[Funland] Hoàng Sa - ngàn đời khắc ghi: Gặp lại người 10 lần đi Hoàng Sa

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
317
Động cơ
518,403 Mã lực
Ông Trương Văn Quảng - cựu quân nhân kỹ thuật cơ khí tàu hải quân - được ghi nhận là người ra Hoàng Sa nhiều nhất với hơn 10 lần.
Nhà trưng bày Hoàng Sa với đại kỳ và hình ảnh con tàu lịch sử - Ảnh: B.D.
Nhà trưng bày Hoàng Sa với đại kỳ và hình ảnh con tàu lịch sử - Ảnh: B.D.

Tròn 50 năm trước, vào ngày 19-1-1974 lịch sử bi hùng, quần đảo Hoàng Sa thiêng liêng thuộc chủ quyền Việt Nam phải tạm chia lìa Tổ quốc, nhưng trong tâm trí những nhân chứng cao tuổi lẫn thế hệ trẻ hôm nay và lớp lớp con cháu mai sau vẫn ngàn đời khắc ghi. Hoàng Sa vẫn mãi mãi ở trong trái tim từng con dân nước Việt.

Những ngày giữa tháng 1, ngôi nhà ông Trương Văn Quảng trên đường Hải Triều (TP Đà Nẵng) lại chộn rộn hơn. Ông là một trong những nhân chứng Hoàng Sa cuối cùng còn sống ở TP Đà Nẵng, là đầu mối cung cấp và đối chứng thông tin cho Nhà trưng bày Hoàng Sa.

Trong số những người từng sống, làm việc ở Hoàng Sa trước thời điểm lịch sử bi tráng ngày 19-1-1974, ông Trương Văn Quảng - cựu quân nhân kỹ thuật cơ khí tàu hải quân - được ghi nhận là người ra Hoàng Sa nhiều nhất với hơn 10 lần.

Ba tôi chưa bao giờ làm cái gì mà háo hức, vui vẻ và quên ăn quên ngủ như thế. Cái góc bàn kia, ổng cứ ngồi miết từ sáng tới tối, ngày này qua ngày để hì hục viết hồi ký gửi cho báo Tuổi Trẻ và mong kết nối được với bè bạn từng đi Hoàng Sa.

Bà Trương Thị Thùy Trang (con gái ông Quảng)
Còn sống ngày nào thì còn nhớ thương Hoàng Sa
Ông Quảng giờ đã cao tuổi, mắt yếu và tai nghe kém hẳn. Nhưng mọi dòng chữ ông đã viết gửi Nhà trưng bày Hoàng Sa, từng tấm ảnh chụp chân dung trong các đợt huyện Hoàng Sa đi ghi hình nhân chứng, ông đều nhớ mãi.

Cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa từ ngày công bố tới nay đã tái bản, chỉnh sửa hai lần. Nhưng mỗi lần giở đến trang giấy có bức hình và dòng hồi ký của ông Trương Văn Quảng, người đọc phải dừng lâu hơn.

Thăm và tặng tập tư liệu quý hiếm cho các 'nhân chứng Hoàng Sa'
Chuyện chưa kể sau những tấm ảnh đặc biệt - Kỳ 1: Bức ảnh quý của bác sĩ người Pháp về Hoàng Sa
Đưa triển lãm số về Hoàng Sa - Trường Sa vào trường học
Trong nhiều trang giấy viết nắn nót bằng tay được trích đăng, hình ảnh một quần đảo hoang sơ từ bình yên đến ngày bão lửa nổi lên được thuật lại chân thực, đầy cảm xúc.

Nay đã 84 tuổi rồi, ông Quảng ngồi tâm sự mà nước mắt cứ ứa ra. Ông bảo rằng buồn, thương và tiếc nuối nghẹn ngào...

Bà Huỳnh Thị Kim Lập, cán bộ Nhà trưng bày Hoàng Sa, nói rằng trong những trang hồi ký nóng bỏng về Hoàng Sa, câu chuyện ông Quảng chiếm nhiều trang giấy và ông cũng là người ra Hoàng Sa nhiều nhất.

Ông tốt nghiệp Trường Kỹ thuật hải quân Nha Trang ngành cơ khí máy tàu và biên chế trên tàu HQ400 thuộc hải đội hải vận hạm, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn năm 1958.

Giai đoạn này quần đảo Hoàng Sa còn thuộc sự quản lý của Việt Nam cộng hòa nên những chuyến tàu xuất phát từ Sài Gòn thường xuyên đi Đà Nẵng lấy hàng, đạn dược, nhu yếu phẩm rồi ra cung cấp kết hợp tuần tiễu ở quần đảo. Ông Quảng luôn có mặt trên những hải trình này và nhớ hết mọi hình ảnh về Hoàng Sa những ngày chưa phải rời xa Tổ quốc mình.

"Ấn tượng đầu tiên của tôi khi lên Hoàng Sa là cảnh hoang sơ, một cảm giác xa vắng trước nước trời mênh mông khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy cô đơn. Số nhân viên trên đảo được cung cấp thực phẩm, nước uống.

Điểm chung của mọi người lúc đó là dù thiếu thốn trăm bề về vật chất, tinh thần, nhất là thông tin đài báo, mọi thứ kham khổ nhưng cùng một ý chí bất khuất, quyết tâm bảo vệ vùng hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc", ông Quảng nhắc nhớ.

Người cựu quân nhân kỹ thuật này còn kể rằng mỗi lần ông cùng anh em thả hàng lên đảo, tàu lượn hai vòng tuần tiễu quanh Hoàng Sa thì luôn thấy rợp trời hải âu.

Anh em trên tàu thỉnh thoảng thả câu, tìm cái ăn thì mỗi lần kéo lên đều bắt được những con cá mú to bằng bắp chân.

"Cá, rùa biển, chim trời nhiều vô kể. Nước biển ở đó chảy rất xiết, mỗi lần chúng tôi thả dây câu xuống phải mất 60m mới tới đáy. Có lúc mồi bị cá mập ăn, mình buộc phải cắt dây câu. Cho tới giờ tôi chưa thấy bất cứ một nơi nào mà trù phú, giàu có tôm cá như vậy", ông Quảng tâm sự ký ức mãi mãi không quên.

Xây dựng bia chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa năm 1938 - Ảnh tư liệu

Cố gắng sửa chữa tàu để ra lại Hoàng Sa
Do công việc vận hành máy tàu, ông Quảng nói rằng mình may mắn được nhiều lần ra Hoàng Sa. Mỗi chuyến đi như vậy thường kéo dài vài tuần, ông Quảng mang cho mình một thứ từ đảo để về đất liền nhưng thời gian đã làm lưu lạc, xóa dấu vết tất cả.

Có một chuyện mà ông Quảng cũng như nhiều nhân chứng từng có mặt ở Hoàng Sa đều kể là những năm trước 1974, dù chạm mặt nhau thường xuyên ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng các tàu Trung Quốc đều rời đi khi gặp tàu quân sự Việt Nam tuần tiễu. Đây là một trong những chứng minh rất rõ ràng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sáng 19-1-1974, sau nhiều thời gian gầm ghè khiêu khích những người lính hải quân phía Việt Nam, đồng loạt các tàu chiến Trung Quốc đã khai hỏa và cưỡng chiếm Hoàng Sa. Ông Quảng xúc động tâm sự mình nhận được tin mất đảo khi đang lụi cụi sửa tàu trong xưởng máy gần bán đảo Sơn Trà.

"Khoảnh khắc bi tráng đó tôi vẫn nhớ như in. Mấy ngày trước đó thì có nghe chỉ huy thông tin tình hình ngoài đảo rất căng thẳng, đảo và tàu mình bị hăm dọa nhưng súng chưa nổ.

Lệnh chỉ huy yêu cầu toàn bộ xưởng phải tăng ca tốc lực, bảo dưỡng máy và sửa chữa lại toàn bộ tàu thuyền hư hại để sẵn sàng đợi lệnh.

Nhưng khi nhận tin Hoàng Sa mất thì tất cả đều sững sờ. Một cảm giác buồn, mất mát và tổn thương mãi tới giờ nhớ lại tôi vẫn muốn khóc", ông Quảng run run kể.

Ông Quảng kể rằng sau ngày đất nước thống nhất, ông về Đà Nẵng làm đủ nghề để nuôi bảy người con khôn lớn.

Với tấm bằng kỹ thuật máy tàu, ông từng làm công nhân kỹ thuật trong một công ty đóng tàu Đà Nẵng. Và trong lòng ông luôn canh cánh nỗi khắc khoải, nhớ thương Hoàng Sa, nơi mình đã trải qua ngày tháng tuổi trẻ trên đầu sóng ngọn gió, bãi cát vàng thiêng liêng của Tổ quốc.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,249
Động cơ
97,791 Mã lực
Để mất hoàn toàn HOàng Sa là lỗi của CHính quyền cũ; lúc đó vẫn còn được đánh giá là sức mạnh quân sự đứng thứ 4 thế giới. Các máy bay F4 được đánh giá là hiện đại hơn nhiều so với Mig-21 mà không thèm đánh lấy lại. Mỗi lần nghĩ đến mất Hoàng Sa mà cứ cay. HOàng Sa, TRường Sa là của Việt Nam!
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
317
Động cơ
518,403 Mã lực
Để mất hoàn toàn HOàng Sa là lỗi của CHính quyền cũ; lúc đó vẫn còn được đánh giá là sức mạnh quân sự đứng thứ 4 thế giới. Các máy bay F4 được đánh giá là hiện đại hơn nhiều so với Mig-21 mà không thèm đánh lấy lại. Mỗi lần nghĩ đến mất Hoàng Sa mà cứ cay. HOàng Sa, TRường Sa là của Việt Nam!
Cụ xem lại lịch sử sẽ thấy khác hoàn toàn. Không chỉ là những người lính tham chiến trực tiếp mà cả từ phía báo chí chính thống đã đăng trong nhiều năm qua.
Thực tế là chính quyền Cộng hòa Việt Nam (VNCH) đã quyết tâm giữ gìn Hoàng Sa trong nhiều năm. Kể cả khi T.Q đánh hơi và tìm cách chiếm đóng những năm 73, 74. Tuy vậy T.Q đã tính bài đi đêm mặc cả với Mỹ để đảm bảo khi T.Q chiếm Hoàng Sa thì Mỹ không can thiệp. Sau khi Mỹ bật đèn xanh cho T.Q về chuyện không can thiệp thì T.Q mới dám đánh.
Ngày 18,19/01 khi TQ cho mấy tàu ra đánh lực lượng hải quân của chính quyền Cộng hòa VN đã chiến đấu rất anh dũng khi bắn cháy hoặc bắn hỏng các tàu của phía TQ đồng thời quân số hi sinh cũng tương đối nhiều.
Kể cả khi bị lực lượng T.Q chiếm đảo xong, tổng thống Thiệu đã ra lệnh cho 100 máy bay chiến đấu chuẩn bị xuất kích để ra chiếm lại đảo nhưng khi phi đoàn chuẩn bị cất cánh thì có yêu cầu từ phía Đại sứ quán Mỹ không ra chiếm lại đảo. Vì thế số máy bay này đã phải nằm im hoặc quay về.
Nếu phía Mỹ không ngăn cản việc này thì với vũ khí thời điểm bấy giờ trên dàn máy bay chiến đấu của quân đội Cộng hòa VN dư sức bắn cháy, bắn chìm những tàu hải quân của T.Q thời điểm đó vì vũ khí mạnh hơn, vượt trội rõ ràng. Chưa kể là tinh thần quyết tâm gìn giữ biển đảo quê hương của những người con đất Việt.
Do đó có thể nói hải quân Cộng hòa VN đã chiến đấu anh dũng, hết mình để quyết tâm bảo vệ biển, bảo vệ đảo của Tổ quốc.
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
317
Động cơ
518,403 Mã lực

Diễn biến được coi là khởi đầu trận hải chiến vào ngày 11/1/1974, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Ngay lập tức, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc lên tiếng bác bỏ lời tuyên bố vô căn cứ và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc. Từ thời điểm này, liên tục có những diễn biến căng thẳng cả trên thực địa lẫn mặt trận ngoại giao đến khi cuộc nổ súng bắt đầu.


Ngày 15/1/1974, Hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam khi đổ bộ chiếm đóng các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Cam Tuyền.
10h, HQ16 đi tuần tiễu phát hiện trên đảo Cam Tuyền cắm cờ Trung Quốc và gần đó là một tàu đánh cá Trung Quốc màu xanh xám, mang tên Nam Ngư, số 402, có đại bác 25 ly. Tàu HQ16 đã dùng quang hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc rời đảo nhưng tàu này không trả lời. Chiều cùng ngày, tàu Trung Quốc mới rời khỏi đảo.
Ngày 16/1/1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc gửi công hàm cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để lưu ý tình hình căng thẳng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, xảy ra bởi lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Sáng sớm hôm đó, HQ16 đi tuần và phát hiện trên đảo Quang Hòa có chòi canh, vọng gác cao gắn cờ Trung Quốc cùng một chiến hạm Trung Quốc di chuyển quanh đảo. HQ16 yêu cầu tàu này rút lui nhưng không có tín hiệu trả lời. Đảo Duy Mộng không có người nhưng có hai tàu nhỏ của Trung Quốc ở gần bờ.
Trưa 16/1, HQ16 đưa 16 nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để thám sát, phát hiện có mộ và bia đã đề chữ Hán. Lúc 15h35, HQ16 ghi nhận tại Tây Nam đảo Cam Tuyền có hai tàu đánh cá Trung Quốc được vũ trang đại bác 25 ly, mang số 402 và 407.
Ngày 17/1, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa gửi công hàm cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề nghị ban bố mọi biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình.
Trên thực địa, lúc 11h, HQ16 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Vĩnh Lạc. Nhóm này có nhiệm vụ phá hủy các tấm mộ bia và tổ chức phòng thủ trên đảo.
15h cùng ngày, HQ16 đến đảo Cam Tuyền, án ngữ tại phía Đông Nam để yểm trợ cho HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên phía Tây đảo Cam Tuyền trong khi hai tàu Trung Quốc 402 và 407 đang ở phía Nam đảo Cam Tuyền.
18h, HQ4 phát hiện hai tàu Trung Quốc Kronshtadt 271 và 274 từ đảo Quang Hòa tiến về đảo Cam Tuyền. HQ4 đã dùng quang hiện yêu cầu các tàu này rời đi, tàu Trung Quốc cũng dùng quang hiệu trả lời rằng các đảo này thuộc chủ quyền của họ và yêu cầu chiến hạm Việt Nam Cộng hòa rút lui. Tiếp đó, các tàu này chạy quanh HQ4 và di chuyển chặn đầu chiến hạm, bất chấp quy tắc hàng hải quốc tế.
Ngày 18/1, một trong bốn tàu Trung Quốc rời đảo Quang Hòa tiến về HQ4 lúc 4h30. Nhưng sau khi HQ4 tiến sát tàu địch thì tàu này rút lui về phía đảo Quang Hòa. 8h45, HQ16 phát hiện thêm một tàu Trung Quốc di chuyển phía Đông Nam đảo Duy Mộng. Trên đảo đã thấy cờ Trung Quốc.
10h30, HQ4 hoàn tất đổ bộ đoàn 15 nhân viên cơ hữu lên tăng cường giữ đảo Cam Tuyền và rút tất cả 27 biệt hải trở về chiến hạm. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 407 tiến về phía HQ16.
15h cùng ngày, Đại tá Hà Văn Ngạc và HQ5 đến Hoàng Sa. Hải đoàn gồm HQ4, HQ5, HQ16 tiến về Quang Hòa với hy vọng có thể đổ bộ toán hải kích lên đảo. Hai tàu Trung Quốc 271 và 274 tiến tới chặn đường. Hai bên liên lạc quang hiệu, xác nhận Hoàng Sa là lãnh hải của mình và yêu cầu phía bên kia phải rời ngay lập tức. Với hành động cố tình chặn đường có thể gây đụng tàu, Hải đoàn trở về phía Nam đảo Hoàng Sa, tiếp tục theo dõi chiến hạm Trung Quốc.
19h15, HQ5 phát hiện thêm hai chiến hạm Trung Quốc loại T43 cải biến mang số 389 và 396.
23h, Đại tá Hà Văn Ngạc nhận lệnh tái chiếm đảo Quang Hòa một cách hòa bình. Vị Chỉ huy trưởng chia Hải đoàn ra làm hai phân đoàn đặc nhiệm: Phân đoàn một gồm HQ4 và HQ5 do trung tá Vũ Hữu San, chỉ huy với nhiệm vụ có mặt tại phía Nam và Tây Nam đảo Quang Hòa để đổ bộ hai toán hải kích và biệt hải. Phân đoàn hai gồm HQ10 và HQ16 do trung tá Lê Văn Thự chỉ huy với nhiệm vụ giữ nguyên vị trí trong lòng vùng đảo Nguyệt Thiềm để yểm trợ cho việc đổ quân. Nếu cuộc đổ bộ không thành thì các chiếm hạm sẽ dùng hỏa lực tiêu diệt hai chiến hạm chủ lực của địch (271 và 274), còn quân Trung Quốc sẽ là mục tiêu tấn công cuối cùng.
19/1/1974 - Cuộc đấu pháo 30 phút
7h sáng, HQ5 đổ bộ 22 hải kích lên bờ Tây Nam và HQ4 đổ bộ 27 biệt hải lên bờ Nam để tái chiếm đảo Quang Hòa nhưng thất bại trước hỏa lực quá mạnh của Trung Quốc. Cũng trong thời gian này, tàu Trung Quốc 402 và 407 tăng cường khoảng 2 đại đội lên bờ đông bắc đảo Quang Hòa.
8h50 và 10h, Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho đại tá Hà Văn Ngạc tấn công tối đa vào các đảo. Nếu địch bắn phá, dùng mọi khả năng để chống trả. Nhận thấy chỉ thị này sẽ bất lợi cho hải đoàn vì chiến hạm địch có toàn lực trong lúc hải đoàn Việt Nam đang bị phân tán nên đại tá Hà Văn Ngạc đề nghị Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải cho triệt hạ tàu địch trước. Tư lệnh đồng ý.
10h, Chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc ra lệnh rút hải kích và biệt hải. Các phân đoàn chuẩn bị tấn công tại các vị trí ấn định. Phân đoàn một gồm HQ4 và HQ5 đối đầu với hai hộ tống hạm 271 và 274 tại phía Tây Nam đảo Quang Hòa. Phân đoàn hai gồm HQ16 và HQ10 đối đầu với hai hộ tống hạm T43 là 389 và 396 tại phía Tây Bắc đảo Quang Hòa.
Cuộc tấn công của Phân đoàn 2 gồm HQ16, HQ10 diễn ra ở phía Bắc đảo Quang Hòa. Đúng 10h25, đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh tấn công các chiến hạm Hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa. HQ16 và HQ10 đứng yên, mọi ổ súng lớn, nhỏ từ mũi tàu ra sau lái đều nhắm bắn vào tàu Trung Quốc. Hải pháo giữa chiến hạm hai bên nã đạn trực tiếp không ngừng.
10h35, HQ10 báo cáo Đài chỉ huy trúng đạn, Hạm trưởng bị trọng thương, hầm máy bị cháy và ngập nước. Hạm trưởng HQ16 ra lệnh cho Hạm phó HQ10 là đại úy Nguyễn Thành Trí lên thay quyền chỉ huy. HQ10 vẫn tấn công ào ạt vào chiếc 396 của Trung Quốc đang tiến gần.
10h45, chiếc 389 bị trúng đạn bốc khói mù mịt.
10h55, chiếc 396 bị bắn không điều khiển được, đụng vào HQ10 rồi lại bật ra xa, bị trúng thêm đạn bốc cháy xoay vài lần rồi dạt vào bãi san hô Tây Bắc đảo Duy Mộng. HQ10 cũng bị thiệt hại nặng nề, bị trúng đạn và không thể điều khiển được.
Trong khi đó, HQ16 bị trúng đạn lạc của HQ5, hầm máy bên phải ngập nước, vài phút sau, tàu bị nghiêng. Phòng vô tuyến liên lạc truyền tin bị gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy không thể tiếp tục tham chiến, HQ16 rời khỏi lòng chảo, chạy về hướng Đà Nẵng.
11h10, HQ10 bị bỏ lại. Hạm trưởng và một số nhân viên tử thương. Hạm phó ra lệnh đào thoát.
Cuộc tấn công của Phân đoàn 1 gồm HQ5, HQ4 diễn ra ở phía Tây Nam đảo Quang Hòa. 10h25, hải pháo 76,2 ly của HQ4 ở sân mũi gặp sự cố ngay từ phút đầu tiên và phải chờ sửa chữa. Việc này đã làm đảo lộn các dự tính của đại tá Hà Văn Ngạc. Tuy vậy, HQ4 vẫn tận dụng hỏa lực còn lại, tiếp tục bám sát mục tiêu của mình trong tầm đại liên.
10h40, khẩu 76,2 ly của HQ4 ở sân lái sau bị hỏng bộ phận tấn công tự động nên phải điều chỉnh bằng tay, bắn từng phát một nặng nề và chậm chạp. Đại tá Ngạc đã ra lệnh cho HQ4 rút lui khỏi vòng chiến để sửa chữa và chỉ thị HQ5 yểm trợ cho HQ4 rút ra xa. HQ4 tuy bị trúng nhiều đạn nhưng máy móc chính và hệ thống truyền tin vẫn điều khiển tốt.
10h55, chiếc 274 bị trúng đạn, bốc cháy và dạt vào bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa. Đa số súng trên HQ5 bị trở ngại, trừ khẩu pháo 40 ly bên trái, máy siêu tần không còn liên lạc được, máy truyền tin trên đài chỉ huy cũng bị trúng đạn bể nát, đại tá Ngạc phải vào Trung tâm chiến báo dùng máy VRC46 để chỉ huy.
11h, chiếc 271 được chiếc 389 tiếp trợ, hợp lực quay lại tấn công HQ5. HQ5 bị trúng nhiều đạn nhưng phản công dữ dội khiến tàu địch thiệt hại nặng phải chùn lại.
Nhận được tin báo tăng viện của địch sắp đến, với tình trạng HQ10 không thể sử dụng, HQ16 nước vào hầm máy, tàu bị nghiêng, HQ4 và HQ5 trúng nhiều đạn chỉ còn hỏa lực rất hạn chế, Chỉ huy trưởng Hải đội đặc nhiệm ra lệnh cho HQ5 rút lui về hướng Đông Nam.
Hai tàu địch cũng bị hư hỏng nặng nên rút về hướng Đông Bắc Hoàng Sa. HQ5 cùng HQ4 rút về hướng Đông Nam và tiến về Đà Nẵng.
11h10, ba chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng hòa buộc phải rút khi lực lượng tăng viện Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc nhập vùng (tàu hộ tống 281, 282 đến nơi sớm nhất, khoảng 30 phút sau khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa rút). 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ16 bị kẹt lại đảo Vĩnh Lạc, 15 nhân viên cơ hữu thuộc HQ4 bị kẹt lại Cam Tuyền, các đảo của Việt Nam chỉ còn lực lượng quân đội trú phòng vệ, không còn hải pháo yểm trợ.
Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa kể từ thời điểm này rơi vào tay Trung Quốc.
30 phút đấu pháo trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 - Báo VnExpress
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
317
Động cơ
518,403 Mã lực
Diễn biến sau trận chiến Hoàng Sa
11h50 ngày 19/1/1974, hai chiến hạm tăng viện của Trung Quốc 281, 282 nhập vùng tiếp cứu các chiến hạm thiệt hại và nhân viên Trung Quốc bị thương, thiệt mạng. Hạm đội Trung Quốc tiếp tục sử dụng hải, lục, không quân tấn công và chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, bắt 50 tù binh (có 1 người Mỹ). Các tù binh này sau đó được trao trả vào ngày 17/2.
14h15 ngày 19/1/1974, HQ4 và HQ5 được lệnh quay lại Hoàng Sa tiếp cứu nhân viên đào thoát từ HQ10 đồng thời nhận được tin HQ16 sẽ được HQ6 hộ tống về Đà Nẵng.
17h20 ngày 19/1/1974, HQ4 và HQ5 gần đến Hoàng Sa thì nhận được lệnh trở về Đà Nẵng.
7h ngày 20/1/1974, HQ16 về đến vịnh Tiên Sa, cập cầu căn cứ hải quân Đà Nẵng.
7h30 ngày 20/1/1974, HQ4 và HQ5 cập cầu thương cảng Thống Nhất, Đà Nẵng.
Trong khi đó, ở trên bờ, 12h ngày 19/1/1974 Sư đoàn 1 không quân Việt Nam Cộng hòa nhận được lệnh chuẩn bị cuộc hành quân đánh bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa. Sáng 20/1, Kế hoạch không tập các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa hoàn tất và lực lượng tham chiến thuộc Phi đoàn 538 sẵn sàng chờ lệnh.
Trưa hôm sau, kế hoạch dội bom các chiến hạm Trung Quốc tại Hoàng Sa bị hủy bỏ.
 

laramoca

Xe hơi
Biển số
OF-873768
Ngày cấp bằng
26/12/24
Số km
156
Động cơ
11,115 Mã lực
Để mất hoàn toàn HOàng Sa là lỗi của CHính quyền cũ; lúc đó vẫn còn được đánh giá là sức mạnh quân sự đứng thứ 4 thế giới. Các máy bay F4 được đánh giá là hiện đại hơn nhiều so với Mig-21 mà không thèm đánh lấy lại. Mỗi lần nghĩ đến mất Hoàng Sa mà cứ cay. HOàng Sa, TRường Sa là của Việt Nam!
Mỹ nó bán VNCH có mà dám nếu bố ko gật
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
917
Động cơ
485,985 Mã lực
Cụ xem lại lịch sử sẽ thấy khác hoàn toàn. Không chỉ là những người lính tham chiến trực tiếp mà cả từ phía báo chí chính thống đã đăng trong nhiều năm qua.
Thực tế là chính quyền Cộng hòa Việt Nam (VNCH) đã quyết tâm giữ gìn Hoàng Sa trong nhiều năm. Kể cả khi T.Q đánh hơi và tìm cách chiếm đóng những năm 73, 74. Tuy vậy T.Q đã tính bài đi đêm mặc cả với Mỹ để đảm bảo khi T.Q chiếm Hoàng Sa thì Mỹ không can thiệp. Sau khi Mỹ bật đèn xanh cho T.Q về chuyện không can thiệp thì T.Q mới dám đánh.
Ngày 18,19/01 khi TQ cho mấy tàu ra đánh lực lượng hải quân của chính quyền Cộng hòa VN đã chiến đấu rất anh dũng khi bắn cháy hoặc bắn hỏng các tàu của phía TQ đồng thời quân số hi sinh cũng tương đối nhiều.
Kể cả khi bị lực lượng T.Q chiếm đảo xong, tổng thống Thiệu đã ra lệnh cho 100 máy bay chiến đấu chuẩn bị xuất kích để ra chiếm lại đảo nhưng khi phi đoàn chuẩn bị cất cánh thì có yêu cầu từ phía Đại sứ quán Mỹ không ra chiếm lại đảo. Vì thế số máy bay này đã phải nằm im hoặc quay về.
Nếu phía Mỹ không ngăn cản việc này thì với vũ khí thời điểm bấy giờ trên dàn máy bay chiến đấu của quân đội Cộng hòa VN dư sức bắn cháy, bắn chìm những tàu hải quân của T.Q thời điểm đó vì vũ khí mạnh hơn, vượt trội rõ ràng.
Chưa kể là tinh thần quyết tâm gìn giữ biển đảo quê hương của những người con đất Việt.
Do đó có thể nói hải quân Cộng hòa VN đã chiến đấu anh dũng, hết mình để quyết tâm bảo vệ biển, bảo vệ đảo của Tổ quốc.
thôi cụ ạ, càng bốc thơm càng lộ rõ bản chất tay sai bán nước, càng nặng mùi.
tay sai bán nước, cả 1/2 nước nó còn bán, thì xá gì một hòn đảo...

em giả sử năm 1979, khi ta đang hội quân từ CamPuChia về chuẩn bị nướng chả quân TQ ở Lạng Sơn, mà sứ quán Liên Xô cũng bảo cụ Duẩn là thôi bỏ Lạng Sơn đi, cụ nghĩ cụ Duẩn và BCT ta sẽ hành xử thế nào ?

Chiến thuật của Nhà nước mấy năm gần đây, do muốn tính pháp lý kế thừa liên tục, nên mới dùng từ "chính thể VNCH" và ít dùng từ "nguỵ", nó chỉ là chiến thuật trong đấu tranh về Hoàng Sa, Trường Sa.
Không liên quan gì đến nhận thức về bản chất của chính quyền này.
NHiều cụ muốn lật sử lại tưởng bở...
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,016
Động cơ
769,689 Mã lực
Lôi cái chuyện mấy anh cờ sọc đánh đấm ra con khỉ gì đâu mà giờ lôi ra kể, đánh trận cũng phụ thuộc, tác chiến cũng ko tự chủ, cái gì cũng phụ thuộc vào thằng quần hoa. Trang thiết bị tác chiến thì hiện đại, đầy đủ, ăn uống tẩm bổ béo khoẻ, đánh nhau thì toán núp sau lũ chư hầu quần hoa, tầm này kể lại chả ý nghĩa gì sất,
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,016
Động cơ
769,689 Mã lực
thôi cụ ạ, càng bốc thơm càng lộ rõ bản chất tay sai bán nước, càng nặng mùi.
tay sai bán nước, cả 1/2 nước nó còn bán, thì xá gì một hòn đảo...

em giả sử năm 1979, khi ta đang hội quân từ CamPuChia về chuẩn bị nướng chả quân TQ ở Lạng Sơn, mà sứ quán Liên Xô cũng bảo cụ Duẩn là thôi bỏ Lạng Sơn đi, cụ nghĩ cụ Duẩn và BCT ta sẽ hành xử thế nào ?

Chiến thuật của Nhà nước mấy năm gần đây, do muốn tính pháp lý kế thừa liên tục, nên mới dùng từ "chính thể VNCH" và ít dùng từ "nguỵ", nó chỉ là chiến thuật trong đấu tranh về Hoàng Sa, Trường Sa.
Không liên quan gì đến nhận thức về bản chất của chính quyền này.
NHiều cụ muốn lật sử lại tưởng bở...
Cụ í còn định kéo "dàn pháo phản lực lên cho chúng nó biết dân tộc Việt Nam không dễ bị chèn ép " thì phải 🙂
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top