- Biển số
- OF-803153
- Ngày cấp bằng
- 23/1/22
- Số km
- 2,131
- Động cơ
- 115,905 Mã lực
- Tuổi
- 48
Nếu Mỹ chọn Ấn thay Trung Quốc không biết người anh em Pakistan có giúp TQ làm một cuộc chiến tranh với Ấn khiến cho các nhà đầu tư tháo chạy khỏi Ấn không.
"Hướng nền kinh tế vào trong" tức là thay đổi cấu trúc nền kinh tế, giảm sản xuất chuyển sang dịch vụ. Chứ không phải giữ nguyên sản xuất và tăng tiêu dùng để hấp thụ phần hàng hóa không xuất khẩu được.Để hướng nền kinh tế vào trong tức là nội địa phải tiêu dùng. Tiêu dùng nhanh và mạnh để hấp thụ phần ko xuất khẩu kia được nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Người TQ tiết kiệm bao nhiêu thì ng Mỹ lại tiêu dùng mạnh, 2 thái cực trái ngược hoàn toàn.
Nếu để nói so sánh kinh tế, tài chính, hỏi bao nhiêu Nobel kinh tế thuộc về Mỹ và bao nhiêu Nobel kte thuộc về TQ là rõ.
Người dân TQ kỳ vọng sự thịnh vượng tiếp tục sau đã được nếm trải trong suốt 30-35 năm qua,"Hướng nền kinh tế vào trong" tức là thay đổi cấu trúc nền kinh tế, giảm sản xuất chuyển sang dịch vụ. Chứ không phải giữ nguyên sản xuất và tăng tiêu dùng để hấp thụ phần hàng hóa không xuất khẩu được.
1 phần vốn + nhân lực xã hội chuyển dịch từ sản xuất sang dịch vụ. Sản xuất sẽ giảm cả về khối lượng tuyệt đối và tỉ lệ tương đối trong GDP tổng. Hàng hóa sản xuất sẽ ít, tinh và đắt hơn, phục vụ nhu cầu trong nước là chính chứ không hướng về xuất khẩu như trước.
Và như vậy, tâm lý người dân và xã hội sẽ phải thay đổi, chuyển từ tiết kiệm sang chi tiêu. Nhà nước sẽ phải chi mạnh cho các chương trình xã hội và dân sinh. Có thế mới tạo ra thị trường nội địa đủ lớn để đảm bảo thu nhập và công ăn việc làm cho tất cả dân chúng.
Báo chí viết ngớ ngẩn về kinh tế thật sự, mất đơn hàng từ Trung Quốc là mất trắng doanh thu thì lợi kiểu gì. Các thị trường khác chỉ lấy được hàng nhanh hơn chứ có mua thêm bù vào đâu
Điều quan trọng là có đổi nhà nước cầm quyền khác thì cũng vẫn thế thôi, đổ vỡ về chính trị hiện tại sẽ dẫn tới sự thụt lùi toàn xã hội chứ không phải thịnh vượng tiếp. Trung Quốc chắc chắn không chấp nhận cửa dưới nữa rồi, nhìn sự phát triển vượt bậc về công nghệ, hạ tầng, kỹ thuật...của Trung Quốc trong hơn 10 năm qua thì thấy quá kinh khủng. Mà sự thật thì trong vài chục năm qua chẳng có tấm gương nước nào phát triển hơn sau khi lật đổ chính quyền hiện tại cả. Chính trị mà không ổn định thì làm ăn gì, chẳng ai điên đi đầu tư vào nơi loạn lạcNgười dân TQ kỳ vọng sự thịnh vượng tiếp tục sau đã được nếm trải trong suốt 30-35 năm qua,
Giờ bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào về việc làm, an sinh xã hội sẽ là 1 cú shock ko nhỏ, ảnh hưởng tới tính chính danh của nhà nước cầm quyền,
Việc e chia sẻ góc nhìn cá nhân cũng là rất hạn chế do giới hạn bản thân, ae bạn bè nào có thời gian thì tự đọc và nghiên cứu thì tốt hơn,
Thân tặng,
![]()
The Triumph and Terror of Wang Huning
www.palladiummag.com
Mỹ không chỉ chọn Ấn mà phải chọn rất nhiều nước mới tương đương TQ. Dĩ nhiên Ấn là 1 trong số quan trọng vì nó đông bằng 30 nước khác.Vỉ sao Mỹ chọn Ấn thay TQ các cụ nhỉ?
- dân số đông
- nhân công rẻ
- công nghệ phát triển
- đất rộng
- thuế thấp
???
Chỉ có 1 người Đài nói thế thôi chứ chính chủ Boeing có nói thế đâu. Boeing chắc muốn xin trợ cấp chính phủ nếu TQ hủy cả ngàn máy bay.Báo chí viết ngớ ngẩn về kinh tế thật sự, mất đơn hàng từ Trung Quốc là mất trắng doanh thu thì lợi kiểu gì. Các thị trường khác chỉ lấy được hàng nhanh hơn chứ có mua thêm bù vào đâu
Ấn Độ chưa thể thay thế Trung Quốc làm "công xưởng thế giới", dựa trên dữ liệu khách quan và dẫn chứng cụ thể:Mỹ không chỉ chọn Ấn mà phải chọn rất nhiều nước mới tương đương TQ. Dĩ nhiên Ấn là 1 trong số quan trọng vì nó đông bằng 30 nước khác.
Tôi nghĩ bác không hiểu ý tôi lắm. Những doanh nghiệp mà Trung Quốc xây ở nước ngoài với mục tiêu thông qua nó xuất khẩu vào Mỹ, thì khi không xuất khẩu được thì đương nhiên nó đóng cửa.Nói thì dễ nhưng bài toán ko như đơn giản đâu. Cái cụ nói chắc là suy luận theo lý thuyết hoặc bài báo a, b nào đó. Tuy nhiên thực thế nó khác xa và rất tàn nhẫn.
Chắc cung có nghe tháng 8 năm 2024 tổng thống Biden có đánh thuế 4 công ty sản xuất Pin mặt trời tại việt nam đi Mỹ ko ?
“, 4 công ty gồm: Công ty GEP New Energy Limited Company, HT Solar Vietnam Limited Company, Shengtian New Energy Vina Co., Ltd và Vietnam Green Energy Commercial Services Company Ltd bị buộc chịu mức thuế 292,61%. Mức thuế này được tính toán trên thông tin sẵn có bất lợi, do các công ty này không trả lời bản câu hỏi lượng và giá trị của DOC nên bị kết luận không hợp tác.”
Và thật may mắn cách đây mấy hôm tôi có việc đi qua Hải Dương gặp công ty này “ Shengtian New Energy Vina Co., Lt” sau khi nói chuyện với ông chủ KCN ( người cho công ty trung quốc này thuê tại việt nam )
Thì ông chủ nói sau khi Biden đánh thuế thì chỉ hơn 1 tháng sau công ty này đóng cửa tầm tháng 9/2024 và đến tận bây giờ vẫn đống của mặc dù công ty này đầu tư cực khủng tại khu công nghiệp . Công ty này sản xuất 100% pin mặt trời việt nam ( ko phải hàng xuất sang đóng mác ) chấp nhận chi trả 8-10 $ / m2 / tháng… chấp nhật chi trả một đống chi phí khủng khiếp tại việt nam… thế mà ăn một đòn thuế nhẹ của cụ Biden mà ko ngóc đầu được đến tận bây giờ.
Thế mới nói lý thuyết thì dễ nhưng thực tế thì khác xa nó nhẫn tâm hơn nhiều những gì mình nghĩ.
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
3 công ty kia cũng giải tán sau khi dính thuế cụ Biden…. Ko có cửa chuyển hàng về nội địa như cụ nghĩ đâu.
Bơm 70 tỉ đô với TQ chỉ như ném đá ao bèo thôi các cụ ợ. Muốn có tác dụng, phải cỡ ngàn tỉ.
Có 1 thực tế là dù muốn hay không thì TQ cũng phải hướng nền kinh tế vào trong, tức là không hướng xuất khẩu quá nhiều như hiện tại nữa. Vì đơn giản là các nước không thể cho phép hàng TQ tung hoành ở thị trường nước mình nhiều đến thế.
Muốn nền kinh tế hướng vào trong thì sức mua của thị trường trong nước phải đủ lớn để hấp thu hoàn toàn khối lượng hàng hóa + dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra, đồng thời phải đảm bảo đủ công ăn việc làm và cân bằng tài chính quốc gia. Như vậy phải giảm sản xuất, tăng dịch vụ, đồng thời nâng mặt bằng thu nhập của dân chúng để tăng sức mua. Đó sẽ là những thay đổi cực kỳ lớn về cả cơ cấu/tổ chức nền kinh tế, quan niệm xã hội, tâm lý người dân, và hoạt động nhà nước. Ngay cả khi vận hành trôi chảy thì cũng phải mất cả chục đến hàng chục năm.
GDP đầu người Trung quốc hiện tại thực tế chưa cao: hơn 13 ngàn USD/năm. Ở mức này mà hướng nền kinh tế vào trong là hơi sớm. Ví dụ so sánh: Hàn quốc 50 triệu dân, GDP đầu người 34 ngàn đô/năm, 2024 xuất khẩu 684 tỉ đô; còn TQ 1,4 tỉ dân (gấp 28 lần), 2024 xuất khẩu 3.580 tỉ đô (gấp hơn 6 lần). Như vậy về trung bình đầu người thì xuất khẩu Trung quốc còn thua xa Hàn quốc, nhưng do dân số khổng lồ 1,4 tỉ nên khối lượng hàng hóa xuất khẩu của TQ quá nhiều, tràn ngập khắp nơi và tất sẽ dẫn đến phản ứng tiêu cực của chính phủ các nước nhập khẩu, không chỉ có Mỹ.
Thực chất bác đang mô tả nền kinh tế tiêu thụ dựa vào nợ của phương Tây, và bác cho rằng TQ chuyển đổi mô hình kinh tế sang tiêu dùn nội địa sẽ phải làm y như phương Tây, tạo ra mô hình xã hội giống hệt phương Tây."Hướng nền kinh tế vào trong" tức là thay đổi cấu trúc nền kinh tế, giảm sản xuất chuyển sang dịch vụ. Chứ không phải giữ nguyên sản xuất và tăng tiêu dùng để hấp thụ phần hàng hóa không xuất khẩu được.
1 phần vốn + nhân lực xã hội chuyển dịch từ sản xuất sang dịch vụ. Sản xuất sẽ giảm cả về khối lượng tuyệt đối và tỉ lệ tương đối trong GDP tổng. Hàng hóa sản xuất sẽ ít, tinh và đắt hơn, phục vụ nhu cầu trong nước là chính chứ không hướng về xuất khẩu như trước.
Và như vậy, tâm lý người dân và xã hội sẽ phải thay đổi, chuyển từ tiết kiệm sang chi tiêu. Nhà nước sẽ phải chi mạnh cho các chương trình xã hội và dân sinh. Có thế mới tạo ra thị trường nội địa đủ lớn để đảm bảo thu nhập và công ăn việc làm cho tất cả dân chúng.
Đang có sóng dìm TQ để cho thế giới thấy cái giá của việc solo với Mỹ là rất lớn, tốt nhất nên quỳ sớm, nên gọi điện ngay cho Trump đi. Trump làm gì cũng đúng.Báo chí viết ngớ ngẩn về kinh tế thật sự, mất đơn hàng từ Trung Quốc là mất trắng doanh thu thì lợi kiểu gì. Các thị trường khác chỉ lấy được hàng nhanh hơn chứ có mua thêm bù vào đâu
Em chả biết ngta ca ngợi là tỷ phú kinh doanh, nghệ thuật đàm phán,... Chứ em thấy chả khác gì một đứa trẻ. Mà chính xác là đứa trẻ hư. Chứ đứa trẻ con ngoan ngoãn không được phép nói dối, nói linh tinhNgài Trăm hoang tưởng quá hóa đồng hả các cụ?
Bóng gió, rồi gợi ý thẳng thừng, rồi hạ mình đến mức thiếu điều năn nỉ Tập đế đt cho Ngài để đàm phán về thuế . Nhưng Tập đế lần này quyết chơi rắn. Nhất quyết không đt.
thế là Ngài Trăm tự bịa ra chuyện Tập đế đã đt cho Ngài. Giờ TQ vỗ thẳng mặt ngài luôn khi tuyên bố Ngài Trămp nói láo, không biết Ngài có thấy ngượng mặt không?
![]()
Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc yêu cầu Mỹ 'không gây hiểu lầm'
Tổng thống Donald Trump khẳng định chính quyền của ông đang đàm phán với Trung Quốc để đạt được thỏa thuận về thuế quan, song Bắc Kinh bác bỏ việc đang có bất kỳ tham vấn nào với Washington.tuoitre.vn
Tôi đọc qua bài viết của cụ là biết ngay cụ đang đùng Chát GPT trả lời tuy nhiên bọn Chat GPT này ít khi đưa ra ví dụ thực tế để thuyết phục người đọc tôi dùng nhiều tôi biết.Thực chất bác đang mô tả nền kinh tế tiêu thụ dựa vào nợ của phương Tây, và bác cho rằng TQ chuyển đổi mô hình kinh tế sang tiêu dùn nội địa sẽ phải làm y như phương Tây, tạo ra mô hình xã hội giống hệt phương Tây.
Như post trên của tôi đã nói, tiêu thụ nội địa TQ đang tăng mạnh, và "hướng nội địa" là xu thế tất yếu với Trung Quốc hiện nay, do áp lực từ bên ngoài ngày càng lớn. Tuy nhiên, tôi xin phép bổ sung và làm rõ thêm một số điểm, vì thấy lập luận của bác đang có sự áp đặt mô hình phương Tây lên Trung Quốc một cách hơi máy móc, và điều đó có thể dẫn đến một số hiểu nhầm.
Trung Quốc nếu có phát triển theo hướng nội địa, thì họ cũng sẽ đi theo một lộ trình riêng, không rập khuôn phương Tây.
Đúng là việc hướng nền kinh tế vào trong đòi hỏi những thay đổi rất lớn về cơ cấu kinh tế, xã hội và tâm lý người dân. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không sao chép mô hình tiêu dùng phương Tây (như Mỹ hoặc châu Âu), nơi chi tiêu cá nhân chiếm tỷ trọng cực lớn trong GDP và tiêu dùng dựa nhiều vào nợ.
Thay vào đó, Trung Quốc hiện nay đang đi theo một con đường riêng trong việc này:
- Giữ tiết kiệm cao, duy trì đầu tư công lớn, nhưng tăng dần tỷ trọng tiêu dùng cá nhân trong một khuôn khổ kiểm soát.
- Kích thích tiêu dùng có chọn lọc: y tế, giáo dục, du lịch nội địa, ô tô điện, dịch vụ số... thay vì khuyến khích tiêu xài tự do.
- Tăng chi tiêu nhà nước vào an sinh xã hội để tạo lớp trung lưu tiêu dùng ổn định, chứ không dựa chủ yếu vào tín dụng tư nhân như Mỹ.
Nói cách khác, Trung Quốc hướng nội địa một cách có kiểm soát, chứ không chạy theo mô hình "mở toang" như Mỹ.
Bác cho rằng để hướng nội địa thì cần giảm sản xuất, tăng dịch vụ. Điều này chỉ đúng một phần. Không phải cứ hướng nội địa là phải giảm sản xuất tuyệt đối. Hiện nay, Trung Quốc không có chủ trương giảm tuyệt đối sản xuất, mà khả năng rất lớn họ phát triển theo hướng sau:
- Giảm sản xuất thừa, lạc hậu (ví dụ: thép giá rẻ, xi măng dư thừa, hàng hóa sao chép).
- Nâng cấp sản xuất: đẩy mạnh các ngành công nghệ cao như xe điện, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, thiết bị y tế, năng lượng tái tạo.
- Dịch chuyển một phần sản xuất cơ bản ra nước ngoài (Việt Nam, Indonesia...) nhưng giữ lại sản xuất cao cấp ở trong nước.
Nói cách khác, Trung Quốc muốn tinh chỉnh và nâng cấp sản xuất, chứ không đơn giản "giảm sản xuất và tăng dịch vụ" như mô hình phương Tây sau Thế chiến II.
Phương Tây lúc đầu cũng nghĩ sẽ giữ sản xuất cao cấp trong nước, đưa sản xuất cấp thấp ra nước ngoài, nhưng kết quả là họ mất dần sản xuất kể cả cao cấp, và những nước như TQ đã dần dần nắm vững sản xuất và công nghệ cao cấp, phương Tây đã bắt đầu nhận ra điều này, trong khi không ít media và trí thức phương Tây vẫn còn nuôi giữ ảo tưởng là TQ chỉ nắm được công nghệ cấp thấp và trung, mà ít công nghệ cao cấp
Với sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền (duyên hải giàu có và nội địa nghèo hơn), việc "hướng nội địa" sẽ không diễn ra đồng bộ, không thể đồng đều khắp cả nước TQ.
Các siêu đô thị như Thượng Hải, Thâm Quyến sẽ tiêu dùng mạnh mẽ hơn.
Các tỉnh miền Tây, Đông Bắc sẽ chuyển dịch chậm hơn, vẫn phải duy trì sản xuất công nghiệp, nông nghiệp lâu dài.
Vì vậy, không thể mong đợi Trung Quốc trong 10–20 năm tới sẽ có một nền kinh tế "dịch vụ hóa toàn diện" như Mỹ hay phương Tây, mà họ cũng không cần đi theo con đường đó.
Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là mục tiêu dài hạn, không phải điều kiện bắt buộc trước mắt
Bác cho rằng muốn hướng nội địa thì đồng tiền phải mạnh và có khả năng chuyển đổi tự do. Điều này không hoàn toàn chính xác.
Hiện nay, Trung Quốc đang quốc tế hóa nhân dân tệ (CNY), nhưng cực kỳ thận trọng. Họ giữ kiểm soát vốn chặt chẽ để tránh khủng hoảng tài chính, và TQ thực hiện quốc tế hóa từng phần (ví dụ: thúc đẩy thương mại xuyên biên giới bằng CNY, mở rộng SWIFT-CIPS song song).
TQ hiện đang ưu tiên ổn định kinh tế nội bộ hơn là vội vàng tự do hóa tài chính như Nhật Bản những năm 1980 (và sau đó chịu "thập kỷ mất mát").
Hiện tại, chỉ cần thị trường nội địa mạnh lên từ bên trong (thu nhập, tiêu dùng, đầu tư công, đổi mới sáng tạo) là đã đủ để hướng nội địa thành công bước đầu, mà chưa cần hoàn toàn tự do hóa đồng tiền.
Tóm lại, bác nói đúng khi nói rằng việc "hướng nội địa" sẽ kéo theo những thay đổi lớn và lâu dài. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không "sao chép" mô hình phương Tây, mà đang xây dựng mô hình riêng, cân bằng giữa tiêu dùng – đầu tư – tiết kiệm – can thiệp nhà nước.
TQ cũng chắc chắn không giảm sản xuất tuyệt đối, mà nâng cấp và tái cấu trúc sản xuất.
Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là một mục tiêu dài hạn, không phải điều kiện tiên quyết để bắt đầu hướng nội địa.
Quá trình này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng với những đặc điểm riêng biệt của mình, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm ra một con đường "hướng nội địa" rất khác với mô hình mà chúng ta quen thuộc ở phương Tây.
Nói nhiều nói dai thành nói dại.Em chả biết ngta ca ngợi là tỷ phú kinh doanh, nghệ thuật đàm phán,... Chứ em thấy chả khác gì một đứa trẻ. Mà chính xác là đứa trẻ hư. Chứ đứa trẻ con ngoan ngoãn không được phép nói dối, nói linh tinh
Vì nó là dân chủ và đủ gan, lớn, lực và dân số để đối trọng với TQVỉ sao Mỹ chọn Ấn thay TQ các cụ nhỉ?
- dân số đông
- nhân công rẻ
- công nghệ phát triển
- đất rộng
- thuế thấp
???