại câu chuyện trên, 38 học sinh trong lớp, 38 cặp phụ huynh, chỉ có 2/38 cặp phụ huynh (là doanh nhân thành đạt) là tự tin với việc nuôi dạy con và kết quả con mình đạt được, 1 tỷ lệ quá nhỏ nhoi,...
Vậy, có trách thì trách chính các bậc cha mẹ phụ huynh trước. Một thực tế đau lòng là phụ huynh chiều chuộng cô giáo quá đáng trong việc dạy thêm học thêm và thành tích 9-10 điểm bằng mọi giá: cô giáo muốn gì thì hầu hết phụ huynh phải lầm lũi theo,... bằng mọi giá vì sợ con mình bị trù ẻo, sợ thua thiệt so với đứa khác,....