- Biển số
- OF-32984
- Ngày cấp bằng
- 5/4/09
- Số km
- 2,388
- Động cơ
- 500,870 Mã lực
Nghĩa cử cao đẹp của thầy Thích Thanh lương: Hướng đạo vào đời
Sư thầy Thanh Lương quan niệm, nhận nuôi những đứa trẻ mồ côi là cơ duyên đặc biệt của nhà chùa. KTNT - Đã là người tu hành phải luôn nhớ lời răn của Phật: “Cứu một mạng người hơn xây nghìn tòa tháp”. Câu chuyện sư thầy trụ trì chùa Sùng Nghiêm (còn gọi là chùa Dọc) ở xã Minh Đức (Tứ Kỳ - Hải Dương) nuôi 6 đứa trẻ từ khi chúng còn đỏ hỏn đã minh chứng cho nghĩa cử cao đẹp của nhà sư nơi cửa Phật. Sư thầy làm cha
Những ngày mưa phùn lất phất, chúng tôi tìm về ngôi chùa cổ kính ở xã Minh Đức. ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về ngôi chùa không phải là sự yên tĩnh hay tiếng tụng kinh cầu nguyện mà là tiếng khóc của trẻ, tiếng dỗ dành của các vị sư thầy. Khuôn mặt già và khắc khổ hơn nhiều so với tuổi 30, thầy Thích Thanh Lương, trụ trì chùa Sùng Nghiêm tâm sự: “Buổi trưa chưa phải là lúc bận rộn nhất, phải đến chập tối, khi 3 cháu nữa đi nhà trẻ về, tôi lúc nào cũng luôn chân luôn tay. Khi đám trẻ đã hết khóc quấy, tôi mới tĩnh tâm gõ mõ tụng kinh”.
Cả 6 đứa trẻ được thầy Lương cứu nhân độ thế, chẳng thân phận nào giống thân phận nào. Trong một ngày mưa tháng 8/2006, người dân bảo nhau ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có một đứa trẻ bị bỏ rơi khi vừa mới sinh ra. Vừa nghe tin, sư thầy Thanh Lương vội vàng đi nhờ xe lên tận bệnh viện làm thủ tục xin cháu về nuôi. Khi đó, chùa Sùng Nghiêm còn chưa khang trang như bây giờ. Chân bám chặt trên con đường sình lầy, cuối cùng thầy cũng đưa được đứa bé đầu tiên về ngôi chùa nơi mình trụ trì.
Chưa hề chuẩn bị tâm lý nuôi trẻ sơ sinh nên thầy Thanh Lương phải đi sắm từng thứ nhỏ nhất như quần áo trẻ sơ sinh, tã lót, bình sữa... Sư thầy 27 tuổi, chưa một lần nuôi dạy trẻ sơ sinh đã phải quẩn quanh khắp làng để học hỏi bà con cách cho trẻ ăn, thay tã. “Đứa con đầu lòng”, thầy đặt tên là Vương Tâm Phúc. Thấy tôi băn khoăn, thầy Lương giải thích: “Vương là họ ngoài đời của tôi, Tâm là muốn cho con sống có tâm đức. Nếu là con gái, tôi sẽ đặt tên cho con là Vương Tường (Tường trong chữ cát tường, có nghĩa là an lành, hạnh phúc)”.
Rồi đúng như cơ duyên mà thầy nói, không lâu sau đó, đứa trẻ thứ hai được thầy đón về nuôi. Mẹ cháu là sinh viên đang theo học tại một trường đại học ở Hà Nội. Gần đến ngày vượt cạn, cô gái tìm về chùa Sùng Nghiêm và xin ở lại để sinh con. Nhà chùa là nơi cứu độ chúng sinh nên sư thầy không từ chối. Thầy Lương còn nhờ người làng đến đỡ đẻ, chăm sóc hai mẹ con. Được vài ngày, cô gái bỏ lại con đi mất. Đứa bé này được thầy đặt tên là Vương Tâm Đức.
Sau đó, một cô gái quê ở Kiên Giang cũng tìm đến chùa, sinh hạ một đứa bé rồi bỏ đi, thầy đặt tên là Vương Tường Linh. Không phải tất cả sáu đứa trẻ được chùa nuôi đều là trẻ mồ côi. Trường hợp bé Vương Tường Thúy được gia đình nuôi đến hơn 10 tháng tuổi, nhưng nhà nghèo quá nên cha mẹ phải xin chùa cho ở nhờ.
Nhập đạo cứu đời
Thầy Thích Thanh Lương sinh ra ở thành phố Hải Dương. Năm 14 tuổi, thầy xuất gia tu hành. Đến năm 1999, thầy về tiếp quản chùa Sùng Nghiêm, khi đó còn là ngôi chùa hoang sơ với vài gian nhà nhỏ, nằm chơ vơ giữa đồng.
Khi quy y cửa Phật, người ta thường xa lánh đời thực lắm bụi trần, nhưng thầy Lương lại hướng đạo vào đời, thường quan tâm đến những mảnh đời cơ cực.
Từ ngày dang rộng vòng tay đón những sinh linh nhỏ bé, thầy phải lo lắng chăm sóc cho các con như người cha thực thụ. Việc làm này được chính quyền xã Minh Đức ủng hộ, còn bà con lối xóm thì động viên tinh thần, giúp thầy bằng cách cùng nuôi dạy tụi trẻ lớn lên.
Khi làm giấy khai sinh, sư thầy Thích Thanh Lương cho 6 con lấy họ mình và nhận là cha nuôi.
Biết tin nhà chùa khó khăn nhưng nhận trẻ sơ sinh về nuôi, nhiều nhà hảo tâm đã ủng hộ để nhà chùa sửa sang, hoàn thiện cơ sở vật chất. Cùng với số tiền dành dụm, công đức và ngày công của bà con trong xóm làng mà cuối cùng một dãy nhà cấp bốn ở phía sau chùa cũng được hoàn thành. Thầy Lương chia sẻ: “Trước đây, nhà chùa chật chội, phải giữ trẻ ngay nơi thờ tụng nhưng về lâu dài thì không ổn, vì điện thờ là nơi linh thiêng. Việc hoàn thành dãy nhà cấp bốn không chỉ tạo chỗ ăn, ở thoải mái cho con trẻ mà còn tạo không gian thoáng đãng, yên bình nơi cửa Phật”.
Khi chưa về ngôi chùa này, thầy Lương chưa bao giờ nghĩ rằng có một ngày thầy sẽ làm cha của những đứa trẻ mồ côi. Nhưng bây giờ, chuyện những lần các con sốt mọc răng, thầy phải canh chừng và dỗ dành cả đêm đã trở nên quá đỗi bình thường.
Tiễn chúng tôi, thầy Lương cố kìm nén tiếng thở dài để không làm khách bận tâm. Nhưng trong thâm tâm chúng tôi vẫn trăn trở một điều, rồi đây có thêm nhiều đứa trẻ tìm về mái ấm nơi cửa Phật, chùa Sùng Nghiêm rất cần những tấm lòng hảo tâm, chung tay giúp đỡ để nhà chùa tiếp tục là căn nhà che chở cho những cháu bé không nơi nương tựa.
Theo http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/phongsukysu/2010/3/22597.html
Những ngày mưa phùn lất phất, chúng tôi tìm về ngôi chùa cổ kính ở xã Minh Đức. ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về ngôi chùa không phải là sự yên tĩnh hay tiếng tụng kinh cầu nguyện mà là tiếng khóc của trẻ, tiếng dỗ dành của các vị sư thầy. Khuôn mặt già và khắc khổ hơn nhiều so với tuổi 30, thầy Thích Thanh Lương, trụ trì chùa Sùng Nghiêm tâm sự: “Buổi trưa chưa phải là lúc bận rộn nhất, phải đến chập tối, khi 3 cháu nữa đi nhà trẻ về, tôi lúc nào cũng luôn chân luôn tay. Khi đám trẻ đã hết khóc quấy, tôi mới tĩnh tâm gõ mõ tụng kinh”.
Cả 6 đứa trẻ được thầy Lương cứu nhân độ thế, chẳng thân phận nào giống thân phận nào. Trong một ngày mưa tháng 8/2006, người dân bảo nhau ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có một đứa trẻ bị bỏ rơi khi vừa mới sinh ra. Vừa nghe tin, sư thầy Thanh Lương vội vàng đi nhờ xe lên tận bệnh viện làm thủ tục xin cháu về nuôi. Khi đó, chùa Sùng Nghiêm còn chưa khang trang như bây giờ. Chân bám chặt trên con đường sình lầy, cuối cùng thầy cũng đưa được đứa bé đầu tiên về ngôi chùa nơi mình trụ trì.
Chưa hề chuẩn bị tâm lý nuôi trẻ sơ sinh nên thầy Thanh Lương phải đi sắm từng thứ nhỏ nhất như quần áo trẻ sơ sinh, tã lót, bình sữa... Sư thầy 27 tuổi, chưa một lần nuôi dạy trẻ sơ sinh đã phải quẩn quanh khắp làng để học hỏi bà con cách cho trẻ ăn, thay tã. “Đứa con đầu lòng”, thầy đặt tên là Vương Tâm Phúc. Thấy tôi băn khoăn, thầy Lương giải thích: “Vương là họ ngoài đời của tôi, Tâm là muốn cho con sống có tâm đức. Nếu là con gái, tôi sẽ đặt tên cho con là Vương Tường (Tường trong chữ cát tường, có nghĩa là an lành, hạnh phúc)”.
Rồi đúng như cơ duyên mà thầy nói, không lâu sau đó, đứa trẻ thứ hai được thầy đón về nuôi. Mẹ cháu là sinh viên đang theo học tại một trường đại học ở Hà Nội. Gần đến ngày vượt cạn, cô gái tìm về chùa Sùng Nghiêm và xin ở lại để sinh con. Nhà chùa là nơi cứu độ chúng sinh nên sư thầy không từ chối. Thầy Lương còn nhờ người làng đến đỡ đẻ, chăm sóc hai mẹ con. Được vài ngày, cô gái bỏ lại con đi mất. Đứa bé này được thầy đặt tên là Vương Tâm Đức.
Sau đó, một cô gái quê ở Kiên Giang cũng tìm đến chùa, sinh hạ một đứa bé rồi bỏ đi, thầy đặt tên là Vương Tường Linh. Không phải tất cả sáu đứa trẻ được chùa nuôi đều là trẻ mồ côi. Trường hợp bé Vương Tường Thúy được gia đình nuôi đến hơn 10 tháng tuổi, nhưng nhà nghèo quá nên cha mẹ phải xin chùa cho ở nhờ.
Nhập đạo cứu đời
Thầy Thích Thanh Lương sinh ra ở thành phố Hải Dương. Năm 14 tuổi, thầy xuất gia tu hành. Đến năm 1999, thầy về tiếp quản chùa Sùng Nghiêm, khi đó còn là ngôi chùa hoang sơ với vài gian nhà nhỏ, nằm chơ vơ giữa đồng.
Khi quy y cửa Phật, người ta thường xa lánh đời thực lắm bụi trần, nhưng thầy Lương lại hướng đạo vào đời, thường quan tâm đến những mảnh đời cơ cực.
Từ ngày dang rộng vòng tay đón những sinh linh nhỏ bé, thầy phải lo lắng chăm sóc cho các con như người cha thực thụ. Việc làm này được chính quyền xã Minh Đức ủng hộ, còn bà con lối xóm thì động viên tinh thần, giúp thầy bằng cách cùng nuôi dạy tụi trẻ lớn lên.
Khi làm giấy khai sinh, sư thầy Thích Thanh Lương cho 6 con lấy họ mình và nhận là cha nuôi.
Biết tin nhà chùa khó khăn nhưng nhận trẻ sơ sinh về nuôi, nhiều nhà hảo tâm đã ủng hộ để nhà chùa sửa sang, hoàn thiện cơ sở vật chất. Cùng với số tiền dành dụm, công đức và ngày công của bà con trong xóm làng mà cuối cùng một dãy nhà cấp bốn ở phía sau chùa cũng được hoàn thành. Thầy Lương chia sẻ: “Trước đây, nhà chùa chật chội, phải giữ trẻ ngay nơi thờ tụng nhưng về lâu dài thì không ổn, vì điện thờ là nơi linh thiêng. Việc hoàn thành dãy nhà cấp bốn không chỉ tạo chỗ ăn, ở thoải mái cho con trẻ mà còn tạo không gian thoáng đãng, yên bình nơi cửa Phật”.
Khi chưa về ngôi chùa này, thầy Lương chưa bao giờ nghĩ rằng có một ngày thầy sẽ làm cha của những đứa trẻ mồ côi. Nhưng bây giờ, chuyện những lần các con sốt mọc răng, thầy phải canh chừng và dỗ dành cả đêm đã trở nên quá đỗi bình thường.
Tiễn chúng tôi, thầy Lương cố kìm nén tiếng thở dài để không làm khách bận tâm. Nhưng trong thâm tâm chúng tôi vẫn trăn trở một điều, rồi đây có thêm nhiều đứa trẻ tìm về mái ấm nơi cửa Phật, chùa Sùng Nghiêm rất cần những tấm lòng hảo tâm, chung tay giúp đỡ để nhà chùa tiếp tục là căn nhà che chở cho những cháu bé không nơi nương tựa.
Theo http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/phongsukysu/2010/3/22597.html