Em đề nghị các bác chốt xe và người lại để em sắp xếp cho hợp lý rồi mà chưa bác nào Cần phơm cả Em tạm chốt thế này nhé
CẢNH ĐẸP CHỐN ĐÈO MÂY
Từ hướng Tuyên Quang lên, còn cách Hà Giang chừng 35km, gặp ngã ba Tân Quang, rẽ trái, theo hướng này vượt 60 km đường đèo cao lũng thấp, vượt qua hai cái "cổng trời" thì đến Hoàng Su Phì
Mỗi ngày chỉ có một chuyến xe khách chạy tuyến này. Trong khi đó, với khách Tây balô thì đây là tuyến mới, lý tưởng để... cuốc bộ xuyên rừng. Còn dân nhiếp ảnh thì gọi đây là thiên đường của ruộng bậc thang. Có thể nói, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đẹp nổi tiếng nhất miền Tây Bắc.
Hoàng Su Phì, cái nhánh đất thuộc cao nguyên đá Hà Giang nhưng lại có cấu trúc địa hình đỡ khắc nghiệt hơn hướng Đồng Văn, Mèo Vạc. Ở đây, ít những đồi núi đá tai mèo; đất đai phì nhiêu hơn. Nhưng thế đèo núi thì không kém phần hiểm trở. Suốt hơn 60 cây số, phải vượt qua hai cổng trời dưới những đám mây chùng thấp trên đầu.
Thời tiết ở mạn cao này trung bình 18-20 độ, quanh năm sương mù nên người dân có thể trồng được cây chè rất ngon. Loại chè này đặc biệt khi sao xong, lá và búp thường có những đốm trắng, gọi là chè tuyết, uống hơi chát nhưng vị ngọt hậu, đằm và hương thơm sâu. Với những vị khách qua đường ở những quán cóc có thể được những người dân hiếu khách mời dùng chè tuyết miễn phí. Hít hà hương vị chén chè tuyết trong cái lạnh buốt chiều về lưng đèo, cảm nhận phần nào không gian sơn cước bạt ngàn.
Trên đường đi qua đèo Nậm Ty,xem giới thiệu về cây Ngọc an, một loại cây nhỏ phát triển mạnh phần rễ, rất thơm, mùi thơm có thể xua đuổi được cả muỗi, rắn rết. Ngọc an được bán trên những quán cheo leo đỉnh đèo.
Nhưng điều cảm thấy lạ lùng là con sông Chảy vừa phát xuất từ đỉnh Nậm Dịch đi được vài mươi eo núi đã phải nuôi sống biết bao con người, bản làng Tày, Mông. Người Tày ngày nay theo sông gom đá bán kiếm tiền. Người Mông thì đi bắn cá vào những mùa nước lớn. Cậu bé Mông 11 tuổi có thể bắn bằng phương pháp thủ công: lặn và dùng cung ngạnh tự chế để bắn vài ký cá trong một buổi sáng. Sông Chảy có độ dốc lớn, nơi sinh sống của loài cá bống núi nhỏ bằng ngón tay, thịt ngọt và chắc, chiên hoặc nướng lên ngon hết biết. Thực đơn ở quán Trung Hà - trung tâm Hoàng Su Phì còn có món cháo tẩu. Tẩu là một loại củ rừng độc, ăn sống có thể chết người. Nhưng nấu cháo thì ngon toát mồ hôi hột. Dĩ nhiên, với dân miền xuôi quen an toàn thực phẩm thì có thể vừa ăn món ngon vừa nhấp chén rượu sắn của người Tày để ngất ngất coi cái đời cũng nhẹ tựa mây...
Chiều xuống. Những đám mây chùng trên đầu. Nhưng những vệt nắng lưng đèo vẫn soi xuống những ruộng bậc thang vằn vện nhiều sắc màu. Hoàng Su Phì hiện lên vẻ đẹp hồn nhiên và diễm lệ như một thiên đường ẩn hiện trong mây. Những khoang ruộng hoa cải vàng ươm nối với thảm lúa xanh non, lại tiếp giáp với mấy vành đai nước chảy loang xuống chân ngọn đồi đẹp như tranh. Đến tháng 9-10 là mùa thu hoạch, những ruộng bậc thang ở trên cung đường này là những bức tranh thiên nhiên tuyệt vời của Tây Bắc. Nhiều nhóm nhiếp ảnh lên đây nằm vùng săn tìm cảnh đẹp mà quên về...
Thời gian ở Hoàng Su Phì trôi bằng tiết tấu chậm chạp và bình yên của một miền sơn cước vừa mở cửa hướng ra ngoài. Cả thị trấn có hai khách sạn tư nhân (Hoàng Anh, Thuận An) quanh năm đón chủ yếu là khách Tây balô đến khám phá văn hoá, thiên nhiên bản địa và những đoàn cán bộ đi công tác, nghiên cứu đầu tư du lịch. Chị Lan, mở nhà khách Hoàng Anh từ 5 năm nay cho biết, mỗi tháng khách sạn 10 phòng của chị đạt doanh thu 10 triệu đồng. Gần đây những đoàn khách balô xuyên rừng đến rất đông. Có hôm kẹt phòng, phải cho khách ở chen chúc.
Buổi sáng, người dân tộc Tày, Mông, Nùng kéo nhau từ các bản về bán măng, rau, gà, vịt trước con đường chừng 1 km xuyên thị trấn. Những người thiểu số sáng sáng ra chợ bán nạm cải vài nghìn đồng cứ thập thò ngại ngần trước những quầy tạp hoá lại khiến cho đôi mắt Hoàng Su Phì vẫn ẩn sâu một nỗi buồn khó tả. Dù vậy, du khách vẫn phải xuýt xoa trước cảnh đẹp, hương vị của những món ngon hay sản vật lạ của một chốn đèo mây.
THỬ MỘT LẦN ĐẾN VỚI CHỢ PHIÊN HOÀNG SU PHÌ
Nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, chợ phiên Hoàng Su Phì (Hà Giang) họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Hàng hóa trao đổi trong phiên chợ là những vật phẩm trong sinh hoạt hằng ngày như thực phẩm, rau quả, vải vóc, chỉ thêu, vật dụng làm nương rẫy...
Không sầm uất như chợ dưới xuôi, việc trao đổi mua bán diễn ra khá đơn giản để nhanh chóng nhường chỗ cho phần giao lưu tinh thần. Dăm ba quả trứng, vài chai mật ong, mấy trái su su... đổi lấy túi mì chính, viên pin, cái ô, ít chỉ khâu... nhưng chợ phiên vùng cao lại thấm đậm tình người bởi đến chợ chỉ là cái cớ để trai gái được gặp nhau, được ngắm nhìn, được khoe những bộ váy áo đẹp nhất. Nhu cầu trao đổi hàng hóa thì ít mà mong muốn được vui chơi, hẹn hò, tâm tình thì nhiều. Người dân đi chợ nhưng náo nức như đi hội. Vì thế, có những chàng trai, cô gái chuẩn bị xuống chợ từ đêm hôm trước để kịp giờ họp chợ.
Họ quan niệm đến chợ là phải mặc đẹp, quần áo phải mới tinh tươm nên họ dành những bộ quần áo đẹp nhất để vào chợ. Trên quãng đường đến chợ, họ vẫn mặc quần áo bình thường, đến gần chợ thì thay ra. Phiên chợ là nơi trai gái gặp gỡ làm quen, người già thì gặp lại bạn cũ, vợ chồng đưa nhau đi mua hàng, con trẻ háo hức được mẹ mua cho cái cặp, cái nơ..., là nơi lòng người được sống lại những kỷ niệm một thời. Đến chợ phiên Hoàng Su Phì, du khách sẽ ngập trong sắc màu sặc sỡ của váy áo và trang sức đặc trưng của các chàng trai, cô gái người Dao, Nùng và người Cơ Lao.
Nơi đông vui nhất trong phiên chợ có lẽ là cửa hàng bán rượu. Những can rượu ngô, sắn được bày bán rất nhiều. Cô gái người Dao với nụ cười óng ánh chiếc răng vàng ngọt ngào mời khách thử rượu. Ngon, ưng thì mua, không vừa miệng thì thôi. Nhưng cứ nâng chén cho mát lòng người bán hàng hiếu khách. Thế là đàn ông, đàn bà... đều nhấp môi cho ấm lòng, ấm tình người vùng cao.
Đến chợ phiên Hoàng Su Phì một lần, bạn sẽ nhớ mãi những tấm lòng hiếu khách. Men rượu lâng lâng mà lòng không muốn cất bước quay về bởi nụ cười vùng cao cứ vương vấn. Chỉ mong phiên chợ cứ dài mãi, dài mãi...
Trên những thửa ruộng bậc thang có thể nói đẹp nhất miền Tây Bắc này bắt đầu bước vào vụ mùa. Bà con các dân tộc bắt đầu đưa nước vào ruộng, cày bừa và cấy, có lẽ sẽ có nhiều khoảnh khắc đẹp đáng ghi nhớ.
phác hoạ chuyến offline Hoàng Su Phì với chương trình cụ thể như sau, mong được các anh các chị và các bạn nhiệt tình hưởng ứng :
Chương trình:
18hh chiều thứ 6 ngày 28/09/2007 xuất phát từ Hà nôi đi Hoàng Su Phì 12h đêm ngủ ở thị trấn Việt Quang cách Hà nội khoảng 250km, hoặc Tuyên quang Chờ bác Giao thông
Sáng thứ 7 đi từ Việt Quang vào Hoàng Su phì (66km) chuẩn bị đồ ăn trưa mang theo, chụp ruộng bậc thang, người Giao, người Nùng, Người Tày...
Tối ngủ tại thị trấn Vinh Quang- Hoàng Su Phì.
Sáng chủ nhật, chụp chợ phiên, qua thăm một bản người dân tộc, chiều về hà nội (10h đêm).
Giờ : 17h 30 tập hợp tại Cà fe Myway 24T2 Trung hòa nhân chính ( Phố Hoàng đạo Thuý ) muộn nhất là 18h30 kởi hành , đên Tuyên quang Quang ăn tối và có thể ngủ lại đó chờ bác Giao thông , phương án 2 là sau ăn tối di chuyển 65km nữa đến Bắc quang ngủ đêm tại khách sạn Quang vinh Sáng sau vừa đi vừa bắn phá chơi bời vào đến HSP và Sín mần.
Khi về có 2 phương án: 1.nếu toàn xe 2 cầu thì sẽ tuc hiện OFffroad sang Bắc hà và về đường yên Bai1. Đường này rất xấu, khó đi và Sedan ko thể đi được
2. Nếu có Sedan cùng quay về đường cũ
Về người và xe
1 xe Ranger : Pickup4wd , Dims + bạn , Zonzon
2.Xe Land béo : Vợ chồng Bộ dội + Kar + SAM + Hoang xuan thao
1 xe FE máy dầu : Beer + Meossachthiu + 3 người bạn
1 Sedan : thichbonbanh va Gia dình lên thứ 7
1 Sedan : Giao thong lên sau
Do vùng biên giới đề nghị các bác mang theo giấy tờ tuỳ thân đủ nhé