Em hay đọc báo thấy người ta viết về 1 loại hoa rất gần gũi, nhưng mỗi người gọi một tên khác nhau. Đó là hoa Dâm bụt, nhưng nhiều người gọi là Râm bụt. Tóm lại là Dâm hay Râm các cụ nhỉ?
và kèm theo những bức ảnh như thế này:Ngọc nữ đẹp "kiêu kỳ" giữa vùng hoang vu, qua "ống kính hoa Râm bụt"
Hoa này chắc chắn là Dâm bụt rồiEm lấy ví dụ, một bài báo viết:
và kèm theo những bức ảnh như thế này:
hoặc là như thế này:
Trong chương trình Chiếc nón kỳ diệu (cách đây khá lâu rồi), có một ô chữ hỏi về tên một loài cây lá răng cưa, có hoa khá đẹp, hay trồng làm bờ giậu ở nông thôn, gồm 6 chữ cái tạo thành.
Trước đó, người chơi đã giải được 5 ô, là: Ø, Â, M, B, U, T; chỉ còn ô đầu tiên chưa mở. Tiếp đó, một anh chàng đến lượt đã hăm hở đọc ngay: Chữ R (với lời giải là RÂM BỤT). Nhưng MC Long Vũ lúc đó đã làm cả khán phòng (và có lẽ nhiều người xem) ngạc nhiên khi bác bỏ thẳng thừng: Không có chữ R! Kết cục là quyền trả lời thuộc về người tiếp theo và người chơi may mắn này đã không khó khăn để đổi chữ R thành chữ D (DÂM BỤT). MC Long Vũ giải thích rằng “DÂM BỤT mới là đáp án đúng của chương trình...”. Tuy nhiên, nhiều người xem hôm đó vẫn thấy tiếc cho anh bạn đã chỉ ra chữ R và cảm thấy sự biện hộ của “nhà đài” chưa thực sự thuyết phục.
Ngay sau đó, Viện Ngôn ngữ học chúng tôi đã nhận được ý kiến của một số bạn, hỏi về trường hợp RÂM BỤT/DÂM BỤT này. Để chắc chắn, bản thân tôi đã vào ngay Phòng Tư liệu của Viện để tra lại qua các hộp phiếu thống kê. Kết quả là từ này tồn tại 3 cách viết: dâm bụt, giâm bụt, râm bụt. Nếu xét về mặt số lượng thì cách viết giâm bụt xuất hiện rất ít, từ xa xưa, bây giờ gần như mất hẳn; còn dâm bụt có số lượng nhiều hơn râm bụt. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, trong thời gian gần đây, biến thể râm bụt lại có xu hướng trội hơn.
Chính tả là “cách viết chữ được coi là chuẩn” được áp dụng cho mọi ngôn ngữ. Ngôn ngữ nào cũng có từ điển chính tả, cập nhật theo từng thời kỳ. Đó là sự hướng dẫn cần thiết, mang tính điển chế. Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng khác, chính tả không phải bao giờ cũng chỉ có một cách viết. Không chỉ nhất khả mà còn có thể lưỡng khả, đa khả... Trong tiếng Việt hiện nay, không thiếu những từ có hai cách viết song song tồn tại: dông/giông (tố), (trau) dồi/giồi, trồng/giồng (cây), giòi/dòi (bọ), (cây) giầu/trầu, thầy/thày (giáo), (các) sếp/xếp... Lý do chính là chúng không gây nhầm lẫn khi tiếp nhận và viết thế nào là do thói quen của một cộng đồng nào đó. Vì vậy, đáp án của VTV3 là DÂM BỤT (trong trường hợp vừa dẫn trên) không có gì sai. Nhưng trong một tình huống có 2 khả năng như vậy, thì nhà tổ chức chương trình tốt nhất là không nên lựa chọn, hoặc phải chấp nhận cả hai (R hay D đều được). Đấy là chưa nói, nếu tinh tế một chút, người ta đều nhận thấy dùng râm bụt hay hơn, hợp lý hơn. Râm bụt là từ thuần Việt, cả 2 thành tố đều không có nghĩa. Nếu viết dâm bụt thì chữ dâm có thể nhầm với từ đồng âm dâm theo nghĩa Hán Việt, gây ấn tượng không hay (dâm bôn, dâm dật, dâm đãng, dâm ô... đều mang nghĩa xấu). Những người theo đạo Phật còn phản ứng khá gay gắt nếu dùng dâm bụt. Bởi “bụt” (âm phiên từ chữ Buddsa) chính là Phật, theo cách gọi dân gian. Dùng một kết hợp “nhạy cảm” như vậy là nên cân nhắc. Điều đó cũng lý giải tại sao là xu hướng dùng râm bụt đang có chiều thắng thế.
Em bật máy tính trong văn phòng mà tí ngã ngửaCụ kiếm cái ảnh độc quá.
Em hiểu ý cụ có nghĩa là Dâm với Bụt -> Dâm Bụt.Em sưu tầm cái này, kể lại cụ nghe nhé:
Có một cô gái khóc nức nở bên bờ suối. Bụt hiện lên và hỏi: Tai sao con khóc? Cô gái trả lời: Con vừa bị người ta hại.
Bụt bèn ôm cô gái vào lòng và hỏi : thế này ư ? Không phai - cô gái đáp - Còn hơn thế
Bụt bèn hôn vào má cô gái và hỏi: Thế này ư ? Không phai, còn hơn thế.
Bụt bèn "còn hơn thế". Xong roi, bụt hỏi tiếp: thế này ư ?
Cô gái đáp: còn hơn thế vì thằng kia bị AIDS.
Thế rồi một thời gian sau Bụt chết đi, nơi Bụt chết, mọc lên 1 loài hoa.
Dưng em chả biết tên hoa đó là gì cả, vì lâu rồi em không nhìn thấy hoa đấy nữa
Cụ cũng trùng ý với em!Chỗ em gọi là hoa Dâm bụt.
Khi mợ muốn DÂM DÊ thì mợ có thấy RÂM RAN ko ợ?Em bật máy tính trong văn phòng mà tí ngã ngửa
Cơ mà các cụ cho em hỏi là Râm Rê hay Dưm Dê ạ?