Bản chất tâm thức của giới tài phiệt theo chủ nghĩa duy lợi, lợi ích, lợi nhuận là mục tiêu. Nếu Mỹ không có lợi thì họ không nhập nhiều hàng của Việt Nam. Cụ Trump là tài phiệt chính hiệu thì hiểu rõ điều này. Việc đánh thuế cao với VN nhằm giải quyết thâm hụt thương mại nếu quá mức cũng chính là giảm động cơ mua hàng từ VN (điều từng có lợi cho Mỹ) và họ sẽ hưởng lợi ích ít hơn so với trước.
Vì vậy, vấn đề chính vẫn là giá trị lõi, năng lực lõi, là lợi thế cạnh tranh nào của VN thì vẫn cứ nên duy trì, tập trung làm tốt. Nếu thực sự có lợi, họ vẫn sẽ phải mua với giá cao hoặc không bán cho Mỹ thì tìm thị trường khác với lợi nhuận thấp hơn. Nước Mỹ giờ cũng đã qua giai đoạn cực thịnh, đang dần già nua, ì ạch dần với thị trường quy mô hơn 300 triệu dân so với 8 tỉ dân toàn cầu. Còn mặt hàng nào mà VN được hưởng dạng hớt váng thì cũng xác định chỉ tạm thời, tranh thủ tận dụng tới đâu biết tới đó. Công cụ thuế nó chỉ điều chỉnh vấn đề giá cả là chính. Nếu chỉ chạy theo giá cả, chúng ta sẽ luôn thua những nước tiền nhiều, và có thể dùng tiền, chịu lỗ để triệt hạ đối thủ trong ngắn hạn. Hàng hóa nó cũng có thuộc tính riêng, như vài cụ nói xe ô tô Mỹ có giảm thì người dùng VN cũng ko mua mấy. Vì vậy, em nghĩ chính sách mới này của cụ Trump, mình cũng sẽ phải chia tách ra và cố gắng đàm phán tốt ở những mặt hàng thực sự là nội lực của VN, còn mặt hàng khác, không thực sự là nội lực thì "xuôi theo dòng thôi", chấp nhận mất mát ảnh hưởng ngắn hạn để công cụ thuế này đánh đến người chơi cuối cùng, có thể không hẳn là Việt Nam. Sau mỗi biến động, ván bài xung đột kinh tế biết đâu lại có hướng đi mới, Em thấy nước Mỹ đã qua thời khuynh đảo thế giới bởi đồng Đô, năng lực quân sự và khả năng thò tay kiểm soát kinh tế, chính trị toàn cầu. Có lẽ đến lúc phải tư duy, ngoài nước Mỹ, còn những thị trường nào, ngách nào để doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và tồn tại trong thời buổi thế giới biến động. Trung Nguyên đang bán cafe cho Trung Quốc nhiều hơn Mỹ, Viettel cũng có thị trường tốt ở một số nước mà không phải Mỹ, Vinfast cũng đang tập trung phát triển thị trường khác, ngoài Mỹ; FPTtheo em đọc đâu đó thì thị trường phần mềm cũng không phải Mỹ là thị trường lớn nhất .v.v Nước Mỹ hiện tại tốt cho kinh tế Việt Nam, nhưng không có Mỹ, nước khác cũng không tệ, phải đối diện với tư duy này để giải quyết cú oánh của cụ Trump hiện tại.
Cứ phụ thuộc cái gì, thì sẽ khổ về cái đó. Cách không khổ vì nó chỉ có con đường là không phụ thuộc nó thôi. Người ta yêu thương cũng dễ trở thành người khiến ta đau khổ. Các cụ công nhận không?
