Toàn cầu hoá hay thế giới phẳng của các nhà lý luận tư bản mẽo đưa ra dựa trên luận điểm cho rằng họ là thế lực duy nhất lãnh đạo thế giới (đơn cực), dựa trên sức mạnh về tiền bạc, công nghệ để tạo ra các quy tắc, luật lệ, biện pháp, tổ chức thực hiện theo cách có lợi cho họ trong phạm vi cả trái đất. Mục tiêu cần đạt được đó là 1) độc quyền bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao với giá trên trời cho phần còn lại của thế giới (bóc lột quốc gia bằng công nghệ cao thay cho bóc lột nhân công) ; 2) thao túng, lũng đoạn đầu tư, tài chính tiền tệ ở cấp độ quốc tế để trục lợi ngồi mát ăn bát vàng (in tiền cho cả thế giới dùng). Kết quả là tiền của thế giới cứ chảy về Mẽo đông như quân Nguyên. Có nhiều tiền, chính phủ Mẽo và các công ty thoải mái chi an sinh xã hội, nâng mức sống, tiền lương trung bình xã hội cao hơn hẳn các quốc gia khác nhiêu bậc. Nhiều tiền nhập khẩu hàng hoá, tiêu dùng thoải mái không phải lo nghĩ Do vậy mới có chuyện 1 ông Mẽo tiêu xài nhiều gấp 10 lần ông ở quốc gia khác.Theo lý thuyết kinh tế học gần đây thì bắt đầu có những tư duy về việc đảo ngược tiến trình toàn cầu hóa cụ ạ. Năm 2022 có một nhà chiến lược địa chính trị viết cuốn sách The End of the World Is Just the Beginning: Mapping the Collapse of Globalization, trong đấy thông điệp lớn nhất là xu thế toàn cầu hóa đang có dấu hiệu đảo chiều. Luận điểm của lý thuyết này là vào trong lịch sử, khi giao thương quốc tế chưa phát triển, các quốc gia sẽ phải tự cung tự cấp. Cho đến thời kì đế quốc, thì các nước đế quốc thiết lập một mạng lưới thuộc địa trải rộng khắp toàn cầu, mang đến cơ hội lớn trong việc đa dạng hóa hàng hóa cho thị trường nội địa, tuy nhiên việc vận chuyển hàng qua các đại dương gặp nhiều rủi ro. Trong số đó Anh là một đế quốc thành công, và không phải ngẫu nhiên mà Anh có một lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới thời điểm đó. Lực lượng hải quân là một nhân tố then chốt bảo đảm an ninh cho các chuyến tàu vận chuyển hàng hóa. Đến thời kì hiện đại, một trong những lý do mà thương mại quốc tế phát triển, ngoài sự xuất hiện của các tổ chức thương mại toàn cầu, còn là sự bảo vệ của Mỹ. Nhưng một khi Mỹ không muốn đóng vai trò cảnh sát của thế giới nữa, thì các hoạt động thương mại sẽ giảm sút.
Những năm gần đây thì chủ nghĩa bảo hộ cũng bắt đầu nhen nhóm, chuyện thương chiến Mỹ Trung là một ví dụ điển hình. Ngoài ra gần đây EU cũng áp thuế lên xe điện Trung Quốc để bảo vệ các công ty xe điện ở lục địa già.
Nhưng quan trọng nhất là cụ có thể đọc một bài luận trên The Economist của Scott Bessent, hiện là Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ để hiểu được một phần tư duy nội các Trump. Trong bài luận này thì Bessent có nêu ra 2 vấn đề của toàn cầu hóa với Hoa Kì: (1) gián tiếp tăng cường sức mạnh của TQ, và khiến cho TQ có thể can dự vào chuỗi cung ứng toàn cầu; thay đổi tương quan sức mạnh của Mỹ đối với các kẻ thù, trong đó có việc chuyển sản xuất ra nước ngoài, phi công nghiệp hóa nước Mỹ, gián tiếp làm suy yếu sức mạnh quốc phòng Mỹ. (2) Các chính phủ nước ngoài lợi dụng toàn cầu hóa để ra các chính sách gây bất công cho kinh tế Mỹ. Chi tiết cụ đọc ở đây: A Trump adviser on how the international economic system should change
Thế nên em mới nói Việt Nam sẽ phải xác định liệu đây chỉ là một ngoại lệ với chính quyền Trump, hay nó sẽ kéo dài sau nhiệm kì này để đề ra chính sách trung và dài hạn cho hợp lý.
Nhưng đời không như mơ, nhiều luật chơi, hành vi của Mẽo đặt ra trở thành gậy ông đập lưng ông. Trung Quốc trỗi dậy phá thế độc quyền của Mẽo, hàng hoá công nghệ thấp, công nghệ cao của họ bán tràn lan thế giới với giá chỉ bằng 1/2 hoặc thấp hơn của Mẽo chẳng hạn. Độc quyền về bóc lột thế giới bằng công nghệ cao của Mẽo có nguy cơ bị cạnh tranh soán ngôi (Trung Quốc và Nga là vũ khí). Nguyên nhân này cùng với cách hành xử của Mẽo và đồng minh trong các cuộc xung đột trên thế giới cũng dẫn tới hậu đe doạ vị thế độc quyền in tiền cho thế giới tiêu của Mỹ với việc các nước co cụm khu vực với nhau, sự hình thành của Brics v.v.. Cuối cùng là tiền chảy về Mẽo có xu hướng ít đi so với trước. Điều này là không thể chấp nhận vì mẽo sống sướng, ngồi mát ăn bát vàng quen rồi.
Do đó, giờ Mẽo đánh thuế cao nhấp khẩu cao vọt hẳn lên chỉ là biện pháp tình thế để nhằm thu thêm tiền từ lượng hàng hoá khổng lồ nhập vào Mẽo, bù vào ngân sách duy trì hoạt động chính phủ, an sinh xã hội bù vào khoản tiền không chảy về Mẽo nữa vì các nguyên nhân trên.