[Funland] Học phí các trường Quốc Tế Việt Nam

cuthoi

Xe tải
Biển số
OF-119063
Ngày cấp bằng
2/11/11
Số km
379
Động cơ
386,770 Mã lực
Học giỏi và làm việc giỏi là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau, ngày xưa e rất coi thường những môn như văn học giờ mới thấy những người giỏi môn này hơn hẳn mấy ông giỏi toán

Tổng kết chuyên văn bao giờ cũng kém hơn chuyên toán khi ra đời cụ ợ:)
 

dadangkyroi

Xe tải
Biển số
OF-431522
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
240
Động cơ
216,181 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Ha Noi
Bảng xếp hạng lẫn lộn cả NU và LAC ở Mỹ này:

https://www.google.com.vn/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://www.forbes.com/top-colleges/&ved=0ahUKEwiy8Pa-4b3bAhUGlpQKHVUbAL4QFgg7MAI&usg=AOvVaw0nXADtBVxvZfhqIR6SupwH

Nếu bố mẹ muốn con mình vào đại học top thế giới thì hoàn toàn có thể tự so sánh thành tích mặt này giữa unis và ams, sao k đc? Sao phải chờ thiên hạ xếp cho?

Nguyên nhân Ams hơn hẳn mặt này là vì cá nhân các con, 1 trg 20 lấy 1 thì tinh thần chiến đấu cao hơn hẳn 1 trg đầu tiên phải đóng 400củ rồi mới đc xét. Cái ngưỡng tiền này nó loại vô số bạn năng lực cao từ đầu rồi. Cái quan trọng nhất là khả năng tự học, tinh thần máu lửa...của các con, sau đó mới đến trg lớp thầy cô. Sách vở giờ ê hề, thích tự học thì lên trang web của MIT chẳng hạn, họ để hết giáo trình lên cho cả thiên hạ sài.

Ngoài mặt vào đh top thế giới thì các mặt khác Ams thua hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Bảng xếp hạng lẫn lộn cả NU và LAC ở Mỹ này:

https://www.google.com.vn/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://www.forbes.com/top-colleges/&ved=0ahUKEwiy8Pa-4b3bAhUGlpQKHVUbAL4QFgg7MAI&usg=AOvVaw0nXADtBVxvZfhqIR6SupwH

Nếu bố mẹ muốn con mình vào đại học top thế giới thì hoàn toàn có thể tự so sánh thành tích mặt này giữa unis và ams, sao k đc? Sao phải chờ thiên hạ xếp cho?

Nguyên nhân Ams hơn hẳn mặt này là vì cá nhân các con, 1 trg 20 lấy 1 thì tinh thần chiến đấu cao hơn hẳn 1 trg đầu tiên phải đóng 400củ rồi mới đc xét. Cái ngưỡng tiền này nó loại vô số bạn năng lực cao từ đầu rồi. Cái quan trọng nhất là khả năng tự học, tinh thần máu lửa...của các con, sau đó mới đến trg lớp thầy cô. Sách vở giờ ê hề, thích tự học thì lên trang web của MIT chẳng hạn, họ để hết giáo trình lên cho cả thiên hạ sài.

Ngoài mặt vào đh top thế giới thì các mặt khác Ams thua hết.
Nhưng nhiều người họ đâu cần so sánh mặt thành tích này đâu hả cụ? Em cũng không nghĩ họ muốn chờ thiên hạ xếp cho mà thiên hạ cứ rảnh rang thích xếp cho họ ấy chứ :) Và việc so sánh giữa trường công và trường tư ở khối Phổ thông em cho là khá vớ vẩn nhưng không hiểu tại sao cụ cứ thích làm việc này. Cụ thích Ams hay hệ thống trường công thì cứ việc cho con học, so sánh làm gì hả cụ? Bản thân em cũng là sản phẩm của khố trường công chuyên nhưng em vẫn rất thích hệ thống trường Quốc tế.

Trong còm của em cũng ghi có nhiều bảng (tức là không phải toàn bộ) phân ra NU và LAC nên việc cụ tìm được cũng bình thường. Tuy nhiên việc em đưa ra các bảng phân giữa NU và LAC thật ra chỉ là ý phụ cho cái ý ít ai đi so sánh giữa trường công và trường tư ở khối Phổ thông. Do ngay ở bậc ĐH mọi thứ được standardised hơn rồi nhưng nhiều bảng uy tín vẫn phải phân ra, thì nói chi bậc Phổ thông?
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,450
Động cơ
606,690 Mã lực
Thực ra em nghĩ các cụ không nên so đo quá chuyện xếp hạng các trường phổ thông là hợp lý hay không hợp lý. Lý do là về mặt nguyên tắc, ai cũng có thể xếp hạng. Đầy bảng xếp hạng đại học trên thế giới là do các công ty tư nhân lập. Kể cả kiểm định hoành tráng như ABET cũng chỉ có mấy chục nhân viên.
Vấn đề là sau khi lập ra, bảng xếp hạng đó có được học sinh, phụ huynh, các trường phổ thông, rồi các phòng GD, sở GD quan tâm hay không. Nếu được quan tâm thì bảng xếp hạng sẽ tiếp tục được update, được phát triển. Nếu không thì nó cũng tự biến mất.
Nói cụ thể hơn, bản xếp hạng được nhiên sẽ có nhiều tiêu chí. Thế cho nên theo em việc so sánh giữa các loại trường là hoàn toàn khả thi. Chỉ có đúng điều là làm xong có phát triển được hay không thôi :)
 

Mr Lee HN

Đi bộ
Biển số
OF-532862
Ngày cấp bằng
19/9/17
Số km
2
Động cơ
169,010 Mã lực
Tuổi
46
Copy lại (có chỉnh sửa) post của em bên top kia:

Em phân trường học ở Việt Nam ra làm 6 nhóm. Em sẽ cố gắng giải thích rõ từng nhóm kèm theo ví dụ. Nhưng vì em là ng SG nên e sẽ không rành các trường ngoài HN, có thể có sai sót. Các cụ cứ chữa hộ.

Nhóm 1: Trường Công Lập.
  • Học phí: nếu chỉ nói về học phí thì tầm dưới 150k/tháng
  • Tiền ăn: độ dưới 30k/ngày nếu học bán trú
  • Chương trình học: chương trình của BGD VN. Chương trình này có nhiều điểm tốt cũng như nhiều điểm còn bất cập. Rất nhiều cụ đã phân tích rồi, em không cần nói lại
  • Lợi ích: rất rẻ nếu chỉ tính tiền học, phù hợp với đại đa số người dân. Nếu vào được trường tốt, học sinh có tính cạnh tranh thì lại càng tốt hơn nữa.
  • Nhược điểm: quá nhiều cụ đã nói rồi, chắc em không cần nói lại.
  • Ví dụ: trong SG thì có các trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Hưng Đạo, Hoà Bình... trường c2: Nguyễn Du q1 lẫn q Gò Vấp, Võ Trường Toản, Nguyễn Gia Thiều,... trường c3: Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định,... Trong HN thì em vẫn nghe nói nhiều về Cầu Giấy. Trưng Vương, Ngô Sĩ Liên,...
Nhóm 1.1: Trường Chuyên Công Lập
Nhóm này là nhóm nhỏ của Nhóm 1. Các trường này đa số là trường C3. Chất lượng thì khỏi phải bàn. Học sinh giỏi, có tính cạnh tranh cao, rất tốt cho con em mình trong việc có mục tiêu cố gắng. Các học sinh này cũng không hề thua kém học sinh trường tư về các khoản sáng tạo, hùng biện etc... Trong SG có: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Năng Khiếu. HN có: Chuyên Ngữ, Amsterdam,...

Nhóm 2: Trường tư tăng cường tiếng Anh
  • Học phí: khoảng dưới 10tr/tháng
  • Tiền ăn: tùy trường nhưng cũng khoảng dưới 15tr/năm
  • Chương trình học: chương trình của BGDVN có tăng cường thêm tiếng Anh với ng bản xứ. Phần cơ bản của chương trình này không khác với Nhóm 1 là mấy nhưng cách dạy sẽ khác. Cách dạy sẽ cởi mở hơn, đòi hỏi nhiều sự đóng góp của các em hsinh hơn, nhiều kĩ năng sống và các hoạt động ngoại khóa hơn,... Nhưng cốt lõi vẫn là học chương trình BGDVN nên chương trình có thể sẽ bớt nặng hơn so với trường công do còn phải thêm h cho các hoạt động khác. Điều này dễ dẫn dến việc là các trường thuộc nhóm 2 ở cấp tiểu học thì rất tốt, nhưng lên các cấp cao hơn sẽ có nhiều bất cập.
  • Lợi ích: chương trình giống với trường công chỉ nhẹ hơn đôi chút. Đỡ phải học thêm phần nào và tiếng Anh có thể sẽ tốt hơn hsinh trường thường. Cơ sở vật chất đa số là tốt hơn trường công, sĩ số ít, cô giáo dễ quan tâm hsinh hơn
  • Nhược điểm: một số trường tư dạy và học nặng không kém gì trường công. Đối với các trường trong SG thì các trường nhóm 2 này chất lượng hsinh rất chán.
  • Ví dụ: SG: em k thấy có hệ thống trường tư nào thật sự tốt như Đoàn Thị Điểm của HN nhưng vẫn có một số trường nổi cộm: Á Châu, Vstar, Đinh Thiện Lý, Nguyễn Khuyến, Đức Trí,... HN: Đoàn Thị Điểm, Marie Curie, Vinschool, Lương Thế Vinh,...
Nhóm 3: Trường tư Song Ngữ
  • Học phí: khoảng dưới 300tr/năm cho lớp 12
  • Tiền ăn: khoảng dưới 25tr/năm
  • Chương trình học: vẫn là chương trình của BGDVN nhưng chương trình tiếng Anh sẽ có lộ trình tốt hơn nhóm 2. Đa số các trường này thì chương trình của BGD được dạy khá giảm tải nhưng cũng không hẳn sẽ giảm tải hết. Chương trình Tiếng Anh thì thường sẽ adopt của một nước nào đó và có lộ trình rõ ràng. Thông thường sẽ là 1 chương trình buổi sáng 1 chương trình buổi chiều. Chương trình học của nhóm 3 này là một sự lai tạo cân bằng hơn giữa nhóm 1 và nhóm 4 em sẽ viết sau đây.
  • Lợi ích: nếu PH không quá đặt nặng chuyện phải nhất nhất theo chương trình của BGD, không quan tâm vấn đề thi ĐH thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Cơ sở vật chất đa số sẽ tốt hơn các trường ở nhóm 1+2. Sĩ số ít, cô giáo đa phần là trẻ và năng động. Con em sẽ được học trong môi trường tốt, đa số các PH đều quan tâm tới con mình, hiếm xảy ra tình trạng đánh nhau chửi thề văng tục. Chương trình tiếng Anh rõ ràng hơn nhóm 2, một điều rất tốt theo quan điểm của em. Rất nhiều PH vì không muốn con mình dính phải các nhược điểm của trường nhóm 4 cũng sẽ chọn trường thuộc nhóm 3 này.
  • Nhược điểm: đặc tính của chương trình này dễ dẫn đến việc hsinh sẽ không giỏi đặc biệt ở bất kì chương trình tiếng Anh hay tiếng Việt, gọi là nửa nạc nửa mỡ. Các em hsinh có thể không đủ lực để thi ĐH VN và cũng có thể không đủ giỏi để lấy học bổng đi ĐH nước ngoài.
  • Ví dụ: SG: BCIS, Việt Úc, Wellspring, SNA.... HN: Wellspring, Olympia,...

Nhóm 4: Trường Quốc tế (đây có lẽ là nhóm trường mà nhiều cụ không hiểu rõ nhất)
  • Học phí: dao động từ 350tr đến 700tr/năm cho lớp 12
  • Tiền ăn: khoảng dưới 35tr/năm
  • Chương trình học: chương trình Quốc tế hoàn toàn không hề dính dáng đến chương trình BGDVN. Chương trình có thể là chương trình của Anh, Mỹ, IB, Can,... Các trường này đa số sẽ được kiểm định bởi các tổ chức dành cho trường quốc tế như CIS. Một số trường trong nhóm này sẽ còn thuộc mạng lưới của một trường Quốc tế khác nữa (BIS Việt Nam thuộc Nord Anglia).
  • Lợi ích: sĩ số ít, giáo viên đều là giáo viên nước ngoài và phải có bằng cấp đàng hoàng, chương trình học đa số được kiểm định hàng năm. Đa phần sẽ được học với các học sinh Quốc tế khác, mở rộng trải nghiệm cho cả hsinh VN lẫn hsinh Quốc tế. Có thể du học thẳng ngay sau khi tốt nghiệp chứ không cần phải học qua các chương trình dự bị đại học. Phụ huynh nào không muốn con phải ra nước ngoài quá sớm thì cũng sẽ chọn các trường này vì con học chương trình không khác gì nước ngoài mà lại đỡ tốn thêm 1 cục tiền.
  • Nhược điểm: hsinh không rành tiếng VN. Học phí ngoài tầm với của rất nhiều cư dân VN. Hsinh có thể trở thành Tây không ra Tây mà Ta cũng không ra Ta. Bắt buộc phải đi du học vì hsinh có được học chương trình BGD đâu mà thi ĐH.
  • Ví dụ: em phân các trường trong nhóm này ra làm 2 tiers:
  1. Tier 1: các trường thành lập đã lâu, nổi tiếng và có kết quả tốt đã được chứng nhận. Các trường này đa số có waiting list rất dài, không phải cứ có tiền là vào được. Với hsinh l1 thì sẽ phải kiểm tra tiếng Anh các loại. Đối với hsinh chuyển vào giữa cấp thì phải thi cả Toán và Tiếng Anh. Em bảo đảm với các cụ luyện cho hsinh chuyển vào giữa cấp các trường này cũng không khác gì luyện cho hsinh đi thi hsinh giỏi. Có trường còn có quy định là chỉ được thi 2 lần. SG có ISHCM (chương trình IB), ABC (chương trình UK), BIS (chương trình IB), SISS (AP của Mỹ). HN có UNIS, HIS.
  2. Tier 2: các trường thành lập sau, chất lượng chưa được bằng các trường tier 1, học phí đa phần đều rẻ hơn. Các trường này thì dễ vào hơn, đa phần chỉ cần có tiền là có thể vào. Nhưng vẫn phải vượt qua bài kiểm tra Tiếng Anh và Toán. SG: AIS (chương trình Mẽo), AuIS (chương trình IB), CIS (chương trình bang Ontario, Can hoặc IB), TAS (chương trình Mẽo),... HN có Concordia (chương trình Mẽo), St. Paul (chương trình Mẽo), TH,...
Em có chút việc riêng liên quan đến những thông tin hữu ích này và mong muốn được hợp tác cùng. Cụ chủ có thể cho xin email vào địa chỉ: vule251078@gmail.com
Cảm ơn Cụ chủ hanpham158
 

u2000

Xe tải
Biển số
OF-112846
Ngày cấp bằng
14/9/11
Số km
237
Động cơ
389,474 Mã lực
Có cụ nào có F1 học His rồi cho em một ít lời nhận xét và tư vấn với ạ. Em đang định cho F1 vào đó năm nay mà phân vân quá
 

Zlonton

Xe buýt
Biển số
OF-308794
Ngày cấp bằng
21/2/14
Số km
576
Động cơ
303,908 Mã lực
Rất quan tâm đến Thread giáo dục này của cụ chủ. E để đây ngâm cứu dần, đang có 2 thằng học Tiểu học Song ngữ Vinschool... chắc vẫn đủ time nghiên cứu dần ah.

E cũng chỉ cần con e tàm tạm thôi, chẳng cần top tủng gì, cứ giữa lớp là đc... trước e học dốt bỏ xừ :) quan trọng có đủ thông tin để định hướng con cho tốt sao cho quãng thời gian học cũng là những trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc của con.
 

30xx1631

Xe điện
Biển số
OF-80767
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
2,764
Động cơ
-25,257 Mã lực
Nơi ở
định công thôn
E thấy các cụ trên cãi nhau om tỏi và đưa ra 1 tiêu chí là các cháu ở Am với unis tỷ lệ vào các trường top đầu thế giới là ko nên. Thằng học ở am thì nó tuyển chọn các cháu toàn giới tinh hoa (nếu học thật) thì đương nhiên là tỷ lệ thành công nó phải cao hơn rồi. Ở đây có 1 khía cạnh mà các cụ ko bàn tới đó là công dân toàn cầu nếu làm việc và định cư ở nước ngoài bắt buộc phải có đó là khả năng hoà nhập vào văn hoá và hiểu nước sở tại cũng như hoà nhập vào cuộc sống. Cái này thì chỉ có các cháu học quốc tế từ nhỏ mới có được lợi thế do có môi trưởng quen với các bạn từ bé. Dù các cháu trong nước học cấp 3 có là thần đồng đi chăng nữa giỏi chuyên môn đi chăng nữa cũng ko thể hoà nhập tốt bằng các cháu học vs tây từ nhỏ. Tóm lại có tiền nhiều thì nên cho học quốc tế. Tiền ít và học giỏi xuất sắc thì cố “thổi” con vào am. Học khá thì tỷ lệ nên người cao. Cãi nhau làm gì mất công.
 

atoxet

Xe tăng
Biển số
OF-417264
Ngày cấp bằng
18/4/16
Số km
1,165
Động cơ
240,404 Mã lực
Tuổi
42
Copy lại (có chỉnh sửa) post của em bên top kia:

Em phân trường học ở Việt Nam ra làm 6 nhóm. Em sẽ cố gắng giải thích rõ từng nhóm kèm theo ví dụ. Nhưng vì em là ng SG nên e sẽ không rành các trường ngoài HN, có thể có sai sót. Các cụ cứ chữa hộ.

Nhóm 1: Trường Công Lập.
  • Học phí: nếu chỉ nói về học phí thì tầm dưới 150k/tháng
  • Tiền ăn: độ dưới 30k/ngày nếu học bán trú
  • Chương trình học: chương trình của BGD VN. Chương trình này có nhiều điểm tốt cũng như nhiều điểm còn bất cập. Rất nhiều cụ đã phân tích rồi, em không cần nói lại
  • Lợi ích: rất rẻ nếu chỉ tính tiền học, phù hợp với đại đa số người dân. Nếu vào được trường tốt, học sinh có tính cạnh tranh thì lại càng tốt hơn nữa.
  • Nhược điểm: quá nhiều cụ đã nói rồi, chắc em không cần nói lại.
  • Ví dụ: trong SG thì có các trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Hưng Đạo, Hoà Bình... trường c2: Nguyễn Du q1 lẫn q Gò Vấp, Võ Trường Toản, Nguyễn Gia Thiều,... trường c3: Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định,... Trong HN thì em vẫn nghe nói nhiều về Cầu Giấy. Trưng Vương, Ngô Sĩ Liên,...
Nhóm 1.1: Trường Chuyên Công Lập
Nhóm này là nhóm nhỏ của Nhóm 1. Các trường này đa số là trường C3. Chất lượng thì khỏi phải bàn. Học sinh giỏi, có tính cạnh tranh cao, rất tốt cho con em mình trong việc có mục tiêu cố gắng. Các học sinh này cũng không hề thua kém học sinh trường tư về các khoản sáng tạo, hùng biện etc... Trong SG có: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Năng Khiếu. HN có: Chuyên Ngữ, Amsterdam,...

Nhóm 2: Trường tư tăng cường tiếng Anh
  • Học phí: khoảng dưới 10tr/tháng
  • Tiền ăn: tùy trường nhưng cũng khoảng dưới 15tr/năm
  • Chương trình học: chương trình của BGDVN có tăng cường thêm tiếng Anh với ng bản xứ. Phần cơ bản của chương trình này không khác với Nhóm 1 là mấy nhưng cách dạy sẽ khác. Cách dạy sẽ cởi mở hơn, đòi hỏi nhiều sự đóng góp của các em hsinh hơn, nhiều kĩ năng sống và các hoạt động ngoại khóa hơn,... Nhưng cốt lõi vẫn là học chương trình BGDVN nên chương trình có thể sẽ bớt nặng hơn so với trường công do còn phải thêm h cho các hoạt động khác. Điều này dễ dẫn dến việc là các trường thuộc nhóm 2 ở cấp tiểu học thì rất tốt, nhưng lên các cấp cao hơn sẽ có nhiều bất cập.
  • Lợi ích: chương trình giống với trường công chỉ nhẹ hơn đôi chút. Đỡ phải học thêm phần nào và tiếng Anh có thể sẽ tốt hơn hsinh trường thường. Cơ sở vật chất đa số là tốt hơn trường công, sĩ số ít, cô giáo dễ quan tâm hsinh hơn
  • Nhược điểm: một số trường tư dạy và học nặng không kém gì trường công. Đối với các trường trong SG thì các trường nhóm 2 này chất lượng hsinh rất chán.
  • Ví dụ: SG: em k thấy có hệ thống trường tư nào thật sự tốt như Đoàn Thị Điểm của HN nhưng vẫn có một số trường nổi cộm: Á Châu, Vstar, Đinh Thiện Lý, Nguyễn Khuyến, Đức Trí,... HN: Đoàn Thị Điểm, Marie Curie, Vinschool, Lương Thế Vinh,...
Nhóm 3: Trường tư Song Ngữ
  • Học phí: khoảng dưới 300tr/năm cho lớp 12
  • Tiền ăn: khoảng dưới 25tr/năm
  • Chương trình học: vẫn là chương trình của BGDVN nhưng chương trình tiếng Anh sẽ có lộ trình tốt hơn nhóm 2. Đa số các trường này thì chương trình của BGD được dạy khá giảm tải nhưng cũng không hẳn sẽ giảm tải hết. Chương trình Tiếng Anh thì thường sẽ adopt của một nước nào đó và có lộ trình rõ ràng. Thông thường sẽ là 1 chương trình buổi sáng 1 chương trình buổi chiều. Chương trình học của nhóm 3 này là một sự lai tạo cân bằng hơn giữa nhóm 1 và nhóm 4 em sẽ viết sau đây.
  • Lợi ích: nếu PH không quá đặt nặng chuyện phải nhất nhất theo chương trình của BGD, không quan tâm vấn đề thi ĐH thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Cơ sở vật chất đa số sẽ tốt hơn các trường ở nhóm 1+2. Sĩ số ít, cô giáo đa phần là trẻ và năng động. Con em sẽ được học trong môi trường tốt, đa số các PH đều quan tâm tới con mình, hiếm xảy ra tình trạng đánh nhau chửi thề văng tục. Chương trình tiếng Anh rõ ràng hơn nhóm 2, một điều rất tốt theo quan điểm của em. Rất nhiều PH vì không muốn con mình dính phải các nhược điểm của trường nhóm 4 cũng sẽ chọn trường thuộc nhóm 3 này.
  • Nhược điểm: đặc tính của chương trình này dễ dẫn đến việc hsinh sẽ không giỏi đặc biệt ở bất kì chương trình tiếng Anh hay tiếng Việt, gọi là nửa nạc nửa mỡ. Các em hsinh có thể không đủ lực để thi ĐH VN và cũng có thể không đủ giỏi để lấy học bổng đi ĐH nước ngoài.
  • Ví dụ: SG: BCIS, Việt Úc, Wellspring, SNA.... HN: Wellspring, Olympia,...

Nhóm 4: Trường Quốc tế (đây có lẽ là nhóm trường mà nhiều cụ không hiểu rõ nhất)
  • Học phí: dao động từ 350tr đến 700tr/năm cho lớp 12
  • Tiền ăn: khoảng dưới 35tr/năm
  • Chương trình học: chương trình Quốc tế hoàn toàn không hề dính dáng đến chương trình BGDVN. Chương trình có thể là chương trình của Anh, Mỹ, IB, Can,... Các trường này đa số sẽ được kiểm định bởi các tổ chức dành cho trường quốc tế như CIS. Một số trường trong nhóm này sẽ còn thuộc mạng lưới của một trường Quốc tế khác nữa (BIS Việt Nam thuộc Nord Anglia).
  • Lợi ích: sĩ số ít, giáo viên đều là giáo viên nước ngoài và phải có bằng cấp đàng hoàng, chương trình học đa số được kiểm định hàng năm. Đa phần sẽ được học với các học sinh Quốc tế khác, mở rộng trải nghiệm cho cả hsinh VN lẫn hsinh Quốc tế. Có thể du học thẳng ngay sau khi tốt nghiệp chứ không cần phải học qua các chương trình dự bị đại học. Phụ huynh nào không muốn con phải ra nước ngoài quá sớm thì cũng sẽ chọn các trường này vì con học chương trình không khác gì nước ngoài mà lại đỡ tốn thêm 1 cục tiền.
  • Nhược điểm: hsinh không rành tiếng VN. Học phí ngoài tầm với của rất nhiều cư dân VN. Hsinh có thể trở thành Tây không ra Tây mà Ta cũng không ra Ta. Bắt buộc phải đi du học vì hsinh có được học chương trình BGD đâu mà thi ĐH.
  • Ví dụ: em phân các trường trong nhóm này ra làm 2 tiers:
  1. Tier 1: các trường thành lập đã lâu, nổi tiếng và có kết quả tốt đã được chứng nhận. Các trường này đa số có waiting list rất dài, không phải cứ có tiền là vào được. Với hsinh l1 thì sẽ phải kiểm tra tiếng Anh các loại. Đối với hsinh chuyển vào giữa cấp thì phải thi cả Toán và Tiếng Anh. Em bảo đảm với các cụ luyện cho hsinh chuyển vào giữa cấp các trường này cũng không khác gì luyện cho hsinh đi thi hsinh giỏi. Có trường còn có quy định là chỉ được thi 2 lần. SG có ISHCM (chương trình IB), ABC (chương trình UK), BIS (chương trình IB), SISS (AP của Mỹ). HN có UNIS, HIS.
  2. Tier 2: các trường thành lập sau, chất lượng chưa được bằng các trường tier 1, học phí đa phần đều rẻ hơn. Các trường này thì dễ vào hơn, đa phần chỉ cần có tiền là có thể vào. Nhưng vẫn phải vượt qua bài kiểm tra Tiếng Anh và Toán. SG: AIS (chương trình Mẽo), AuIS (chương trình IB), CIS (chương trình bang Ontario, Can hoặc IB), TAS (chương trình Mẽo),... HN có Concordia (chương trình Mẽo), St. Paul (chương trình Mẽo), TH,...
Em đào mộ tí, xin tư vấn từ cụ.
Em có bé 2 tuổi, đang bắt đầu đi tìm trường mầm non quanh khu quận 2, BinhThanh (nhà em ở Vin Tân Cảng). Em dân bắc vào Nam, mà thường xuyên đi làm xa nên ko rõ các trường ở HCM, nhờ cụ cho một vài gợi ý để em nghiên cứu và tham quan. Budget tầm 150-180tr/năm, mục tiêu là bé được học cả tiếng Anh, vận động nhiều cho khoẻ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top