[Funland] Học bơi cho trẻ: Có nên học bơi sải trước bơi ếch ?

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,287
Động cơ
513,622 Mã lực
Nếu về chuyên môn để nói bơi ếch không mệt, bơi sải mệt là chưa đúng. Nếu cùng quãng đường đi thì bơi sải vừa nhanh hơn vừa đỡ sức hơn. Vậy nên các VĐV bơi marathon 10km, 25km luôn chọn bơi sải (trườn sấp) để thi đấu, không ai bơi ếch cả. Còn nếu để bơi ếch đạt được tốc độ gần với bơi sải thì cũng rất mệt. Bơi bướm là kỹ thuật khó nhất và tốn sức nhất nên chỉ để biểu diễn, không ai bơi bướm đường dài cả. Tóm lại đã bơi được trườn sấp đến một mức độ khá nhất định rồi (1km, 2m) rồi thì không muốn bơi ếch nữa vì nó quá chậm.
Cụ nói chuẩn. Chỉ có người nào ko bơi sải đúng kỹ thuật nên mới nghĩ là bơi sải mệt hơn bơi ếch thôi.
- Bơi tốc độ thì bơi sải (bơi trườn sấp/Front crawl/Freestyle stroke) vẫn nhanh nhất. Cái này các cụ có thể GG kỷ lục thế giới giữa các kiểu bơi, khoảng cách khác nhau.
- Bơi sải đúng kỹ thuật đường dài thì người luôn nổi trên mặt nước, tay quạt, chân đập theo nhịp nhẹ nhàng vẫn lướt nhanh. Trong khi động tác bơi ếch ko thể hợp lý như bơi sải được. Chỉ cảm giác là có động tác nghỉ sau khi đạp chân nên thấy đỡ mệt thôi. Thực tế đã chứng minh các cự ly bơi đường dài (thích bơi kiểu gì thì bơi) các VĐV hầu hết sử dụng kiểu bơi sải chứ ko ai bơi ếch (hoặc các kiểu bơi khác) mà thành tích tốt cả.
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,287
Động cơ
513,622 Mã lực
F1 nhà em 5t mà em cứ cầm vứt ra giữa bể, lóp ngóp bơi vào được mấy hôm là quen. Giờ cũng loay hoay làm đủ cách cũng qua được gần hết bể :D
Thế thì cụ cho đi học ngay 1 lớp bơi cơ bản đi là ngon. Để cho bơi nghịch ko đúng cơ bản về sau khó sửa cụ ạ
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,796
Động cơ
271,615 Mã lực
Bơi sản chán rồi, em đang định tập bơi bướm.

Theo các cụ học bơi bướm khó nhất điểm nào ?

Thanks
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,287
Động cơ
513,622 Mã lực
Bơi sóng bé k sao chứ bơi nc biển, có chỗ đục, có chỗ nc mặn chát, có chỗ sóng bơi siêu thì còn bơi đc kiểu đó chứ bơi vừa vừa ra thì chịu. Còn e vẫn học đúng kỹ thuật bơi ở bể để khi bơi thể thao cho nó khoẻ phổi, để là thể thao thì bơi thế là chuẩn vì cơ thể đc hoạt động toàn diện. Nhưng ra biển nó có khác nhiều, biết cách vẫn bơi xa lâu thoả mái mà k mệt
Bơi sải không bơi lâu được. Bơi ếch tốt khi rơi xuống nước không sợ đuối sức mà chìm
Dân biển người ta chỉ bơi sải chứ không bơi trườn sấp. Bơi sải đầu còn ngóc lên mà nhìn sóng chứ trườn sấp úp mặt xuống nước đúng lúc nghiêng đầu hít hơi thì con sóng ào đến là sặc luôn.
Bơi sải = bơi trườn sấp = Front crawl = Freestyle stroke nhé cụ DUONGLAM

Đây clip dành cho các cụ có quan điểm bơi sải mệt hoặc là ra biển ko bơi sải được mà phải bơi ngẩng đầu lên trên mặt nước. Clip VĐV Việt Nam luôn cho cây nhà lá vườn =)) E dân thường nên cứ chọn VĐV chuyên nghiệp làm chuẩn chứ ko phải các Offer

 

canhsim

Xe tải
Biển số
OF-656530
Ngày cấp bằng
20/5/19
Số km
243
Động cơ
110,721 Mã lực
Bơi sản chán rồi, em đang định tập bơi bướm.

Theo các cụ học bơi bướm khó nhất điểm nào ?

Thanks
Nếu cụ đã bơi sải khá (bơi được >1km) thì học bơi bướm nhanh.

Bơi bướm cốt lõi là kỹ thuật uốn sóng thân (dolphin kick). Nếu dolphin kick tốt rồi thì bơi bướm sẽ đẹp và lướt. Tất nhiên cũng phải kết hợp tay sải nữa và cần thể lực.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Cái này thì e đã nói ở trên rồi. Về cơ bản là tập phản xạ khi mặt ở dưới nước thì sẽ nín thở hoặc thở ra. Mặt ngẩng lên khỏi mặt nước thì sẽ hít vào (bằng mồm). Nhưng phải tập ở chỗ người đó phải đứng chỗ nông để yên tâm tập trung vào động tác. Dạy cho người chưa biết thở mà vứt ra chỗ 2m thì ko thực tế đâu cụ
Chắc chắn là có nhiều phương pháp học, tập luyện. Ngay cả khi nếu cụ là huấn luyện viên thì vẫn có thể có những phương pháp mà cụ không oánh giá cao, hoặc cho là không thực tế, nhưng lại rất hiệu quả với người khác.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,811
Động cơ
9,441 Mã lực

chênh nhau khoảng 10% thôi cụ ơi, ép cháu làm gì :D
Bướm và sải mà tiêu thụ như nhau thì em thấy hơi sai. Bơi sải 30 phút cứ cho là 1500m đi thì vẫn có thể quại thêm cả tiếng nữa chứ bướm tầm 10 phút thì chả ra hơi.
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,287
Động cơ
513,622 Mã lực
Chắc chắn là có nhiều phương pháp học, tập luyện. Ngay cả khi nếu cụ là huấn luyện viên thì vẫn có thể có những phương pháp mà cụ không oánh giá cao, hoặc cho là không thực tế, nhưng lại rất hiệu quả với người khác.
Có thể e và cụ chưa hiểu ý nhau.
Ý e là 1 người chưa biết thở dưới nước thì chả HLV nào lại cho ra chỗ sâu 2m để tập thở cả. Người chưa biết thở dưới nước tâm lý sợ sặc nên sẽ ko bao giờ tập trung vào động tác được. Họ phải được đứng ở chỗ an toàn thì mới yên tâm tập đúng động tác.
Còn nếu ý cụ nói kiểu khác thì có lẽ e hiểu sai
 

elantra 2.0

Xe hơi
Biển số
OF-548564
Ngày cấp bằng
2/1/18
Số km
138
Động cơ
159,530 Mã lực
Ngược lại mới đúng cụ. Lí do chính là sải dùng tay, ếch dùng chân, chân bao giờ cũng khoẻ và bền hơn tay. Tay dùng để nổi đầu tốt hơn chân rất nhiều, tay mà mỏi là dễ tạch lắm. :)
Vọp bẻ toàn ở chân chứ có mấy khi ở tay đâu.
Sinh tồn hay nghệ thuật gì em ko biết, cụ bơi ếch 1,000m ko nghỉ, em bơi sải 1,000 ko nghỉ. Thử ko cụ?

Có con cá nào vừa bơi vừa ngoái cổ trái phải không? Nếu bắt chước con cá thì chính là dolphin kick nhưng kiểu này lại càng mệt ối giời.
Còn cụ không tranh luận nữa thì thôi. :)
 

canhsim

Xe tải
Biển số
OF-656530
Ngày cấp bằng
20/5/19
Số km
243
Động cơ
110,721 Mã lực
Bơi ếch về cơ bản dùng lực ở chân (80%), Lực tay rất ít và chủ yếu dùng để lên thở nhưng bơi ếch thân người không thẳng nên lực cản nước sẽ rất lớn. Bơi sải chuẩn kỹ thuật thì người phải nằm ngang, dùng lực tay để đẩy, chân đạp nhẹ để phần chân nổi (chỉ đạp mạnh khi bơi nước rút hoặc bơi thi đấu cự ly ngắn). Khi lấy thở chỉ nghiêng 1/2 đầu, 1 mắt dưới nước để lấy hơi nhằm hạn chế tối đa việc phá vỡ tính thăng bằng của toàn thân. Bởi sải thì lực cản nước thấp nhất nên sẽ lướt nhất
Đã thể thao thì môn nào cũng cần thể lực nhưng bơi thì thiên về sức bền nhiều hơn.
 

coquay

Xe container
Biển số
OF-176948
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
5,578
Động cơ
420,156 Mã lực
Nơi ở
VIỆT NAM
Nhóc nhà e năm ngoái vào lớp 1 e đã tập được nhẩy xuống nước rồi e đỡ lên rồi. Nói chung là ko bị sặc. Bắt nằm thẳng tay thẳng chân đẩy ra thì lướt được khoảng 2-3m. Bé nên chưa biết đạp chân vào thành bể để lướt ra.
Nhưng e nghĩ cụ ko nên cho dùng phao nếu tập bơi. Cụ cho ra chỗ nông phù hợp thì hơn
E đang cho f1 quen môi trường dưới nước thôi, chứ chưa tập tành gì đâu. F1 e con gái nó hơi nhát nước
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,919
Động cơ
640,435 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Cho cơ có thời gian phục hồi, giải phóng chất độc, không bị hết hơi nhanh.... tránh bị chuột rút.


Điều quan trong nữa là chậm thì dễ chỉnh động tác phối hợp tay, chân, thở.... cho đúng nhịp.

Tập tốt và thở tốt thì lo gì mệt. Chỉ là chưa tới ngưỡng đó đã bỏ vì quá mệt.
Ko, ý em hỏi tác dụng của việc bơi chậm cho sức khỏe và cơ thể cơ.
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,418
Động cơ
408,783 Mã lực
Dân biển người ta chỉ bơi sải chứ không bơi trườn sấp. Bơi sải đầu còn ngóc lên mà nhìn sóng chứ trườn sấp úp mặt xuống nước đúng lúc nghiêng đầu hít hơi thì con sóng ào đến là sặc luôn.
Bơi biển chính xác là lội hay bơi đứng, sải cũng được mà ếch cũng được. Ếch đứng còn đỡ mệt hơn mỗi tội chậm. Bơi vũ trang hoặc ôm phao là ếch đứng đấy.
 

canhsim

Xe tải
Biển số
OF-656530
Ngày cấp bằng
20/5/19
Số km
243
Động cơ
110,721 Mã lực
Bơi mà ngẩng đầu suốt thì sẽ rất mệt và tốn sức. Bơi open water hay bơi biển thì các vđv hay dùng kỹ thuật định hướng (sighting) nhưng chỉ thi thoảng ngẩng đầu cao để định hướng bơi (bơi thẳng, không lòng vòng zigzac) thôi. Còn để bơi vượt sóng thì chỉ có bơi sải mới qua được, ếch không có cửa.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Có thể e và cụ chưa hiểu ý nhau.
Ý e là 1 người chưa biết thở dưới nước thì chả HLV nào lại cho ra chỗ sâu 2m để tập thở cả. Người chưa biết thở dưới nước tâm lý sợ sặc nên sẽ ko bao giờ tập trung vào động tác được. Họ phải được đứng ở chỗ an toàn thì mới yên tâm tập đúng động tác.
Còn nếu ý cụ nói kiểu khác thì có lẽ e hiểu sai
Chỗ sâu 2m nhưng là chỗ cái thang lên, tay có chỗ bám thì cũng không đáng sợ lắm đâu.

Nhắc lại câu chuyện, mời các cụ khác cùng chém. Chuyện là có vị tôi gặp ở bể bơi, nói chưa biết bơi thì cứ phải tập thở cực nhuyễn đã rồi hẵng học các động tác tay chân. Bản thân ông ấy bơi mấy chục năm thỉnh thoảng cũng dành cả buổi để tập thở như vậy. Tập bằng cách đứng dưới nước, thả lỏng mắt cá và đầu gối, khi thân chìm xuống chân chạm đáy bể thì bật nhẹ lên để nổi lên khỏi mặt nước, hít vào. Quen rồi thì cứ thế nhảy nước cả bể.

Xem đội bơi nghệ thuật thi đấu Olympic thì tôi cũng đoán là phải có cách nào đấy tập thở cực hiệu quả chứ loạn lên thì chết.
 

quavovan

Xe hơi
Biển số
OF-330296
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
178
Động cơ
284,323 Mã lực
Cháu chấn thương vai không phục hồi nên giờ ko bơi được sải dài nữa rồi ạ, chuyển sang dùng chân chạy bộ hehe.
Chả bù nhà em chấn thương chân bỏ các môn khác sang bơi he he
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
6,865
Động cơ
134,860 Mã lực
Tuổi
43
Bơi mà ngẩng đầu suốt thì sẽ rất mệt và tốn sức. Bơi open water hay bơi biển thì các vđv hay dùng kỹ thuật định hướng (sighting) nhưng chỉ thi thoảng ngẩng đầu cao để định hướng bơi (bơi thẳng, không lòng vòng zigzac) thôi. Còn để bơi vượt sóng thì chỉ có bơi sải mới qua được, ếch không có cửa.
Em không tập sighting nên ra biển toàn bơi zig zag, lệch xa đường bơi ~X( Sắp tới phải tập mới được
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top