- Biển số
- OF-35381
- Ngày cấp bằng
- 16/5/09
- Số km
- 1,039
- Động cơ
- -314,890 Mã lực
Em viết bài này để cụ/ mợ đi bệnh viện biết mà còn tránh ạ. Vấn nạn này muốn đẩy lùi được thì cần phải sự chung tay của cả xã hội. Thanks các cụ/ mợ đã đọc.
Hoa hồng trong kê đơn thuốc và luật ngầm phong bì mổ
Câu chuyện “hoa hồng trong kê đơn thuốc và luật ngầm phong bì mổ” tưởng như rất cũ của 20 năm về trước nhưng hiện tại nó vẫn tồn tại, len lỏi ở khắp các bệnh viện công.
Ung thư ngày càng gia tăng và trẻ hóa với tốc độ chóng mặt và phẫu thuật là một giải pháp để điều trị căn bệnh ung thư này và hầu hết những bệnh nhân ung thư đều là những bệnh nhân nghèo khó. Để được phẫu thuật người bệnh tốn rất nhiều chi phí, trong đó có những khoản không thể không có như: chuyển bảo hiểm y tế lên tuyến trên để phẫu thuật và xạ trị thì mỗi bệnh nhân mất từ 2-3 triệu đồng tiền “lót tay” cho “cò” hoặc nhân viên y tế thì mới chuyển được.
Lên đến bệnh viện tuyến trung ương rồi người bệnh cũng gặp muôn vàn khó khăn, vất vả rồi mới có được lịch mổ, và rồi đến lúc lên bàn mổ thì gặp phải “luật ngầm phong bì mổ” như mỗi bệnh nhân trước ca mổ phải chuẩn bị sẵn 500.000 đồng bỏ vào túi áo để “ cảm ơn” bác sĩ gây mê và 3.000.000 đồng cảm ơn bác sĩ mổ, tiền này không nằm trong danh mục, chỉ đơn giản là “luật ngầm phong bì mổ” mà các bệnh nhân mổ trước truyền lại cho bệnh nhân mổ sau. Sau mổ bệnh nhân ra buồng bệnh sẽ được bác sĩ gây mê tư vấn, khuyến khích mua máy giảm đau thêm 2.000.000 đồng nữa, tất nhiên không ai ép phải mua, không mua cũng không sao, nhưng những người cha người mẹ chăm sóc con mình bị bệnh làm sao làm ngơ được, lúc đó có bắt họ làm cái gì thì họ cũng phải làm theo và chỉ mong con mình được mổ an toàn.
“ Người nghèo đi mổ khổ lắm, mấy chục nghìn cũng khó khăn, em nhìn xót thay mà không biết làm gì vì xung quang ai cũng làm như vậy” theo lời chị HT- 1 bệnh nhân mổ nói.
Tưởng chừng như mọi việc đã suôn sẻ và chờ ngày ra viện thì đến ngày ra viện bệnh nhân được bác sĩ điều trị đưa cho đơn thuốc sau mổ giá mua 2-3.000.000 đồng nữa và đương nhiên trong đơn thuốc này sẽ có các loại thuốc có “hoa hồng” cho bác sĩ kê đơn và bệnh nhân được giải thích thuốc này tự mua còn muốn lấy thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú thì phải làm thủ tục rất phức tạp phải chiều muộn mới lấy được và bệnh nhân phải ký cam kết là tự mua thuốc chứ không ép buộc. Hầu hết bệnh nhân sau thời gian nằm viện chỉ muốn về nhà cho sớm và họ chấp nhận mua đơn thuốc này. Điều đáng chú ý ở đây là có sự khác biệt rất lớn giữa đơn thuốc tự mua và đơn thuốc bảo hiểm y tế: đơn thuốc bảo hiểm y tế thì chỉ 1 loại thuốc điều trị duy nhất còn đơn thuốc tự mua thì vô vàn các loại thuốc bổ mà các trình dược viên sẽ trả “hoa hồng” cho bác sĩ nếu bệnh nhân ra quầy thuốc mà họ gửi thuốc mua. Để che dấu cho sai phạm “hoa hồng kê đơn thuốc” này, bác sĩ đã thay đổi đơn thuốc lưu trong hồ sơ bệnh án bằng đơn thuốc “đẹp như trong tranh” mà bất kỳ đoàn kiểm tra nào khi mở bệnh án ra đều không phát hiện ra.
Tưởng chừng như mọi khó khăn, vất vả như thế là đã quá đủ đối với người bệnh, nhưng chưa, đến lúc nhập viện để xạ trị sau mổ theo hẹn của khoa y học hạt nhân thì mỗi bệnh nhân sẽ lại phải mua thêm đơn thuốc nữa với vô vàn thuốc bổ có “hoa hồng” của bác sĩ khoa này với giá 4-5.000.000 đồng nữa thì mới được nhập khoa để xạ trị, mà đáng ra các thuốc này nếu bệnh nhân nhập viện thì hoàn toàn có thể dùng thuốc của bệnh viện mà bảo hiểm y tế chi trả để giảm chi phí xạ trị sau mổ cho bệnh nhân. Để che dấu cho “đơn thuốc có hoa hồng này” bác sĩ đã có sẵn đơn riêng hoặc viết tay và không nhập vào hệ thống lưu trữ bệnh án của bệnh viện nên nếu có kiểm tra bệnh án thì cũng không phát hiện ra được.
Vấn đề “Hoa hồng trong kê đơn thuốc” ở các bệnh viện đã có hẳn chuyên án của công an và hiện trong quá trình điều tra, Bộ Y tế cũng đã ra công văn chấn chỉnh các bệnh viện trực thuộc, nhưng tất cả đều bỏ ngoài tai, “việc của ai thì người đấy làm”, chưa đủ sức răn đe và hậu quả là bệnh nhân nghèo lĩnh đủ.
=> Nhiều cụ/mợ hỏi em cách phòng tránh tiêu cực như thế nào? Em thấy để giải quyết vấn đề này cần tác động từ 3 phía: bệnh nhân, Bác sĩ và lãnh đạo quản lý:
- Phía bệnh nhân: + Đi khám bảo hiểm y tế thì lấy thuốc bảo hiểm y tế, trường hợp kê thuốc ngoài bảo hiểm thì nhờ Bác sĩ kê đơn thuốc giải thích lý do phải mua đơn thuốc ngoài, thuốc nào là thuốc bệnh, thuốc nào là thuốc bổ và thực phẩm chức năng, hoa hồng kê đơn thuốc thường nằm ở thuốc bổ và thực phẩm chức năng với giá cao hơn thị trường 10-30%. Trong trường hợp thuốc BHYT có mà Bsi vẫn kê thuốc ngoài để hưởng hoa hồng thì BN có thể yêu cầu Bs và bệnh viện hoàn trả số tiền đó cho mình do Bs đó làm sai quy định về kê đơn thuốc.
+ Chỉ cảm ơn Bs sau khi quá trình khám và chữa bệnh kết thúc tốt đẹp và cảm ơn theo tâm nguyện của BN.
- Phía bác sĩ: thực hiện đúng quy định kê đơn thuốc và quy định khám chữa bệnh của bộ y tế ban hành.
- Phía lãnh đạo quản lý: giám sát chặt chẽ Bs thực hiện quy định trên, song song với đó mở các dịch vụ chất lượng cao để BN lựa chọn và dần thay thế “ phong bì”.
=> Theo đánh giá của Bộ y tế: “Phong bì” không những không làm tăng chất lượng điều trị như người bệnh mong muốn, mà còn làm xấu đi hình ảnh của người thầy thuốc. Niềm tin vào ngành y của người bệnh ngày càng giảm sút, người bệnh dùng “phong bì” để cạnh tranh lẫn nhau và người nghèo sẽ là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Hoa hồng trong kê đơn thuốc và luật ngầm phong bì mổ
Câu chuyện “hoa hồng trong kê đơn thuốc và luật ngầm phong bì mổ” tưởng như rất cũ của 20 năm về trước nhưng hiện tại nó vẫn tồn tại, len lỏi ở khắp các bệnh viện công.
Ung thư ngày càng gia tăng và trẻ hóa với tốc độ chóng mặt và phẫu thuật là một giải pháp để điều trị căn bệnh ung thư này và hầu hết những bệnh nhân ung thư đều là những bệnh nhân nghèo khó. Để được phẫu thuật người bệnh tốn rất nhiều chi phí, trong đó có những khoản không thể không có như: chuyển bảo hiểm y tế lên tuyến trên để phẫu thuật và xạ trị thì mỗi bệnh nhân mất từ 2-3 triệu đồng tiền “lót tay” cho “cò” hoặc nhân viên y tế thì mới chuyển được.
Lên đến bệnh viện tuyến trung ương rồi người bệnh cũng gặp muôn vàn khó khăn, vất vả rồi mới có được lịch mổ, và rồi đến lúc lên bàn mổ thì gặp phải “luật ngầm phong bì mổ” như mỗi bệnh nhân trước ca mổ phải chuẩn bị sẵn 500.000 đồng bỏ vào túi áo để “ cảm ơn” bác sĩ gây mê và 3.000.000 đồng cảm ơn bác sĩ mổ, tiền này không nằm trong danh mục, chỉ đơn giản là “luật ngầm phong bì mổ” mà các bệnh nhân mổ trước truyền lại cho bệnh nhân mổ sau. Sau mổ bệnh nhân ra buồng bệnh sẽ được bác sĩ gây mê tư vấn, khuyến khích mua máy giảm đau thêm 2.000.000 đồng nữa, tất nhiên không ai ép phải mua, không mua cũng không sao, nhưng những người cha người mẹ chăm sóc con mình bị bệnh làm sao làm ngơ được, lúc đó có bắt họ làm cái gì thì họ cũng phải làm theo và chỉ mong con mình được mổ an toàn.
“ Người nghèo đi mổ khổ lắm, mấy chục nghìn cũng khó khăn, em nhìn xót thay mà không biết làm gì vì xung quang ai cũng làm như vậy” theo lời chị HT- 1 bệnh nhân mổ nói.
Tưởng chừng như mọi việc đã suôn sẻ và chờ ngày ra viện thì đến ngày ra viện bệnh nhân được bác sĩ điều trị đưa cho đơn thuốc sau mổ giá mua 2-3.000.000 đồng nữa và đương nhiên trong đơn thuốc này sẽ có các loại thuốc có “hoa hồng” cho bác sĩ kê đơn và bệnh nhân được giải thích thuốc này tự mua còn muốn lấy thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú thì phải làm thủ tục rất phức tạp phải chiều muộn mới lấy được và bệnh nhân phải ký cam kết là tự mua thuốc chứ không ép buộc. Hầu hết bệnh nhân sau thời gian nằm viện chỉ muốn về nhà cho sớm và họ chấp nhận mua đơn thuốc này. Điều đáng chú ý ở đây là có sự khác biệt rất lớn giữa đơn thuốc tự mua và đơn thuốc bảo hiểm y tế: đơn thuốc bảo hiểm y tế thì chỉ 1 loại thuốc điều trị duy nhất còn đơn thuốc tự mua thì vô vàn các loại thuốc bổ mà các trình dược viên sẽ trả “hoa hồng” cho bác sĩ nếu bệnh nhân ra quầy thuốc mà họ gửi thuốc mua. Để che dấu cho sai phạm “hoa hồng kê đơn thuốc” này, bác sĩ đã thay đổi đơn thuốc lưu trong hồ sơ bệnh án bằng đơn thuốc “đẹp như trong tranh” mà bất kỳ đoàn kiểm tra nào khi mở bệnh án ra đều không phát hiện ra.
Tưởng chừng như mọi khó khăn, vất vả như thế là đã quá đủ đối với người bệnh, nhưng chưa, đến lúc nhập viện để xạ trị sau mổ theo hẹn của khoa y học hạt nhân thì mỗi bệnh nhân sẽ lại phải mua thêm đơn thuốc nữa với vô vàn thuốc bổ có “hoa hồng” của bác sĩ khoa này với giá 4-5.000.000 đồng nữa thì mới được nhập khoa để xạ trị, mà đáng ra các thuốc này nếu bệnh nhân nhập viện thì hoàn toàn có thể dùng thuốc của bệnh viện mà bảo hiểm y tế chi trả để giảm chi phí xạ trị sau mổ cho bệnh nhân. Để che dấu cho “đơn thuốc có hoa hồng này” bác sĩ đã có sẵn đơn riêng hoặc viết tay và không nhập vào hệ thống lưu trữ bệnh án của bệnh viện nên nếu có kiểm tra bệnh án thì cũng không phát hiện ra được.
Vấn đề “Hoa hồng trong kê đơn thuốc” ở các bệnh viện đã có hẳn chuyên án của công an và hiện trong quá trình điều tra, Bộ Y tế cũng đã ra công văn chấn chỉnh các bệnh viện trực thuộc, nhưng tất cả đều bỏ ngoài tai, “việc của ai thì người đấy làm”, chưa đủ sức răn đe và hậu quả là bệnh nhân nghèo lĩnh đủ.
=> Nhiều cụ/mợ hỏi em cách phòng tránh tiêu cực như thế nào? Em thấy để giải quyết vấn đề này cần tác động từ 3 phía: bệnh nhân, Bác sĩ và lãnh đạo quản lý:
- Phía bệnh nhân: + Đi khám bảo hiểm y tế thì lấy thuốc bảo hiểm y tế, trường hợp kê thuốc ngoài bảo hiểm thì nhờ Bác sĩ kê đơn thuốc giải thích lý do phải mua đơn thuốc ngoài, thuốc nào là thuốc bệnh, thuốc nào là thuốc bổ và thực phẩm chức năng, hoa hồng kê đơn thuốc thường nằm ở thuốc bổ và thực phẩm chức năng với giá cao hơn thị trường 10-30%. Trong trường hợp thuốc BHYT có mà Bsi vẫn kê thuốc ngoài để hưởng hoa hồng thì BN có thể yêu cầu Bs và bệnh viện hoàn trả số tiền đó cho mình do Bs đó làm sai quy định về kê đơn thuốc.
+ Chỉ cảm ơn Bs sau khi quá trình khám và chữa bệnh kết thúc tốt đẹp và cảm ơn theo tâm nguyện của BN.
- Phía bác sĩ: thực hiện đúng quy định kê đơn thuốc và quy định khám chữa bệnh của bộ y tế ban hành.
- Phía lãnh đạo quản lý: giám sát chặt chẽ Bs thực hiện quy định trên, song song với đó mở các dịch vụ chất lượng cao để BN lựa chọn và dần thay thế “ phong bì”.
=> Theo đánh giá của Bộ y tế: “Phong bì” không những không làm tăng chất lượng điều trị như người bệnh mong muốn, mà còn làm xấu đi hình ảnh của người thầy thuốc. Niềm tin vào ngành y của người bệnh ngày càng giảm sút, người bệnh dùng “phong bì” để cạnh tranh lẫn nhau và người nghèo sẽ là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Chỉnh sửa cuối: