[Funland] Học phí thấp, chất lượng đào tạo khó cao. Anh Nhã ý kiến

El Jefe 2

Xe điện
Biển số
OF-546776
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
2,215
Động cơ
201,349 Mã lực
Tuổi
34
Ơ cụ, cụ nên nhớ 'KINH TẾ THỊ TRƯỜNG" của mình có thêm cái mẩu ĐỊNH HƯỚNG XHCN nữa nhá. Mà em nói thật là thu nhập giảng viên ĐH VN không thấp lắm đâu. Ngoài giờ giảng thì làm bất kể cái gì cũng được thêm tiền. Học sinh thì ngoài giờ lên lớp làm cái gì cũng phải nộp tiền. Em không biết giảng viên VN có chịu được áp lực như giảng viên Mỹ không mà đòi lương như Mỹ: ngoài giảng dạy còn phải làm ti tỉ thứ việc mà không có thu nhập nào khác ngoài lương. Ngoài ra còn phải nghiên cứu, công bố chuyên khảo, bài báo quốc tế. Nói chung là có cho các ông giảng viên nhà mình trăm triệu/tháng mà phải làm việc như Mỹ em chắc cả 1 trường ĐH lớn chỉ được 2-3 ông.
Thưa cụ là giảng viên VN cũng chịu đủ loại áp lực chứ không phải mỗi lên lớp là xong. Liên quan trực tiếp đến giảng dạy thì soạn giáo trình bài giảng, xây dựng chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, đảm bảo giờ thư viện, cố vấn học tập. Liên quan đến chuyên môn thì phải lăn ra ngoài đi làm mới nâng cao chuyên môn mà về dạy được, đồng thời cũng ra xèng. Chứ cứ dựa vào mỗi lương thì cũng toi sớm. Đến đây thì lại động chạm đến vấn đề gốc rễ mà trên diễn đàn QH ít ông nghị nào dám chọc vào, đó là LƯƠNG KHÔNG ĐỦ SỐNG! Trong khối công lập ăn lương ngạch bậc thì nếu chỉ thuần túy ăn lương chân chính thì chết đói ngay, nên ai cũng phải xoay xở 1 kiểu gì đó. Với giảng viên đại học thì họ có chuyên môn nên có thể làm thêm bên ngoài, vừa có kiến thức thực tế về giảng bài, vừa có thu nhập.

Thế là BOT xong mấy trường công, chuyển sở hữu NN sang tư nhân hả cụ. Mà cũng phải chuyển đi mới khá được, có điều chuyển giá nào thôi, hay lại như đất vàng HCM hay DN
Tự chủ đại học thì với khối trường công nhà nước chỉ bao cấp 1 phần kinh phí hoạt động (chủ yếu trả lương cho giảng viên và cán bộ biên chế, có số lượng giới hạn theo vị trí việc làm; chi thường xuyên duy trì hoạt động sự nghiệp và 1 tý nghiên cứu khoa học); còn đâu chi phí đầu tư phát triển Trường phải xoay. Nên một số Trường đang tự chủ từng phần, nhiều ông được bổ nhiệm lên Trưởng khoa, Viện trưởng không dám nhân, vì không tự chủ nổi.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,452
Động cơ
606,690 Mã lực
Em không biết giảng viên VN có chịu được áp lực như giảng viên Mỹ không mà đòi lương như Mỹ: ngoài giảng dạy còn phải làm ti tỉ thứ việc mà không có thu nhập nào khác ngoài lương. Ngoài ra còn phải nghiên cứu, công bố chuyên khảo, bài báo quốc tế. Nói chung là có cho các ông giảng viên nhà mình trăm triệu/tháng mà phải làm việc như Mỹ em chắc cả 1 trường ĐH lớn chỉ được 2-3 ông.
Em không có ý định tranh luận về con số cả trường đại học lớn chỉ được 2-3 người làm việc như ở Mỹ. Mỗi người một quan điểm, một kiểu suy nghĩ. Người tích cực sẽ nghĩ khác với ông bi quan. Em thử đặt vấn đề khác đi một chút bằng cách đưa ra các lựa chọn thế này:

1. Học phí không thay đối, mọi thứ như chất lượng, cơ sở vật chất ... cũng như bây giờ. Nói chung không có gì thay đổi.
2. Học phí không đổi, nhưng yêu cầu tất cả các thứ từ chất lượng, CSVC đều phải tốt lên.
3. Học phí tăng, nhưng chất lượng giảng dạy, CSVC không thay đổi.
4. Học phí tăng, nhưng yêu cầu chất lượng giảng dạy tốt hơn, cơ sở vật chất ổn hơn, đánh giá giảng viên nghiêm ngặt hơn, yêu cầu về trình độ chuyên môn, công bố quốc tế, hợp tác với doanh nghiệp cao hơn ...

Ngoài 4 lựa chọn trên, chỉ là để tán phét, theo các cụ có lựa chọn khác không ạ?

Trong 4 lựa chọn đấy, theo các cụ Phương án 2 có khả thi không ạ? Cá nhân em thì nghĩ là không. Tình hình hiện giờ là do lương thấp, thế nên giảng viên một phần thời gian làm việc cho trường, còn một đống thời gian khác là phải nhảy ra kiếm tiền. Do đó nếu vẫn duy trì lương như bây giờ nhưng đòi hỏi giảng viên phải toàn tâm, toàn ý với công việc em e là khó.

Do đó, giải pháp thứ 4 em nghĩ khá hợp lý. Nhiều cụ tập trung vào chỉ trích vế thứ nhất là tăng học phí, mà quên mất vế thứ 2 là tăng học phí thì phải đi cùng cái gì. Em nói thật, nếu tăng học phí mà cơ chế vẫn cồng kềnh như bây giờ, quản lý chất lượng giáo dục vẫn như bây giờ, cơ chế đánh giá giảng viên, nghiên cứu viên vẫn như bây giờ ... thì cả chất lượng giáo dục, cũng như thu nhập của giảng viên, nghiên cứu viên cũng chẳng tăng lên được bao nhiêu. Đương nhiên đây chỉ là em chém gió bốc phét mua vui cùng các cụ. Nhưng nói thật, em nghĩ tìm được cách giải quyết mới có, chứ ngồi kêu ca chất lượng giảng viên kém lắm, có làm gì thì mình vẫn kém thì chịu, chắc nên giải tán trường học rồi gửi bọn trẻ con ra nước ngoài học cho nó lành.
 

mazad3

Xe tăng
Biển số
OF-317227
Ngày cấp bằng
24/4/14
Số km
1,001
Động cơ
301,210 Mã lực
các bác bộ trưởng này học đại học ở đâu nhỉ ngày xưa tiền còn ít hơn bây giờ chắc chất lượng còn kém hơn
 

Chúa tể rừng xanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-458298
Ngày cấp bằng
3/10/16
Số km
5,871
Động cơ
248,280 Mã lực
Anh Nhã so sánh học phí của Việt Nam và học phí của Mỹ. Anh cho rằng học phí Việt Nam khoảng 630$ còn Mỹ khoảng 19.000$ vì thế chất lượng không thể cao được. Em thấy các cụ ấy chẳng bao giờ chịu so sánh thu nhập đầu người... hài thật.
https://vnexpress.net/tong-thuat/giao-duc/bo-truong-phung-xuan-nha-hoc-phi-thap-chat-luong-dai-hoc-kho-cao-3759487.html
các cụ dạy cấm có sai thằng điếc hay hóng thằng ngọng hay hớt
 

Chúa tể rừng xanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-458298
Ngày cấp bằng
3/10/16
Số km
5,871
Động cơ
248,280 Mã lực
Toàn phá giáo so, tiến sí cả. Toàn phát ngôn sàm đến ngứa cả mít cụ a. Giáo dục đầu tiên cần cái đức đã, làm láo từ người giáo dục thi giáo dục ai
nếu đúng thằng bộ trượng bộ giáo dục việt nam ngôn thì thằng này nuôi lấy cư.t bán cho chó cũng phí
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,479
Động cơ
185,516 Mã lực
Thưa cụ là giảng viên VN cũng chịu đủ loại áp lực chứ không phải mỗi lên lớp là xong. Liên quan trực tiếp đến giảng dạy thì soạn giáo trình bài giảng, xây dựng chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, đảm bảo giờ thư viện, cố vấn học tập. Liên quan đến chuyên môn thì phải lăn ra ngoài đi làm mới nâng cao chuyên môn mà về dạy được, đồng thời cũng ra xèng. Chứ cứ dựa vào mỗi lương thì cũng toi sớm. Đến đây thì lại động chạm đến vấn đề gốc rễ mà trên diễn đàn QH ít ông nghị nào dám chọc vào, đó là LƯƠNG KHÔNG ĐỦ SỐNG! Trong khối công lập ăn lương ngạch bậc thì nếu chỉ thuần túy ăn lương chân chính thì chết đói ngay, nên ai cũng phải xoay xở 1 kiểu gì đó. Với giảng viên đại học thì họ có chuyên môn nên có thể làm thêm bên ngoài, vừa có kiến thức thực tế về giảng bài, vừa có thu nhập.



Tự chủ đại học thì với khối trường công nhà nước chỉ bao cấp 1 phần kinh phí hoạt động (chủ yếu trả lương cho giảng viên và cán bộ biên chế, có số lượng giới hạn theo vị trí việc làm; chi thường xuyên duy trì hoạt động sự nghiệp và 1 tý nghiên cứu khoa học); còn đâu chi phí đầu tư phát triển Trường phải xoay. Nên một số Trường đang tự chủ từng phần, nhiều ông được bổ nhiệm lên Trưởng khoa, Viện trưởng không dám nhân, vì không tự chủ nổi.
Lại về câu chuyện con gà và quả trứng cụ nhỉ. Giảng viên thì đòi thu nhập tốt rồi mới cống hiến; nhà nước thì đòi cống hiến rồi mới cho tiền. Giảng viên cũng có nhiều cấp độ, em chỉ nói ở cấp "hội nhập", tức những giảng viên có năng lực có thể thi thố quốc tế. Hiện nhà nước không tiếc tiền với những giảng viên có năng lực và đủ trình độ cạnh tranh quốc tế, tiền không thiếu đâu bác, cái chính là có đủ khả năng để đảm nhận công việc hay không. Em nói thật, nhiều ông đầu bếp chỉ làm được bữa cơm 10 triệu là cùng, cho ông ấy 50 triệu thì cũng chỉ làm được 5 mâm 10 triệu thôi.
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
http://hanoitv.vn/3-truong-dai-hoc-danh-tieng-se-tach-khoi-bo-giao-duc-d91849.html

Em nghĩ chẳng có gì đúng hoặc sai tuyệt đối. Nhưng quả thật, đòi hỏi giáo dục với y tế vừa rẻ vừa tốt thì chắc nước mình phải ngang Thụy Điển :).
Đầy nước giáo dục y tế vừa rẻ vừa tốt.
Nhìn thằng Indo, Mã, Cuba mà học tập.
Thằng Indo nó còn phun thuốc diệt muỗi miễn phí.
Hà Nội phun thuốc muỗi, muỗi không chết, ai muốn muỗi chết phải trả thêm tiền.
 

xe cộ gì

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-564457
Ngày cấp bằng
15/4/18
Số km
884
Động cơ
154,570 Mã lực
Ơ thế bỏ các môn ktct m Mac Le, Triết học.... được không nhỉ,bỏ được mình tỉnh chuyện tăng giá nhé ngọng nhé
 

langvudai

Xe đạp
Biển số
OF-552816
Ngày cấp bằng
31/1/18
Số km
40
Động cơ
155,850 Mã lực
Nơi ở
Cung Trăng
Thằng nào lên làm quan cũng bị đồng hóa hết, quan là thịt dân thôi.
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
9,556
Động cơ
497,198 Mã lực
Thời anh Nhạ em đi học thì học phí cũng thấp lắm hả các cụ? Thôi thì các cụ thông cảm.. :))
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Em có ý kiến là lương 3k$ là đủ để GV tập trung toàn bộ vào giảng dạy và NC. Nhưng trước khi trả 3k$ phải có cơ chế tống cổ những ông không đáng tiền ra đã. Còn không thì dẹp, có nát thì cuối cùng ra cháo là cùng. Chi đồng nào ra mà không quản lí thì các cụ thay vì nhổ cỏ bằng tay thì lại nhổ cỏ bằng mồm đóng thuế đấy.
 

El Jefe 2

Xe điện
Biển số
OF-546776
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
2,215
Động cơ
201,349 Mã lực
Tuổi
34
Lại về câu chuyện con gà và quả trứng cụ nhỉ. Giảng viên thì đòi thu nhập tốt rồi mới cống hiến; nhà nước thì đòi cống hiến rồi mới cho tiền. Giảng viên cũng có nhiều cấp độ, em chỉ nói ở cấp "hội nhập", tức những giảng viên có năng lực có thể thi thố quốc tế. Hiện nhà nước không tiếc tiền với những giảng viên có năng lực và đủ trình độ cạnh tranh quốc tế, tiền không thiếu đâu bác, cái chính là có đủ khả năng để đảm nhận công việc hay không. Em nói thật, nhiều ông đầu bếp chỉ làm được bữa cơm 10 triệu là cùng, cho ông ấy 50 triệu thì cũng chỉ làm được 5 mâm 10 triệu thôi.
Nếu thuần túy ăn lương ngạch bậc thì lương giảng viên cũng thấp lè tè như những ngành khác. Vấn đề của giảng viên đại học là họ phải không ngừng tự nâng cao kiến thức, để kịp cập nhật với tiến bộ khoa học, để mà giảng cho sv. Mà cái đó cũng tốn tiền, nên họ cũng phải xoay. Còn tất nhiên những thầy cô 20 năm vẫn 1 quyển giáo trình thì không nói làm gì.

NGgoài ra chất lượng gd đại học còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, giáo trình bài giảng, thiết bị dạy học. Ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách thì chỉ còn nguồn thu học phí là chính. Nên anh Nhạ nói thế có cái lý của anh ấy. Mà ngân sách phân bổ cho giáo dục thì ai quyết? Chính Quốc hội quyết chứ ai, đâu phải anh Nhạ quyết được.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Giờ muốn con học chất lượng cao thì các cụ phải nôn thêm tiền ra
 

victory123

Xe hơi
Biển số
OF-566649
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
147
Động cơ
147,820 Mã lực
Học phí thấp, chất lượng vẫn cao được nhé! Thậm chí bọn Đức, Bắc âu học phí =0 chất lượng giáo dục của vẫn cao chót vót là đằng khác!

Suốt ngày lí do lí trấu bao h mới tiến bộ đc.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,452
Động cơ
606,690 Mã lực
Học phí thấp, chất lượng vẫn cao được nhé! Thậm chí bọn Đức, Bắc âu học phí =0 chất lượng giáo dục của vẫn cao chót vót là đằng khác!

Suốt ngày lí do lí trấu bao h mới tiến bộ đc.
Mới nghe thì tưởng hợp lý, thế nhưng cụ định kéo Đức hay mấy nước Scandinavia tụt lại bao nhiêu năm để so sánh tương đương với Việt Nam? Nói đi nói lại, nhiều cụ công kích Bộ này Bộ kia, nhưng lại dùng đúng lập luận mấy đồng chí to to hay dùng là nước này thế này, nước kia làm thế kia, nước mình cũng nên làm theo như thế. Vấn đề chính là thực trạng giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng như thế đấy, giờ làm thế nào? Em có nêu thử 4 cái phương án trong post trước của em đấy, cụ thử phản biện đi :).
 

boibac1410

Xe hơi
Biển số
OF-561768
Ngày cấp bằng
31/3/18
Số km
124
Động cơ
150,600 Mã lực
Tuổi
47
Thử hỏi toàn dân có cay mũi cái ngành giáo dục này không? Cứ mỗi đời bộ trưởng là thay đổi các kiểu từ sách giáo khoa đến quy hoạch chương trình giảng dạy đào tạo, thi thố..... toàn nhưng con số 1000 tỷ. Đây là miếng bánh béo bở vẽ vời để xà xẻo ngân sách phục vụ lợi ích nhóm. Riêng tiền in lại sách giáo khoa đã rất nhiều tỷ tỷ sau đó dân lại è cổ ra mua để thay đổi. Kiến thức dạy học sinh nỗi năm một kiểu để chúng nó la liếm thông đồng tiêu tiền cho hết kế hoạch ngân sách. Ngành giáo dục như thằng mù đi ra đường cái, không biết đi đường nào loanh quanh rõ chán và ngán các bố bt.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Đứng ở góc độ nào đấy thì cũng là cao kiến của a Nhạ. Đh đang ế vì k người học, tăng lên cho càng ít người học để nó tự chết bớt đi. Chỉ hs nào giỏi và giàu mới được học. Chất lượng tăng là cái chắc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top