Tôi thường khuyên học sinh của mình (cấp 3 - đại học) tận dụng thời gian rảnh để lấy lớp online và xem Youtube về các kỹ năng nghề nghiệp thường được nhắc đến trong bảng miêu tả công việc (job description) của các công việc mơ ước. Lý do là trước khi biết mình nên chọn lớp học nào thì cần phải biết mình cần học gì để làm gì.
Nếu cụ mới bắt đầu tìm hiểu về nghành Marketing, bảng miêu tả công việc dưới đây miêu tả khá đầy đủ nhiệm vụ cụ thể của công việc chuyên viên digital marketing:
View attachment 6319764
Tóm tắt:
1. Tiếng Anh tốt
2. Sử dụng thành thạo hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM (Customer Relationship Management) - vd SF (Salesforce) hay D365 (Microsoft Dynamics 365) - và quản lý nội dung CMS (Content Management System) như Wordpress
3. Kỹ năng viết nội dung quảng cáo hoặc nội dung mạng xã hội (thường cần có portfolio với landing page hoặc mẫu copywriting)
4. Kỹ năng SEO
5. Kinh nghiệm làm việc với HTML, CSS, JavaScript
6. Kinh nghiệm làm việc với hệ thoogns quản lý chiến dịch quảng cáo tự động, vd Hubspot, ClickDimensions.
Sau khi so sánh resume hiện tại của mình với yêu cầu công việc để biết mình cần học gì, ta sẽ phải chọn muốn học theo cách nào và trả được chi phí là bao nhiêu. Dưới đây tôi chỉ nêu ra các kênh học online quốc tế bằng tiếng Anh.
Có kiểu học nhiều lý thuyết và thụ động như chỉ xem video trên
Udemy (giá từ $10 đến $15 sau giảm giá;
Salesforce Certified Administrator Course - Part 1 - Covers Salesforce Organization Setup, User Setup, Security & Access
www.udemy.com
)
Hay xem video + làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên
LinkedIn Learning (miễn phí nếu có tài khoản LinkedIn Premium;
Use your analytical and tactical skills to help grow and develop new opportunities for businesses as a digital marketing specialist. From marketing plans and content strategy to SEO and analytics, this path guides you through the best practices and principles of digital marketing.
www.linkedin.com
)
Có kiểu học theo project thực tế + đội ngũ trợ giúp học thuật, cộng đồng bạn học, tư vấn hướng nghiệp + bằng chứng nhận như trên
Udacity ($837 cho khóa học 3 tháng;
Become a digital marketer with Udacity’s online nanodegree course. You will learn how to employ SEO, SEM, Google Ads, Email Marketing and affiliate tactics to maximize traffic and improve online visibility.
www.udacity.com
).
Cũng có loại học thụ động nhưng bằng chứng nhận được công nhận bởi nhiều công ty lớn hơn như trên
Hubspot (miễn phí vì nó chứng nhận cho kỹ năng sử dụng phần mềm của nó;
academy.hubspot.com
)
Mà quên chưa hỏi cụ thớt là muốn chuyên về lĩnh vực marketing nào và nghành hàng gì.
a. Generalist: đa khoa, cái gì cũng biết một ít. Thường là người mới vào nghề marketing ở công ty nhỏ sẽ làm generalist rồi chuyên nghiệp hóa dần và cuối cùng khi lên quản lý cấp cao thì lại quay về làm generalist ở công ty lớn.
b. Phân loại theo mức độ hiện đại ~
Traditional >< Digital: Traditional marketing là marketing bằng kênh truyền thống như báo giấy, TV, tin nhắn. Còn Digital thì dùng các công cụ liên quan đến Internet
c. Phân loại theo mức độ chủ động ~
Outbound >< Inbound: Outbound là kiểu marketing chủ động "làm phiền" khách hàng bằng email, tin nhắn hay gọi điện. Inbound là kiểu "hấp dẫn" khách hàng đến với mình một cách bị động bằng seo/sem, quảng cáo, nội dung blog, video, v.v.
d. Phân loại theo kênh nội dung:
- Search engine
- Content
- Social media
- Video
- Voice
- Email
- Influencer
e. Phân loại theo mục đích marketing:
-
Growth/Acquisition: nâng cao thị phần, kiếm thêm khách hàng (thường là ở các công ty startup)
-
Brand: nâng cao giá trị và cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu (thường là ở những công ty lớn như Coca Cola, BMW)
f. Phân loại theo nhóm nghành
non-product marketing >< (tech) product marketing: (Tech) Product marketing chủ yếu làm việc nghiên cứu thị trường và khách hàng và thiết kế các chiến dịch marketing traditional lẫn digital để vừa nâng cao growth vừa nâng cao brand cho các sản phẩm kỹ thuật số như phần mềm hoặc SaaS. Non-product marketing thì thường xuất hiện ở các nghành không phải là IT, chuyên biệt hóa hơn về chức năng, và thường làm việc liên quan đến quảng cáo nhiều (cả inbound lẫn outbound) hơn là nghiên cứu thị trường và khách hàng.
Xem thêm:
https://blog.hubspot.com/marketing/marketing-types