[Funland] Hoài niệm cùng thế hệ 8x đời đầu với bộ truyện tranh Phong Thần xuất bản năm 1991

Các cụ 8x đời đầu trở về trước đã từng đọc bộ truyện này?


  • Tổng bình chọn
    73

Nhimxu11

Xe buýt
Biển số
OF-165958
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
504
Động cơ
339,059 Mã lực
E vừa mua lại bộ remake 550k in thành 5 cuốn dày xem cũng được các cụ ạ, truyện 9x giờ e sưu tầm đc kha khá rồi :D
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Suy diễn vớ vẩn
1/ Hồng Quân được xây dựng là một người có đủ uy nghiêm, chẳng cần phải ra tay, sự xuất hiện trong truyện cũng cực kỳ ngắn ngủi, nhưng chỉ cần vài lời nói cũng đủ làm 3 ông kia phải nghe lời, ngay cả Thông Thiên cũng phải nuốt cục giận mà đóng cửa không nhận học trò và từ đó đến hết truyện không còn bất kỳ đệ tử Triệt giáo nào xuất hiện. Tam Tiên cô chỉ là hàng đồ tôn mà phải để ổng ra tay thì còn xứng đáng là lão tổ không. Qua suy diễn của ông thì phải đi làm trò hèn hạ đi giết đồ tôn của mình, tự mình bôi bác cái uy nghiêm đó.
2/ 3 ông kia chưa hề trực tiếp phạm sát giới nhé thưa anh. Toàn là qua tay đệ tử hoặc thằng đánh thuê (Huỳnh Cân Lực Sĩ), anh đọc mà không hiểu gì cả.
3/ Lục Yểm được xây dựng là hình ảnh một đạo sĩ không thuộc tam giáo, nửa chính nửa tà nên không ai làm hại tính mạng được, đã không thuộc tam giáo thì đám kia lấy gì mà so, cái bầu phi đao của ổng chính là minh chứng cho điều đó. Điều này giống như hình ảnh Tiếp Dẫn và Chuẩn Đề, vì là theo tây phương Phật giáo nên hoàn toàn không sát sinh mà chỉ thu người về tu hành, Triệt giáo cũng không làm gì được
Chỉ chuyện một ông lão tổ uy nghiêm bị ông suy diễn thành một tay đạo sĩ quái gở là thấy nực cười rồi
🤣🤣🤣
1/Nếu theo ý của bác "phạm sát giới" tức là không được trực tiếp giết một ai đó thì Thông Thiên đâu có trực tiếp giết bất cứ đệ tử phe Xiển nào hay có tạo virus gì đâu để giết dân đen Tây Kỳ, toàn là đệ tử tự ý làm. Sao anh Quân lại phạt lỗi Thiên nhiều hơn anh Thỉ, anh Tử?. Mà như bác lập luận thế thì thời nay cựu vđv bơi lội Năm Cam đâu có trực tiếp giết Dung Hà sao bị kết án tử, là Hải Bánh chứ. Đến lượt Hải Bánh cũng kêu oan là do Hưng Mi nhon làm, sao kêu án tui chung thân?. Huống hồ ở trận CKHH, anh Thỉ trực tiếp đánh nhau với hai gái Bích Tiêu, Huỳnh Tiêu, thu pháp bảo xong thì bắt lại giao cho Thiên xử đệ là phải đạo. Đằng này sai đệ cầm ngọc bổ vỡ đầu, chôn sống con gái nhà lành. Lại thêm anh Tử huờ theo, không thèm trả pháp bảo cho anh Thiên. So với đệ là Quảng Thành Tử thì tính uy nghiêm còn không bằng. Vì Thành Tử giết Hỏa Linh Thánh Mẫu xong còn mang đồ về trả và tạ lỗi anh Thiên kìa. Nên cái uy nghiêm mà bác luận nó không áp được vào Phong Thần truyện.
2/ Nếu nói phạm sát giới theo đúng nghĩa thì Tiếp Dẫn Đại Sư cũng không thể vô can đâu. Bắt xong Quy Linh Thánh Mẫu sai đệ thả muỗi ra hút máu, Quy Linh chết mà không thu được muỗi về làm muỗi bay rợp trời sập cả 9/12 tòa sen ở Tây Phương Cực Lạc. Bác đọc lướt quá chả còn nhớ gì cả.
3/ Quay về ý 1 ý 2 thì anh Dẫn không thể tiếp tục làm Phật được vì tội nghiệp quá nặng.

Tóm lại, bác không bẻ được ý Lục Yểm là hiện thân của Hồng Quân nên cứ nói em suy diễn vớ vẫn. Em nghiền ngẫm PTDN đã vài chục năm và nhân vật Lục Yểm mới chỉ là một phát hiện mà chưa một ai nghĩ tới. Sự thật kinh hoàng về Phong Thần vẫn còn ở phía trước (theo đúng nguyên tác), muốn biết sự kinh hoàng đó ra sao xem những cò men sau sẽ rõ. Còn suy diễn như bên điện ảnh ở clip dưới đây, Hồng Quân còn là trùm thuốc nổ TNT, C4. Đinh Xuân Thu xài Sinh tử phù cũng thuộc loại khủng bố rồi, vậy mà gặp anh Quân còn phải quỳ dài dài:
 
Chỉnh sửa cuối:

diarrhoea81

Xe tăng
Biển số
OF-181025
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,343
Động cơ
349,565 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
E vừa mua lại bộ remake 550k in thành 5 cuốn dày xem cũng được các cụ ạ, truyện 9x giờ e sưu tầm đc kha khá rồi :D
Chúc mừng cụ được dịp hoài niệm về bộ truyện xưa :D
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
 

diarrhoea81

Xe tăng
Biển số
OF-181025
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,343
Động cơ
349,565 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Em chả thích cái bộ này, viết theo sử bọn khựa chả ra làm sao. Ngôn ngữ thì rặt tiếng địa phuơng nam bộ cũng chả ra làm sao.
Bộ này hay mà, tuổi thơ xưa đâu có nhiều lựa chọn, lúc đó đâu có khái niệm Tàu với khựa như bây giờ :D
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
 

Velociraptor

Xe tăng
Biển số
OF-457017
Ngày cấp bằng
28/9/16
Số km
1,143
Động cơ
188,883 Mã lực
Thái sư Văn Trọng có cặp roi trống mái, đánh ai ngã người đó, cả bộ tướng lẫn Khương Tử Nha cũng nếm mùi roi này. Chỉ có Dương Tiễn là miễn nhiễm:
“Đánh được vài hiệp, thái sư quăng roi trống lên, roi thần nhắm Dương Tiễn lao xuống, Dương Tiễn trân mình giơ đầu ra đỡ, roi thần đánh trúng đầu Dương Tiễn xẹt lửa tứ hướng, Dương Tiễn vẫn trơ trơ. Thái sư cả sợ vội thu roi về, đánh thêm vài hiệp rồi quay về bản trận, khua chiêng thu quân.”
 

diarrhoea81

Xe tăng
Biển số
OF-181025
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,343
Động cơ
349,565 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Truyện Phong Thần hay là vậy mà phim làm thì quá dở, lạm dụng kỹ sảo ánh sáng rất rẻ tiền
Có những bộ truyện chỉ hay khi đọc, còn xem phim lại ko đem lại cảm giác hứng thú & hấp dẫn như khi đọc! E thì chưa coi phim, mới coi truyện nên chưa do độ hay dở ra sao! Còn với nhiều bộ truyện khác từng xem thử trên phim như Doremon, Conan thì thật sự ko thấy có hứng thú chút nào, đọc cho trải nghiệm thích nhất b-)
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
 

diarrhoea81

Xe tăng
Biển số
OF-181025
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,343
Động cơ
349,565 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Thái sư Văn Trọng có cặp roi trống mái, đánh ai ngã người đó, cả bộ tướng lẫn Khương Tử Nha cũng nếm mùi roi này. Chỉ có Dương Tiễn là miễn nhiễm:
“Đánh được vài hiệp, thái sư quăng roi trống lên, roi thần nhắm Dương Tiễn lao xuống, Dương Tiễn trân mình giơ đầu ra đỡ, roi thần đánh trúng đầu Dương Tiễn xẹt lửa tứ hướng, Dương Tiễn vẫn trơ trơ. Thái sư cả sợ vội thu roi về, đánh thêm vài hiệp rồi quay về bản trận, khua chiêng thu quân.”
Ở 1 diễn biến khác, E lại thấy tình hình đi theo 1 chiều hướng khác ngược lại hoàn toàn! 2 roi trống mái gì đó của Thái sư bị Đả thần tiên của Tử Nha uýnh cho gãy rớt xuống đất, còn Thái Sư thì bị táng vô lưng đau quá, chịu ko nổi phải độn thổ đào tẩu kìa =))
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |

5.jpg


6.jpg
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,173
Động cơ
113,347 Mã lực
Lâu không thấy các cụ bàn, e lại ủn lên cho thớt khỏi trôi xa
 

Nam_Lamborghini

Xe đạp
Biển số
OF-594558
Ngày cấp bằng
14/10/18
Số km
35
Động cơ
130,250 Mã lực
Nơi ở
82 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
Website
vebiz.vn
Ở 1 diễn biến khác, E lại thấy tình hình đi theo 1 chiều hướng khác ngược lại hoàn toàn! 2 roi trống mái gì đó của Thái sư bị Đả thần tiên của Tử Nha uýnh cho gãy rớt xuống đất, còn Thái Sư thì bị táng vô lưng đau quá, chịu ko nổi phải độn thổ đào tẩu kìa =))
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |

5.jpg


6.jpg
Cụ có bản PDF ko ạ, cho e sưu tầm cùng cụ đc ko ạ
 

catmanal

Xe tải
Biển số
OF-315028
Ngày cấp bằng
7/4/14
Số km
446
Động cơ
-5,789 Mã lực
Các Cụ đọc thử Vi Ngã Trụ Vương, một phiên bản khác của Phong Thần - khá hấp dẫn đó a
 

mymemory

Xe đạp
Biển số
OF-497688
Ngày cấp bằng
15/3/17
Số km
33
Động cơ
187,968 Mã lực
Chao` cu.,

Bộ Thái Không Phi Thử là do nhà xuất bản Trẻ dựa trên truyện Astroboy mà vẽ lại, nhưng nét vẽ rất đẹp và thay vì có đôi tai nhọn nhọn như Boy Astro, bé Pi Thử lại có đôi tai chuột Mickey nhìn cute lắm. :")

Thái Không Phi Thử gồm 20 tập, phần đầu là cuộc đồ sát người máy của Nhiên Đăng (trời ơi, tên trùng với Nhiên Đăng Cổ Phật trong Phong Thần luôn).
Vào thế kỉ 22, trên thế giới có 7 người máy mạnh nhất lần lượt là Thiên Sơn Giáp, Phi Thiên Đạn, Thái không Phi Thử, Hải Long, Cương Pháo, Thiết Kỵ Sĩ, và Kim Thạch Nhân. Nhiên Đăng là một người tham mộng bá quyền đã cho gọi một nhà khoa học tài ba chế tạo ra rô bot Ngưu Ma Vương với sức mạnh vượt trội và ra lệnh cho y truy tìm 7 người máy kia để tiêu diệt hòng làm bá chủ thế giới. Với sức mạnh như chẻ tre cùng nguồn cưòng điện mạnh mẽ, cặp sừng nhọn, Ngưu Ma Vương đã lần lượt hạ gục 6 người máy kia, chỉ trừ Phi Thử. bác sĩ Nhân mã là cha đẻ của Phi Thử đã nâng cấp Phi Thử từ 10 vạn mã lực thành 100 vạn mã lực, đủ khả năng khống chế Ngưu Ma Vương. Trận quyết chiến ở Hoả Diệm Sơn, Ngưu Ma Vương bất ngờ để thua Bạo Lôi, một người máy anh em khác được chính vị bác học chế tạo ra mình xản xuất ra để khống chế Ngưu Ma Vương. Tội nghiệp cho họ Ngưu bị xé làm hai mảnh, sừng đầu bị chặt đứt.

Phi Thử đã tiêu diệt Bạo Lôi với 100 vạn mã lực của mình, báo thù cho Ngưu Kim Cương.

Phần 2 là cuộc chiến của Phi Thử hopwj tác cùng các người máy đặc nhiệm như Hồng Tù Trưởng, Sơn Trư Vương, Điện Ky Binh và còn 1 người nữa quên tên mất rồi, chống lại cuộc xâm lược của người Minh Tạo. Lần lượt các đặc nhiệm hy sinh khi đụng độ với người Minh Tạo số 6, nhân vật mạnh nhất trong nhóm Minh Tạo sát thủ. Trận đại chiến giữa Phi Thử và boss Minh Tạo đã kết thúc khi Phi Thử cứu sống con gái của boss, để trả ơn, boss Minh tạo đã lên cùng tộc người của mình lên phi thuyền rời khỏi trái đất và tìm kiếm một nơi khác để sinh sống.

Những phần còn lại thì ít thu hút hơn. :")))
hay qua cụ ơi, cụ có biết nơi xem bộ này nữa ko? cái link hoạt hình cũng die rồi
 

fadco

Xe container
Biển số
OF-48457
Ngày cấp bằng
11/10/09
Số km
5,653
Động cơ
541,172 Mã lực

Xedap4banh2

Xe tăng
Biển số
OF-547103
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
1,418
Động cơ
244,824 Mã lực
Đọc tranh cãi của 2 cụ GamCaoMayLanh và cụ khiconmtv em mới thấy anh Yểm ghê phết, mà anh này ko phải đệ anh Quân, vậy ngoài a Quân còn đầy anh bản lãnh phi thường ngoài xã hội, ít nhất là thầy a Yểm :). Những anh này nhúng tay vào chưa chắc anh Trụ và chị Kỷ đã mất nước cccm nhỉ
 

VascoReborn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746616
Ngày cấp bằng
16/10/20
Số km
433
Động cơ
61,119 Mã lực
Tuổi
25



Nhắc đến tuổi thơ, mấy ai trong chúng ta không liên tưởng ngay tới những hồi ức khó phai từng in sâu trong tâm khảm như hình với bóng suốt những tháng năm chập chững ngồi trên ghế nhà trường, thậm chí song hành đến suốt cuộc đời của mỗi người. Đó có thể là những trò chơi kinh điển mà hễ đả động đến, ai cũng muốn dòng thời gian như tạm ngưng trong chốc lát để được dịp hồi tưởng, ôn lại những khoảnh khắc từng khiến biết bao người thế hệ 7x, 8x ngày nay phải thoáng giật mình khi nhớ về thời điểm 3 thập niên về trước, điển hình như: điện tử 4 nút, bi lắc, ống phốc, bổ quay, pháo thăng thiên, tú bôi râu... đó cũng có thể là những thú vui từng đem lại cho chúng ta vô vàn những niềm đam mê tinh thần tưởng chừng không có hồi kết như: sưu tầm tem, nhặt xác pháo, căn ke hình vẽ nhân vật trên giấy qua những giọt dầu hoả từ những chiếc đèn dầu cổ lỗ sĩ năm nào... thậm chí đơn giản hơn đó có thể là những hình ảnh quen thuộc của các con đường, góc phố, những gương mặt thân thương, khó quên một thời... Tuy nhiên, thứ mình đề cập trong bài viết lần này không phải là những thứ từng khiến tuổi thơ của biết bao AE đã quên ăn quên ngủ, thậm chí từng nhiều lần cúp cua các tiết học trên lớp như đã liệt kê ở trên, mà là một món ăn tinh thần gần như không thể thiếu với thế hệ trẻ em ở bất cứ giai đoạn nào: Truyện tranh!


Đúng vậy! Nói đến thế giới truyện tranh, đây có lẽ là thứ sức mạnh vô hình cho phép tâm hồn trẻ nhỏ được dịp phiêu lưu, bay bổng trong trí tưởng tượng không giới hạn, được hoá thân cùng các nhân vật theo từng diễn biến câu chuyện, giúp chúng ta có được những phút giây thư thái sau những giờ học căng thẳng! AE nào cùng thời với mình (thế hệ đầu 8x & cả những năm cận kề trước & sau đó) chắc đã quá nhẵn mặt với những đầu sách đình đám của Nhật Bản & Trung Quốc như: “Tây Du Ký”, “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, “Thuỷ Hử”, “Dấu ấn rồng thiêng”, “Bảy viên ngọc rồng”, “ Thám tử lừng danh Conan”, cũng như loạt truyện từng đi vào ký ức không thể nào quên: “Đôrêmon”, “Teppi”, “Marưkô“, “Chú bé rồng”, “Bác sỹ quái dị”, “Cậu bé ba mắt”... Tuy nhiên, bộ truyện tranh mình muốn khơi gợi ký ức của AE trong topic này lại không phải là một trong những bộ truyện quen thuộc nói trên, mà là một tựa sách đã vô tình rơi vào quên lãng suốt bấy lâu nay với cái tên: “Phong Thần” (32 tập) do nhà xuất bản Long An từng phát hành năm 1991 (cách đây ngót 3 thập niên)...




Thời điểm xuất bản bộ “Phong Thần”, lúc đó mình đang học lớp 5 & đương nhiên không nằm ngoài phần đông những đứa trẻ bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn lạ kỳ đến từ cuốn truyện này. Mình không nhớ chính xác ngày ấy truyện được bán cố định vào thứ mấy trong tuần, chỉ biết rằng mỗi lần có tập mới là y như rằng mình lại ráng vòi bố mẹ cho kỳ được 100-200đ để ra tiệm ngồi thuê đọc! Giờ để lột tả, cắt nghĩa được hết thú vui cùng sự đê mê bất tận của lứa tuổi thiếu nhi thời bấy giờ với mảng truyện tranh thật sự là quá khó, nhất là qua những câu từ dạng văn viết như này! AE nào cùng thế hệ 8x đời đầu với mình hẳn sẽ không tài nào quên nổi cảm xúc chứa chan, nghẹn ngào thuở đó khi đưa những trang giấy thơm nức của cuốn truyện lên mũi để ngửi & hít hà. Cái cảm giác bồi hồi & đầy xao xuyến này có lẽ chỉ những người trong cuộc may chăng mới dễ dàng thấm & thấu hiểu được. Từng trang giấy mới ra lò với mùi hương đặc trưng như hoà quyện vào nhau, tạo nên một thứ hương vị rất riêng & vô cùng đặc sắc đến mức mỗi lần đưa lên mũi như chỉ muốn hít hà mãi không thôi. Ngày nay, số lượng đầu truyện được phát hành nhiều hơn rất nhiều so với thế hệ của mình những năm 198x & đâu đó cũng phảng phất ít nhiều mùi vị của giấy mới nhưng chắc chắn một điều rằng: trẻ em thời nay không bao giờ có được cái dư âm bồi hồi, nôn nóng đợi chờ cùng cảm giác đặc quánh rất riêng mà thế hệ 7x & 8x đời đầu từng may mắn được trải nghiệm. Nhớ mỗi lần ngồi thuê đọc ở tiệm sách gần khu C1 Nghĩa Tân, mình thậm chí không dám gập sách, chỉ rón rén, nhẹ nhàng & nín thở lật từng trang sách vì không nỡ để cuốn truyện bị quăn hay gấp nếp! Rồi cả cái cảm giác ngượng nghịu đến kỳ khôi khi phải đứng đọc ké người khác với lý do... cò không tiến! Lắm bận gặp người vô tư lự thì an nhàn đứng đọc một lèo đến hết cuốn truyện, thậm chí còn được ngồi ké ghế khi đọc nhưng đôi lúc sẽ nhận được những cái nhìn thiếu thiện cảm nếu đụng phải người khó tính, kèm theo đó là cảm giác tiếc hùi hụi vì không được coi cọp tiếp. Những cảm giác bồng bột cùng hương vị bồi hồi này, thiệt mình không biết nên gán bằng ngữ từ nào cho phù hợp & dễ hình dung nhất, có lẽ chỉ đơn giản nên gọi đó là: hương vị của tuổi thơ!




Một nét đặc trưng rất dễ nhận ra ở các cuốn truyện cổ xưa, trong đó “Chung Vô Diệm”, “Bàng Quyên Tôn Tẫn” hay “Phong Thần” là những minh chứng khá hùng hồn trong hằng hà cơ số những bộ truyện ngày ấy: đó là việc mỗi trang truyện được khắc hoạ duy nhất 2 khung hình bằng nhau kèm lời dẫn dưới dạng trần thuật xuyên suốt từ đầu chí cuối, thi thoảng đan xen vài câu nói trực tiếp của nhân vật & đặt trong ngoặc kép! Nhiều năm trở lại đây, người đọc đã quá quen với việc các trang truyện được chia thành nhiều ô lớn nhỏ khác nhau, thậm chí trong nhiều bối cảnh hình tượng nhân vật được vẽ tràn kín 2 mặt giấy do ý đồ khắc hoạ cận cảnh của tác giả, kèm theo đó là những lời đối thoại dạng bong bóng chát. Nhớ lại thời xưa, số lượng truyện tranh mỗi tập đâu như chỉ vài 3 chục trang, trong đó “Phong Thần” vỏn vẹn 34 trang (không bao gồm trang bìa & những trang giới thiệu), hy hữu lắm mới có bộ truyện dài hơn trăm trang, điển hình là bộ “Nam Du Huê Quang” mà hồi bữa đến giờ mình tăm tia, lùng sục miết trên Google nhưng chưa thấy bản scan của bộ truyện này xuất hiện ở bất cứ nguồn nào! Thời nay, số lượng page của mỗi tập truyện có lẽ ngót không dưới trăm trang, thậm chí cá biệt gần ngàn trang mỗi cuốn! Chính những điểm khác biệt cơ bản này đã dẫn đến sự chi phối, mức độ tập trung cũng như những tác động không hề nhỏ đến khả năng cảm nhận & hứng thú đọc của trẻ em giữa thời công nghệ 4.0 hiện nay với thế hệ 7x, 8x những năm 90 của thế kỷ trước khi đất nước vẫn đang oằn mình trong giai đoạn đổi mới!




Nói về nội dung của “Phong Thần”, đây là bộ truyện tranh xoáy vào việc đắm chìm trong tửu sắc của vua Trụ mà bỏ bê triều chính, nghe theo lời Đắc Kỷ (bị Hồ ly tinh nhập hồn) để sát hại trung thần khiến bá tánh, lương dân rơi vào cảnh lầm than, khổ cực. Trước viễn cảnh đất nước Trung Hoa cuối đời nhà Thương chìm trong loạn lạc, Võ Vương đã chiêu mộ hiền tài, hàng loạt binh hùng, tướng mạnh đã đứng về phía binh Châu để lật đổ nhà Thương hòng mang lại cuộc sống ấm no, thái bình cho thiên quốc. Bộ truyện “Phong Thần” mình đang chia sẻ cho AE trong bài viết này là bản scan dưới dạng ảnh JPEG, AE có thể qua ĐÂY hoặc qua ĐÂY để đọc, còn bộ truyện xuất bản dạng giấy ngày xưa thật sự quá khó tìm vì không mấy ai còn lưu giữ được bản gốc tới tận ngày nay. Thật tiếc, sau 3 thập niên từ thời điểm phát hành (1991), mình chưa thấy bộ truyện này được tái bản dù chỉ một lần, nên không ít AE thuộc hệ 7x, 8x đã vô tình quên đi sự tồn tại của bộ truyện tranh từng để lại dấu ấn sâu đậm với tuổi thơ như “Phong Thần”...




Cũng như vô vàn những đứa trẻ khác cùng thời, mình từng rất mặn mà với thú vui truyện tranh, lắm đêm vùi đầu trong chăn vờ nhắm mắt đợi ba má ngủ rồi lọ mọ thắp đèn dầu & lén lút đọc. Nhớ biết bao những buổi sáng liều mình trốn nhà từ sớm tinh mơ trước khi bố mẹ đi làm để qua nhà mấy đứa bạn trong khu tập thể cùng ngồi tán gẫu & đọc truyện dẫu biết khi về sẽ đối diện với hình phạt úp mặt vô tường hoặc lĩnh vài roi vô mông. Nói đến những kỷ niệm về truyện tranh, sẽ thật thiếu sót nếu quên hoặc cố tình không đề cập tới những lần mình tắc lẻn lấy tiền của ba má ra chợ mua truyện về đọc thâu đêm suốt sáng, thậm chí nhiều phen ngồi cả ngày chỉ để căn ke, tô vẽ lại những hình ảnh nhân vật mặc giáp, cưỡi ngựa, tay cầm binh khí để đem đến lớp & khoe với chúng bạn, đôi khi nổi hứng lấy hoạ báo của ba má để bọc vì sợ bụi bẩn, quăn mép, thậm chí lắm bận chạy tung tăng ngoài đường mà tự tưởng tượng như đang cưỡi Long Tu Hổ rồi tiện tay vung lên không trung như thể đang ném roi Đả Thần Tiên (bảo bối của Khương Tử Nha) hay quăng Hoả Long Phiêu (bảo bối của Hoàng Thiên Hoá) vào những kẻ xấu ở phía trước... Những kỷ niệm xưa cũ này có lẽ mình sẽ chẳng bao giờ quên được, chỉ là đôi lúc bâng khuâng nhớ đến những viễn cảnh ngày ấy lại khiến mình không tránh khỏi tâm trạng bồi hồi, lâng lâng mà không một ngòi bút nào có thể chấm phá hay lột tả hết bằng lời...




Với rất nhiều nhân vật được xây dựng dưới góc nhìn phản diện như: Trụ Vương, Đắc Kỷ, Văn Thái Sư, Bí Trọng, Vưu Hồn... người đọc cũng khó lòng quên được hình ảnh những con người theo phe chính nghĩa được khắc hoạ khá rõ nét trong suốt diễn biến chiều dài của câu chuyện như: Võ Thành Vương, Nam Cung Hoát, Hoàng Thiên Hoá, Trịnh Luân... cùng loạt các đạo sĩ nhiều năm tu luyện trên núi như: Nguyên Thỉ, Lão Tử, Thái Ất, Nhiên Đăng, Nam Cực Tiên Ông, Quảng Thành Tử, Xích Tinh Tử, Ngọc Đảnh chơn nhơn, Thanh Hư đạo nhân... Trong suốt 32 tập của “Phong Thần”, người đọc dễ dàng nhận thấy ở Trụ Vương - một vị vua lỗi đạo, vì tửu sắc mà ra tay sát hại rất nhiều trung thần, nghĩa sỹ như: Triệu Khải, Mai Bá (bị bào lạc đốt thành tro), cựu thừa tướng Thương Dung (đập đầu tự vẫn), Ngạt Sùng Võ, Bá Ấp Khảo (bị lóc thịt), Dương Nhậm (bị móc mắt, sau được Thanh Hư đạo nhân đưa về động Tử Dương, núi Thanh Phong dùng linh đơn chữa lành đôi mắt với khả năng nhìn thấu rõ mọi chuyện trên trời dưới đất), thậm chí ngay đến số phận của cha con Khương Hoàng Hậu cũng không tránh khỏi cái chết oan nghiệt dưới tay vua Trụ & Đắc Kỷ... Bên cạnh đó, người đọc cũng dễ dàng nhận ra những võ tướng từng chiến đấu dưới triều nhà Thương đã chịu đầu Châu để phạt Trụ cứu dân, một vài khuôn mặt điển hình có thể kể đến như: Sùng Hắc Hổ (tập 9), Hoàng Phi Hổ (tập 11), Thổ Hành Tôn, Đặng Cửu Công (tập 18), Tô Hộ, Trịnh Luân (tập 20-21), Hồng Cẩm (tập 22), Nguỵ Bôn (tập 23), Đặng Côn, Nhuế Kiết (tập 27)




Sau vài lần đọc lại bản scan bộ “Phong Thần” 32 tập với sự xuất hiện của hàng trăm nhân vật xuất chúng nhưng chỉ Khương Tử Nha, Văn Thái Sư, Hoàng Phi Hổ, Na Tra & Dương Tiễn mới là những người thực sự để lại trong mình những dấu ấn sâu đậm & cô đọng nhất...

1. Nói về KHƯƠNG TỬ NHA:

  • Ông này là đệ tử của Nguyên Thỉ (giáo chủ Xiển giáo) ở cung Ngọc Hư được phái xuống trần cứu thế & lập bảng Phong Thần - đây cũng là nội dung chủ đạo theo bám xuyên suốt trong cuốn truyện. Với tài coi bói trừ ma ếm quỷ, danh tính của Tử Nha lan khắp triều ca, thậm chí xém được vua Trụ cho làm Đốc công vì thông thiên văn, tường địa lý nhưng rồi cũng phải lội sông trốn chúa do quá bộc trực, thẳng thắn, can gián vua. Sau đợt này, Tử Nha buộc phải ở ẩn nơi Bàn Khô đợi vận.

  • Trong đợt hành quân về triều ngang qua núi Kỳ Sơn, Tây Bá Hầu Cơ Xương phát hiện một đứa trẻ ra đời giữa lúc sấm chớp giật lôi đình bèn nhận làm con nuôi & được ông Vân Trung Tử đặt tên là Lôi Chấn Tử đem về động Ngọc Trụ, núi Chung Nam nuôi dưỡng với nguyện ước sau này cho đầu Châu phụng chúa. Còn về Cơ Xương sau 7 năm bị giam cầm ở Dũ Lý được Trụ Vương tha bổng, phong là Văn Vương nhưng do quá ngán với cuộc sống triều ca, đặc biệt sau cái chết thương tâm của con trai là Bá Ấp Khảo nên đã vượt 5 ải, trốn về mảnh đất Tây Kỳ dưới sự trợ giúp của Hoàng Phi Hổ & cậu con nuôi Lôi Chấn Tử năm xưa. Cũng tại đây, Văn Vương đã gặp gỡ & mời được Tử Nha về triều, phong làm Thừa tướng, lúc này Tử Nha đã tròn bát thập (80 tuổi). Năm niên hiệu Trụ Vương thứ 20 tháng 11, Văn Vương lâm bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 97 tuổi, Cơ Phát lên làm chúa nước Châu, lấy hiệu là Võ Vương, phong Tử Nha làm Thượng Phụ & từ đây chính thức dần mở ra những cuộc binh biến chống lại nhà Thương.



  • Mặc dù đã trải qua vài chục năm tu luyện nhưng Tử Nha cũng không tránh khỏi một số lần mắc nạn, điển hình như vụ mất mạng do trúng hột châu Khai Thiên của Vương Ma (bằng hữu của Thái sư Văn Trọng) song được Văn Thù đạo nhân ở động Vân Tiêu ra tay cứu sống (xem tập 12). Còn ở tập 14B, Tử Nha rơi vào trận Lạc Hồn, bị Dao Tân trù úm đến ngày thứ 20 thì hồn lìa khỏi xác nhưng may được sự cứu giúp của Xích Tinh Tử cùng bùa phép của Lão Tử & Nam Cực Tiên Ông mới qua được kiếp nạn. Để rồi sau này thêm một lần nữa, Tử Nha chết dưới đòn roi của Triệu Công Minh (đạo hữu của thái sư Văn Trọng) nhưng tiếp tục được hồi sinh nhờ tiên đơn của Quảng Thành Tử (xem tập 15)



  • Với sự trợ giúp của thập nhị Đại tiên, Tử Nha cùng các tướng lần lượt phá 9/10 trận, cụ thể gồm: Thiên Tuyệt (chủ trận: Tân Hườn, phá trận: Văn Thù), Địa Liệt (chủ trận: Triệu Giang, phá trận: Cù Lưu Tôn), Phong Hầu (chủ trận: Đổng Toàn, phá trận: Từ Hàng đạo nhơn), Hàn Băng (chủ trận: Viên Giác, phá trận: Phổ Hiền chơn nhơn), Kim Quang (chủ trận: Kim Quang thánh mẫu, phá trận: Quảng Thành Tử), Hoả Huyết (chủ trận: Tôn Lương, phá trận: Thái Ất chơn nhơn), Liệt Diệm, Lạc Hồn, Hồng Thuỷ... Tuy nhiên đến trận cuối cùng là Hồng Sa thì ở phía Triệt giáo, thái sư Văn Trọng được sự trợ giúp của 5 tiên cô gồm: Hạm Chi, Thể Vân cùng 3 chị em gái của Triệu Công Minh (đồng môn của Văn Trọng) là: Huỳnh Tiêu, Bích Tiêu, Vân Tiêu đã bày ra trận Cửu Khúc Huỳnh Hà vô cùng lợi hại! Chỉ với bảo bối có tên “Hỗn nguyên đấu”, 3 chị em nhà Công Minh lần lượt khiến rất nhiều đạo sĩ, cao tăng bên binh Châu bị bắt. Trong trận Hồng Sa, theo tính toán của Nhiên Đăng, binh Châu cần một người phúc đức chí tôn như Võ Vương (chúa Châu) chịu kiếp nạn 100 ngày mới mong phá được, tuy nhiên khi đối mặt với 5 tiên cô đã nói ở trên trong trận Huỳnh Hà thì hầu hết các tướng tài như: Dương Tiễn, Mộc Tra, Kim Tra... thậm chí những đạo sĩ nhiều năm tu luyện như Lục Yểm, Xích Tinh Tử, Văn Thù, Phổ Hiền, Từ Hàng, Thanh Hư, Đạo Hạnh, Ngọc Đảnh, Thái Ất, Cù Lưu Tôn, Huỳnh Long... cũng không tránh khỏi thất thế, buộc phải chờ ngày hội tụ Phong Thần về núi tu lại, duy nhất Nhiên Đăng (nhờ hoá gió) & Tử Nha (nhờ cây Hạnh quỳnh kỳ) mới không bị sa vào trận Huỳnh Hà (xem tập 16)... Mọi chuyện đi vào bế tắc cho tới khi có sự xuất hiện của cặp huynh đệ: Lão Tử & Nguyên Thỉ Thiên Tôn (thầy của Nhiên Đăng) thì trận Huỳnh Hà mới chính thức bị phá, để rồi tạo tiền đề cho Nam Cực Tiên Ông cùng Bạch hạc đồng tử phá luôn trận Hồng Sa, cũng như tiễn đưa linh hồn chủ trận Trương Thiệu về với đài Phong Thần.



  • Trong suốt chiều dài diễn biến của bộ truyện tranh này, phần tóm lược của mình ở trên có lẽ cũng là phần mình thấy hồi hộp, gay cấn nhất vì không phải lúc nào cũng thấy hàng loạt các thần tiên, cao tăng với ngàn năm tu luyện được dịp tụ hội để giúp Võ Vương phá 10 trận như vậy! Thậm chí còn hấp dẫn & quyết liệt hơn cả đợt 12 vị tiên quy tụ ở ải Giới Bài để phá trận Tru Tiên, Vạn Tiên & Thái Cực Sanh Lưỡng Nghi tứ tượng của Thông Thiên giáo chủ (xem tập 25-26)! Đây có lẽ không đơn thuần là cuộc đấu đá, binh biến giữa nhà Châu vs quân Thương mà còn là sự đối đầu, đọ sức giữa 2 giáo phái là Xiển giáo vs Triệt giáo, trong đó phần thắng sau cuộc đụng độ nảy lửa này đương nhiên thuộc về phe Xiển giáo!



2. Nói về THÁI SƯ VĂN TRỌNG:
  • Mình thấy đây là một trung thần đúng nghĩa dưới trướng vua Trụ & là đệ tử của Kim Linh Thánh Mẫu ở cung Bích Du. Mặc dù chiến đấu cho nhà Thương nhưng Văn Trọng là một người biết phải trái trắng đen, dám nói dám làm mà không sợ mất lòng những kẻ xu nịnh như Vưu Hồn, Bí Trọng (vốn là những tay chân thân tín của Trụ Vương), thậm chí đến vua Trụ cũng phải kiêng nể! Điển hình nhất của đức tính bộc trực, khẳng khái của Văn Trọng có lẽ là tờ sớ gồm 10 điều do đích Thái sư trình lên vua Trụ sau đợt chinh phạt một số nước chư hầu phía Bắc, cụ thể gồm: 1. Phá lộc đài, 2. Bỏ bào lạc, 3. Lấp sài bồn, 4. Huỷ tửu trì, 5. Phá nhục lâm, đày Đắc Kỷ lập Chánh cung, 6. Chém Vưu Hồn, Bí Trọng, 7. Phát lúa gạo cho dân, 8. Sai sứ chiêu an Đông & Nam Bá Hầu, 9. Tìm người hiền lương, 10. Phong thêm quan Giám nghị!



  • Sau này khi đem quân chinh phạt Tây Kỳ, Văn Trọng được sự phò trợ của rất nhiều bậc kỳ tài trong giang hồ nhưng rốt cục vị tướng văn võ song toàn (trụ cột của nhà Thương) cũng không tránh khỏi hoạ sát thân dưới tay Vân Trung Tử (xem tập 17), đúng như người thầy Kim Linh Thánh Mẫu từng khuyến cáo khi vô tình nhìn thấy chữ “Tuyệt” trong tấm bia đá “Tuyệt long lãnh” (xem tập 13B). Trong vô số gương mặt những người từng chiến đầu cùng phe với Văn Thái Sư, mình thấy ấn tượng với một vài cái tên tiêu biểu như:
    • 4 đạo sỹ ở Cửu Long Đảo: Vương Ma, Dương Sum, Cao Hữu Càng, Lý Hưng Bá
    • 4 chủ trại ở núi Huỳnh Hoa: Đặng Trung, Tân Hườn, Trương Tiết, Đào Vinh
    • Ma gia tứ tướng ở ải Giai Mộng, gồm: Ma Lễ Thanh (với bửu bối là gươm Thanh Vân, Bạch Ngọc Kim Cang), Ma Lễ Hải (với bửu bối là cây Đờn tỳ bà), Ma Lễ Thọ (với bửu bối là con Hoa Hồ Điêu), Ma Lễ Hồng (với bửu bối là Hỗn ngươn tán)
    • Cùng một loạt những anh tài như: Đổng Toàn, Triệu Giang, Viên Giác, Tôn Lương, Trương Thiệu, Kim Quang Thánh Mẫu...



3. Nói về HOÀNG PHI HỔ:
  • Đây là một trong những võ tướng nổi tiếng về sự tận trung với truyền thống 7 đời phò thiên tử nhưng vì thời thế loạn lạc nên buộc phải phản chúa đầu Châu! Đây cũng là một trong những nhân vật hiếm hoi trải qua gần hết chặng đường phục hưng cứu dân độ thế dưới trướng Cơ Phát & Tử Nha. Mình vẫn còn nhớ cảm giác khi đọc đến đoạn Võ Thành Vương dẫn đoàn tuỳ tùng vượt qua 5 ải với nhiều kiếp nạn (tưởng chừng như đã an bài với số phận) trước khi chính thức diện kiến Khương Thượng, cụ thể gồm: 1. Ải Lâm Đồng (tướng trấn giữ là Trương Phụng), 2. Ải Đồng Quan (tướng trấn giữ là Trần Đồng), 3. Ải Xuyên Vân (tướng trấn giữ là Trần Ngô - anh của Trần Đồng), 4. Ải Giới Bài (tướng trấn giữ là Hoàng Cổn - cha của Hoàng Phi Hổ), 5. Ải Tuỵ Thuỷ (tướng trấn giữ là Hàng Vinh). Sau này Hoàng Phi Hổ cùng với Sùng Hắc Hổ, Văn Sinh, Thôi Anh, Tưởng Hùng lần lượt chết dưới tay Trương Khuê (xem tập 28) & bay lên đài Phong Thần, hợp thành Thần Ngũ Nhạc...



4. Nói về NA TRA:
  • Đây là con thứ 3 của tổng binh ải Trần Đường Lý Tịnh (sau Kim Tra & Mộc Tra), vừa sinh ra đã có khí thái khác thường (tay cầm Càn Khôn Quyện, lưng buộc Hỗn Thiên Lăng) được ông Thái Ất ở động Kim Quang đưa về nuôi dậy. Với bản tính ngang ngược, Na Tra liên tiếp gây hận thù với Long Vương Ngao Quảng & Thạch Cơ để rồi phải tự lóc thịt, mổ bụng để cứu thân phụ thoát cảnh trói bắt, tù đầy! Ở nhân vật Na Tra ngoài bản tính bốp chát, ngổ ngáo, mình vẫn thấy ánh lên nét khí thế hiên ngang, thẳng thắn, dám làm dám chịu, thậm chí sẵn sàng hy sinh tính mạng bản thân để đáp đền công ơn nuôi dưỡng với bậc sinh thành! Sau này, Na Tra được ông Thái Ất làm phép hồi sinh với thân xác từ các lá sen, cọng sen & hoa sen nhưng cốt cách khi xưa của Na Tra vẫn không khác biệt nhiều! Khi biết chuyện Lý Tịnh đập phá miếu thờ của mình, Na Tra vì lòng hận thù không nguôi đã rất nhiều lần tìm cách sát hại cha đẻ của chính mình, thậm chí chính người thầy Thái Ất lẫn Văn Thù quảng pháp Thiên Tôn (thầy của Kim Tra & Mộc Tra) cũng không thể khiến Na Tra lay chuyển & nguôi ngoai, chỉ đến khi rơi vào tay đạo sĩ Nhiên Đăng ở núi Linh Tựu thì Na Tra mới chịu quy phục & hoà giải với cha mình, còn Lý Tịnh cũng từ quan ở ẩn & đợi dịp theo phò chúa Châu. Về sau, Na Tra theo chân Khương Tử Nha cùng Dương Tiễn, Hoàng Thiên Hoá, Lôi Chấn Tử... lập được rất nhiều chiến công hiển hách bên cạnh các tướng soái khác…



5. Nói về DƯƠNG TIỄN:
  • Đây là nhân vật mình đặc biệt ấn tượng trong bộ truyện Phong Thần! Vốn là học trò của Ngọc Đảnh chơn nhơn ở cung Ngọc Hư, Dương Tiễn mang dáng dấp khá đặc biệt, không phải người tu hành cũng chả phải người trần tục. Mình ấn tượng không chỉ ở diện mạo bề ngoài với con mắt thứ 3 trên trán Dương Tiễn (tương tự Nhị Lang Thần trong “Tây Du Ký”), mà còn rất phục ở đức độ, tài năng cùng khả năng biến hoá khôn lường với thất thập nhị huyền công (72 phép biến hoá) đã nhiều lần lập công giúp binh Châu, trong đó điển hình là việc cùng Hoàng Thiên Hoá (con trai của Hoàng Phi Hổ) hạ được Ma gia Tứ tướng, giúp Tây Kỳ thoát khỏi cảnh bị vây hãm suốt hơn 2 tháng ròng (xem tập 13A-B). Không những vậy ở tập 19, Dương Tiễn & Na Tra còn là 2 trong số những người duy nhất trong thành Tây Kỳ không bị bầu thuốc ôn đơn của Lữ Nhạc đầu độc, nhờ vậy đã cứu sống được tính mạng của muôn dân với liều thuốc tiên của Tam thánh Đại sư. Ngoài ra, Dương Tiễn cùng một lần nữa lập công khi trừ khử ngựa quý Ô Yên, để rồi hợp sức cùng Dương Nhậm & Vi Hộ hạ sát Trương Khuê, trả thù cho cái chết của Thổ Hành Tôn cũng như sự mất mát của 5 thần Ngũ Nhạc (xem tập 28-29). Nhưng trên hết, chiến công hiển hách nhất mình thấy ở Dương Tiễn chính là việc diệt trừ bộ 3 yêu quái vô cùng lợi hại gồm: Thường Hạo (bạch xà), Ngô Long (rết chúa) & Viên Hồng (vượn bạch) (ở tập 30-31), chưa kể tiễu trừ được loạt quái thú đội lốt người như: Trư Tử Chân (heo rừng), Dương Hiển (dê núi), Đái Lễ (chó sói)...




DANH SÁCH TIÊU ĐỀ 32 TẬP BỘ TRUYỆN TRANH "PHONG THẦN"



  • Tập 1: Đắc Kỷ tiến cung
  • Tập 2: Đắc Kỷ hại Khương hoàng hậu
  • Tập 3: Tiếng sâm sanh dị nhân
  • Tập 4: Na Tra xuất hiện nơi ải Trần Đường
  • Tập 5: Tử Nha đốt quỷ hoá tỳ bà
  • Tập 6: Khương Tử Nha lội sông trốn chú
  • Tập 7: Văn Vương thương con mửa thịt hoá thỏ
  • Tập 8: Đắc Kỷ bày mưu hại Tỷ Can
  • Tập 9: Văn Vương phạt Trụ cứu dân
  • Tập 10: Hoàng Phi Hổ đánh ải Tuỵ Thuỷ
  • Tập 11: Võ Thành Vương ra mắt Tử Nha
  • Tập 12: Tứ Thánh phò Trụ đánh Tây Kỳ
  • Tập 13A: Bốn tướng cậy phép vây thành
  • Tập 13B: Bốn tướng cậy phép vây thành
  • Tập 14A: Khương Tử Nha bị trù trốn bay về trời
  • Tập 14B: Khương Tử Nha bị trù trốn bay về trời
  • Tập 15: Quảng Thành Tử phá trận Kim Quang
  • Tập 16: Trận Hồng Sa, Võ Vương lâm nạn
  • Tập 17: Tử Nha cướp trại đuổi binh Thương
  • Tập 18: Tử Nha lập mưu bắt Thiền Ngọc
  • Tập 19: Tử Nha gặp Lữ Nhạc
  • Tập 20: Ân Hồng nát thây trên thái cực đồ
  • Tập 21: La Tuyên nổi lửa đốt Tây Kỳ
  • Tập 22: Đàn Kim Đài, Tử Nha bái tướng
  • Tập 23: Khổng Tuyên ra tài bắt tướng
  • Tập 24: Thổ Hành Tôn trộm thú Dư Nguyên
  • Tập 25: Trận Ôn Hoàng bị quạt màu phá tiêu
  • Tập 26: Trận Vạn Tiên, Triệt giáo sa cơ
  • Tập 27: Hai vị chư hầu đầu Thánh chúa
  • Tập 28: Ngũ nhạc trở về Thiên Tào
  • Tập 29: Trụ Vương chặt chân lương dân xem tuỷ
  • Tập 30: Tử Nha lập kế thiêu Văn Hoá
  • Tập 31: Nữ Oa đón thâu Đắc Kỷ
  • Tập 32: Lầu Trích Tinh, vua Trụ thiêu mình
Hình ảnh vài bộ truyện tranh khác từng đi vào ký ức của thế hệ 7x, 8x đời đầu (ảnh mạng)

9. Đôrêmon.jpg

Truyện tranh "Đôrêmon" quá nổi tiếng, từng được xuất bản lần đầu vào năm 1992


10. Hesman.jpg

"Dũng sỹ Hesman" từng gắn liền với tuổi thơ thế hệ 8x trong giai đoạn 1992-1997


11. Nam Du Huê Quang.jpg

Truyện tranh "Nam Du Huê Quang" nổi tiếng do tác giả Kim Khánh phóng tác


12. Tây Du Ký.jpg

Dù chỉ vỏn vẹn 2 tập nhưng "Tôn Ngộ Không tầm sư học đạo" giờ thuộc diện sách siêu hiếm


13. Tây Du Ký.jpg

Đã quá lâu rồi chắc nhiều người thuộc thế hệ 7x, 8x đời đầu không được nhìn lại những hình ảnh thân thương, quá đỗi quen thuộc của bộ truyện tranh từng đi vào ký ức của ngày xưa: "Tây Du Ký"


14. Tam Quốc Chí.jpg

23 tập truyện "Tam Quốc Chí" trong ảnh có khiến AE thế hệ 7x, 8x thấy bồi hồi & bâng khuâng?


15. Tiết Đinh San chinh Tây.jpg

"Tiết Đinh San chinh Tây" - bộ truyện tranh giờ tìm đỏ mắt cũng khó kiếm được



  • Bài viết có sử dụng một số hình ảnh trên mạng
Đọc hêt rồi, toàn các nhân vật Đạo giáo. Sau lên thiên đình làm quan hết, rồi đập nhau với tôn ngộ Không nữa
 

VascoReborn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746616
Ngày cấp bằng
16/10/20
Số km
433
Động cơ
61,119 Mã lực
Tuổi
25
Em biết. Hậu Tây du ạ.
Hì hì
1. Tôn Ngộ Không gây sự, đại chiến trên bàn cờ
2.Đỉnh Thanh Sơn, Long hổ tranh hùng
3.Tôn Ngộ Không mời Trư Bát Giới lần thứ hai
4. Phật Di Lặc trổ tài, Tôn Ngộ Không đốt chùa
5.Uy thế Tôn Ngộ Không vang lừng 18 vịnh
6. Tôn Ngộ Không trở về tiên giới, tiếp tục quy y
FB_IMG_15880008038734074.jpg
1 bầu trời tuổi thơ qua những nét vẽ
 

Jasonduong

Xe đạp
Biển số
OF-698509
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
11
Động cơ
97,010 Mã lực
Tuổi
39
hay qua cụ ơi, cụ có biết nơi xem bộ này nữa ko? cái link hoạt hình cũng die rồi
Truyện thì khó mà tìm lắm cụ ạ, quá xưa rồi. Gần 30 năm chứ ít gì nè.

Còn link hoạt hình thì vẫn works cụ nhé. Mình mới kiểm tra lại.

 

AnGiang75

Xe hơi
Biển số
OF-469489
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
161
Động cơ
-51,842 Mã lực
Em chỉ đọc phong thần chuyện chữ thôi, chuyện tranh mãi về sau mới có
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top