Em bảo thằng AI tóm tắt Cẩm nang Miran thì nó tóm tắt thế này:
Cuốn sách là một cẩm nang chiến lược thương mại thực dụng, giải thích vì sao Mỹ nên và có thể tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu bằng thuế quan, điều chỉnh tỷ giá, kiểm soát dòng vốn và hợp tác an ninh – thương mại.
Miran cho rằng hệ thống hiện tại ưu tiên lợi ích toàn cầu, còn Mỹ thì chịu lỗ – và cần “đảo ngược sân chơi”.
CẤU TRÚC CHÍNH & NỘI DUNG CHI TIẾT
I. TẠI SAO HỆ THỐNG HIỆN TẠI PHẢI TÁI CẤU TRÚC
• Mỹ đang thâm hụt thương mại lớn, mất hàng triệu việc làm sản xuất, và ngày càng lệ thuộc vào nhập khẩu.
• Hệ thống thương mại toàn cầu hiện nay ưu tiên tự do hóa quá mức – khiến các quốc gia thao túng tỷ giá, giữ thặng dư thương mại mà không bị phạt.
• Các tổ chức như WTO, IMF đã mất kiểm soát trong việc xử lý các vi phạm.
II. VAI TRÒ CỦA ĐỒNG ĐÔ LA MỸ
• USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu → luôn có cầu cao → luôn bị định giá quá cao.
• Điều này làm hàng Mỹ đắt đỏ, giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu → thâm hụt thương mại mãn tính.
• Miran gọi đây là “cái bẫy đô la” mà Mỹ đang mắc phải.
III. CHIẾN LƯỢC ĐỂ PHÁ VỠ TRẬT TỰ HIỆN TẠI
1. Áp thuế quan để cân bằng cán cân thương mại
• Dùng thuế để buộc các nước thặng dư thương mại như Trung Quốc, Việt Nam, Đức,… phải nhượng bộ.
• Thậm chí nên đánh thuế cả các nước đồng minh nếu cần (ví dụ Nhật, Hàn, EU).
2. Điều chỉnh tỷ giá – Tái lập “Hiệp định Plaza”
• Gợi ý một “Hiệp định Mar-a-Lago” – buộc các quốc gia phối hợp phá giá đồng tiền của họ hoặc tăng giá USD có kiểm soát.
• Điều này sẽ giúp hàng Mỹ rẻ hơn, sản xuất phục hồi.
3. Quản lý dòng vốn
• Hạn chế đầu tư tài chính không kiểm soát từ nước ngoài.
• Đưa ra công cụ kiểm soát dòng tiền đầu tư ngắn hạn – để không làm méo mó thị trường ngoại hối.
IV. THƯƠNG MẠI GẮN VỚI AN NINH QUỐC GIA
• Miran ủng hộ ý tưởng thương mại là đòn bẩy địa chiến lược.
• Gợi ý: Mỹ nên dùng lá bài an ninh để đổi lấy nhượng bộ thương mại từ các nước hưởng lợi từ bảo hộ quân sự Mỹ như Nhật, Hàn, Đài Loan,…
V. ĐÁNH GIÁ RỦI RO & KHẢ NĂNG THỰC THI
• Rủi ro: Phản ứng trả đũa, tăng giá hàng hóa, bất ổn thị trường tài chính.
• Tuy nhiên, Miran cho rằng đây là chi phí chấp nhận được để tái cấu trúc dài hạn và bảo vệ lợi ích công nhân Mỹ.
• Ông nhấn mạnh cần hành động phối hợp giữa Bộ Tài chính – Thương mại – Nhà Trắng – Cục Dự trữ Liên bang.
KẾT LUẬN CỦA TÁC GIẢ
• Mỹ không thể tiếp tục “chịu lỗ” để duy trì hệ thống toàn cầu này.
• Cần dùng các công cụ quyền lực một cách có chiến lược: thuế quan, tỷ giá, vốn, an ninh – để ép thế giới chia sẻ gánh nặng và cơ hội.
• Nếu không hành động, sức mạnh công nghiệp Mỹ sẽ tiếp tục suy tàn.
Dung vay.
Chiến lược "xù nợ" của Mỹ, họ gọi bằng cái tên mỹ miều "kế hoạch kéo dài kỳ hạn nợ trái phiếu Mỹ"
Họ muốn giảm áp lực tài chính cho nước Mỹ bằng cách kéo dài kỳ hạn nợ từ ngắn hạn (1-10 năm) lên siêu dài hạn (ví dụ: 50 hoặc 100 năm), đồng thời ổn định hệ thống tiền tệ toàn cầu.
Miran nói đầu tiên phải phân loại lại chủ nợ nước ngoài, nhắm đến các nước nắm giữ lượng lớn trái phiếu Kho bạc Mỹ, điển hình là Nhật Bản, Trung Quốc. Sau đó là các nước sản xuất dầu và thặng dư thương mại lớn (ví dụ: Đức, Hàn Quốc, Na Uy…)
Sau đó họ sẽ đàm phán với các chủ nợ này để hoán đổi kỳ hạn, kiểu như mời các chủ nợ chuyển đổi trái phiếu ngắn/trung hạn sang trái phiếu 100 năm (century bond).
Để làm điều này thì Mỹ sẽ đưa ra những lý do hấp dẫn với chủ nợ, ví dụ như lãi suất cao hơn, tính ổn định chính trị của Mỹ do Mỹ "chưa bao giờ vỡ nợ" (hị hị). Ngoài ra, trái phiếu siêu dài hạn này vẫn có thể giao dịch lại trên thị trường thứ cấp nếu cần thanh khoản.
Kế hoạch "kéo dài kỳ hạn nợ" này sẽ phải kết hợp với thuế quan thông minh để giảm nhập siêu. Ngoài ra, Mỹ cần thực hiện một chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tránh làm đồng đô la quá mạnh khi xuất khẩu giảm.
Cách làm này, theo quan điểm của họ, sẽ giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào phát hành nợ ngắn hạn, giảm nguy cơ “cuộc khủng hoảng niềm tin” nếu nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn, và hướng đến việc ôn định lãi suất dài hạn, tránh biến động theo chu kỳ, cũng như giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn hàng năm.
Chưa kể đến chuyện kéo dài thời gian thanh toán nghĩa vụ nợ, cũng có nghĩa là giảm tải áp lực cho ngân sách liên bang, giảm áp lực tái cấp vốn thường xuyên cho Chính phủ Mỹ, giảm nhu cầu nắm giữ USD làm tài sản dự trữ ngắn hạn, từ đây sẽ hỗ trợ điều chỉnh tỷ giá USD theo hướng có lợi cho xuất khẩu Mỹ. Việc "kéo dài" này cũng giúp tăng tính "ổn định tài chính" của hệ thống nợ công, đồng thời làm chậm lại tốc độ quay vòng vốn đầu tư ngắn hạn từ nước ngoài, cái mà có thể gây biến động tỷ giá.
Tóm lại, những cái mà đánh thuế này nọ, cũng như kế hoạch "kéo dài kỳ hạn nợ" này chỉ là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm thiết lập lại trật tự thương mại toàn cầu theo hướng có lợi hơn cho ngành công nghiệp Mỹ, bằng cách sử dụng kết hợp các công cụ tài khóa, tiền tệ, và đàm phán nợ quốc tế.