[Funland] Hoàng Cơ Thạch - Người cưa đứt cột đồng Mã Viện

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,119
Động cơ
505,924 Mã lực
Cột đồng Mã viện gắn liền với bao truyền thuyết dân gian, giờ em mới biết Người đã cưa đứt cột đồng Mã viện là ai.
20 tháng Giêng - ngày kỷ niệm người cưa đứt cột đồng Mã Viện

Câu chuyện tóm tắt như sau: (Chỉ là một trong những truyền thuyết về cột đồng Mã Viện)

"Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 42 đến năm 43) Mã Viện, tướng nhà Đông Hán, dựng cột đồng ở biên giới - tương truyền là trên ngọn rú Rum (Lam Thành). Cột đồng có khắc dòng chữ "Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt" (Cột đồng gãy, đất Giao chỉ sẽ giệt vong) làm cho dân Việt vô cùng căm giận.Có vợ chồng nhà kia ngày ngày lên núi hái thuốc về sao chế, đem ra chợ bán, làm kế sinh nhai...

Một hôm, lên núi, họ phát hiện ra nơi trồng cái cột đồng đáng nguyền rũa. Hôm sau, họ mang theo cái cưa lên núi, và hai vợ chồng dốc sức kéo cưa, quyết hạ cho được cột đồng. Chẳng bao lâu, chiếc cột đã bị cưa đứt và bị ném xuống sông. Người trong vùng nghe chuyện đều cảm phục.

Về sau dân Châu Hoan nhớ công lao, bèn lập đền thờ, tôn vợ chồng họ làm Thành hoàng. Trong đền có thờ cả đôi quang gánh để nhắc đến nghề nghiệp cũ của thần. Tương truyền, ngôi đền ấy ở một xóm nhỏ bên bờ biển đông, sau này là đất phường Trung Ca, huyện Thiên Lộc".

Cho đến sau cách mạng (1945), ở thôn Trung Thịnh (tên mới của phường Trung Ca, nay thuộc xã Thịnh Lộc - huyện Can Lộc), vẫn còn ngôi đền thờ một vị thần có hiệu "Dực bảo trung hưng Linh phù bản cảnh Thành hoàng Linh ứng Đôn ngung tôn thần" là tổ sư nghề hát, nghề thuốc, và là " Người cưa đứt cột đồng Mã Viện".

Đền bị dỡ phát mấy chục năm trước đây do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức tôn trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.

Nhưng hiện nay, vẫn còn có 3 đạo sắc phong thần (vào năm đầu đời Thành Thái (1889), năm thứ 3 đời Duy Tân (1909) và năm thứ 9 đời Khải Định (1922), cùng bản thần tích do ông Cung Khắc Lược, cán bộ Viện nghiên cứu Hán nôm (Hà Nội) phát hiện từ kho sách của Viện, và dịch ra tiếng Việt gần đây.

Bản thần tích (chữ hán) đề là "Hà Tĩnh, Can Lộc huyện, Trung Thịnh thôn bản cảnh Thần hoàng sự tích" do vị hương lão họ Trần viết vào tháng giêng Thành Thái năm đầu (1889).

Về cơ bản, thần tích cũng giống với truyền thuyết dân gian trên, nhưng có chi tiết khác, và cụ thể hơn, đại để là:

"Tương truyền, thời Trung Nữ Vương, ở Dung Sơn (Dung viết Dung + Mộc = Cây Đa, ông Cung Khắc Lược phiên là rú Rum, gần với âm Rum), có vật yểm. Mã Viện muốn hại dân nước Nam, thường lập cột đồng tại các yếu địa. Đương thời ở thôn Trung Thịnh có chàng trai lực điện họ Hoàng tên Cơ Thạch, nhà nghèo, thân đơn chiếc, nhưng tính tình vui vẻ, ham thích hát ca. Ngày ngày, chàng lên Rum sơn, nơi bốn mùa cây cỏ tốt tươi, phong phú, là kho thuốc quý, hái thuốc về, trữ đầy cả gian nhà tranh, sao chế, đóng gói đưa ra chợ vừa bán, vừa cho, để giúp người bệnh và có tiền độc nhật.

Một hôm lên núi, chàng thấy có vật lạ; về hỏi các cụ già, mới biết đó là cây cột đồng chôn để yểm trấn. Hôm sau, chàng dậy sớm, mang theo cơm gạo, búa, cưa, vội vã lên núi quyết phá cho được cái vật đáng nguyền rũa kia. Chàng hì hục cưa từ sáng đến chiều thì cây cột đổ. Dân là biết chuyện đều hết sức thán phục.

Trong làng có phường hát, chàng họ Hoàng cũng nhập hội, quanh năm cùng vui vẻ hát hò, và vẫn làm nghề thuốc cứu người. Lúc về già chàng truyền nghề thuốc, nghề hát cho đám trai trẻ trong làng nên ở đây rất nhiều người giỏi thuốc, giỏi hát.

Ông già Hoàng Cơ Thạch không ốm đau, một hôm nằm ngủ thiếp đi và qua đời... hôm ấy là 20 tháng giêng. Dân làng vô cùng thương tiếc...

Hàng năm vào ngày này, họ làm giỗ ông, rồi về sau, dựng đền thờ, để tưởng nhớ công lao ông...

Nối nghiệp ông, cả làng ai cũng biết ca hát, và làm thuốc đem bán khắp trong vùng Nghệ - Tĩnh - Bình... nghề này sau cách mạng vẫn còn...".
Thái Kim Đỉnh
Nguồn: http://hophammientrung.vn
 

tica

Xe điện
Biển số
OF-330747
Ngày cấp bằng
11/8/14
Số km
3,802
Động cơ
55,252 Mã lực
Em thắc mắc là hồi đấy có lưỡi cưa tốt cưa được đồng rồi à?
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
Em thắc mắc là hồi đấy có lưỡi cưa tốt cưa được đồng rồi à?
Làm được mâu thì làm được thuẫn chứ cụ :)). Cột đồng bị ăn bớt nguyên vật liệu thì sao :))
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,022
Động cơ
551,235 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nếu thế thì nghề đồng nát ở ta lại tìm ra Tổ của tổ của tổ nghề rồi.
 

khoaquay

Xe container
Người OF
Biển số
OF-30827
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
6,433
Động cơ
527,218 Mã lực
Nơi ở
Nơi có nhiều rượu ngon và gái đẹp
Website
www.facebook.com
Nếu thế thì nghề đồng nát ở ta lại tìm ra Tổ của tổ của tổ nghề rồi.
Cưa rồi thế còn phần chôn dưới đất giờ móc lên bán nốt chưa lão nhỉ?
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,046
Động cơ
1,514,384 Mã lực
Em tưởng cụ Nguyễn Cơ Thạch chứ :D
 

Ali_3ba

Xe buýt
Biển số
OF-184654
Ngày cấp bằng
11/3/13
Số km
828
Động cơ
340,070 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
"Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 42 đến năm 43) Mã Viện, tướng nhà Đông Hán, dựng cột đồng ở biên giới - tương truyền là trên ngọn rú Rum (Lam Thành). Cột đồng có khắc dòng chữ "Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt" (Cột đồng gãy, đất Giao chỉ sẽ giệt vong) làm cho dân Việt vô cùng căm giận.
.................

Nối nghiệp ông, cả làng ai cũng biết ca hát, và làm thuốc đem bán khắp trong vùng Nghệ - Tĩnh - Bình... nghề này sau cách mạng vẫn còn...".
Thái Kim Đỉnh
Nguồn: http://hophammientrung.vn
Cụ ơi bài này nguy hiểm quá, sao nói "biên giới" Việt Nam lại ở Vùng Nghệ - Tĩnh - Bình vậy.

Em thì nghe một dị bản khác là không ông nào cưa đổ cái cột đó cả ( Mà thời đó không rõ là đồ đồng hay đồ sắt, kỹ thuật làm lưỡi cưa kim loại đã xuất hiện chưa).

Dị bản là: Dân mình vì lo lắng cột đồng bị gãy đỗ, mỗi người đi qua ném vào một hòn đá kiểu vun gốc để cột đồng chắc chắn hơn. lâu dần vun gốc nhiều quá thì cột đồng bị gập trong đất đá và mất dấu vết. Sau này bộ đội công binh rà phá bom mìn + Dân buôn sắt vụn phế liệu tìm kiếm mãi mà không ra. Hoặc tìm ra mà không công bố. Còn cụ Hoàng cơ thạch nếu đúng như truyền thuyết trên thì phải là Tổ nghề của ngành thu mua đồng nhôm sắt vụn phế liệu nói riêng hay ngành đúc nấu luyện ngày nay.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Người Việt chúng ta toàn tuyên truyền kiểu bơm thổi........nên ko làm việc gì có thực chất, thực tế
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,065
Động cơ
375,010 Mã lực
Cụ chủ cho cái gmap lên đây đi. Em đang rảnh chạy qua móc nốt cái đế đem bán nào.
 

Nora

Xe tăng
Biển số
OF-413722
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
1,960
Động cơ
235,420 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy thế nào ấy. Cột đồng chôn thì phải ở bên đất khựa bây giờ chiếm của các cụ nhà ta chứ sao lại vào miền trung
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
  • Người Việt chúng ta toàn tuyên truyền kiểu bơm thổi........nên ko làm việc gì có thực chất, thực tế
Thằng Tàu cũng thế thôi mà :)). Em nói thật có cái trụ đồng thật thì cũng bị thịt thôi, nghề đồng nát mình mạnh mà
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,139
Động cơ
339,838 Mã lực
Tuổi
44
Sử sách nhiều cái tương truyền để đời sau mất công tìm kiếm. Cột đồng mã viện, chấn long mạch của Cao Biền... tìm mãi chả ra. Đền Bạch Mã ở Hàng Buồm (HK, Hà nội) hình như cũng tôn thờ Mã Viện thì phải vì do người Hoa sống tại Hoàn Kiếm lập ra. Sau năm 79, người Hoa rời đi, tượng Mã Viện cũng được dời đi thì phải
 

nguyenx

Xe container
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
5,101
Động cơ
321,838 Mã lực
Cưa bằng liềm tin đã có từ thời ông cha và đang phát triển dực dỡ.Mừng lắm thay!
 

Hết xăng

Xe tăng
Biển số
OF-134139
Ngày cấp bằng
12/3/12
Số km
1,786
Động cơ
383,321 Mã lực


Ở Thượng hải có 1 toà nhà mang hình cây kiếm Katana. Người TQ cho rằng đó mang ý nghĩa trấn yểm của người Nhật với kt TQ. Để phá thế trấn này, người TQ xây lên toà nhà mang hình vỏ bao kiếm.
Ở ta, khi bà con phát hiện cột đồng Mã Viện. Cưa là sai sách vì ko phá đc thế trấ. Cách tốt nhất chúng ta cần làm là......dựng tượng chị đồng nát bên cạnh
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,119
Động cơ
505,924 Mã lực

thaison2008

Xe container
Biển số
OF-145444
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
9,645
Động cơ
434,840 Mã lực
Cột đồng Mã viện gắn liền với bao truyền thuyết dân gian, giờ em mới biết Người đã cưa đứt cột đồng Mã viện là ai.
20 tháng Giêng - ngày kỷ niệm người cưa đứt cột đồng Mã Viện

Câu chuyện tóm tắt như sau: (Chỉ là một trong những truyền thuyết về cột đồng Mã Viện)

"Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 42 đến năm 43) Mã Viện, tướng nhà Đông Hán, dựng cột đồng ở biên giới - tương truyền là trên ngọn rú Rum (Lam Thành). Cột đồng có khắc dòng chữ "Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt" (Cột đồng gãy, đất Giao chỉ sẽ giệt vong) làm cho dân Việt vô cùng căm giận.Có vợ chồng nhà kia ngày ngày lên núi hái thuốc về sao chế, đem ra chợ bán, làm kế sinh nhai...

Một hôm, lên núi, họ phát hiện ra nơi trồng cái cột đồng đáng nguyền rũa. Hôm sau, họ mang theo cái cưa lên núi, và hai vợ chồng dốc sức kéo cưa, quyết hạ cho được cột đồng. Chẳng bao lâu, chiếc cột đã bị cưa đứt và bị ném xuống sông. Người trong vùng nghe chuyện đều cảm phục.

Về sau dân Châu Hoan nhớ công lao, bèn lập đền thờ, tôn vợ chồng họ làm Thành hoàng. Trong đền có thờ cả đôi quang gánh để nhắc đến nghề nghiệp cũ của thần. Tương truyền, ngôi đền ấy ở một xóm nhỏ bên bờ biển đông, sau này là đất phường Trung Ca, huyện Thiên Lộc".

Cho đến sau cách mạng (1945), ở thôn Trung Thịnh (tên mới của phường Trung Ca, nay thuộc xã Thịnh Lộc - huyện Can Lộc), vẫn còn ngôi đền thờ một vị thần có hiệu "Dực bảo trung hưng Linh phù bản cảnh Thành hoàng Linh ứng Đôn ngung tôn thần" là tổ sư nghề hát, nghề thuốc, và là " Người cưa đứt cột đồng Mã Viện".

Đền bị dỡ phát mấy chục năm trước đây do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức tôn trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.

Nhưng hiện nay, vẫn còn có 3 đạo sắc phong thần (vào năm đầu đời Thành Thái (1889), năm thứ 3 đời Duy Tân (1909) và năm thứ 9 đời Khải Định (1922), cùng bản thần tích do ông Cung Khắc Lược, cán bộ Viện nghiên cứu Hán nôm (Hà Nội) phát hiện từ kho sách của Viện, và dịch ra tiếng Việt gần đây.

Bản thần tích (chữ hán) đề là "Hà Tĩnh, Can Lộc huyện, Trung Thịnh thôn bản cảnh Thần hoàng sự tích" do vị hương lão họ Trần viết vào tháng giêng Thành Thái năm đầu (1889).

Về cơ bản, thần tích cũng giống với truyền thuyết dân gian trên, nhưng có chi tiết khác, và cụ thể hơn, đại để là:

"Tương truyền, thời Trung Nữ Vương, ở Dung Sơn (Dung viết Dung + Mộc = Cây Đa, ông Cung Khắc Lược phiên là rú Rum, gần với âm Rum), có vật yểm. Mã Viện muốn hại dân nước Nam, thường lập cột đồng tại các yếu địa. Đương thời ở thôn Trung Thịnh có chàng trai lực điện họ Hoàng tên Cơ Thạch, nhà nghèo, thân đơn chiếc, nhưng tính tình vui vẻ, ham thích hát ca. Ngày ngày, chàng lên Rum sơn, nơi bốn mùa cây cỏ tốt tươi, phong phú, là kho thuốc quý, hái thuốc về, trữ đầy cả gian nhà tranh, sao chế, đóng gói đưa ra chợ vừa bán, vừa cho, để giúp người bệnh và có tiền độc nhật.

Một hôm lên núi, chàng thấy có vật lạ; về hỏi các cụ già, mới biết đó là cây cột đồng chôn để yểm trấn. Hôm sau, chàng dậy sớm, mang theo cơm gạo, búa, cưa, vội vã lên núi quyết phá cho được cái vật đáng nguyền rũa kia. Chàng hì hục cưa từ sáng đến chiều thì cây cột đổ. Dân là biết chuyện đều hết sức thán phục.

Trong làng có phường hát, chàng họ Hoàng cũng nhập hội, quanh năm cùng vui vẻ hát hò, và vẫn làm nghề thuốc cứu người. Lúc về già chàng truyền nghề thuốc, nghề hát cho đám trai trẻ trong làng nên ở đây rất nhiều người giỏi thuốc, giỏi hát.

Ông già Hoàng Cơ Thạch không ốm đau, một hôm nằm ngủ thiếp đi và qua đời... hôm ấy là 20 tháng giêng. Dân làng vô cùng thương tiếc...

Hàng năm vào ngày này, họ làm giỗ ông, rồi về sau, dựng đền thờ, để tưởng nhớ công lao ông...

Nối nghiệp ông, cả làng ai cũng biết ca hát, và làm thuốc đem bán khắp trong vùng Nghệ - Tĩnh - Bình... nghề này sau cách mạng vẫn còn...".
Thái Kim Đỉnh
Nguồn: http://hophammientrung.vn
Nghe cứ như cụ Bộ trưởng bộ ngoại giao ấy nhở
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,119
Động cơ
505,924 Mã lực
Cụ ơi bài này nguy hiểm quá, sao nói "biên giới" Việt Nam lại ở Vùng Nghệ - Tĩnh - Bình vậy.

Em thì nghe một dị bản khác là không ông nào cưa đổ cái cột đó cả ( Mà thời đó không rõ là đồ đồng hay đồ sắt, kỹ thuật làm lưỡi cưa kim loại đã xuất hiện chưa).

Dị bản là: Dân mình vì lo lắng cột đồng bị gãy đỗ, mỗi người đi qua ném vào một hòn đá kiểu vun gốc để cột đồng chắc chắn hơn. lâu dần vun gốc nhiều quá thì cột đồng bị gập trong đất đá và mất dấu vết. Sau này bộ đội công binh rà phá bom mìn + Dân buôn sắt vụn phế liệu tìm kiếm mãi mà không ra. Hoặc tìm ra mà không công bố. Còn cụ Hoàng cơ thạch nếu đúng như truyền thuyết trên thì phải là Tổ nghề của ngành thu mua đồng nhôm sắt vụn phế liệu nói riêng hay ngành đúc nấu luyện ngày nay.
Chỉ là một trong những truyền thuyết dân gian về cột đồng Mã Viện, Em cũng thắc mắc như Cụ.
 

thaison2008

Xe container
Biển số
OF-145444
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
9,645
Động cơ
434,840 Mã lực


Ở Thượng hải có 1 toà nhà mang hình cây kiếm Katana. Người TQ cho rằng đó mang ý nghĩa trấn yểm của người Nhật với kt TQ. Để phá thế trấn này, người TQ xây lên toà nhà mang hình vỏ bao kiếm.
Ở ta, khi bà con phát hiện cột đồng Mã Viện. Cưa là sai sách vì ko phá đc thế trấ. Cách tốt nhất chúng ta cần làm là......dựng tượng chị đồng nát bên cạnh
Cụ chuẩn đấy.thế nhớ trong thiết kế phải có cái xe đạp rách với hai cái rọ hai bên nhá!:D=))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top