[CCCĐ] Hoang đảo Bến En - Tại sao phải đi ngay và luôn..

Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ. Trước kia dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng phía Bắc có lát bậc đá lên xuống, gọi là bến nước. Nghe em Thức giới thiệu thì ngày xưa thời nhà Lê chiến tranh giếng này cung cấp toàn bộ nước ăn uống cho binh lính. Mãi chả cạn.

Các cụ để ý mé trái bức ảnh, phần bờ kè của giếng có một ô đá khác màu so với toàn bộ bờ kè, đó là đá gốc của giếng, còn những loại đá xung quanh là trùng tu mới làm lại. Đá gốc có tuổi đời gần ngàn năm.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Trước Ngọ môn có hai con nghê bằng đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân tảng đo được 78 cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa rộng 4,60m, bước gian bên rộng 3,50m.

Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đi đến đoán định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc khá quy mô.



Con Nghê này cũng làm từ hai loại đá khác nhau. Đá cũ và đá trùng tu. Nhìn hơi chắp vá tội nghiệp.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích 3.539,2m² (rộng 58,5m dài 60,5m).
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Đây là cây Đa thị, tức là bên ngoài là cây Đa, bên trong là cây thị, dưới đây là chuyện tình cây Đa thị:

Những người gắn bó lâu năm với khu di tích kể lại rằng, xưa kia chỗ cây đa đang áng ngữ là một cây thị, chim chóc thường về đậu trên cành thị mang theo quả đa về ăn nên hạt rơi xuống đất mọc thành cây. Sau này, cây đa mọc lên xanh tốt, bộ rễ phụ của cây Đa Thị rất đặc biệt, không vươn ra xa như các cây đa nhiều “gốc” khác mà ôm trọn gốc thị rồi hóa thành chung một gốc. Từ gốc đến ngọn đa cao chừng 20 m, gốc cây gần chục người ôm không xuể.
Cây thị sống trong lòng cây đa vẫn xanh tươi tốt lá, mỗi năm đều ra quả, tuy nhỏ, chát nhưng thơm lừng một góc trời. Đến năm 2007 cây thị già chết khô, nhưng đến nay vẫn còn một cành khô chĩa ra bên ngoài gốc đa.

Năm 2013, cây Đa Thị được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản bởi tầm vóc, sự độc đáo và giá trị lịch sử của nó.

Em đố các cụ nhìn thấy cây thị phía bên trái, góc trên.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi




Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao 1,80m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của điện bố trí hình chữ công I.

Sử ghi năm Bính Tý (1456) vua Lê Nhân Tông đích thân đem các quan về bái yết sơn lăng ở Lam Kinh, nhà vua đã lệnh cho các đại thần đặt tên các điện. Theo đó, điện phía trước gọi là điện Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là điện Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là điện Diên Khánh (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.

Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,80m, lối bên rộng 1,21m. Hai bên lối giữa trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc. Gọi là long hí châu (rồng giỡn ngọc trai).
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Chính điện đang trùng tu, tất cả các cây Lim đang làm ở đây đều là Lim Lào, duy nhất có cây Lim này là Lim Việt, nhưng quan trọng hơn là sự tích của cây Lim này, gọi là cây Lim hiến thân:

Cây Lim cổ thụ cao nhất nhì rừng Lam Kinh, khoảng 600 năm tuổi đang xanh tươi, khỏe mạnh bất ngờ trút hết lá ngay khi dự án phục hồi phỏng dựng Chính điện Lam Kinh được phê duyệt năm 2010. Đến khoảng nửa năm sau, khi cây chết cũng là lúc thiết kế thi công vừa hoàn thành. Người ta thoáng nghĩ đến việc hơn nửa thiên niên kỷ trước, cây Lim sinh ra là để xả thân làm nghĩa vụ phỏng dựng lại cung điện cho hậu thế.
Năm 2011, nhân dịp giỗ Bình Định Vương Lê Lợi, tỉnh Thanh Hóa đã làm lễ “phạt mộc” và phát hiện ra nhiều điều trùng khớp, ngẫu nhiên và kỳ lạ hơn nữa. Đó là thường các cây lim cổ thụ sẽ bị tiêu tâm (rỗng ruột), nhưng riêng cây lim này thì không, rất thuận lợi để làm trụ cột các tòa nhà lớn như công trình phỏng dựng Chính điện với quy mô 9 tòa nhà gỗ lim đồ sộ nhất Việt Nam.

Chưa dừng lại ở đó, sau khi gọt bỏ phần vỏ cây, người ta pha được 4 khúc gỗ lớn. Phần gốc cây làm được một cột cái, ngọn cây vừa với gương tảng cột quân, hai nhánh cây đủ làm một cột con và một thượng lương.

Với nhiều điểm trùng khớp đáng ngạc nhiên như vậy, đến nay cây Lim đang được chế tác để nhanh chóng hoàn thành hạng mục công trình trước năm du lịch quốc gia 2015 với các hoạt động diễn ra chủ yếu tại Thanh Hóa.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi




Đoàn em cũng vào thắp hương khu hậu cung phía sau. Chả hiểu sao cúng lễ kiểu gì em bị bỏng ở ngón tay chỏ phải, giờ vẫn chưa hết. Chắc các cụ quý quá nên tặng cho vết để nhớ các cụ đây mà.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Cây sui (Antiaris toxicaria) còn được gọi là cây thuốc bắn, được một số vùng phía Bắc nước ta dùng làm chăn, nhưng lại có độc tố khủng khiếp nhất. Từ xa xưa, các thợ săn dân tộc ít người ở miền núi đã biết dùng nhựa của loài cây này tẩm vào mũi tên săn thú rừng, chỉ cần một phát trúng đích thì ngay cả một con bò rừng cũng không có cơ hội sống sót!

Bị nhựa sui bắn vào mắt sẽ gây viêm sưng có khi mù, nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc với triệu chứng rầm rộ và rất nhanh: các cơ giãn ra trong đó có cơ tim, khiến nhịp tim chậm dần và ngừng hẳn, người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái.

Khi đi rừng, nếu bị nhựa sui bắn vào mắt hay dây vào vết thương, cần nhanh chóng rửa sạch, khẩn trương đưa đi cấp cứu.

Lại nhớ câu: Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng, hỏi em Thức thì em ý bảo vỏ cây này ấm lắm. Mình chắc chả có cơ hội đắp chăn sui với ai cả. :P
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi




Lăng Lê Thái Tổ được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam Kinh 50 m. Vĩnh Lăng được chọn đặt một thế rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế "hổ phục rồng chầu". Đối diện lại có sông làm "bạch hổ".

Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên và trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn bằng đá đục ở bên ngoài, có kích thước 4,4 x 1 m. Trước Lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch (bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai nghê, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ). Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 2m25 gọi là đường "thần đạo". Nhìn toàn cảnh lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh lăng) thật giản dị, gần gũi song rất tôn nghiêm và trang trọng.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Nghe nói có đại gia nào đó hiến tặng 4 con voi thế này và thêm cây ổi cười để cầu tự, mong sinh con trai. Mấy con voi ở đây bị dân du lịch khắc hoạ lên be bét, chán cho cái ý thức của người Việt mình.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Nằm phía bên phải khuôn viên lăng mộ vua Lê, cây ổi dáng huyền, mang thế rồng chầu đã gần trăm năm tuổi mùa nào cũng cho quả, khi chín thơm lừng vẫn được người trông giữ mang đến dâng lên mộ vua.

Năm 2001, cây ổi được phát hiện "biết cười" lần đầu tiên. Từ đó trở đi, khi có người bất kỳ lấy ngón tay khẽ sờ nhẹ lên thân cây, những đầu lá ổi rung lên bần bật như một phản xạ gây ngạc nhiên cho những người chứng kiến. Khi cù vào gốc, tất cả lá cây đều rung rinh như cười. Hơn thế, nếu nắm tay vào một đoạn thân cây, nhắm mắt lại, đa số mọi người đều có cảm giác lâng lâng, quay cuồng đầu óc và rung lắc như bị cành cây giật đi. Nhiều người sức yếu sau khi buông tay một lúc mới hết chếnh choáng. Khi tận tay, tận mắt mục sở thị điều lạ này, nhiều người tỏ ra thích thú và cho rằng đó là do dòng từ trường nằm ngay dưới gốc cây, nhưng không ít người sợ sệt, bàng hoàng chắp tay khấn vái.

Người dân địa phương gọi đây là “Mộc tinh” bởi có lẽ do sống lâu năm nên cây cũng giống người, có linh hồn và cảm giác. Những người gắn bó lâu năm ở đây nói rằng vùng đất đặt lăng mộ vua Lê Thái Tổ là nơi hội tụ linh khí của đất trời, vô cùng thiêng liêng. Đây cũng được coi là huyệt điểm quan trọng trong khu di tích Lam Kinh nên mới có hiện tượng như vậy bởi cây ổi này chỉ ở trong lăng mới có hiện tượng "cười", còn khi chiết trồng nơi khác thì không hề có hiện tượng ấy.

Cây ổi kỳ lạ này do ông Trần Hưng Dẫn, thôn Hành Thiện, Nam Định cung tiến năm 1933. Ông Dẫn vốn hiếm muộn con nên đã cầu tự trước mộ vua Lê Thái Tổ. Sau đó, mặc dù tuổi cao nhưng ông vẫn hạ sinh được quý tử nối dõi tông đường. Để tỏ lòng thành, ông cung tiến 4 tượng voi, 2 cây Long não và cây ổi để trồng trong khu lăng mộ. Đến nay, dòng tộc ông vẫn đang sinh sống ở Hải Phòng, mỗi đời chỉ có một người con trai (gọi là độc đinh).

Năm 2008, Bộ Khoa học Công nghệ cũng đã có đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gen của cây ổi ở Lam Kinh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Riêng lão Xebo sau khi nghiên cứu kỹ về cây ổi thì cứ tủm tỉm cười, em chả hiểu mô tê gì cả.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Nghe em Thức bảo anh chị cứ nắm thân cây và nhắm mắt lại thấy cảm giác khác liền như là mình đang hoà mình với cây ổi vậy. Em lập tức làm theo mà thấy có tí quay cuồng, chả hiểu thế nào.

 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Đây chính là khu vực cây Lim trút là để hiến thân. Nghe em Thức nói trước đây cũng có nhiều nhà dân lấy gỗ trong khu vực này về làm nhà, sau đó mấy nhà đó người trong nhà chả chết thì cũng trọng thương, nên vào một ngày nọ, họ mang hết cả gỗ làm nhà đến trả lại cho khu di tích, họ bảo dù muộn còn hơn không. Chính vì vậy cây cối trong khu vực này còn nguyên vẹn nhiều lắm.



Những đường mòn uốn lượn trong rừng, đi trên những con đường này có cảm giác rất là sảng khoái.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi


Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng1,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3,46m; rộng 1,9m; cao 0,94m kể cả đế.

Nhà bia được dựng lại năm 1961 nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê. Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ.

 

melissa

Xe hơi
Biển số
OF-11972
Ngày cấp bằng
8/12/07
Số km
126
Động cơ
527,988 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
2way.vn
Các cụ mợ đi tiền trạm chuẩn bị cho vụ j của of vậy ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top