[Funland] Hoàng Xuân Vinh nhận 3 tỷ tiền thưởng

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,869
Động cơ
574,706 Mã lực
Cũng là công bằng cho bác Vinh thôi. Xét về thành tích HCV Olympic là vinh quang không thể tranh cãi. Em nhớ hồi Olympic 88, có 1 chú VDV bơi lội người Surinam giành HCV mà nước này còn in ảnh của anh này lên đồng bạc giấy quốc gia, mặc dù về thể thao Surinam không hề kém- hồi ấy Gullit, Ricard hay sau này Seedorf, Davids đều là dân Surinam cả. Cũng là tấm gương để thể thao Việt Nam vươn lên tầm châu lục và thế giới; cứ quanh quẩn cái ao làng seagame nó ngu người ra!
 

odaiba

Xe điện
Biển số
OF-135029
Ngày cấp bằng
18/3/12
Số km
2,071
Động cơ
387,757 Mã lực
Nơi ở
Nippon
Em gửi cụ Shares bài này để xem xứ Huê Kỳ nó chọn học sinh Olympic Toán học như thế nào nhé. Cụ cứ gân cổ cãi chày cãi cối. 2 cuộc thi nó khác hẳn nhau về bản chất và không cùng hệ quy chiếu, khác nhau về sự quan tâm, ưu tiên của mỗi quốc gia cho các cuộc thi.
-----
Lê Quang Tiến: Sự khác biệt giữa luyện “gà nòi” ở Việt Nam và Mỹ

Tác giả Lê Quang Tiến. VNE.

HM Blog. Bài viết trên VNE. Những năm cuối 1980 đầu 1990, chủ blog từng tham gia chấm thi Olympic Tin học toàn quốc, luyện gà nòi xứ Việt đi thi quốc tế, và đã ở Mỹ 10 năm, nên có thể công nhận những gì anh Tiến viết là chuẩn xác.

Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.


Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy… Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán…

Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.

Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.

Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.

Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ…

Thực ra là thế nào?

Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.

Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.

Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?

Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.

Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.

Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…

Rồi “bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.


Đấu gà chọi. Ảnh: Internet

Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:

– Các cháu có nguyện vọng gì?

Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:

– Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.

Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.

Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:

– Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?

Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.

Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.

Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:

– Phải có đủ thành phần nam, nữ.

– Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).

– Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho “gà” của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.

– Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm “gà” bài cho học sinh trường mình. Lý do: “Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức”. Có lẽ cũng là vụ “Đồi Ngô” đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.

Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn “con gà” khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.

Theo tôi biết thì hàng chục ngàn “con gà” đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.

Thế khác nhau chỗ nào?

Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.

Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar… phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ…

Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.

Lê Quang Tiến – Bài trên VNE.
------
Thuỳ link: https://hieuminh.org/2013/12/17/su-khac-biet-giua-giao-duc-viet-nam-va-my/
 

PhamNghia

Xe hơi
Biển số
OF-366061
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
143
Động cơ
256,380 Mã lực
Nơi ở
Nơi tình là thứ 2 và không gì là số 1
Khà khà có ví dụ roài, Em về bắt Gấu thưởng gấp... Em bắn phát nào chuẩn phát đấy luôn, kể cả đêm 30... Em chả nhòm mà bắn vẫn chuẩn=))
E nghĩ toàn bộ ọp phơ nên đi thi ô lim pít vi bộ môn súng ngắn sở trường này
 

Nino88

Xe container
Biển số
OF-318476
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
7,297
Động cơ
-697 Mã lực
Em và mọi người hiểu cái này mà cụ odaiba,chỉ có một số ít thấy chuyện các em này thấy bất công thôi
Ngắn gọn là dân mình sáo rỗng,thích thành tích,nhưng tài lực ko có,nên luyện gà đi chọi cũng thế thôi,được cái bằng khen là về vứt đấy,vẫn là người bt chứ ko thành vĩ nhân được!
 

naviman.hn

Xe tải
Biển số
OF-328882
Ngày cấp bằng
28/7/14
Số km
477
Động cơ
288,072 Mã lực
Cụ giải thích em chả thấy đúng gì. Thậm chí em em còn thấy có vấn đề. Muốn đất nước phát triển thì nên dồn nguồn lực đầu tư cho tri thức, cho trí tuệ và từ đó mới làm cho kinh tế phát triển được, giúp được số lượng lớn người dân... còn về cá nhân thì thể thao cũng vậy, tri thức cũng thế, ai cũng học và rèn luyện vì bản thân mình chứ chẳng có ai có mục tiêu ban đầu là cho đất nước, cho tổ quốc cả đâu, những cái đó chỉ là hệ quả. Còn nói về nghề nghiệp thì cả 2 đều phải luôn luôn phấn đấu để phát triển tiếp. HCV olympic toán quốc tế mà không phấn đấu, rèn luyện và nỗ lực lao động tiếp thì cũng không phát triển được, HCV thể thao cũng vậy, sau khi đoạt huy chương mà không tiếp tục rèn luyện, lao động, học hỏi để trở thành các chuyên gia, HLV trong lĩnh vực đó thì hậu vận đi bán trà đá cũng là lẽ đương nhiên.

Việc báo chí đăng vài bài là do đây là HCV olympic đầu tiên của VN trong lĩnh vực thể thao thôi, nếu là HCV thứ 5, thứ 10 thì chắc cũng chả nhiều báo đăng đâu, trong khi người được HCV olympic các môn khoa học được rất nhiều báo nước ngoài đăng và đăng nhiều lần trong thời gian dài sau đó, chẳng qua cụ không để ý nên không thấy thôi..
Xin lỗi, cụ nói ngu bỏ mẹ, huy chương vàng môn toán chẳng hạn thì 1 kỳ thi có vài chục hcv 1 môn, nhưng trong thể thao thì chỉ có 1 hcv 1 nội dung thôi, mới lại người ta tập luyện cho thể thao thì chẳng có ích gì nhiều cho bản thân trong khi học giỏi thì ấm vào thân
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Em gửi cụ Shares bài này để xem xứ Huê Kỳ nó chọn học sinh Olympic Toán học như thế nào nhé. Cụ cứ gân cổ cãi chày cãi cối. 2 cuộc thi nó khác hẳn nhau về bản chất và không cùng hệ quy chiếu, khác nhau về sự quan tâm, ưu tiên của mỗi quốc gia cho các cuộc thi.
-----
Lê Quang Tiến: Sự khác biệt giữa luyện “gà nòi” ở Việt Nam và Mỹ

Tác giả Lê Quang Tiến. VNE.

HM Blog. Bài viết trên VNE. Những năm cuối 1980 đầu 1990, chủ blog từng tham gia chấm thi Olympic Tin học toàn quốc, luyện gà nòi xứ Việt đi thi quốc tế, và đã ở Mỹ 10 năm, nên có thể công nhận những gì anh Tiến viết là chuẩn xác.

Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.


Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy… Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán…

Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.

Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.

Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.

Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ…

Thực ra là thế nào?

Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.

Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.

Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?

Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.

Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.

Việt Nam và các nước **** làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…

Rồi “bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.


Đấu gà chọi. Ảnh: Internet

Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:

– Các cháu có nguyện vọng gì?

Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:

– Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.

Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.

Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:

– Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?

Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.

Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.

Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:

– Phải có đủ thành phần nam, nữ.

– Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).

– Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho “gà” của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.

– Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm “gà” bài cho học sinh trường mình. Lý do: “Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức”. Có lẽ cũng là vụ “Đồi Ngô” đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.

Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn “con gà” khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.

Theo tôi biết thì hàng chục ngàn “con gà” đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.

Thế khác nhau chỗ nào?

Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.

Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar… phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ…

Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.

Lê Quang Tiến – Bài trên VNE.
------
Thuỳ link: https://hieuminh.org/2013/12/17/su-khac-biet-giua-giao-duc-viet-nam-va-my/

Cảm ơn cụ cung cấp thông tin... tuy rằng đây là thông tin từ 1975, cách đây trên 40 năm, khá lạc hậu và người viết lại không trực tiếp tham gia IMO mà lại do người khác kể lại, dịch lại.

Còn dưới đây là thông tin do người trực tiếp tham gia 2 kỳ IMO gần đây (2014, 2015) cung cấp:


http://news.zing.vn/nguoi-2-lan-doat-hcv-toan-quoc-te-noi-ve-luyen-ga-noi-post572238.html

Zing News - Tri thức trực tuyến
M
Người 2 lần đoạt HCV Toán quốc tế nói về 'luyện gà nòi'
16:38 02/09/2015 GIÁO DỤC 2.5k Nguyễn Thế Hoàn đã có những chia sẻ thú vị về chuyện đào tạo học sinh "lấy vàng" kỳ thi Olympic quốc tế.
Luyện gà nòi? Đó là cụm từ được nhiều người dùng để nói những học sinh Việt Nam tham dự những kỳ thi Olympic quốc tế. Là cựu thành viên đội tuyển Toán Việt Nam, tôi muốn bày tỏ một vài quan điểm về vấn đề này.

Hàng năm, khoảng 40 học sinh Việt Nam dự thi quốc tế. Sau mỗi mùa thi Olympic, các đoàn học sinh Việt Nam thường đạt kết quả khá tốt. Một số người cho rằng, thành công là do chúng ta “luyện gà nòi” để chạy theo thành tích. Theo tôi, đó là cái nhìn phiến diện về giáo dục.

Đúng là giáo dục có thể thay đội bộ mặt nước nhà, nhưng để làm được điều đó, cần rất nhiều ban ngành cùng vào cuộc, phối hợp với nhau. Chỉ với những tấm huy chương quốc tế đâu có thay đổi được toàn bộ.

Không ít người cho rằng, việc học quá nặng cùng áp lực các kỳ thi, nhồi nhét kiến thức (nhưng thiếu sáng tạo) giúp có những giải cao trên đấu trường quốc tế. Họ so sánh với những cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc về cách học và thi: Học nhẹ hơn, không thi cử nhiều, học sinh thoải mái nên đó không phải "luyện gà nòi”.


Nguyễn Thế Hoàn (thứ hai từ phải sang) nhận bằng khen của lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Ảnh: Quyên Quyên.
Trực tiếp tham dự kỳ thi Toán quốc tế 2015, tôi làm quen một số bạn có chung niềm đam mê từ khắp nơi trên thế giới. Những gì họ phải trải qua để đến được với kỳ thi này thực sự làm tôi choáng vì quá…. phức tạp

Lấy nước Mỹ làm ví dụ, nhiều người nghĩ, học sinh Mỹ học rất nhẹ nhàng và họ chọn thành viên đội tuyển một cách tự nhiên.

Thực tế, họ phải trải qua nhiều kỳ thi lớn nhỏ. Đầu tiên, tất cả học sinh trung học được phép tham gia Olympic quốc gia, sau đó là kỳ thi AIME kéo dài hơn 3 tiếng. 250 học sinh với số điểm cao nhất, sẽ được tham gia kỳ thi quốc gia lần thứ hai (vòng 2).

Các thí sinh trải qua những vòng thi trước sẽ cùng nhau tập huấn trong trại hè toán diễn ra hơn một tháng. Hơn 20 người có thành tích cao nhất tiếp tục dự thi chọn ra nhóm TST (gồm 4 ngày thi), sau đó là kỳ thi RMM (rumanian master mathematic).

Sáu học sinh có tổng số điểm cao nhất (tính tổng tất cả những vòng thi) sẽ đại diện đội tuyển Mỹ tham dự đấu trường cao nhất của Toán học THPT. Như vậy, so với Việt Namvới chỉ hai vòng thi chính thức và hơn hai tháng tập huấn, tại sao chúng ta là “gà nòi”, còn họ thì không?

Cũng có những ý kiến, "gà nòi" là chỉ cách học lệch, tức là chỉ học tập trung một môn học nào đó mà bỏ bê những môn quan trọng còn lại. Tôi cho rằng, nên gọi hiện tượng này là “học đúng chuyên ngành”.

Hiển nhiên, chúng ta không dốc hết sức lực để theo đuổi những thứ hoàn toàn không hứng thú. Niềm say mê khao khát là động lực chính đáng nhất để theo đuổi thứ gì đó, như vậy chỉ tập trung học cái mình thích, thứ mình sẽ gắn bó sau này thì có gì sai.

Hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có cơ hội tiếp cận lại những kiến thức cấp ba ở bậc học cao hơn. Vậy tại sao lại không cho những đầu óc biết ước mơ, sống trong đam mê trong ba năm học ít ỏi bậc phổ thông?

Theo tôi, học toàn diện, nên định nghĩa là ngoài chuyên môn, học sinh nên biết đam mê những kiến thức xã hội, những hiểu biết trong cuộc sống và biết cân bằng giữa những kiến thức khô khan và vận hành thực tế. Chơi thể thao, nghệ thuật cũng nên là một phần của một người học sinh “giỏi toàn diện”.

Nguyễn Thế Hoàn
Hai lần đoạt HCV Olympic Toán quốc tế
 
Biển số
OF-443338
Ngày cấp bằng
8/8/16
Số km
89
Động cơ
210,320 Mã lực
Đẳng cấp bắn súng của Việt Nam là nhất được xác nhận bằng tấm HCV. Chúc mừng người hùng!

Đây có lẽ là mức thưởng cá nhân nhiều nhất của VĐV Việt Nam sau khi anh đã giàng HCV môn bắn súng hơi Nam, cự ly 10m


Hoàng Xuân Vinh nhận tiền thưởng lớn sau tấm HCV lịch sử

Cụ thể, ngoài việc phá kỷ lục Olympic các VĐV được thưởng 60 triệu đồng theo quy định, thì riêng với các xạ thủ, họ còn được một nhà tài trợ treo thưởng “khủng” với mức 1 tỷ đồng cho HCV, HCB 800 triệu đồng, HCĐ 600 triệu đồng. Một loạt mạnh thường quân đã "xúc động", thưởng lớn cho xạ thủ Quân đội. Tính sơ bộ, Hoàng Xuân Vinh đã được nhận hơn 3 tỷ đồng. Số tiền mà xạ thủ người Quân đội nhận được sau khi kết thúc Olympic chắc chắn sẽ tăng lên bởi anh đã đi vào lịch sử thể thao nước nhà. Tính về sự cống hiến mặt thành tích, vinh quang, Hoàng Xuân Vinh chắc chắn cao nhất trong số các VĐV hàng đầu Việt Nam.

Chúc mừng anh HOÀNG XUÂN VINH


 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Em thì không bàn về chuyện cụ Vinh, em ủng hộ thưởng mạnh cho cụ ấy, tầm HCV của cụ Vinh với VN thì ngang NBC cũng đúng thôi. Còn riêng bài của ông Tiến FPT mà cụ odaiba trích dẫn, em nói thật là ông ấy chẳng hiểu cái quái gì và nó phản ánh đúng tư duy xôi thịt của FPT. Em lấy wiki cho nó đơn giản nhưng các cụ có thể google các nguồn khác. Nói VN luyện gà chọi là đúng vì đội ngũ giỏi (SV giỏi, GV giỏi) ở VN không đông chứ éo phải các nước khác nó không luyện. Nhất là mấy cụ thích lôi Mỹ ra thì ở Mỹ nó luyện ác chứ không phải đùa. Các cụ chỉ đúng mỗi chỗ là CP Mỹ nó không đầu tư cái này vì thực ra các trường ở Mỹ đủ lo khoản ngân sách này hoặc có tài trợ. VN các trường mà có khả năng lo thì họ cũng chẳng cần nhà nước. Nói các bác không tin chứ có năm nhiều bạn trong đội tuyển con nhà đại gia thì bố mẹ các bạn ấy bao cả đội lẫn các thầy cần gì tiền của NN đâu. Các đại gia VN giàu đấy nhưng có lão nào bỏ nổi 3-4 tỉ cho các cháu có điều kiện tốt hơn để đấm đá với Tây hay không. Toàn nói phét nói lác. VN không thích luyện thì thôi, đội GV VN hiện nay kiếm hơi ác bằng cách qua Trung Đông luyện cho các bạn trùm đầu đấy, luyện đội tuyển VN khổ bỏ cm ra chứ sướng gì, năm nào éo có giải lãnh đạo nó chửi bỏ mịe. Làm éo gì có chuyện đi thi thố lại không có trò luyện gà, chẳng qua thằng có điều kiện thì nó luyện nom nhẹ nhàng, 1 năm nó thi đấu cọ xát chục phát, thằng nghèo như VN không tiền thì chỉ có cọ xát 1,2 lần là vào lò thôi. Còn coaches à, bọn coaches cho đội tuyển Mẽo toàn GS có mỏ đó chứ không phải đùa đâu.

Còn tất nhiên các cụ bảo thi mấy cái đó chẳng làm đếch gì, VN cũng chẳng vinh quang gì thì em không có ý kiến. Dĩ nhiên các em ấy có giải thì ấm thân các em ấy đầu tiên thôi, chứ thực ra nó không làm các cụ sướng run, lạnh toát vì hãnh diện như anh Vinh. Nhưng về long-term đội ngũ chuyên gia VN ở nước ngoài hiện nay phần đáng kể xuất thân như mấy cái thi HSG đấy, có điều chúng ta không dùng được họ thì cũng đành "duyên phận bẽ bàng tình nghĩa đôi ta có thế thôi".

https://en.wikipedia.org/wiki/American_Mathematics_Competitions
 
Chỉnh sửa cuối:

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,381
Động cơ
76,262 Mã lực
Cảm ơn cụ cung cấp thông tin... tuy rằng đây là thông tin từ 1975, cách đây trên 40 năm, khá lạc hậu và người viết lại không trực tiếp tham gia IMO mà lại do người khác kể lại, dịch lại.

Còn dưới đây là thông tin do người trực tiếp tham gia 2 kỳ IMO gần đây (2014, 2015) cung cấp:


http://news.zing.vn/nguoi-2-lan-doat-hcv-toan-quoc-te-noi-ve-luyen-ga-noi-post572238.html

Zing News - Tri thức trực tuyến
M
Người 2 lần đoạt HCV Toán quốc tế nói về 'luyện gà nòi'
16:38 02/09/2015 GIÁO DỤC 2.5k Nguyễn Thế Hoàn đã có những chia sẻ thú vị về chuyện đào tạo học sinh "lấy vàng" kỳ thi Olympic quốc tế.
Luyện gà nòi? Đó là cụm từ được nhiều người dùng để nói những học sinh Việt Nam tham dự những kỳ thi Olympic quốc tế. Là cựu thành viên đội tuyển Toán Việt Nam, tôi muốn bày tỏ một vài quan điểm về vấn đề này.

Hàng năm, khoảng 40 học sinh Việt Nam dự thi quốc tế. Sau mỗi mùa thi Olympic, các đoàn học sinh Việt Nam thường đạt kết quả khá tốt. Một số người cho rằng, thành công là do chúng ta “luyện gà nòi” để chạy theo thành tích. Theo tôi, đó là cái nhìn phiến diện về giáo dục.

Đúng là giáo dục có thể thay đội bộ mặt nước nhà, nhưng để làm được điều đó, cần rất nhiều ban ngành cùng vào cuộc, phối hợp với nhau. Chỉ với những tấm huy chương quốc tế đâu có thay đổi được toàn bộ.

Không ít người cho rằng, việc học quá nặng cùng áp lực các kỳ thi, nhồi nhét kiến thức (nhưng thiếu sáng tạo) giúp có những giải cao trên đấu trường quốc tế. Họ so sánh với những cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc về cách học và thi: Học nhẹ hơn, không thi cử nhiều, học sinh thoải mái nên đó không phải "luyện gà nòi”.


Nguyễn Thế Hoàn (thứ hai từ phải sang) nhận bằng khen của lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Ảnh: Quyên Quyên.
Trực tiếp tham dự kỳ thi Toán quốc tế 2015, tôi làm quen một số bạn có chung niềm đam mê từ khắp nơi trên thế giới. Những gì họ phải trải qua để đến được với kỳ thi này thực sự làm tôi choáng vì quá…. phức tạp

Lấy nước Mỹ làm ví dụ, nhiều người nghĩ, học sinh Mỹ học rất nhẹ nhàng và họ chọn thành viên đội tuyển một cách tự nhiên.

Thực tế, họ phải trải qua nhiều kỳ thi lớn nhỏ. Đầu tiên, tất cả học sinh trung học được phép tham gia Olympic quốc gia, sau đó là kỳ thi AIME kéo dài hơn 3 tiếng. 250 học sinh với số điểm cao nhất, sẽ được tham gia kỳ thi quốc gia lần thứ hai (vòng 2).

Các thí sinh trải qua những vòng thi trước sẽ cùng nhau tập huấn trong trại hè toán diễn ra hơn một tháng. Hơn 20 người có thành tích cao nhất tiếp tục dự thi chọn ra nhóm TST (gồm 4 ngày thi), sau đó là kỳ thi RMM (rumanian master mathematic).

Sáu học sinh có tổng số điểm cao nhất (tính tổng tất cả những vòng thi) sẽ đại diện đội tuyển Mỹ tham dự đấu trường cao nhất của Toán học THPT. Như vậy, so với Việt Namvới chỉ hai vòng thi chính thức và hơn hai tháng tập huấn, tại sao chúng ta là “gà nòi”, còn họ thì không?

Cũng có những ý kiến, "gà nòi" là chỉ cách học lệch, tức là chỉ học tập trung một môn học nào đó mà bỏ bê những môn quan trọng còn lại. Tôi cho rằng, nên gọi hiện tượng này là “học đúng chuyên ngành”.

Hiển nhiên, chúng ta không dốc hết sức lực để theo đuổi những thứ hoàn toàn không hứng thú. Niềm say mê khao khát là động lực chính đáng nhất để theo đuổi thứ gì đó, như vậy chỉ tập trung học cái mình thích, thứ mình sẽ gắn bó sau này thì có gì sai.

Hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có cơ hội tiếp cận lại những kiến thức cấp ba ở bậc học cao hơn. Vậy tại sao lại không cho những đầu óc biết ước mơ, sống trong đam mê trong ba năm học ít ỏi bậc phổ thông?

Theo tôi, học toàn diện, nên định nghĩa là ngoài chuyên môn, học sinh nên biết đam mê những kiến thức xã hội, những hiểu biết trong cuộc sống và biết cân bằng giữa những kiến thức khô khan và vận hành thực tế. Chơi thể thao, nghệ thuật cũng nên là một phần của một người học sinh “giỏi toàn diện”.

Nguyễn Thế Hoàn
Hai lần đoạt HCV Olympic Toán quốc tế
Nếu đây đúng là bài viết của em Nguyễn Thế Hoàn - thần đồng toán học có bố mẹ là phụ hồ thì em hoàn toàn tin.
Nếu nói như cách của anh Tiến, theo kiểu giáo dục Mỹ, gia đình tự bỏ tiền ra để học sinh đi thi thì những gia đình như em Hoàn khi mà ăn còn chẳng đủ thì liệu có cơ hội để đưa con em mình đi thi đấu thể hiện tài năng không?
Cách làm của nước Mỹ có thể hay vì họ đã trải qua thời gian tích luỹ tư bản rất dài và khác hẳn môi trường VN nên so sánh như vậy rất phiến diện.
Bonus ảnh em Hoàn & gia đình sau khi nhận HCV toán quốc tế.
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Xin lỗi, cụ nói ngu bỏ mẹ, huy chương vàng môn toán chẳng hạn thì 1 kỳ thi có vài chục hcv 1 môn, nhưng trong thể thao thì chỉ có 1 hcv 1 nội dung thôi, mới lại người ta tập luyện cho thể thao thì chẳng có ích gì nhiều cho bản thân trong khi học giỏi thì ấm vào thân
Xin lỗi, em không tiép chuyện loại vô văn hóa.
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Nếu đây đúng là bài viết của em Nguyễn Thế Hoàn - thần đồng toán học có bố mẹ là phụ hồ thì em hoàn toàn tin.
Nếu nói như cách của anh Tiến, theo kiểu giáo dục Mỹ, gia đình tự bỏ tiền ra để học sinh đi thi thì những gia đình như em Hoàn khi mà ăn còn chẳng đủ thì liệu có cơ hội để đưa con em mình đi thi đấu thể hiện tài năng không?
Cách làm của nước Mỹ có thể hay vì họ đã trải qua thời gian tích luỹ ****** rất dài và khác hẳn môi trường VN nên so sánh như vậy rất phiến diện.
Bonus ảnh em Hoàn & gia đình sau khi nhận HCV toán quốc tế.
Mấy cái khoản đó ở Mỹ chẳng đáng bao nhiêu đâu cụ ạ, đầu tư đó hoàn toàn là đầu tư cá nhân cho con em, gia đình trung lưu ở Mỹ cũng đủ vì thông thường các coaches ở Mỹ đi luyện miễn phí (có phí do trường trả còn PH thì không mất xu gì, em đã nói chuyện trực tiếp với coaches của 2 colleges ở Mẽo, mấy ông này từng sang VN học hỏi về cách luyện của VN và chính họ nói với em là họ phục vì điều kiện ở VN là thua xa với họ). Ngay kể cả khi gia đình ở Mẽo không đủ, trường với các nhà tài trợ họ cũng bao được hết. Em hồi đi học grad, thì bọn luyện ACM Programming Contest ở ngay phòng bên cạnh, thấy chúng nó tốn mỗi tiền sưởi với tiền chạy máy tính chứ cũng chỉ có cái phòng, các ông thầy thay nhau vào, cày đến khuya, ăn cơm cafeterian như em chứ có nhân sâm gì đâu, khoản này trường mà không bao được thì provost cắm mặt vào WC tự giật nước. Thế nhưng ở VN tiền đó với mấy bạn nhà nghèo cũng chỉ là mơ thôi, NN không tài trợ thì các bạn ấy cũng nghỉ chứ kêu ai. Mấy ông đại gia ở VN như FPT thì giỏi chém gió, tiền đầu tư huê hậu thì không tiếc, bảo cho các cháu vài tỉ 1 năm đi thi thì cấm thấy mặt, có cơ hội lại chọc ngoáy. Ok, tiền các ông thì các ông muốn làm gì thì làm, vậy bọn nhóc nó có tí xương thì đừng cướp nốt.
 
Chỉnh sửa cuối:

thuhien98

Xe tăng
Biển số
OF-104189
Ngày cấp bằng
26/6/11
Số km
1,840
Động cơ
408,496 Mã lực
Chú Tuấn thi đấu chán quá. Chắc lại pháo xịt rồi!
 

ribina

Xe tải
Biển số
OF-41365
Ngày cấp bằng
23/7/09
Số km
402
Động cơ
470,311 Mã lực
Đã là olympic quốc tế thì đều là quy mô toàn hành tinh cụ nhé. Đều là đẳng cấp thế giới cả. Còn ý em thì không phải là anh Vinh không xứng đáng mà là quá xứng đáng và rất đáng tự hào. Nhưng em chỉ thấy buồn cho đất nước khi các đỉnh cao về trí tuệ tầm cỡ thế giới lại chỉ được thưởng 15tr/ 1 huy chương vàng olympic quốc tế thôi, như vậy cho thấy đất nước đối xử với đội ngũ tri thức ntn và qua đó những cụ nào ủng hộ cách đối xử này thì cũng đừng ngạc nhiên tại sao khoa học nước nhà không phát triển và cũng đừng đòi hỏi tri thức nước nhà phải phát minh ra cái này, cái kia nữa nhé.
Đẳng cấp ở thế giới học sinh nhưng thực ra cũng chưa là gì cả nếu so sánh với học sinh các nơi thực học thực làm. Sau đây là số liệu để cụ tự xem, cháu lấy ví dụ ở môn Vật lí mà cháu biết rõ. Theo thống kê của ban tổ chức Olympic Vật lí quốc tế năm 2016 ở Thụy Sĩ thì có 280 cháu tham gia, trong đó có 216 cháu được giải và HCV là 47 cháu. Nếu xếp thứ tự 123 để trao huy chương thì còn lâu lắm mới tới Việt Nam (thực ra kết quả năm nào cũng vậy). Cháu được điểm cao nhất của Việt Nam đứng thứ 32.
http://www.ipho2016.org/ipho2016/delegations-and-results/
Cụ để ý nhé: top đầu toàn Trung Quốc, Hàn Quốc. Ở một vài môn khác thì sẽ có cả Đài Loan cũng ngoi lên top 5. Theo hiểu biết của cháu ngoài Việt Nam thì có Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (có thể là Singapore) luyện gà để đi thi cái này. Nước Nga tổ chức đội như thế nào thì cháu không rõ.
ps: thêm một chút thông tin là gần đây có một số đoàn như Canada, Mỹ đã bắt đầu có học sinh gốc Trung Quốc tham gia trong đội (có lẽ là thế hệ F1, F2 của họ). Còn riêng Singapore thì đa số là học sinh gốc Tàu :D

Đấy là nói về thi cử. Nói về học hành ngay sau cái giải Olympic của các cháu thì đa số sẽ như sau: Đại học vào học lớp CNTN của trường KHTN, sau 1-2 năm thì đi du học. Điểm đến là Mĩ, Anh, Úc, Pháp....
Các nơi khác cháu không rõ, chỉ xin nói về trường ở Pháp mà cháu biết. Mỗi năm trường đón khoảng 4-5 học sinh Việt Nam học hệ kĩ sư. Trong các em này thì 99,99% là đạt giải quốc tế một trong 3 môn là Toán, Lý, Hóa. Những tưởng hoàng tráng lắm, nhưng mấy em học sinh của mình khi học cùng với 400 cháu người pháp và khoảng 100 cháu đến từ các nước khác mới thấy mình cũng thường thôi. Học sinh Việt Nam ở đây cứ 5 hay 6 khóa lại xuất hiện một em đặc biệt giỏi thuộc hàng top 10 trong trường. Còn đâu chỉ bình thường thuộc loại top 100-300 thôi.
 

Nino88

Xe container
Biển số
OF-318476
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
7,297
Động cơ
-697 Mã lực
Em thì không bàn về chuyện cụ Vinh, em ủng hộ thưởng mạnh cho cụ ấy, tầm HCV của cụ Vinh với VN thì ngang NBC cũng đúng thôi. Còn riêng bài của ông Tiến FPT mà cụ odaiba trích dẫn, em nói thật là ông ấy chẳng hiểu cái quái gì và nó phản ánh đúng tư duy xôi thịt của FPT. Em lấy wiki cho nó đơn giản nhưng các cụ có thể google các nguồn khác. Nói VN luyện gà chọi là đúng vì đội ngũ giỏi (SV giỏi, GV giỏi) ở VN không đông chứ éo phải các nước khác nó không luyện. Nhất là mấy cụ thích lôi Mỹ ra thì ở Mỹ nó luyện ác chứ không phải đùa. Các cụ chỉ đúng mỗi chỗ là CP Mỹ nó không đầu tư cái này vì thực ra các trường ở Mỹ đủ lo khoản ngân sách này hoặc có tài trợ. VN các trường mà có khả năng lo thì họ cũng chẳng cần nhà nước. Nói các bác không tin chứ có năm nhiều bạn trong đội tuyển con nhà đại gia thì bố mẹ các bạn ấy bao cả đội lẫn các thầy cần gì tiền của NN đâu. Các đại gia VN giàu đấy nhưng có lão nào bỏ nổi 3-4 tỉ cho các cháu có điều kiện tốt hơn để đấm đá với Tây hay không. Toàn nói phét nói lác. VN không thích luyện thì thôi, đội GV VN hiện nay kiếm hơi ác bằng cách qua Trung Đông luyện cho các bạn trùm đầu đấy, luyện đội tuyển VN khổ bỏ cm ra chứ sướng gì, năm nào éo có giải lãnh đạo nó chửi bỏ mịe. Làm éo gì có chuyện đi thi thố lại không có trò luyện gà, chẳng qua thằng có điều kiện thì nó luyện nom nhẹ nhàng, 1 năm nó thi đấu cọ xát chục phát, thằng nghèo như VN không tiền thì chỉ có cọ xát 1,2 lần là vào lò thôi. Còn coaches à, bọn coaches cho đội tuyển Mẽo toàn GS có mỏ đó chứ không phải đùa đâu.

Còn tất nhiên các cụ bảo thi mấy cái đó chẳng làm đếch gì, VN cũng chẳng vinh quang gì thì em không có ý kiến. Dĩ nhiên các em ấy có giải thì ấm thân các em ấy đầu tiên thôi, chứ thực ra nó không làm các cụ sướng run, lạnh toát vì hãnh diện như anh Vinh. Nhưng về long-term đội ngũ chuyên gia VN ở nước ngoài hiện nay phần đáng kể xuất thân như mấy cái thi HSG đấy, có điều chúng ta không dùng được họ thì cũng đành "duyên phận bẽ bàng tình nghĩa đôi ta có thế thôi".

https://en.wikipedia.org/wiki/American_Mathematics_Competitions
Cụ phân tích hợp lý, có chiều sâu,em riệu cụ rồi
 

QĐ85

Xe tải
Biển số
OF-155181
Ngày cấp bằng
3/9/12
Số km
304
Động cơ
-294,873 Mã lực
Chúc mừng anh, phần thưởng sứng đáng.............
 

24082010

Xe buýt
Biển số
OF-338791
Ngày cấp bằng
15/10/14
Số km
586
Động cơ
293,157 Mã lực
Em nghĩ nên thăng vượt cấp từ Đại Tá lên TT cho a Vinh các cụ ạ, thành tích đặc biệt xuất sắc, chắc phải trăm năm nữa VN cũng không có ai vượt được :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top