[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,341
Động cơ
285,013 Mã lực
Tuổi
51
Trump dùng 2 câu “kissing my ass” và “rebel congress” ám chỉ Việt Nam ăn xin đây là 1 sự xúc phạm rất khó chấp nhận. Lợi ích quốc gia quan trọng nhưng thể diện cũng không kém, chúng ta không nên mời Trump sang VN, nên chuyển hướng mua công nghệ cao của TQ vì như thế ta có lợi hơn nhiều! Thằng tàu nó hỗ trợ đến răng chứ công nghệ Mỹ đắt gấp chục lần mà bất kỳ hỗ trợ gì cũng tiền, thời đại mọi thứ thay đổi liên tục không cần dính vào Mỹ quá nhiều.
Em nghĩ mình nên kệ Trump nói linh tinh đi, vì em thấy tình thế của Trump bây giờ, ngoài cái mồm to ra thì không có gì dễ chịu đâu !
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,390
Động cơ
23,513 Mã lực
Vấn đề ở đây nó dự báo với kiểu đánh thuế chéo lung tung này tất cả câc hãng dự báo mảng laptop xẽ tăng giá. Ngay con lenovo của trung quốc có doanh số lớn nhất thế giới thì có đên 50% linh kiện thuộc mỹ
Đúng rồi ở chiều này cũng đau đầu ảnh hưởng các nước khác nhưng ít thấy các cụ nói. Mặc dù Tq nhập từ Mỹ ko nhiều chỉ 143 tỷ $ nhưng cũng ảnh hưởng nhiều ngành ví dụ năng lượng ---> khi Tq đánh thuế trả đũa 125% lên hàng Mỹ kéo theo giá thành nhiều sản phẩm Tq tăng giá hoặc gián đoạn.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,341
Động cơ
285,013 Mã lực
Tuổi
51
NẾU ÔNG TRUMP TÁI ÁP THUẾ 46%, DOANH NGHIỆP SẼ 'PHÁ SẢN'
Giới doanh nghiệp Việt Nam đứng ngồi không yên không chỉ do xuất khẩu sang Mỹ gần như bị bít cửa với mức thuế 46% vẫn còn lơ lửng mà còn là nỗi lo đối mặt với cơn bão hàng giá rẻ từ Trung Quốc.
Vẫn là câu hỏi cũ, nếu Trump áp thuế ồ ạt, thì chuyện gì xảy ra với hàng tiêu dùng ở Mỹ, khi phần lớn nhập từ China và nhiều nước khác ?

Tất nhiên VN ta phải lo lắng, nhưng phía Mỹ không phải là không có áp lực !
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,803
Động cơ
242,920 Mã lực
Đúng rồi ở chiều này cũng đau đầu ảnh hưởng các nước khác nhưng ít thấy các cụ nói. Mặc dù Tq nhập từ Mỹ ko nhiều chỉ 143 tỷ $ nhưng cũng ảnh hưởng nhiều ngành ví dụ năng lượng ---> khi Tq đánh thuế trả đũa 125% lên hàng Mỹ kéo theo giá thành nhiều sản phẩm Tq tăng giá hoặc gián đoạn.
Mục tiêu chính là vẫn make deals thôi.
Nhiệm kỳ đầu Trump cũng ép TQ nego và bắt mua đâu đó 200 tỷ đô hàng Mỹ nhưng sau TQ ko thực hiện nên mới cay cú nhau.
Giờ Mỹ hoàn toàn có thể ép Boeing ko bảo dưỡng, bán linh kiện thay thế cho máy bay TQ nữa, lúc đó xảy ra tai nạn, gây áp lực gọi TQ vào bàn đàm phán...
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,390
Động cơ
23,513 Mã lực
Mục tiêu chính là vẫn make deals thôi.
Nhiệm kỳ đầu Trump cũng ép TQ nego và bắt mua đâu đó 200 tỷ đô hàng Mỹ nhưng sau TQ ko thực hiện nên mới cay cú nhau.
Giờ Mỹ hoàn toàn có thể ép Boeing ko bảo dưỡng, bán linh kiện thay thế cho máy bay TQ nữa, lúc đó xảy ra tai nạn, gây áp lực gọi TQ vào bàn đàm phán...
Bessent nói deal với Tq có thể 2-3 năm (mà Bessent là thuộc phe chủ hoà đấy).

2-3 năm là chết mịa con người ta dân đen, doanh nghiệp rồi
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,273
Động cơ
123,000 Mã lực
Tuổi
32
Mỹ có lá bài nặng ký nhất là, Hộ tiêu dùng lớn nhất thế giới, thì hắn đã xài rồi.

Chưa kể, với cung cách sáng nắng chiều mưa như anh Sáng Hiền nhà tôi, không tin tưởng đồng chí Chum được.
Hay thật, lá bài của trung quốc là đe tăng lạm phát ở mĩ thì được bác thổi phồng lên. Chả lẽ lá bài làm hàng trăm triệu người trung quốc thất nghiệp lại không có ý nghĩa?

Túm váy lại: so sánh mua đắt với nguy cơ thất nghiệp như đom đóm đua trăng rằm
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,803
Động cơ
242,920 Mã lực
Bessent nói deal với Tq có thể 2-3 năm. 2-3 năm là chết mịa con người ta dân đen, doanh nghiệp rồi
Bản chất kinh doanh và cuộc sống vẫn là đào thải thôi, sống sau xô sóng trước,
Giờ không thể 1 thằng thì cứ đi vay đi in về tiêu dùng, còn 1 thằng cứ tiết kiệm rồi làm hàng giá rẻ xuất khẩu khắp thế giới được, mô hình cũ là không bền vững rồi.
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,390
Động cơ
23,513 Mã lực
Hay thật, lá bài của trung quốc là đe tăng lạm phát ở mĩ thì được bác thổi phồng lên. Chả lẽ lá bài làm hàng trăm triệu người trung quốc thất nghiệp lại không có ý nghĩa?

Túm váy lại: so sánh mua đắt với nguy cơ thất nghiệp như đom đóm đua trăng rằm
Em nghĩ cụ cũng thổi phồng :) lực lượng lao động Trung quốc là 773 triệu.

Tq ko công bố dự báo thất nghiệp nhưng có thể mất tối đa 10% việc làm thôi làm gì đến "hàng trăm triệu". Hàng chục triệu thôi
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,390
Động cơ
23,513 Mã lực
Bản chất kinh doanh và cuộc sống vẫn là đào thải thôi, sống sau xô sóng trước,
Giờ không thể 1 thằng thì cứ đi vay đi in về tiêu dùng, còn 1 thằng cứ tiết kiệm rồi làm hàng giá rẻ xuất khẩu khắp thế giới được, mô hình cũ là không bền vững rồi.
Thực ra việc nhập siêu của Mỹ còn là 1 cách Mỹ cung tiền đô ra cho cả thế giới dùng (ngoài các kênh tài chính). Đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của nước có đồng tiền số 1. Ko ai có vị thế đặc quyền đó mà cũng ko ai đủ sức gánh nghĩa vụ đó, ngoài Mỹ (cho đến nay). Gánh không nổi tiền offshore nó quay lại onshore thì lạm phát vỡ mồm, mất kiểm soát tiền tệ.

Nhập siêu ko quá nguy hiểm bằng thâm hụt ngân sách. Nhập siêu chỉ nguy hiểm với các mặt hàng chiến lược, bị nước ngoài túm gáy chuỗi cung ứng thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,803
Động cơ
242,920 Mã lực
Thực ra việc nhập siêu của Mỹ còn là 1 cách Mỹ cung tiền đô ra cho cả thế giới dùng. Đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của nước có đồng tiền số 1.

Nhập siêu ko quá nguy hiểm bằng thâm hụt ngân sách. Nhập siêu chỉ nguy hiểm với các mặt hàng chiến lược, bị nước ngoài túm gáy chuỗi cung ứng thôi.
Mỹ ko có vấn đề về nguồn thu, nguồn thu rất nhiều,
Chỉ là chi tiêu kinh quá thôi, spending problems, chi tiêu ghê quá thì thâm hụt ngân sách thôi.
Giống mỗi gia đình ấy, tiêu nhiều hơn kiếm thì có bền vững đâu.
Hiện tại là họ đang xử lý vấn đề đó, tăng thu hơn bằng cách bán năng lượng, khí đốt, vũ khí, oto , các mặt hàng khác bằng cách dùng đòn thuế quan để ép các đối tác thương mại lớn phải mua hàng Mỹ, mở cửa, giảm thuế, giảm các hàng rào phi thuế quan khác để cân bằng thương mại.
Đó là vấn đề thương mại, kinh tế, còn vấn đề an ninh/ cạnh tranh chiến lược mà Trung Quốc là mục tiêu trực tiếp.
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,803
Động cơ
242,920 Mã lực
Thực ra việc nhập siêu của Mỹ còn là 1 cách Mỹ cung tiền đô ra cho cả thế giới dùng (ngoài các kênh tài chính). Đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của nước có đồng tiền số 1. Ko ai có vị thế đặc quyền đó mà cũng ko ai đủ sức gánh nghĩa vụ đó, ngoài Mỹ (cho đến nay). Gánh không nổi tiền offshore nó quay lại onshore thì lạm phát vỡ mồm, mất kiểm soát tiền tệ.

Nhập siêu ko quá nguy hiểm bằng thâm hụt ngân sách. Nhập siêu chỉ nguy hiểm với các mặt hàng chiến lược, bị nước ngoài túm gáy chuỗi cung ứng thôi.
Phần túm gáy, Mỹ nó đang ncuu và sắp đánh thuế vào dược phẩm, thuốc men, sản phẩm y tế, EU với TQ lại chuẩn bị nhảy dựng lên.
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,390
Động cơ
23,513 Mã lực
Mỹ ko có vấn đề về nguồn thu, nguồn thu rất nhiều,
Chỉ là chi tiêu kinh quá thôi, spending problems, chi tiêu ghê quá thì thâm hụt ngân sách thôi.
Giống mỗi gia đình ấy, tiêu nhiều hơn kiếm thì có bền vững đâu.
Hiện tại là họ đang xử lý vấn đề đó, tăng thu hơn bằng cách bán năng lượng, khí đốt, vũ khí, oto , các mặt hàng khác bằng cách dùng đòn thuế quan để ép các đối tác thương mại lớn phải mua hàng Mỹ, mở cửa, giảm thuế, giảm các hàng rào phi thuế quan khác để cân bằng thương mại.
Đó là vấn đề thương mại, kinh tế, còn vấn đề an ninh/ cạnh tranh chiến lược mà Trung Quốc là mục tiêu trực tiếp.
Vì bao nhiêu năm nay Mỹ sống trên lý thuyết Keynes. Cả nhà nước cả dân cứ vay tiêu tẹt ga thôi :) ko chỉ nhà nước, dân cũng sống bằng vay, quẹt thẻ credit. Lấy sau trả trước.

Bây giờ Mỹ phải thay đổi lý thuyết kinh tế, ko thể theo Keynes mãi được. Bây giờ phải theo Milton Friedman.

Nhưng em nhắc lại thâm hụt thương mại hàng hoá Mỹ 1200 tỷ, có dịch vụ đỡ một chút nên tổng thâm hụt hàng hoá dịch vụ Mỹ là 918 tỷ $ = 3% GDP ko phải quá lớn. Trong khi thâm hụt ngân sách 2024 là 1800 tỷ gấp đôi thâm hụt thương mại dịch vụ.

Xét về số thì thâm hụt ngân sách nặng nề hơn thâm hụt thương mại dịch vụ. Nhưng cái nguy hiểm của thương mại dịch vụ là bị nước ngoài túm gáy chuỗi cung ứng chiến lược. Vị thế độc quyền của Tq, mà đòn đất hiếm là ví dụ điển hình của quyền lực monopoly
 
Chỉnh sửa cuối:

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,273
Động cơ
123,000 Mã lực
Tuổi
32
Cụ chuẩn ạ.
Không hiểu cụ huyen141292 dựa vào thực tế nào, mà nói TQ đã chơi hết bài, TQ nhiều súng ít đạn sẽ không trụ được lâu.

trong khi thực tế 2 năm rõ 10 là Mỹ đã tố sạch bài hiện không còn quân bài dự phòng nào. Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá cho dân Mỹ đang hiển hiện. Ngài Trăm xoắn lắm rồi. Ngoài việc bỏ ngay không áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử (101 tỷ $ hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ của TQ nằm trong số miễn thuế này), Ngài Trăm còn mời mọc Ngài Tập alo cho Ngài. Thiếu điều năm nỉ thôi. Bị Tập đế phớt lờ thì Ngài Trăm chơi chiêu mặt dày là tung tin vịt …
Không hiểu cụ Huyen141292 này cuồng Mỹ cuồng Trăm từ khi nào?
Em đã nói rồi, không kể chiến tranh nóng thì cuộc đua kinh tế giữa mĩ và trung quốc có 7 cấp độ. Thấp nhất là chiến tranh thương mại rồi tới cuộc chiến tranh giành thị phần và khu vực ảnh hưởng, cao nhất là chiến tranh tỉ giá hối đoái tức chiến tranh tài chính. Mỗi cấp độ chiến tranh có hàng chục tới vài chục món vũ khí còn gọi là lá bài. Chiến tranh thương mại ở cấp độ bét dem em từng có câu chuyện cuối tuần chỉ nói về nó hồi thương chiến 1.0 nên không nhắc tới nữa

Cuộc chiến cấp độ thấp thứ hai là tranh giành thị phần và khu vực ảnh hưởng vẫn chưa nổ ra. Bởi mĩ không muốn dùng món vũ khí này. Mĩ vẫn tôn trọng chính sách một trung hoa, nhưng các nước khác thì không biết ạ. Mĩ chỉ cần bật đèn xanh, lập tức Đài loan bỏ tiền ngay. Người ta từng chứng kiến trung quốc chỉ viện trợ 10 (mười) triệu USD là mấy đảo quốc Thái bình dương và quốc gia châu Phi Trung Mĩ công nhận đại lục là đại diện duy nhất của trung quốc. Nay Đài loan bỏ ra gấp đôi gấp ba thì gió lại xoay chiều ngay. Sau đó media G7 phát hiện ra điểm đến du lịch mới là ổn

Túm váy lại: bác đã không biết về các cấp độ chiến tranh kinh tế thì chịu khó nghe sự thật đi, đừng nhắc tới cuồng nọ cuồng kia rồi em liệt kê thêm nhiều chi tiết càng khó đỡ
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,390
Động cơ
23,513 Mã lực
Em đã nói rồi, không kể chiến tranh nóng thì cuộc đua kinh tế giữa mĩ và trung quốc có 7 cấp độ. Thấp nhất là chiến tranh thương mại rồi tới cuộc chiến tranh giành thị phần và khu vực ảnh hưởng, cao nhất là chiến tranh tỉ giá hối đoái tức chiến tranh tài chính. Mỗi cấp độ chiến tranh có hàng chục tới vài chục món vũ khí còn gọi là lá bài. Chiến tranh thương mại ở cấp độ bét dem em từng có câu chuyện cuối tuần chỉ nói về nó hồi thương chiến 1.0 nên không nhắc tới nữa

Cuộc chiến cấp độ thấp thứ hai là tranh giành thị phần và khu vực ảnh hưởng vẫn chưa nổ ra. Bởi mĩ không muốn dùng món vũ khí này. Mĩ vẫn tôn trọng chính sách một trung hoa, nhưng các nước khác thì không biết ạ. Mĩ chỉ cần bật đèn xanh, lập tức Đài loan bỏ tiền ngay. Người ta từng chứng kiến trung quốc chỉ viện trợ 10 (mười) triệu USD là mấy đảo quốc Thái bình dương và quốc gia châu Phi Trung Mĩ công nhận đại lục là đại diện duy nhất của trung quốc. Nay Đài loan bỏ ra gấp đôi gấp ba thì gió lại xoay chiều ngay. Sau đó media G7 phát hiện ra điểm đến du lịch mới là ổn

Túm váy lại: bác đã không biết về các cấp độ chiến tranh kinh tế thì chịu khó nghe sự thật đi, đừng nhắc tới cuồng nọ cuồng kia rồi em liệt kê thêm nhiều chi tiết càng khó đỡ
Chiến tranh Tiền tệ tỷ giá khó. Vì Tq vẫn duy trì chế độ 2 đồng tiền đã tính bài thủ từ lâu (CNY vs CNH) mở cửa he hé. Hai đồng tiền có lợi thế là phòng thủ chiến tranh tiền tệ, nhưng lại có nhược điểm không tự do chuyển đổi nên vai trò đồng tiền ko cao.

Người ta vẫn xoay qua xoay lại USd, Euro, Nhật, Bảng, Thuỵ sỹ chứ Tệ vẫn khó có vai trờ quá lớn. Nếu chưa tự do chuyển đổi.

Còn đô Mỹ thì có thoả thuận swap và phối hợp chính sách tiền tệ giữa các nước phương Tây đỡ đòn nên cũng khó đánh. Trừ khi Trump làm cái gì quá ngu ngốc phá vỡ liên minh tiền tệ phương Tây.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nguoimoivao3

Xe điện
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
2,164
Động cơ
297,311 Mã lực
Em đã nói rồi, không kể chiến tranh nóng thì cuộc đua kinh tế giữa mĩ và trung quốc có 7 cấp độ. Thấp nhất là chiến tranh thương mại rồi tới cuộc chiến tranh giành thị phần và khu vực ảnh hưởng, cao nhất là chiến tranh tỉ giá hối đoái tức chiến tranh tài chính. Mỗi cấp độ chiến tranh có hàng chục tới vài chục món vũ khí còn gọi là lá bài. Chiến tranh thương mại ở cấp độ bét dem em từng có câu chuyện cuối tuần chỉ nói về nó hồi thương chiến 1.0 nên không nhắc tới nữa

Cuộc chiến cấp độ thấp thứ hai là tranh giành thị phần và khu vực ảnh hưởng vẫn chưa nổ ra. Bởi mĩ không muốn dùng món vũ khí này. Mĩ vẫn tôn trọng chính sách một trung hoa, nhưng các nước khác thì không biết ạ. Mĩ chỉ cần bật đèn xanh, lập tức Đài loan bỏ tiền ngay. Người ta từng chứng kiến trung quốc chỉ viện trợ 10 (mười) triệu USD là mấy đảo quốc Thái bình dương và quốc gia châu Phi Trung Mĩ công nhận đại lục là đại diện duy nhất của trung quốc. Nay Đài loan bỏ ra gấp đôi gấp ba thì gió lại xoay chiều ngay. Sau đó media G7 phát hiện ra điểm đến du lịch mới là ổn

Túm váy lại: bác đã không biết về các cấp độ chiến tranh kinh tế thì chịu khó nghe sự thật đi, đừng nhắc tới cuồng nọ cuồng kia rồi em liệt kê thêm nhiều chi tiết càng khó đỡ
bao nhiêu cấp là toàn cụ đang tự vẽ ra. TQ họ có care dek đâu.

tóm lại có trả lời được thực tế lẫn nhãn tiền không? Đó là:

- sao Ngài Trăm không cho thực thi level mà cụ đang vẽ ra luôn đi, để có thể ung dung ngồi cửa trên? Mà Trăm phải xoắn đến mức hèn như vậy, khi thiếu điều năn nỉ Tập đế alo mà Tập đế vẫn phớt lờ? Rồi thảm đến mức phải tung tin vịt vv…

- nhìn thực tế thì ai cũng thấy TQ có khả năng cầm cự lâu hơn Mỹ … trừ mấy đứa maga …
 

Nguoimoivao3

Xe điện
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
2,164
Động cơ
297,311 Mã lực
NẾU ÔNG TRUMP TÁI ÁP THUẾ 46%, DOANH NGHIỆP SẼ 'PHÁ SẢN'
Giới doanh nghiệp Việt Nam đứng ngồi không yên không chỉ do xuất khẩu sang Mỹ gần như bị bít cửa với mức thuế 46% vẫn còn lơ lửng mà còn là nỗi lo đối mặt với cơn bão hàng giá rẻ từ Trung Quốc.
Như một doanh nghiệp FDI lớn ở VN chia sẻ, thì vấn đề với họ hiện giờ là, sự sớm nắng chiều mưa của Ngài Trăm khiến họ không thể lên kế hoạch cho sự chuyển đổi, nếu cần.

Cụ thể, ngay sau khi có vụ áp thuế 46😁%, doanh nghiệp đã họp bàn ngay cho việc chuyển nhà máy SX của họ sang nước khác. Nhưng hôm sau khi Trăm tuyên bố hoãn đánh thuế 90 ngày. Thì họ dừng mọi kế hoạch chuyển đổi. Vì không chắn chắn vào chính sách của nước Mỹ

Còn trên mạng xã hội một bạn nhân viên nhà máy Đài Loan ở phía Nam có chia sẻ khi được hỏi việc áp thuế của Mỹ có ảnh hưởng đến nhà máy giày xuất khẩu của nhà máy bạn không. Thì bạn có trả lời là: không ảnh hưởng gì. Nhà máy vẫn full đơn hàng đến hết 2025. Thuế có đánh thì dân Mỹ chịu vv

Và lưu ý là việc dịch chuyển sx, đóng cửa nhà máy ở VN không đồng nghĩa với phá sản. Chỉ là sẽ lay off nhân công lao động VN. Mà điều này cũng không ảnh hưởng mấy đâu. Vì sẽ có các nhà máy khác hấp thu hết số công nhân đó vv
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,636
Động cơ
373,530 Mã lực
Tuổi
58
Theo tính thời sự từ cc, vậy là Mỹ đang ngu ngốc, TQ đang chuẩn bài ạ. @-)
Vâng, chờ tiếp từ cc.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,341
Động cơ
285,013 Mã lực
Tuổi
51
Như một doanh nghiệp FDI lớn ở VN chia sẻ, thì vấn đề với họ hiện giờ là, sự sớm nắng chiều mưa của Ngài Trăm khiến họ không thể lên kế hoạch cho sự chuyển đổi, nếu cần.

Cụ thể, ngay sau khi có vụ áp thuế 46😁%, doanh nghiệp đã họp bàn ngay cho việc chuyển nhà máy SX của họ sang nước khác. Nhưng hôm sau khi Trăm tuyên bố hoãn đánh thuế 90 ngày. Thì họ dừng mọi kế hoạch chuyển đổi. Vì không chắn chắn vào chính sách của nước Mỹ

Còn trên mạng xã hội một bạn nhân viên nhà máy Đài Loan ở phía Nam có chia sẻ khi được hỏi việc áp thuế của Mỹ có ảnh hưởng đến nhà máy giày xuất khẩu của nhà máy bạn không. Thì bạn có trả lời là: không ảnh hưởng gì. Nhà máy vẫn full đơn hàng đến hết 2025. Thuế có đánh thì dân Mỹ chịu vv

Và lưu ý là việc dịch chuyển sx, đóng cửa nhà máy ở VN không đồng nghĩa với phá sản. Chỉ là sẽ lay off nhân công lao động VN. Mà điều này cũng không ảnh hưởng mấy đâu. Vì sẽ có các nhà máy khác hấp thu hết số công nhân đó vv
Đơn hàng dệt may - da giày của VN có bị ảnh hưởng đấy cụ, chính sách của Mỹ cứ thay đổi làm thị trường xáo trộn, tâm lý người tiêu dùng bị ảnh hưởng, họ sẽ thận trọng và tiết kiệm hơn khi chi tiêu. Ngành này lợi nhuận mỏng, xáo trộn một chút thôi là thở oxy ngay !
 

Nguoimoivao3

Xe điện
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
2,164
Động cơ
297,311 Mã lực
Đơn hàng dệt may - da giày của VN có bị ảnh hưởng đấy cụ, chính sách của Mỹ cứ thay đổi làm thị trường xáo trộn, tâm lý người tiêu dùng bị ảnh hưởng, họ sẽ thận trọng và tiết kiệm hơn khi chi tiêu. Ngành này lợi nhuận mỏng, xáo trộn một chút thôi là thở oxy ngay !
Có ảnh hưởng chứ ạ, nhưng sẽ không nghiêm trọng lắm đâu . Việc ta chủ động liên hệ trước với bên Mỹ để đề nghị đàm phán thực ra là để tỏ rõ thiện chí , ta nước nhỏ cũng không nên đối đầu hay tỏ ra quá cương vv. Chứ không quá ko về ảnh hưởng đâu. Rồi cụ cứ chờ xem … Covid khó khăn thế còn vượt qua. Vụ 46% này không bao giờ tác động bằng Covid đâu. Chưa kể, ngoài một số hàng hóa có vấn đề xuất xứ, nguồn gốc (pin, thép) và Hải sản đông lạnh dễ chịu tác động, thì những mặt hàng khác đều là hàng hóa mà dân Mỹ cần và dân Mỹ chịu ảnh hưởng nếu áp thuế vv sẽ không lo phải chịu mức 46% vv
 
Chỉnh sửa cuối:

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
4,433
Động cơ
699,044 Mã lực
Tuổi
23
Bên Tq có đòn Trái phiếu Mỹ, thì Mỹ có đòn delisting cổ phiếu công ty Tq. Em thấy ông ăn chả bà ăn nem, kẻ cắp bà già chưa ai hơn ai.

Bây giờ quan trọng nhất theo em là bên nào lôi kéo được nhiều đồng đội hơn, khi Cold War 2.0 bên nào đông quân đông thị trường hơn bên đó thắng.

CW 2.0 có thể kéo dài 10-20 năm chứ ko chỉ sốc 1-2 tháng nên đông quân, đông tài nguyên, đông thị trường rất quan trọng.

Nên trước mắt Mỹ lôi kéo được Ấn Độ là 1 nước ưu thế rồi. Nhật Hàn Đài Úc thì ko bao giờ theo Tq rồi. Canada & Mexico dù yêu nhau lắm cắn nhau đau nhưng cũng ko thể tách rời Mỹ rồi. Trung Đông thì ko theo phe nào rồi vì có nguồn lực vị thế riêng. Nga là ẩn số, giải quyết xong Ukraine đã.

Chỉ có Mỹ la tinh & ĐNA & EU thì chơi hai mang, có khả năng swing. Nhất là EU em nghĩ EU vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh lạnh này, swing về bên nào bên đó thắng. Vì EU có cả công nghệ, thị trường, tài chính.

Ngoài ra, Cả 2 bên đều có 1 quân bài tủ là công nghệ: chỉ cần xì công nghệ cho nước nào sẽ lôi kéo được nước đó, nhất là các nước thế giới thứ 3.

Chính ra Mỹ lại dễ xì công nghệ hơn Tq? vì công nghệ Mỹ rất cao họ có thể xì công nghệ bậc thấp ccho đối thủ Tq để nước đó cạnh tranh với Tq mà rủi ro cạnh tranh công nghệ trực tiếp với Mỹ thấp hơn; còn công nghệ Tq vừa vừa mà xì là nuôi đối thủ cạnh tranh trực tiếp luôn.
Cái vụ trái phiếu, China chưa đặt ra, nhưng Canada đặt ra rồi bác.

Tai ác của Trái phiếu ở chỗ:
Chỉ 1 người bán (kể cả bên nhỏ thôi), nó có thể ảnh hưởng thị trường toàn cầu.

Đành là tạm thời, US nhiều đồng minh.
Hãy xem EU bác ạ, đồng minh bậc nhất của anh Chum, họ phản ứng thế nào, đừng nói đến Nhựt Hàn Úc.
Taiwan thì khó nói, một phần vì hắn quá nhỏ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top