- Biển số
- OF-743411
- Ngày cấp bằng
- 18/9/20
- Số km
- 1,966
- Động cơ
- 910,071 Mã lực
- Tuổi
- 27
Hơn 100k cháu thi vào lớp 10 mà cụ, tỉnh cụ có bao nhiêu cháu thi vào lớp 10Vậy các cháu cũng nhiều lựa chọn. Tỉnh em có duy nhất 1 trường chuyên. Lấy 35 hs/ lớp.
Hơn 100k cháu thi vào lớp 10 mà cụ, tỉnh cụ có bao nhiêu cháu thi vào lớp 10Vậy các cháu cũng nhiều lựa chọn. Tỉnh em có duy nhất 1 trường chuyên. Lấy 35 hs/ lớp.
Vâng, em cảm ơn. Cụ cho em hỏi thêm ĐTĐ yêu cầu đặt cọc bao tiền hở cụ?
[/QUOT]
Con em học lớp TA nên em nộp 13.100.000đ nếu không học đc rút lại chỉ mất 2.000.000 tiền đặt cọc cụ ạ
Trên HN giờ học lớp 9 đã có một số cháu IELTS đã đạt 8.0 rồi, toán văn học thì vừa vừa thôiTỉnh em chuyên là phải thi tất, bất kể giải gì, không tính điểm anh. Học lực, giải qg,qt với xếp loại lớp 9 chỉ để sơ tuyển đk thi chuyên.
Em nghĩ 1 thời gian nữa dân việt đầu tư con học tiếng anh sẽ là câu chuyện hài hước nhất đến thời điểm này bố mẹ các cháu 4-5 tuổi đã nhận thấy điều đó.TA chỉ là công cụ là phương tiện giao tiếp bình thường. Nói tốt quá cũng chẳng để làm gì.Trên HN giờ học lớp 9 đã có một số cháu IELTS đã đạt 8.0 rồi, toán văn học thì vừa vừa thôi
Cụ này viết dài như viết hịch ý nhỉ?con em cũng không làm đc 2 bài ý. Tiếng A hôm qua cũng không tốt nên cứ buồn mãi cả đêm không ngủ lục xục sáng nay dậy trông mặt buồn so. NV1 nhà em chắc chắn không đỗ rồi.
Đọc bài này mà rơi nước mắt
VẤT VẢ CHO CON RỒI, NHỮNG ĐỨA TRẺ 2007 HÔM NAY
Sáng nay, gần 107,000 gia đình bước vào một cuộc chiến. Sẽ có 203 trận địa với 4.550 phòng thi hừng hực lửa. Những đứa trẻ sinh năm 2007 hôm nay bắt đầu cuộc chiến lớn nhất cuộc đời chúng kể từ khi được sinh ra. Những kỳ thi vào 10 ngày càng khốc liệt hơn cả thi Đại Học khi chỉ có 64,7% trong số 107,000 đứa trẻ sẽ được coi là chiến thắng, số còn lại có thể bị coi là thất bại, thậm chí, với nhiều đứa trẻ có cha mẹ kỳ vọng vào con thái quá sẽ phải hứng chịu những trận đòn hoặc lời nhiếc móc. Bởi đâu đó vẫn còn những phụ huynh kiểu vậy: Kỳ vọng vào con mình và mất kiểm soát cảm xúc khi con mình trượt.
Năm nay, cả Hà Nội có khoảng 129,000 đứa trẻ tham gia kỳ thi xét tốt nghiệp nhưng chỉ có 107,000 đứa trẻ đăng ký thi vào 10 trường công- nơi trận chiến mà có thể là 3 chọn 1 như THPT Yên Hòa. Về con số lý thuyết thì 64,7% số trẻ trong 107,000 đứa trẻ kia đạt đủ điểm để đỗ vào 10. Nói là con số lý thuyết là bởi có những trường công, số chỉ tiêu là 450 em nhưng chỉ có 373 em đăng ký. Sẽ có nhiều đứa trẻ trong số 64,7% kia không chọn những trường công mà cha mẹ các em kêu là “lởm”, là “quê”, là “không chất”. Thậm chí có những em thừa điểm để vào trường này trường nọ nhưng lại thiếu điểm ở trường mà các em đặt nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 của các em. Nó biến cuộc đua này thành những vụ cá cược đau đầu của không chỉ các em mà còn là của cả các bậc cha mẹ. Việc chọn trường nào là nguyện vọng 1, trường nào là nguyện vọng 2 có thể sẽ khiến các em thiếu điểm ở nguyện vọng 1, vừa sát điểm của nguyện vọng 2 nhưng vì ghi trường đó là nguyện vọng 2 mà phải cộng thêm điểm mới có thể đỗ được. Rõ ràng, đó là cuộc lựa chọn sinh tử. Sẽ có những em điểm cao chót vót ở quận Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân nhưng sẽ vẫn trượt. Bởi đó là nơi trận chiến “đẫm nước mắt” nhất khi có tới 13,500 chiến binh phải chiến đấu vào 10 trường THPT. Tức là chỉ có 6.445 đứa trẻ đỗ, chưa bằng một nửa số đăng ký dự thi, số còn lại trong 13,500 đứa trẻ đó sẽ hối hận vì cha mẹ sinh ra mình là công dân quận Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân mà không phải ở các quận khác.
Năm nào cũng vậy, chỉ nhìn những con số thôi đã thấy sự khốc liệt rồi. Nhưng nếu nhìn vào sâu hơn nữa, vào từng đứa trẻ thi vào 10 của mỗi năm, tôi tin chắc nhiều cha mẹ có con sắp thi vào 10 những năm kế tiếp sẽ rợn người toát mồ hôi lạnh hơn. Kỳ thi vào 10 các trường công thực sự là thứ cuộc chiến tàn khốc nhất. Cứ cho là 64,7% trong số 107,000 đứa trẻ kia đỗ vào trường công sau đó đi, thì 35,3% số còn lại sẽ trở thành niềm đau của cha mẹ. Thấy con khóc vì thiếu điểm, liệu cha mẹ nào không đau lòng? Phải an ủi con ra sao? Phải nói với con thế nào? Về những thất bại đầu đời này của các con.
Thật dễ dàng với người lớn chúng ta khi nói rằng: Thất bại là mẹ thành công. Rằng: Không sao hết con ơi, đó chỉ là một thành công bị trì hoãn. Rằng: Con đã cố gắng hết sức rồi, không sao hết đâu con. Hay như hôm trước tôi đăng bức ảnh người mẹ cầm tấm biển: Bất kể con thi kết quả thế nào. Bố mẹ vẫn yêu con.
Chỉ là với lũ trẻ thì những lời an ủi đó liệu có giúp những đứa trẻ vượt qua nỗi buồn thất bại này mà không để lại một vết thương tổn không? Bởi trong mắt lũ trẻ không chỉ có bố mẹ mà còn bạn bè, còn thầy cô giáo. Xấu hổ với bạn bè đôi khi còn nặng nề hơn xấu hổ với cha mẹ. Chưa kể, đâu đó vẫn còn những thầy cô quan trọng thành tích của mình hơn nỗi buồn của học trò (như vụ thầy cô yêu cầu chuyển trường hoặc đề nghị cha mẹ, học sinh cam kết không đăng ký thi vào 10 ầm ĩ hồi tháng trước).
Đừng hỏi tôi giải pháp nào cho những kỳ thi vào 10 trường công khốc liệt thế này. Nếu tôi có giải pháp tôi đã làm Bộ trưởng Bộ Giáo Dục rồi. Tôi chỉ là một ông bố có con đã từng từ bỏ kỳ thi vào 10 trường công để chúng tiếp tục học trường tư. Đúng, vì nhà tôi có điều kiện. Nhưng nhiều hơn thế, đó là các con tôi vẫn happy với ngôi trường mà chúng lựa chọn. Ngày xưa, khi tôi đi thi vào lớp 10 trường THPT Trần Phú, tôi chỉ đạt 10,5 điểm (2 môn) và phải học hệ B- hệ đóng tiền của trường. Nhưng hồi đó vẫn để lại một tổn thương đến tận giờ mỗi khi nhớ lại. Khi mà xấu hổ với bạn bè, xấu hổ với thầy cô và luôn bị bố mẹ thở dài nhìn mình, cố gắng chắt bóp chi tiêu để đóng học phí cao hơn các bạn cho con mình. Và rất tiếc, thất bại của năm 1993 ấy, thật lòng, nó chả giúp tôi trưởng thành cái cóc gì. Chỉ nỗi xấu hổ thì vẫn theo tôi mãi. 25 năm sau trở lại trường, tôi vẫn ngại ngần dù các thầy cô trường THPT Trần Phú bây giờ đã đón tiếp tôi vô cùng nồng hậu.
Thưa các cha mẹ có con thi vào 10 trường công năm nay! Xin hãy dành tặng con một cái ôm sớm ngay hôm nay. Thay vì kỳ vọng con mình đỗ, hãy nói với con về những plan B, plan C để plan A này, nếu con có không đạt, đó chỉ là con chưa đạt plan A, con vẫn còn những lựa chọn khác, như cuộc đời này có rất nhiều lựa chọn. Vậy thôi!
Hoàng Anh Tú
HỌC LÀM CHA MẸ
Tiếng Anh tốt thì quá lợi thế mà lại bảo ko để làm gi thì đúng là tư duy tối cổ, chuyên môn giỏi ko thạo ngoại ngữ thì lương thấp và ko có nhiều cơ hội giao dịch làm ănEm nghĩ 1 thời gian nữa dân việt đầu tư con học tiếng anh sẽ là câu chuyện hài hước nhất đến thời điểm này bố mẹ các cháu 4-5 tuổi đã nhận thấy điều đó.TA chỉ là công cụ là phương tiện giao tiếp bình thường. Nói tốt quá cũng chẳng để làm gì.
Em thấy bên bc nó dạy tiếng anh theo tùng chủ đề Môi trường, lịch sử, môi trường rất hay... Hai đứa nhà em học ở đây sớm giải quyết vấn đề phát âm và nghe nói thêm các hiểu biết thêm kiến thức chứ không học kiểu ngữ pháp hay luyện thi đơn thuần tuy học ở đây nếu bố mẹ nào không kiên trì thấy sốt ruột...Em nghĩ 1 thời gian nữa dân việt đầu tư con học tiếng anh sẽ là câu chuyện hài hước nhất đến thời điểm này bố mẹ các cháu 4-5 tuổi đã nhận thấy điều đó.TA chỉ là công cụ là phương tiện giao tiếp bình thường. Nói tốt quá cũng chẳng để làm gì.
Ôi giời khổ thân con quá. Mợ phải hết sức cẩn thận để ý bạn ý nhé. Các bạn này đang tuổi ẩm ương, ko biết đằng nào mà lần.dưới 10 lần cứ nửa đùa nửa thật hỏi mẹ “có cách nào chết k đau k mẹ? Rồi từ tầng 24 nhảy xuống thế nào nhỉ? Rồi nếu con chết thì nhớ cho con quan tài màu trắng nhé. Thật sự vừa bực mà cũng vừa thương, mong ngày mai trôi qua nhanh.
Ko dạy ngữ pháp mà dạy kiểu lấy tiếng Anh làm nền học cái khác thì GV nhà ta ko đủ trình độ cụ ạ.Em thấy bên bc nó dạy tiếng anh theo tùng chủ đề Môi trường, lịch sử, môi trường rất hay... Hai đứa nhà em học ở đây sớm giải quyết vấn đề phát âm và nghe nói thêm các hiểu biết thêm kiến thức chứ không học kiểu ngữ pháp hay luyện thi đơn thuần tuy học ở đây nếu bố mẹ nào không kiên trì thấy sốt ruột...
Ấu trĩ, cứ muốn toàn cầu hóa mà ko chịu nâng cao trình độ ngoại ngữEm nghĩ 1 thời gian nữa dân việt đầu tư con học tiếng anh sẽ là câu chuyện hài hước nhất đến thời điểm này bố mẹ các cháu 4-5 tuổi đã nhận thấy điều đó.TA chỉ là công cụ là phương tiện giao tiếp bình thường. Nói tốt quá cũng chẳng để làm gì.
Em thấy cô CN lớp con em bảo là có được xét tuyển thẳng ạ. Điều kiện là 3 năm phải HSG + điểm thi IELTS tùy trường.Các cụ có con học chuyên khtn cho em hỏi học hệ clc khi tuyển sinh đại học có thuộc diện được ưu tiên xét tuyển thẳng không. Em đang phân vân cho f1 học hệ này và hệ chuyên ở tỉnh
E thấy thật sự rất đáng thương mợ ạ, ngay thi chuyên con cũng đòi thi, k đỗ dc con khá thất vọng, chứ bản thân nhà e k hề mắng mỏ đâu, e còn bảo khó quá thì thôi, nhưng con vẫn bảo con học được. K biết nó doạ hay trêu đùa nhưng nó nhắc vc này rất nhiều lần, có lần thì e khuyên nhủ chuyên có cái quái gì đâu mà k đỗ phải chết, nhìn mẹ K, mẹ H (la e gai e) đều học chuyên giờ có giàu bằng chú N (e rể e) học hết cấp 3 đi làm đâu, hoăc mẹ mày xưa thi chuyên cũng trượt nên con trượt cũng bình thường thôi mà (e xưa học giỏi nhất nhì trường cấp 2 , mà ra phố thi chuyên cũng tạch đấy, cũng thiếu cỡ 1 điểm) nên giờ con k đỗ cũng là điều bình thường mà. Toàn phải động viên để nó thấy chuyên chọn cũng chả có gì quá quan trọng, nay làm tốt thi sở nên thấy k nặng nề như mấy hôm trc nữa rồi, e bảo Kim Liên hoặc HAS mẹ thấy cũng tốt, mai thi xong e cho qua HÁS ngắm trường, e nghĩ ổn hơn Kim Liên ấy, chỉ có học phí hơi cao thôi.Ôi giời khổ thân con quá. Mợ phải hết sức cẩn thận để ý bạn ý nhé. Các bạn này đang tuổi ẩm ương, ko biết đằng nào mà lần.
Cảm ơn mợ nhéEm thấy cô CN lớp con em bảo là có được xét tuyển thẳng ạ. Điều kiện là 3 năm phải HSG + điểm thi IELTS tùy trường.
Tỉnh em hơn 15.015 em, 36 trường công lập, 1 trường chuyên. Kết quả hơn 50% điểm dưới trung bình môn toán và tiếng anh.Hơn 100k cháu thi vào lớp 10 mà cụ, tỉnh cụ có bao nhiêu cháu thi vào lớp 10
Cụ định cho con học CLC của HGHS thì chắc cụ và F1 hưởng theo khối TN ạ. Cụ phải tìm hiểu lại các đề án tuyển sinh của các trường ĐH mà con cụ định học sau này. Chứ như trường BK thì chỉ tuyển thẳng học sinh hệ chuyên của trường chuyên thôi. Ngoài ra còn 1 phương thức xét tuyển theo SAT thì đk dược tất cả các ngành còn IELTS chỉ đk vào ngôn ngữ Anh và QTKD ạ.Đề án tuyển sinh của Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà nội cũng tương tự như vậy.Các cụ có con học chuyên khtn cho em hỏi học hệ clc khi tuyển sinh đại học có thuộc diện được ưu tiên xét tuyển thẳng không. Em đang phân vân cho f1 học hệ này và hệ chuyên ở tỉnh
Bố nó đâu mà ko thấy đồng hành, con giai tuổi ẩm ương nên có bố bên cạnh, nó sẽ thấy vững tinh thần hơn.ôi đọc bài các cụ mợ mà e lại rơm rớm nc mắt, mấy ngày nay e kiềm chế lắm nên mắt chỉ hoe hoe, thương bạn lợn vàng nhà e còi cọc mà bỏ ăn mấy ngày nay rồi, e cảm nhận dc con e áp lực kinh khủng, dù e vẫn động viên con là con trượt hết cũng dc, mẹ k quan trọng trương nào, vấn đề con nhận ra sai lầm và thay đổi bản thân để trưởng thành. Bạn nhà e nhận thức tốt nhưng ẩu và lười, và sai lầm k kiên định mục tiêu. Lúc đầu định chuyên Hoá nhưng gần hết ky 1 lớp 9 quay cò sang Anh, thời gian quá ít và cũng còn mải chơi nên vừa rồi bạn ấy rất tự tin CNN nhưng khi báo thiêu hơn 1 điểm, nếu cận chuyên kém 2 điểm như năm ngoái thì dc mà năm nay kém 1đ nên trươt. Bạn ấy bỏ ăn từ hôm đó, đến thi hết ngày hôm qua 2 môn Văn Toán thấy ổn ổn mới nịnh mãi bảo tối phải ăn k có mai k thi dc, nó đã ok rồi thì nhóm phụ huynh bạn học cũ nhắn hỏi thăm đỗ trường nào. E lại vô tâm bảo “kìa bạn N voi Đ hỏi thăm con đỗ trường nào kìa”. Bạn N giỏi nhất lớp hoc bổng đi Sing năm ngoái, bạn Đ thì ngang bạn nhà e đỗ 2 chuyên, con e thi 1 chuyên thôi nhưng tạch rồi, thế là bảo con k chơi với chúng nó nữa, con k muốn gặp và bỏ ăn tiếp (may tối bố mẹ đi ngủ thì ra ăn vì e kiểm tra thấy thức ăn phần vơi đi ). Đúng là áp lực đồng trang lứa kinh khủng thật, đây cũng là chủ đề bài luận CNN mà con k dịch đc từ “peer” nên con làm lạc đề, chứ k thì con đã đỗ CNN, thiếu 0.4 điểm các cụ mợ ạ. May là 3 môn thi vừa rồi con làm tốt, sáng nay môn Toán về thấy hớn hở khoe hi vọng con dc 10 Toán, 10 Anh, văn là môn sợ nhất thì tự chấm cỡ 7-7.5, trừ đầu trừ đuôi khả năng đỗ đc Kim Liên rồi, e hi vọng thi Nguyễn Huệ con làm tốt để đỗ dc, đỡ mặc cảm với bạn bè chứ có vẻ bạn ấy khá áp lực, k dưới 10 lần cứ nửa đùa nửa thật hỏi mẹ “có cách nào chết k đau k mẹ? Rồi từ tầng 24 nhảy xuống thế nào nhỉ? Rồi nếu con chết thì nhớ cho con quan tài màu trắng nhé. Thật sự vừa bực mà cũng vừa thương, mong ngày mai trôi qua nhanh.
Em cũng đang hướng theo lời khuyên của cụ, vì đề án tuyển sinh đại học các trường dạo này thay đổi liên tục. Sang năm KTQD k tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.Cụ định cho con học CLC của HGHS thì chắc cụ và F1 hưởng theo khối TN ạ. Cụ phải tìm hiểu lại các đề án tuyển sinh của các trường ĐH mà con cụ định học sau này. Chứ như trường BK thì chỉ tuyển thẳng học sinh hệ chuyên của trường chuyên thôi. Ngoài ra còn 1 phương thức xét tuyển theo SAT thì đk dược tất cả các ngành còn IELTS chỉ đk vào ngôn ngữ Anh và QTKD ạ.Đề án tuyển sinh của Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà nội cũng tương tự như vậy.
Nên thật ra nếu là em, em sẽ cho con học chuyên tỉnh, nhưng không theo đội tuyển, giành thời gian đó học tiếng Anh, nếu định đi du học thì luyện thêm SAT.
Nó phải hài hòa cụ ơi. Ngoại ngữ giỏi mà chuyên môn không tốt còn vất vả hơn nhiều. Ở các dn bây giờ chả mấy cty có phiên dịch đâu. Tự giao tiếp hết nên chuyên môn em nghĩ nó phải ưu tiên cao nhất.Tiếng Anh tốt thì quá lợi thế mà lại bảo ko để làm gi thì đúng là tư duy tối cổ, chuyên môn giỏi ko thạo ngoại ngữ thì lương thấp và ko có nhiều cơ hội giao dịch làm ăn