Cái này cũng thú vị đấy cụ, Tôn nữ thường đc hiểu là họ (hiện nay), nhưng xưa kia nó là cách xưng hô. Con vua là Hoàng tử, thường đc phong tước Công, con hoàng tử con trai gọi Công tử, con gái gọi Công nữ, cháu gái Hoàng tử gọi Công tôn nữ, chắt gái Hoàng tử gọi Công tằng tôn nữ, rồi Công huyền tôn nữ. Xa hơn nữa họ gọi chung là Tôn nữ, ý là chỉ cháu chắt gái của Hoàng tử.Hậu duệ vua chúa phong kiến ngày xưa em hay thấy có họ là Tôn Nữ hay Tôn Thị gì đó gốc gác trong Huế. Họ hay làm ở bộ ngoại giao ngoài Hà Nội.
Sau này thành họ luôn, cái này cũng ko khó hiểu nếu nhìn sang hàng xóm họ cũng lấy chức, tước của tổ tiên để làm họ cho con cháu. VD mấy họ Tư Mã, Tư Không, Tư Đồ đều bắt nguồn từ chức quan, họ Lư họ Mã có tổ tiên làm nghề chăn dắt buôn bán lừa ngựa, họ Lâm họ Mộc là có tổ tiên làm tiều phu hay nghề liên quan đến gỗ-rừng, còn họ Tây Môn, Đông Môn thì bắt nguồn từ vị trí nhà tổ tiên ở cửa Đông hay cửa Tây của thành trì.
Chỉnh sửa cuối: