Mục đích của Mỹ là lo ngại thặng dư thương mại VN với Mỹ rồi lại VN lại thâm hụt với TQ, thế là bao nhiêu USD kiếm được từ thặng dư với Mỹ tuồn hết về TQ. Nhưng TQ lại ko dùng đồng USD này để mua trái phiếu Mỹ (2 năm trước Janet Yellen sang TQ tận 3 lần để yêu cầu TQ mua, nhưng vẫn ko thành) mà để nó ngoài hệ thống của Fed. Đây là công thức vận hành của đồng Petrodollar. Saudi bán dầu cho Mỹ nhận được rất nhiều USD và dùng tiền đó mua Trái phiếu Mỹ. 1 đồng USD ra khỏi nước Mỹ, ra khỏi hệ thống của Fed, thì chảy về ít nhất 0.3 đồng rồi. Mỹ vẫn yên tâm lượng USD trôi nổi trên thế giới ko đủ sức gây hại cho hệ thống tài chính của Mỹ.
Và VIệt nam thì vẫn giống như EU hay với Malaysia, Thái lan đều thặng dư với Mỹ và thâm hụt với TQ. Thế là TQ tích tụ đc rất nhiều USD và để ngoài tầm kiểm soát của FED. Nếu cục tiền này đủ lớn thì TQ đủ sức thao túng, chống lại sức ép từ FED lên thị trường tài chính thế giới. Như kiểu thị trường ngầm/ chợ đen mạnh hơn thị trường chính thức ấy. Khi quyền lực của FED mât đi thì vị trí của Mỹ cũng mất đi. Nguy hiểm hơn, thị trường đô la offshore này còn có thể gián tiếp tạo ra các cuộc khủng hoảng tài chính với kinh tế Mỹ. Đó là nỗi sợ hãi của Mỹ. Chứ ko phải lo mặt hàng nào đó do nước nào đó sản xuất đâu. Nên nếu 2 năm trước TQ đồng ý với Yellen khi mua thêm trái phiếu mới của Mỹ thì chẳng có ngày hôm nay. Chả ai thấy rủi ro của việc Mỹ liên tục thâm hụt thương mại với TQ cả. Vì tiền thặng dư đó nếu đã dùng để mua trái phiếu thì vẫn trong tầm kiểm soát của Mỹ, chính xác là trên sổ cái của Bộ tài chính Mỹ. TQ ko có cửa gì gây hại được cho Mỹ cả vì tài sản tài chính vẫn bị Mỹ kiểm soát.
Nên Việt nam với TQ có gặp nhau chỉ cần cam kết giảm thâm hụt, tiến tới cân bằng thương mại là đủ. Có nghĩa là Mỹ yên tâm, đồng thặng dư của tui làm ăn với anh ko chảy sang TQ đâu mà lo.