- Biển số
- OF-44473
- Ngày cấp bằng
- 25/8/09
- Số km
- 425
- Động cơ
- 466,454 Mã lực
Khẩn cứu một tuyến đường “trận địa”- Hàng nghìn người dân sống dọc tuyến đường 70 đoạn chạy qua địa phận huyện Từ Liêm, Hà Nội có nguy cơ phải thêm một năm nữa đón Tết trên con đường lầy lội, nhếch nhác bậc nhất. Các cơ sở kinh doanh cũng khổ không kém: phải chuyển địa điểm hoặc đóng cửa!
Ai cũng "ngán"
Đường 70 đoạn chạy qua TP Hà Đông đã được hoàn thiện từ lâu nhưng còn gần 15km chạy qua các xã Đại Mỗ, Tây Mỗ, Xuân Phương, Minh Khai, Tây Tựu, Thượng Cát thuộc huyện Từ Liêm, lại được người dân mệnh danh là “tuyến đường đau khổ” bậc nhất của Hà Nội hiện nay. Mặt đường hầu như không còn nhựa mà chỉ toàn đất và nước nhầy nhụa, nhếch nhác. Dù không bị “bắn” tốc độ, nhưng tốc độ cũng chỉ chạy được bình quân... 20km/h. Đi trên con đường đồng bằng mà luôn cảm giác như đi trên đồi núi.
Xe máy phải lượn theo hình chữ S, ôtô thì bò với tốc độ rùa. Anh Nguyễn Thành Nam tài xế xe tải cho biết: “Qua đoạn đường này phải mất gần 50 phút, trong khi đối với những tuyến đường bình thường khác tôi chỉ cần 20 phút. Không chỉ dễ mắc lầy, những xe tải chở nặng có thể bị gãy nhíp khi qua đoạn đường quá nhiều hố sâu này”.
Chỉ vào những mái nhà bám đầy bụi đường, một người dân bức xúc: “Tết sắp đến nhưng đường thật tồi tệ. Khi nắng người dân có thể tưới nước cho đỡ bụi nhưng trời mưa thì đành bó gối ngồi nhà vì đường mênh mông như biển nước. Cũng có năm, con đường được vá víu tạm bợ, nhưng do không có hệ thống thoát nước và thường xuyên ngập nên lại bị băm nát”. Xe máy va quệt, ngã ngược ngã xuôi, đâm sầm vào nhà... do đường trơn xảy ra như cơm bữa.
Những "thảm cảnh" thế này diễn ra hàng ngày trên tuyến đường 70Nước ngập, đường hỏng không chỉ gây khó khăn việc đi lại mà còn ảnh hưởng lớn đến việc mua bán kinh doanh. Chỉ về phía những la liệt ổ voi, ổ trâu đã được xóa trắng bởi… vũng nước, ông chủ một quán rửa xe trên phố tâm sự: “Những năm trước mặc dù đường lầy lội nhưng đi lại vẫn còn dễ chứ năm nay đường toàn là hầm hố như trận địa. Nghề rửa xe của tôi mở ra coi như… vứt”. Một chủ hàng tạp phẩm bức xúc: “Đường sá như thế này, tôi còn ngại đi nói gì khách hàng”.
Bao giờ cho hết khổ?
Đường 70 là tuyến nối các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc với thành phố Hà Nội. Đối với khu vực Hà Nội, tuyến đường được các chuyên gia trong ngành vận tải đánh giá là cầu nối quan trọng đảm bảo sự liên thông và thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội phía Nam và phía Tây thành phố - hai khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất trong mấy năm trở lại đây. Tại đây có nhiều công trình quốc gia như Trung tâm hội nghị Quốc gia, Trung tâm thể thao Mỹ Đình....
Điều đáng nói hơn nữa, phát triển giao thông và hạ tầng đô thị khu vực là một trong những nội dung được Chính phủ ưu tiên về ngân sách, sự chỉ đạo và cơ chế thực hiện. Đặc biệt, khu vực xung quanh Trung tâm hội nghị Quốc gia đã được phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo tại thông báo số 33/TB-VPCP ngày 27/2/2007 của VPCP tại cuộc họp bàn về qui hoạch khu vực xung quanh trung tâm hội nghị Quốc gia. Thế nhưng, nhiều năm nay, tuyến đường không những không bớt… “khổ” mà ngày càng khiến người dân khó thở vì… quá ô nhiễm và xuống cấp.
Trạm xe buýt thường xuyên ế khách vì không ai dám dừng chânTrong khi đoạn kết nối với đường 70 qua TP Đông đã được nâng cấp thành 2 làn đường thì phần nằm trên địa phận Hà Nội vẫn chưa được triển khai. Không ít người đặt dấu hỏi: phải chăng TP Hà Nội chưa coi trọng đúng mức việc phát triển giao thông kết nối với các khu vực cận kề? Có thể ví dụ QL 32 và đường 70 đoạn qua địa phận Hà Tây đã hoàn thành từ lâu mà đoạn khớp nối trên địa bàn Hà Nội quá chậm hoặc chưa triển khai, tương tự, đường Lê Văn Lương đang triển khai đoạn Hà Đông còn đoạn Hà Nội vẫn chưa khởi động…
Các tuyến đường chia lửa cho đường 70 như Lương Thế Vinh và Lê Trọng Tấn Hà Đông đều khó “đảm đương” được nhiệm vụ do không thuận lợi vì bị hạn chế giờ hoạt động, bản thân đường Lê Trọng Tấn cũng đang bề bộn công trường.
CÁc bác thấy nhà em hoành tráng chưa lên cả báo nhé:21::21:
Ai cũng "ngán"
Đường 70 đoạn chạy qua TP Hà Đông đã được hoàn thiện từ lâu nhưng còn gần 15km chạy qua các xã Đại Mỗ, Tây Mỗ, Xuân Phương, Minh Khai, Tây Tựu, Thượng Cát thuộc huyện Từ Liêm, lại được người dân mệnh danh là “tuyến đường đau khổ” bậc nhất của Hà Nội hiện nay. Mặt đường hầu như không còn nhựa mà chỉ toàn đất và nước nhầy nhụa, nhếch nhác. Dù không bị “bắn” tốc độ, nhưng tốc độ cũng chỉ chạy được bình quân... 20km/h. Đi trên con đường đồng bằng mà luôn cảm giác như đi trên đồi núi.
Xe máy phải lượn theo hình chữ S, ôtô thì bò với tốc độ rùa. Anh Nguyễn Thành Nam tài xế xe tải cho biết: “Qua đoạn đường này phải mất gần 50 phút, trong khi đối với những tuyến đường bình thường khác tôi chỉ cần 20 phút. Không chỉ dễ mắc lầy, những xe tải chở nặng có thể bị gãy nhíp khi qua đoạn đường quá nhiều hố sâu này”.
Chỉ vào những mái nhà bám đầy bụi đường, một người dân bức xúc: “Tết sắp đến nhưng đường thật tồi tệ. Khi nắng người dân có thể tưới nước cho đỡ bụi nhưng trời mưa thì đành bó gối ngồi nhà vì đường mênh mông như biển nước. Cũng có năm, con đường được vá víu tạm bợ, nhưng do không có hệ thống thoát nước và thường xuyên ngập nên lại bị băm nát”. Xe máy va quệt, ngã ngược ngã xuôi, đâm sầm vào nhà... do đường trơn xảy ra như cơm bữa.
Những "thảm cảnh" thế này diễn ra hàng ngày trên tuyến đường 70
Bao giờ cho hết khổ?
Đường 70 là tuyến nối các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc với thành phố Hà Nội. Đối với khu vực Hà Nội, tuyến đường được các chuyên gia trong ngành vận tải đánh giá là cầu nối quan trọng đảm bảo sự liên thông và thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội phía Nam và phía Tây thành phố - hai khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất trong mấy năm trở lại đây. Tại đây có nhiều công trình quốc gia như Trung tâm hội nghị Quốc gia, Trung tâm thể thao Mỹ Đình....
Điều đáng nói hơn nữa, phát triển giao thông và hạ tầng đô thị khu vực là một trong những nội dung được Chính phủ ưu tiên về ngân sách, sự chỉ đạo và cơ chế thực hiện. Đặc biệt, khu vực xung quanh Trung tâm hội nghị Quốc gia đã được phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo tại thông báo số 33/TB-VPCP ngày 27/2/2007 của VPCP tại cuộc họp bàn về qui hoạch khu vực xung quanh trung tâm hội nghị Quốc gia. Thế nhưng, nhiều năm nay, tuyến đường không những không bớt… “khổ” mà ngày càng khiến người dân khó thở vì… quá ô nhiễm và xuống cấp.
Trạm xe buýt thường xuyên ế khách vì không ai dám dừng chân
Các tuyến đường chia lửa cho đường 70 như Lương Thế Vinh và Lê Trọng Tấn Hà Đông đều khó “đảm đương” được nhiệm vụ do không thuận lợi vì bị hạn chế giờ hoạt động, bản thân đường Lê Trọng Tấn cũng đang bề bộn công trường.
CÁc bác thấy nhà em hoành tráng chưa lên cả báo nhé:21::21: