[Funland] Học phí các trường Quốc Tế Việt Nam

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Trong thớt Học phí "khủng" em đã có một bài phân tích các nhóm trường ở Việt Nam mình nhưng không list ra đầy đủ. Hôm nay hơi rảnh nên em làm một lèo danh sách các trường Quốc tế kèm theo các thông tin như năm thành lập, học phí và chương trình học. Có cụ nào quan tâm thì tham khảo nhé!



List này em sắp xếp theo năm thành lập, một số trường có năm thành lập không rõ ràng nên em tự ghi lại theo trí nhớ của em. Thông tin chủ yếu dựa theo thông tin trên trang web của các trường. Em nghĩ đây là danh sách khá đầy đủ các trường Quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh ở VN.

Chú thích:
  • Mục Chương trình học: một số trường có mục này em để N/A vì trường không có cấp lớp đó.
  1. English National Curriculum: chương trình theo chuẩn của Anh, một số trường có kết hợp thêm với International Primary Curriculum (IPC).
  2. American: vì Mỹ không có một chương trình chính thức thống nhất như UK nên em ghi chung các trường có chương trình học theo chuẩn Mỹ là American thôi.
  3. AP: chương trình Advance Placement.
  4. IB: chương trình Tú tài Quốc tế.
  5. IPC: International Primary Curriculum, một sốt trường dạy English National Curriculum là chính và kết hợp thêm IPC này nhưng em không ghi ra vì rối.
  6. iPSLE: Singapore International Primary School Examination.
  7. IGCSE: chương trình International General Certificate of Secondary Education, nôm na là bằng C2.
  8. A-levels: chương trình Dự bị ĐH của Anh.
  9. WACE: chương trình Western Australian Certificate of Education, Tú tài Tây Úc.
  • Mục học phí:
  1. Lớp thấp nhất tương đương lớp 1 VN với trường có đủ 3 cấp, lớp 6 VN tương đương với trường có 2 cấp và lớp 10 VN tương đương với trường chỉ có C3. Tương tự với cột lớp cao nhất.
  2. Học phí có được làm tròn cho dễ nhìn.
  • Mục Kiểm định:
  1. Yes: chất lượng của trường đã được kiểm định bởi các Tổ chức kiểm định trường Quốc tế như CIS (Council of International Schools: http://www.cois.org/), etc...
  2. No: trường chưa được kiểm định hoặc đang chờ được kiểm định.
 

cường quýt

Xe điện
Biển số
OF-412203
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
3,177
Động cơ
244,030 Mã lực
Em vào xem để bán lợn cho f1 đi học ạ :))
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Copy lại (có chỉnh sửa) post của em bên top kia:

Em phân trường học ở Việt Nam ra làm 6 nhóm. Em sẽ cố gắng giải thích rõ từng nhóm kèm theo ví dụ. Nhưng vì em là ng SG nên e sẽ không rành các trường ngoài HN, có thể có sai sót. Các cụ cứ chữa hộ.

Nhóm 1: Trường Công Lập.
  • Học phí: nếu chỉ nói về học phí thì tầm dưới 150k/tháng
  • Tiền ăn: độ dưới 30k/ngày nếu học bán trú
  • Chương trình học: chương trình của BGD VN. Chương trình này có nhiều điểm tốt cũng như nhiều điểm còn bất cập. Rất nhiều cụ đã phân tích rồi, em không cần nói lại
  • Lợi ích: rất rẻ nếu chỉ tính tiền học, phù hợp với đại đa số người dân. Nếu vào được trường tốt, học sinh có tính cạnh tranh thì lại càng tốt hơn nữa.
  • Nhược điểm: quá nhiều cụ đã nói rồi, chắc em không cần nói lại.
  • Ví dụ: trong SG thì có các trường tiểu học: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Hưng Đạo, Hoà Bình... trường c2: Nguyễn Du q1 lẫn q Gò Vấp, Võ Trường Toản, Nguyễn Gia Thiều,... trường c3: Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định,... Trong HN thì em vẫn nghe nói nhiều về Cầu Giấy. Trưng Vương, Ngô Sĩ Liên,...
Nhóm 1.1: Trường Chuyên Công Lập
Nhóm này là nhóm nhỏ của Nhóm 1. Các trường này đa số là trường C3. Chất lượng thì khỏi phải bàn. Học sinh giỏi, có tính cạnh tranh cao, rất tốt cho con em mình trong việc có mục tiêu cố gắng. Các học sinh này cũng không hề thua kém học sinh trường tư về các khoản sáng tạo, hùng biện etc... Trong SG có: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Năng Khiếu. HN có: Chuyên Ngữ, Amsterdam,...

Nhóm 2: Trường tư tăng cường tiếng Anh
  • Học phí: khoảng dưới 10tr/tháng
  • Tiền ăn: tùy trường nhưng cũng khoảng dưới 15tr/năm
  • Chương trình học: chương trình của BGDVN có tăng cường thêm tiếng Anh với ng bản xứ. Phần cơ bản của chương trình này không khác với Nhóm 1 là mấy nhưng cách dạy sẽ khác. Cách dạy sẽ cởi mở hơn, đòi hỏi nhiều sự đóng góp của các em hsinh hơn, nhiều kĩ năng sống và các hoạt động ngoại khóa hơn,... Nhưng cốt lõi vẫn là học chương trình BGDVN nên chương trình có thể sẽ bớt nặng hơn so với trường công do còn phải thêm h cho các hoạt động khác. Điều này dễ dẫn dến việc là các trường thuộc nhóm 2 ở cấp tiểu học thì rất tốt, nhưng lên các cấp cao hơn sẽ có nhiều bất cập.
  • Lợi ích: chương trình giống với trường công chỉ nhẹ hơn đôi chút. Đỡ phải học thêm phần nào và tiếng Anh có thể sẽ tốt hơn hsinh trường thường. Cơ sở vật chất đa số là tốt hơn trường công, sĩ số ít, cô giáo dễ quan tâm hsinh hơn
  • Nhược điểm: một số trường tư dạy và học nặng không kém gì trường công. Đối với các trường trong SG thì các trường nhóm 2 này chất lượng hsinh rất chán.
  • Ví dụ: SG: em k thấy có hệ thống trường tư nào thật sự tốt như Đoàn Thị Điểm của HN nhưng vẫn có một số trường nổi cộm: Á Châu, Vstar, Đinh Thiện Lý, Nguyễn Khuyến, Đức Trí,... HN: Đoàn Thị Điểm, Marie Curie, Vinschool, Lương Thế Vinh,...
Nhóm 3: Trường tư Song Ngữ
  • Học phí: khoảng dưới 300tr/năm cho lớp 12
  • Tiền ăn: khoảng dưới 25tr/năm
  • Chương trình học: vẫn là chương trình của BGDVN nhưng chương trình tiếng Anh sẽ có lộ trình tốt hơn nhóm 2. Đa số các trường này thì chương trình của BGD được dạy khá giảm tải nhưng cũng không hẳn sẽ giảm tải hết. Chương trình Tiếng Anh thì thường sẽ adopt của một nước nào đó và có lộ trình rõ ràng. Thông thường sẽ là 1 chương trình buổi sáng 1 chương trình buổi chiều. Chương trình học của nhóm 3 này là một sự lai tạo cân bằng hơn giữa nhóm 1 và nhóm 4 em sẽ viết sau đây.
  • Lợi ích: nếu PH không quá đặt nặng chuyện phải nhất nhất theo chương trình của BGD, không quan tâm vấn đề thi ĐH thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Cơ sở vật chất đa số sẽ tốt hơn các trường ở nhóm 1+2. Sĩ số ít, cô giáo đa phần là trẻ và năng động. Con em sẽ được học trong môi trường tốt, đa số các PH đều quan tâm tới con mình, hiếm xảy ra tình trạng đánh nhau chửi thề văng tục. Chương trình tiếng Anh rõ ràng hơn nhóm 2, một điều rất tốt theo quan điểm của em. Rất nhiều PH vì không muốn con mình dính phải các nhược điểm của trường nhóm 4 cũng sẽ chọn trường thuộc nhóm 3 này.
  • Nhược điểm: đặc tính của chương trình này dễ dẫn đến việc hsinh sẽ không giỏi đặc biệt ở bất kì chương trình tiếng Anh hay tiếng Việt, gọi là nửa nạc nửa mỡ. Các em hsinh có thể không đủ lực để thi ĐH VN và cũng có thể không đủ giỏi để lấy học bổng đi ĐH nước ngoài.
  • Ví dụ: SG: BCIS, Việt Úc, Wellspring, SNA.... HN: Wellspring, Olympia,...

Nhóm 4: Trường Quốc tế (đây có lẽ là nhóm trường mà nhiều cụ không hiểu rõ nhất)
  • Học phí: dao động từ 350tr đến 700tr/năm cho lớp 12
  • Tiền ăn: khoảng dưới 35tr/năm
  • Chương trình học: chương trình Quốc tế hoàn toàn không hề dính dáng đến chương trình BGDVN. Chương trình có thể là chương trình của Anh, Mỹ, IB, Can,... Các trường này đa số sẽ được kiểm định bởi các tổ chức dành cho trường quốc tế như CIS. Một số trường trong nhóm này sẽ còn thuộc mạng lưới của một trường Quốc tế khác nữa (BIS Việt Nam thuộc Nord Anglia).
  • Lợi ích: sĩ số ít, giáo viên đều là giáo viên nước ngoài và phải có bằng cấp đàng hoàng, chương trình học đa số được kiểm định hàng năm. Đa phần sẽ được học với các học sinh Quốc tế khác, mở rộng trải nghiệm cho cả hsinh VN lẫn hsinh Quốc tế. Có thể du học thẳng ngay sau khi tốt nghiệp chứ không cần phải học qua các chương trình dự bị đại học. Phụ huynh nào không muốn con phải ra nước ngoài quá sớm thì cũng sẽ chọn các trường này vì con học chương trình không khác gì nước ngoài mà lại đỡ tốn thêm 1 cục tiền.
  • Nhược điểm: hsinh không rành tiếng VN. Học phí ngoài tầm với của rất nhiều cư dân VN. Hsinh có thể trở thành Tây không ra Tây mà Ta cũng không ra Ta. Bắt buộc phải đi du học vì hsinh có được học chương trình BGD đâu mà thi ĐH.
  • Ví dụ: em phân các trường trong nhóm này ra làm 2 tiers:
  1. Tier 1: các trường thành lập đã lâu, nổi tiếng và có kết quả tốt đã được chứng nhận. Các trường này đa số có waiting list rất dài, không phải cứ có tiền là vào được. Với hsinh l1 thì sẽ phải kiểm tra tiếng Anh các loại. Đối với hsinh chuyển vào giữa cấp thì phải thi cả Toán và Tiếng Anh. Em bảo đảm với các cụ luyện cho hsinh chuyển vào giữa cấp các trường này cũng không khác gì luyện cho hsinh đi thi hsinh giỏi. Có trường còn có quy định là chỉ được thi 2 lần. SG có ISHCM (chương trình IB), ABC (chương trình UK), BIS (chương trình IB), SISS (AP của Mỹ). HN có UNIS, HIS.
  2. Tier 2: các trường thành lập sau, chất lượng chưa được bằng các trường tier 1, học phí đa phần đều rẻ hơn. Các trường này thì dễ vào hơn, đa phần chỉ cần có tiền là có thể vào. Nhưng vẫn phải vượt qua bài kiểm tra Tiếng Anh và Toán. SG: AIS (chương trình Mẽo), AuIS (chương trình IB), CIS (chương trình bang Ontario, Can hoặc IB), TAS (chương trình Mẽo),... HN có Concordia (chương trình Mẽo), St. Paul (chương trình Mẽo), TH,...
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,046
Động cơ
283,295 Mã lực
Thanks cụ, mỗi tội không vote ngay được, xin để sau ạ
 

Cau_Ca

Xe tăng
Biển số
OF-431007
Ngày cấp bằng
19/6/16
Số km
1,182
Động cơ
221,976 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Mỹ Hào-Hưng Yên
Gớm thịt thật !!! Em vào ngó mà chỉ bt lắc đầu lè lưỡi...
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Theo nhận xét của riêng em thì 6 trường đầu tiên trong list cũng là 6 trường tốt nhất. Các trường này thành lập sớm nhất và học phí cũng gần như đắt nhất. UNIS với HIS thì em không rành lắm chứ 4 trường ISHCM, BIS, ABCIS và SSIS không dễ để vào vì trường nào cũng có đông học sinh và waiting list dài ngoằng. Apply chuyển giữa cấp vào 4 trường này thường phải đợi tầm 1 năm trở lên mới được thi xếp lớp, thi xếp lớp rớt thì không được vào và mất luôn phí thi :)) Em từng gặp một mẹ con nhà kia ở một trung tâm chuyên luyện thi vào trường QT. Con bé thi chuyển vào lớp 5 của ABCIS, nghe chị mẹ kể là nguyên tháng hè hai mẹ con đóng đô ở trung tâm, trưa thì ăn cơm đem theo vì bé thi rớt 1 lần rồi mà ABCIS nó chỉ cho mỗi hsinh thi 2 lần thôi. Thế mới chảnh.

Tuy nhiên cả 6 trường này đều có chất lượng rất tốt. Thí dụ như ISHCM, học sinh lớp 12 của trường sẽ thi bằng Tú tài Quốc tế IB. Điểm maximum là 42 điểm thì học sinh trường này năm 2016 đạt trung bình 34 điểm so với World Average là 30.7.
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Em giải thích tí chút về chương trình IB DP. Chương trình này gọi tiếng Việt là chương trình Tú Tài Quốc Tế (International Baccalaureate Diploma Programme), tương đương với 2 năm 11-12 của Việt Nam. Bằng IB có giá trị Quốc tế và được giảng dạy tại rất nhiều nước khác nhau. Học sinh tốt nghiệp bằng này có thể apply thẳng vào gần như bất cứ trường ĐH nào trên Thế giới, ngon ăn hơn bằng VN mình. Chương trình IB DP này có cách phân chia thời lượng học gần giống với A-levels. A-levels e sẽ giới thiệu sau.

Mỗi học sinh phải thi 6 môn kèm theo 3 Yêu cầu cốt lõi (Core Requirements). 3 môn sẽ được thi vào cấp Standard Level, 3 môn vào cấp Higher Level, phải hoàn thành đủ thì mới nhận được bằng. Mỗi môn trong 6 môn đó bắt buộc phải được chọn ra từ 6 nhóm môn hoặc bỏ nhóm 6 và chọn một môn khác trong 5 nhóm kia thay thế. Việc này sẽ đảm bảo học sinh học toàn diện các môn học. 6 nhóm môn đó là:
Nhóm 1: Studies in Language and Literature- Ngôn ngữ A1 (thường sẽ là tiếng mẹ đẻ)
Nhóm 2: Language Acquisition- Ngôn ngữ thứ 2.
Nhóm 3: Individuals and Societies- Khoa học xã hội (Kinh tế, Lịch sử, Địa lý, etc...)
Nhóm 4: Experimental Science- Khoa học tự nhiên (Vật Lý, Hóa học, etc...)
Nhóm 5: Mathematics- Toán (toán thường và toán cao cấp)
Nhóm 6: The Arts- Nghệ thuật.

3 core requirements:
1. Extended Essay: bài luận khoảng 4,000 chữ. Bài này có thể coi như một bài mini-thesis. Học sinh tự research và viết về một chủ đề tự chọn.
2. Theory of Knowledge: học cách suy nghĩ, critical thinking, etc...
3. Creativity, Activity and Services: các hoạt động ngoại khoá, hoạt động cộng đồng nhằm giúp hsinh hoàn thiện hơn bản thân. Không có yêu cầu cụ thể về thời lượng tham gia.

Maximum mỗi môn được 7 điểm, tổng cộng là 42. Học sinh có thể có thêm 3 điểm cộng từ Extended Essay và Theory of Knowledge. Mức điểm mà các trường top UK yêu cầu thường là 36 trở lên. Em muốn viết về cách apply ĐH nữa nhưng chắc để sau vì viết nhiều quá nó rối. Tóm lại em thấy chương trình IB rất hay vì nó buộc hsinh phải học toàn diện. Nhưng đó cũng có thể coi là nhược điểm vì quy định này khiến chương trình khá nặng.
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
3,244
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Muốn học giỏi thì theo trương trình nào cũng nặng cả. Làm gì có học nhẹ mà điểm cao
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
12,929
Động cơ
1,334,179 Mã lực
Muốn học giỏi thì theo trương trình nào cũng nặng cả. Làm gì có học nhẹ mà điểm cao
Thằng cu nhà em năm nay học lớp 2 nó bẩu học giỏi để làm gì, bố ngày xưa giải nhì toán toàn quốc giờ vẫn phải dậy sớm đi làm. Vậy nên mỗi ngày cu cậu cho học đúng 15 phút còn lại là đi chơi.
 

kirakira

Xe hơi
Biển số
OF-470427
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
198
Động cơ
200,675 Mã lực
Tuổi
51
Thằng cu nhà em năm nay học lớp 2 nó bẩu học giỏi để làm gì, bố ngày xưa giải nhì toán toàn quốc giờ vẫn phải dậy sớm đi làm. Vậy nên mỗi ngày cu cậu cho học đúng 15 phút còn lại là đi chơi.
Cụ khoe khéo quá !
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
3,244
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thằng cu nhà em năm nay học lớp 2 nó bẩu học giỏi để làm gì, bố ngày xưa giải nhì toán toàn quốc giờ vẫn phải dậy sớm đi làm. Vậy nên mỗi ngày cu cậu cho học đúng 15 phút còn lại là đi chơi.
Cụ không xuất sắc thì con cụ có sướng đc như thế không? Nên em nghĩ cái gì cũng cần trả giá. Suớng trước, khổ sau hoặc khổ trước suớng sau. Em chọn vế sau. Nhìn vào các gương học ít mà giỏi thì cũng thích nhưng em biết rõ F1 nhà em không nằm trong thiểu số ấy ợ
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
12,929
Động cơ
1,334,179 Mã lực
He he, thế là bị bóc phốt ah, cơ mà thành tích oanh liệt một thời, giờ vẫn let đẹt cái chức teamleader (cái cơ cấu kiểu sống lâu lên lão làng ấy), và chờ đến tuổi hưu. Đc cái chăm chỉ, lúc nào cũng đi sơm về muộn.
 

kirakira

Xe hơi
Biển số
OF-470427
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
198
Động cơ
200,675 Mã lực
Tuổi
51
He he, thế là bị bóc phốt ah, cơ mà thành tích oanh liệt một thời, giờ vẫn let đẹt cái chức teamleader (cái cơ cấu kiểu sống lâu lên lão làng ấy), và chờ đến tuổi hưu. Đc cái chăm chỉ, lúc nào cũng đi sơm về muộn.
Vâng, thế cũng mừng cho cụ, phải được giải nhì toán quốc gia mới lên được teamleader, chứ học hành phọt phẹt như em thì chỉ đi cắp tráp hầu các anh teamleader thôi.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
12,929
Động cơ
1,334,179 Mã lực
Cụ không xuất sắc thì con cụ có sướng đc như thế không? Nên em nghĩ cái gì cũng cần trả giá. Suớng trước, khổ sau hoặc khổ trước suớng sau. Em chọn vế sau. Nhìn vào các gương học ít mà giỏi thì cũng thích nhưng em biết rõ F1 nhà em không nằm trong thiểu số ấy ợ
Ngày xưa em học như điên, hầu như không có thời gian chơi, giải hết toán Việt rồi Toán Nga, Tiệp... chả thế mà lên đại học, đá bóng không biết, đàn hát không, thậm chí đá cầu cobf không đc, ra đường như một con gà gô, đến bây giờ nghiệm lại thì cug chả để làm gì.
Thế nên quyết không để con giống mình, học vừa phải thôi còn thời gian để chơi. Cũng chả chùa thầy chùa cô làn gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top