Hòa Bình, những điểm đến...

Thần Tài

Xe điện
Biển số
OF-22817
Ngày cấp bằng
22/10/08
Số km
4,893
Động cơ
543,080 Mã lực
Nơi ở
HP-BVC
Đánh dấu theo dõi chuyến du khảo Hòa Bình của cụ.
 

Heosua_HN

Xe điện
Biển số
OF-100100
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
2,541
Động cơ
423,215 Mã lực
Em cũng hóng ạ :P

Bác feroza_hb đến nơi thì lại hết pin, căng thẳng quá ;;)
 

feroza_hb

Xe tăng
Biển số
OF-53015
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
1,146
Động cơ
463,068 Mã lực
Nơi ở
TP.Hòa Bình
[FONT=&quot]Tiếp.[/FONT]

[FONT=&quot]Dấu chân niên đại hàng chục nghìn năm, Con đường cổ nhất thế giới tại Hòa Bình.[/FONT]

Đến phần này có sử dụng tư liệu từ nguồn anninhthudo.vn và pic + cảm nhận chuyến đi thực tế of feroza_hb (cảm nhận được chuyển font chữ nghiêng).
(ANTĐ) - Lối mòn của người nguyên thuỷ, những tầng văn hoá dày đặc, xếp chồng lên nhau được phát hiện tại hang xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình mới đây một lần nữa khẳng định người Việt cổ xuất hiện sớm nhất ở Đông Nam á. Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt - Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam á, phát hiện bước chân cổ hằn trên phiến đá và đường mòn cổ ở hang xóm Trại còn là phát hiện hiếm có trên thế giới..
Là một hang tiêu biểu của văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam và Đông Nam á. Hang nằm trong phạm vi Mường Vang cổ thuộc địa phận xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Hang được phát hiện năm 1974-1975, sau đó đã được thăm dò khai quật 4 lần vào các năm 1981, 1982, 1986 và 2004. Cho đến năm 2005, sau khi các nhà khảo cổ học đưa ra các cứ liệu khoa học về sự xuất hiện đầu tiên của người nguyên thuỷ tại đây đã được Bộ Văn hoá cấp bằng Di tích Khảo cổ học cấp quốc gia để đưa vào nghiên cứu bảo tồn.
Hang đá xóm Trại nhìn toàn cảnh.

Trên đường đi vào phía bên trái có cây đa do Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trồng lưu niệm, nhưng không chộp được ảnh, còn đây
Bảng di tích đã được xếp hạng

Lối vào, đi lên phía cửa hang.



Trên lối đi có tảng đá hình con rùa đang bò.


Bác gái khi đưa AE đi, vẫn trang bị đầy đủ như dao giắt sau lưng, giỏ đeo hông (còn gọi là cái ớp) là trang cụ bất ly thân khi đi làm.

;Lối đi lên theo các bậc thang xây bằng đá.

Và đây rồi cửa hang xóm Trại nơi được các nhà khoa học phát hiện Di chỉ khảo cổ học mang tầm cỡ Quốc tế (có dấu chân và lối mòn người Việt cổ cách đây hang chục nghìn năm), nhìn từ hướng Nam, nhìn lên


Nhìn xuống con đường vừa đi lên, Bác gái đang tranh thủ hái lá dâu, lúc đưa AE đi Bác ý bảo không biết đâu, về hỏi ông nhà thì biết…
 

feroza_hb

Xe tăng
Biển số
OF-53015
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
1,146
Động cơ
463,068 Mã lực
Nơi ở
TP.Hòa Bình
Hang xóm Trại nằm trên độ cao 15m so với mặt thung lũng, cửa hang rộng 8m quay theo hướng Đông hơi chếch Bắc 600, hang ăn sâu vào trong 13m; cửa hang cao 10m. Cửa có hình vòng cung trong hang sáng sủa, thoáng đãng, ánh sáng có thể lọt vào tận đáy hang.
Tiến sĩ Nguyễn Việt - Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á cho biết: “Trong quá trình nghiên cứu lập dự án bảo vệ và tôn tạo năm 2004, các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Hoà Bình và Trung tâm Tiền sử Đông Nam á đã phát hiện dấu mòn đi lại thời tiền sử dài chừng 6 mét ở phía nam cửa hang.
Phía Nam cửa hang:


Phía trên nhìn xuống.


Trực diện cảnh, hình như các Cụ đang chuẩn bị chế biến món ốc suối.

Lối cổ đi vào hang từ phía Bắc


Khi mới phát hiện, hệ thống các dấu mòn này nằm sâu dưới tầng văn hoá Hoà Bình 60-70cm, tương đương niên đại 8-9 ngàn năm cách ngày nay, trong tình trạng gần như nguyên vẹn”. Đặc biệt, sự phát hiện vào tháng 10-2008 của các nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã tìm ra lối mòn dài chừng 10m nối đoạn đường đã phát hiện trước đây, kéo dài từ cửa hang xuống phía dưới chân núi lại lần nữa khẳng định đây là nơi cư trú của người Việt cổ.
 

CôngNông

Xe điện
Biển số
OF-808
Ngày cấp bằng
17/7/06
Số km
2,556
Động cơ
601,890 Mã lực
Nơi ở
110/99 Định Công Hạ
Em vưỡn đang ngóng hình ảnh dấu chân người Việt của của bác đấy ợ. Phọt tiếp đi bác FerozaHB ui
 

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,550
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Cách dẫn dắt câu chuyện của Cụ hay quá cơ ạ...E đọc mà không bỏ qua một dấu phẩy..he.he...:x
@Cụ feroza_hb : Anh Em trong nhà quên làm sao được ngày sn của nhau, Cụ nhể...:D.
Sorry các Cụ, vì lý do kỹ thuật và phải xử lý một số thiếp mời bằng rượu do vậy..., nên đến giờ này Feroza_hb mới Kiến các Cụ được:
Chuyến đi thứ nhất: Tìm về con đường và dấu chân người Việt cổ...
Kế hoạch cho chuyến đi Nông Cống, Thanh Hóa đến phút thứ 89 thì phải tạm dừng vì lý do em bé ốm, chán thật! thế là 02 ngày 28, 29 đi toi, mặc dù vợ Cả vẫn động viên cứ đi đi không sao đâu, nhưng vì tư tưởng không thấy thoải con gà mái lắm nên quyết để dịp khác vậy.
Với một mong ước phượt toàn phần, nhưng trước tiên phải hiểu chính bản thân mình đã, nên cũng phải có kế hoạch thử sức trong tầm ngắn hạn không ảnh hưởng đến công việc, gia đình. Từ đó feroza_hb nảy ý định thôi thì an phận thủ thường trước đã, với suy nghĩ mình không còn trẻ, fe đã đôi mươi, nên các Cụ cũng thấy hoàn cảnh của em và vợ 2 " Gà già ăn quẩn cối xay" thôi ạ. Vì vậy thớt Hòa Bình, những điểm đến..đã được thiết lập.
Ngày 30/4, quyết tâm thực hiện một chuyến, sau khi chào bình minh, không thể quên việc Chúc mừng SN HaTroc,
9 giờ 30 xuất phát, trước khi hoàn thành một số việc tiếp theo để thực hiện kế hoạch cho chuyến thứ nhất được vạch sẵn: con đường và dấu chân người Việt Cổ, thuộc xóm Trại, xã Tân Lập, Lạc Sơn, Hòa Bình
 

phamhaphuong

Xe hơi
Biển số
OF-116778
Ngày cấp bằng
14/10/11
Số km
177
Động cơ
387,330 Mã lực
Em hóng thớt này để nhớ về nơi đã sinh ra em.... Nhớ Hb quá!!!
 

TL_Vietnam

Xe lăn
Biển số
OF-44799
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
10,763
Động cơ
570,129 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có thời gian lượn như kụ cũng sướng nhỉ :D Kính kụ 1 ly nhá (b)(b)(b)
 

feroza_hb

Xe tăng
Biển số
OF-53015
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
1,146
Động cơ
463,068 Mã lực
Nơi ở
TP.Hòa Bình
@ tk các Cụ đã vót cho fe,
@ TL_Vietnam: Thì vẫn là họ nhà Tranh Văn Thủ ngày nghỉ 30/4 mà Cụ.
feroza_hb xin được kết tục...
Qua các nghiên cứu cũng như phân tích bằng phương pháp khoa học, lối mòn được xác định là đường đi lại được người nguyên thuỷ sử dụng sớm nhất tại hang xóm Trại. Ngách đi này nằm sâu dưới tầng văn hoá cổ chừng 4 mét, len qua khoảng cách giữa các khối đá lăn trên vách cửa hang. Hang nằm trên ngọn núi đá cao gần 1 nghìn mét so với mực nước biển. Cửa hang rộng thoáng, hướng ra dòng suối đầu nguồn chảy về sông Bưởi - Hoà Bình.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia khảo cổ, những vết tích của dòng nước chảy quanh hang núi được thể hiện rất rõ tại các ruộng ngô mà bà con xóm Trại đang trồng. Những nơi trồng được ngô của bà con ngày nay là những bãi bồi, những dải ruộng chạy dài đọng nước là vết tích của con suối chạy qua. Điều này đã nói lên nơi đây là vùng đất thuận lợi mà người Việt xưa cư trú.

Nơi người Việt cổ cư trú từ 22 nghìn năm trước
Lối mòn được phát hiện vừa qua tại hang xóm Trại đã chứng tỏ con đường này tồn tại vào khoảng từ trước 22 nghìn năm, cho đến khi những đợt đá rơi đầu thời kỳ địa chất toàn tân diễn ra. Dưới nhiều tầng văn hoá ken đặc dưới hang là minh chứng cụ thể cho sự xuất hiện tiêu biểu của văn hoá Hoà Bình tại Việt Nam. Với 1m2 đã phát hiện 202 hiện vật. Gồm các đồ đá, mảnh tước… công cụ sinh hoạt của người nguyên thuỷ. Cho đến thời điểm này, hang xóm Trại có khoảng 7 nghìn hiện vật được khai quật.
Qua các nghiên cứu khoa học bằng phân tích các-bon thì đây là hang có nhiều hiện vật nhất trong khu vực Đông Nam Á và có nhiều tầng văn hoá nhất Đông Nam Á. Các hiện vật đã khẳng định đây là hang được người nguyên thuỷ sử dụng sớm nhất và lâu đời nhất. Ngoài những công cụ đá của người nguyên thuỷ như rìu đá, xương thú, còn có những vỏ thức ăn hoá thạch được coi là thức ăn thường dùng của người Việt cổ, đó là loài ốc núi và ốc vặn suối.
Với chiều rộng của hang trung bình 7m và chiều dài từ miệng vào đáy khoảng 22m, sâu khoảng 7-10m đã bị các tầng văn hoá qua hàng nghìn năm vùi lấp, các nhà khai quật thấy chủ yếu là tầng tầng lớp lớp ốc ken đặc.
Bằng các phép tính khoa học, các nhà nghiên cứu đã xác định phải qua hàng chục nghìn năm tích tụ được lớp vỏ thức ăn dày như vậy. Để khai quật, các nhà khảo cổ đã phải đào vét lượng ốc hoá thạch khổng lồ đổ xuống triền núi đá làm lối đi phục vụ cho cuộc khai quật, tôn tạo. Phần lớn lượng ốc còn lại trong hang đã bị các lớp nhũ đá nhỏ kết dính thành những khối vỏ ốc hoá thạch khổng lồ.
Khối vỏ ốc hóa thạch khổng lồ

(éo soạch…khổ em ròi các Cụ ơi, hết pp ii nn rồi)…Không còn giải pháp nào trong tình cảnh này, vâng đành theo dòng tư liệu cho đến hết chuyến này thôi.
Theo đánh giá của các nhà khoa học Hang xóm Trại là loại di tích cư trú và xưởng chế tác công cụ trong hang động núi đá vôi của cư dân văn hoá Hoà Bình.
Tầng văn hoá: ở hang Xóm Trại vốn rất dày gần 4m, nhưng phần trên đã bị nhân dân đào bới san phẳng làm một ngôi chùa nhỏ nên tầng văn hoá chỉ còn lại 3m.
Tầng văn hoá gồm chủ yếu là ốc vặn bị chặt *** và vỏ ốc núi, ốc sên khá thuần chất từ trên xuống dưới. ở độ sâu gần 1m, có một lớp vỏ ốc bị đốt cháy dày từ 0,50m đến 0,8m. Lớp ốc cháy phân bố gần khắp mặt hang, cao ở xung quanh và thấp dần vào giữa hang. Trong tầng văn hoá ngoài công cụ đá, còn có nhiều vỏ trai và xương răng động vật.
Hiện vật: trong 3 lần thám sát và khai quật số hiện vật thu được tại hang Xóm Trại là: 1.441 hiện vật đá, trên 100 các loại hiện vật xương sừng khác.
Trong lần đào thám sát lần 1 (năm 1980), các hiện vật đá thu được 108 tiêu bản.
Trong đợt khai quật tháng 5 năm 1981, số hiện vật thu được 1.150 hiện vật.
Công cụ đá: 1.150 chiếc đều được chế tác từ đá cuội, được ghè đẽo cẩn thận quanh rìa tạo hình dáng ổn định. Phần lớn được ghè đẽo một mặt, vỏ cuội còn giữ nguyên cả hai mặt, phát hiện được 22 công cụ mài lưỡi, trong đó gồm 1 đục và 21 rìu
Công cụ xương: 25 chiếc, phân bố ở các độ sâu khác nhau trong đó chủ yếu là các loại đục hay công cụ đào bản rộng. Những công cụ loại này là những mảnh xương ống lớn, phần lưỡi được mài mỏng. Có một mũi nhọn tròn được mài nhẵn toàn thân giống như mũi tên.
Mảnh gốm: Thu nhặt được một số mảnh gốm ở lớp vỏ ốc bị sáo trộn trên mặt hang. Ngoài mặt, vài mảnh gốm trang trí văn khắc vạch phức tạp thuộc giai đoạn muộn, một số mảnh gốm thô dầy trang trí văn thừng có niên đại sớm hơn.
Trong di tích hang xóm Trại, ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gồm còn thu được khá nhiều các tàn tích các vỏ nhuyễn thể và thực vật. Đặc biệt là đã tìm thấy các mảnh vỏ trấu, hạt thóc và một số hạt gạo cháy dở nằm ở độ sâu từ 0 - 80cm. phát hiện ra lối đi cổ có niên đại hàng vạn năm cách ngày nay.
Việc phát hiện ra lối đi cổ tại hang xóm Trại có niên đại hàng vạn năm cách ngày nay, chứng tỏ hang xóm Trại vừa là nơi cư trú lâu dài, vừa là công xưởng để chế tác công cụ của cư dân Văn hoá Hoà Bình, việc phát hiện được các hạt gạo, vỏ trấu trong tầng văn hoá của hang xóm Trại có thể là một minh chứng vật chất về một nền nông nghiệp trồng lúa nước sơ khai ở thời Văn hoá Hoà Bình.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt “Các tầng văn hoá tại hang xóm Trại là điển hình của nền văn hoá Hoà Bình không chỉ của các nước Đông Nam Á mà còn thuộc loại hiếm trên thế giới. Cho đến thời điểm hiện nay, sự phát hiện này đã xác định nơi cư trú lâu đời nhất và sớm nhất của người Việt cổ có niên đại khoảng 22 nghìn năm”.
Từ những cách thức người xưa ăn ốc cho đến ốc mà người Việt cổ thường dùng, cho thấy đặc trưng của người Việt đã được kế thừa cho đến ngày nay. Điển hình là đồng bào Mường ở Hoà Bình vẫn dùng ốc bằng cách chặt đuôi để hút chứ không dùng đồ khêu như miền xuôi thường dùng.
(..chặt đuôi để hút..) vấn đề này theo feroza_hb thực nghĩ thấy rằng vào thời gian còn là SV ở Hà Nội, cứ đến tối là suốt ở một đoạn đường Núi Trúc, bà con, nam thanh nữ tú cũng đập *** ốc hút sụt, soạt rôm rả lắm ấy chứ, cứ đâu cứ phải ở Hòa Bình mới có, à mà quên có vì đây chính là đặc trưng của người Việt đã được kế thừa cho đến ngày nay cơ mà nhỉ, Có Cụ nào biết hút ốc không ạ?Tuyệt, không thể tả!!! Đây cũng coi là một lời mới chính thức với họ nhà fe đấy ạ.
Chep, chẹp…Sau này, feroza-hb có quay lại kiểu gì cũng phải yêu cầu các Bác ở đây chiêu đãi món ốc suối xóm Trại, như các Cụ cách đây 22 nghìn năm.. Hiện đã có số điện thoại của Bác Tâm là người được giao trông coi Di tích khảo cổ này… 02186....
Sự kế thừa của người cổ xưa vẫn hiển hiện trong đời sống sinh hoạt của bà con cho đến ngày nay như chứng tích cụ thể minh chứng cho lịch sử của người Việt cổ có nguồn gốc trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt, Trung tâm tiền sử Đông Nam á: “Bằng phương pháp tính khoa học, chúng tôi tính được 1 mét vuông vỏ ốc trong hang xóm Trại cho khoảng 300kg thịt ốc.
Như vậy, các tầng ốc hoá thạch qua các thời kỳ có thể tính toán lượng thức ăn phải qua hàng chục nghìn năm mới có được tầng vỏ ken đặc như vậy. Và ngoài các nghiên cứu khoa học về các tầng văn hoá thì có thể khẳng định rằng người Việt cổ xuất hiện sớm nhất tại đây”.
Hiện nay di tích hang xóm Trại đã được tu bổ tôn tạo các hạng mục, để phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu về văn hoá Hoà Bình. Di tích hang xóm Trại nằm ở trung tâm của vùng Mường cổ (Mường Vang), đến với di tích hang xóm Trại du khách sẽ có điều kiện tham quan tìm hiểu về không gian văn hoá dân tộc Mường và một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời của thung lũng Mường Vang, một trong bốn mường lớn của tỉnh Hoà Bình.
Di tích khảo cổ “Dấu chân niên đại hàng chục nghìn năm, Con đường cổ nhất thế giới tại Hòa Bình “ nằm ở phía Đông sườn núi khụ(đá) Trại thuộc xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Từ thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6 đến ngã ba Mãn Đức, đi theo đường 12A đến ngã ba Xưa, rẽ trái theo đường 12B khoảng 8km, rẽ trái theo đường liên xã đi Tân Lập khoảng 4km là đến di tích. Hoặc theo tuyến đường AE nhà fe đã trải nghiệm được thể hiện pic map.
Tuy nhiên thực tế hiện nay kết cấu hạ tầng về giao thông từ UBND xã Tân Lập đến xóm Trại vẫn đang trên bàn giấy, nên con đường vẫn còn thiên nhiên lắm nếu trời đổ mưa thì 4 bánh đi vào e cũng rất khó, dịch vụ ở tại xóm Trại cũng chưa có gì ngoài có 1 quán bán những mặt hàng thiết yếu phục vụ những người dân trong xóm. Nhà các hộ dân ở đây đa phần nhà xây như ở đồng bằng chứ không còn mấy nhà sàn đây là một điều rất tiếc nếu không được tôn tạo, khôi phục lại (theo suy nghĩ chủ quan của feroza_hb trong một khoảng thời gian chiêm và trải nghiệm rất ngắn nên chắc chắn sự đánh giá này cũng chỉ ở chừng mực Thầy bói xem voi mà thôi ) vì thứ nhất là do thực tế như vậy nên chưa có sự hài hòa với khung cảnh thiên nhiên nơi đây, thứ hai là xóm Trại là nơi có Di chỉ khảo cổ gốc theo đánh giá của các nhà Khoa học và đã được xếp hạng nên phải có hướng khôi phục lại nhà sàn, bên cạnh đó nếu thiếu nhà sàn thì tự nó không lưu giữ lại được nét truyền thống cổ xưa như chính những nét văn hóa mang đậm đà bản sắc nơi đây còn lưu giữ theo bản gốc như trang phục, nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt thổ cẩm…văn hóa ẩm thực còn gắn liền với nhà sàn như: Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…lòng mến khách…
Sau khi AE đã thực hiện xong việc thăm hang Đá cổ xóm Trại, trở lại gia đình Bác Tâm và trong khi uống nước được Bác trai giới thiệu sơ qua về việc phát hiện Di chỉ khảo cổ, tình hình giao thông, kết cấu hạ tầng đầu tư cho Di chỉ khảo cổ ở đây..còn Bác gái giới thiệu về mặt hàng thổ cẩm được dệt thủ công từ sợi tơ tằm, ở xóm Trại hiện nay vẫn còn lưu giữ, duy trì được khoảng 20 khung cửi dệt thổ cẩm, phải công nhận nét hoa văn, nét sợi dệt trên mặt thổ cẩm rất đẹ (các Bác còn khẳng định đây chính là nét hoa văn gốc còn lưu lại ở đây), thế mới khoái, nhưng khi AE lại đề đạt nguyện vọng có nhu cầu mua một tấm thổ cẩm làm kỷ niệm thì Bác Ok ngay, nhưng bao nhiêu tiền? thì cả 2 Bác không biết là phải bán với giá bao nhiêu, .thật là Ngộ pó tay, nhưng nghĩ lại thấy các Bác ấy chân tình, mộc mạc là vậy chắc chỉ có ý biếu tặng thôi chứ không bán nhưng AE lại có đến 3 người thì cũng không biết làm sao….Khi fe cảm ơn, chào tạm biệt gia đình, các Bác vẫn mời ở lại Ngủ chơi (ở Hòa Bình, thường khi có khách quý, thân quen đến chơi, thường mời nghỉ lại một cách mộc mạc bằng câu Ngủ chơi), lời mời Ngủ chơi đã có lần feroza_hb sử dụng theo ngữ khẩu này với AE Hà Nội, các Bác ấy cứ mắt tròn mắt dẹt vì sao không mời Ngủ thật lại chỉ mời Ngủ chơi thôi là thế nào…khó rải thích quá, fe là fe cứ mời các Bác thực tế mới biết.
Khi chào tạm biệt, AE vẫn để lại một lời hẹn sẽ quay trở lại để khảo cứu thêm về nét sinh hoạt, văn hóa nơi đây có còn nguyên bản gốc theo dấu chân và con đường hóa thạch hay không…và kiểu gì cũng phải mút ốc, chứ không được khều khếu khêu đâu nhé.
Thưa các Cụ! đây là bức ảnh cuối cùng, vét không còn hy vọng thêm pic nào nữa. Sorry tất cả các Cụ và congnong về pic con đường và dấu chân cổ (theo nguyên văn của tư liệu là: bước chân cổ hằn trên phiến đá và đường mòn cổ )..một ngày gần nhất sẽ bổ xung sau.

Có một vấn đề nhỏ không thể không nói, Đó là có thể thông tin về Di khảo cổ ở xóm Trại chỉ ở một chừng mực nhất định, do vậy cũng ít người biết để đến tham quan, du lịch biểu hiện ở kết cấu hạ tầng và dịch vụ ở đây, và thường đến đây cũng chỉ là các Bác ở Trung ương, các Bác khoa học ở Hà Nội và các Cơ quan chuyên môn của tỉnh (Bảo tàng Hòa Bình), ở huyện về thăm và làm việc chứ mấy khi có những người như AE fe này đâu, nên.. khi AE đến hỏi thăm, các Bác ở đây thấy đây như một điều gì đó rất mới lạ, dõ dàng là đi xe biển 28 các Bác cứ kháo nhau là người Hà Lội mới bứt zứt khó tả, .hự ..hự.
Thưa các Cụ chuyến đi tạm thời kết thúc, phần nào đã đạt được theo ý tưởng để chuyển tải được những thông tin theo đề mục “ Hòa Bình, những điểm đến…” để các Cụ trên OF đã biết nhiều hay ít, được biết thêm về mảnh đất Hòa Bình (hình con rùa).
Chuyến đi chưa được hài lòng vì nhiều nguyên nhân..và có nguyên nhân là AE cùng phượt tay photo còn chưa được, nên nhiều khi lắm lúc feroza_hb 1 tay vô năng, một tay phang pic và pin ơi là pin.
Trong khuân khổ ảnh ọt, cảm nhận, lời bình còn nhiều hạn chế và bên cạnh đó do sự hiểu biết còn ở tầm bé như con kiến kim mà leo cành đa nên fe em nặng về sử dụng dấu … thể hiện cho sự chưa hiểu biết, chưa trải nghiệm, ..v.v…. quan trọng nhất là đã có tư liệu để các Cụ biết thêm, quan tâm, mong các Cụ phải cảm và góp ý phê bình, để chuyến sau feroza_hb sẽ phượt Fun hơn và ý nghĩa hơn.
Đến đây chuyến thứ nhất tạm dừng. Trời vẫn nóng quá các Cụ ạ….nhạc trên xe vẫn ngân nga giọng ca sĩ theo lời ca nhạc Trịnh …hãy yêu ngày tới, dù quá mệt kiếp người…
Hẹn gặp các Cụ chuyến sau, sau và sau…
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Hay quá..... HB quê mềnh :D
 

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,550
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Hay quá cơ Cụ ạ, E được mở rộng tầm mắt thêm nhiều, Thanks Cụ !
 

feroza_hb

Xe tăng
Biển số
OF-53015
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
1,146
Động cơ
463,068 Mã lực
Nơi ở
TP.Hòa Bình
Thời tiết đã phần nào bớt đi cái nóng đến là khó chịu, feroza_hb lại tiếp tục những điểm đến, từ con đường cổ đến con đường mang dấu ấn lịch sử. Cùng fe với chuyến đi thứ hai với tốc độ chậm, thật chậm và rất chậm. Với tựa đề.
Con đường thủy, bộ mang dấu ấn Lịch sử.
 
Chỉnh sửa cuối:

DuongThoAn

Xe buýt
Biển số
OF-37392
Ngày cấp bằng
6/6/09
Số km
575
Động cơ
476,110 Mã lực
Tiếc quá, em lên khu này trước cụ chục hôm, loanh quanh ở Vó và xã Nhân Nghĩa buổi chiều mà không biết có điểm đến ở xã Tân Lập của thớt này.
Em hứng làm phát từ HN lên rồi về luôn, đoạn từ TT Bo theo đúng đường cụ đi (ra Ngã Ba Xưa), hì, những chỗ cụ dừng chụp cũng đúng chỗ em chụp, híc, OFer vầy!

Mà lối vào Tân Lập có phải là cái ngã 3 rẽ trái từ Vó không cụ, sao không có biển chỉ dẫn vào Tân Lập nhỉ, vì em nhìn bản đồ thấy Tân Lập đúng hướng đó mà. Chắc em sẽ sớm quay lại và vào đây phát, đây là vùng em muốn tìm hiểu mà!

Mời cụ tiếp chuyến đi thứ 2, lót dép hóng!
 

feroza_hb

Xe tăng
Biển số
OF-53015
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
1,146
Động cơ
463,068 Mã lực
Nơi ở
TP.Hòa Bình
@DuongSonViet: (k). Vậy là AE có cùng tư tưởng, nhưng chưa hợp ruyên cùng Road. Tuy nhiên với tinh thần OF, feroza_hb xin chân trọng mời bạn DuongSonViet...vào một dịp gần nhất cùng đồng hành về lại Tân Lập, Vì ngoài lý do photo hết pin, thời gian tìm hiểu nhanh quá và bện cạnh đó còn một quãng đường chưa offroad về địa danh xã Quý Hòa, Lạc Sơn nơi có mỏ nước nóng lộ thiên (đã được thử) nói không ngoa là có thể luộc 9 trứng (xin lột tả một tí không photoshop là cách đây vài năm trong tình trạng fe fe offroad từ Vó vào xã Quý Hòa bằng em Virago 250 đường xấu kinh văn khủng nhưng vẫn mò đến được mỏ nước nóng, nóng khủng khiếp, khi hành xác ở đầu cuối vòi nước mà phải thực hiện bài chuồn chuồn ớt châm nước mấy lần mới quen, da em đã tôi luyện mấy chục năm mà vẫn đỏ như sắt nung, hành xác xong chạy ra ngoài trời nhiệt độ giữa trưa lúc ấy phải gần 40 độ c mà lúc này sao cảm thấy mát thế mát như ở phòng điều hòa đặt chế độ 20 độ C ấy, phong cảnh theo chủ quan lúc đó thấy rất đẹp. con người ở đây chân chất hiền hòa...thôi tạm dừng để chuyến sau kể tiếp) nên feroza_hb vẫn còn có kế hoạch trở lại vào dịp xóm Trại khánh thành nhà văn hóa tìm hiểu thêm và roadoff về Quý Hòa...
 

Liver

Xe hơi
Biển số
OF-47915
Ngày cấp bằng
3/10/09
Số km
189
Động cơ
460,610 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Em hóng tiếp hành trình của cụ. Quê em mà em chưa biết có nơi dư lày.
 

TuaBin

Xe tăng
Biển số
OF-46987
Ngày cấp bằng
20/9/09
Số km
1,380
Động cơ
474,870 Mã lực
Nơi ở
quán trọ trần gian
kể ra mà cụ chủ thớt có thêm ảnh trong hang thì hay quá nhỉ
 

Heosua_HN

Xe điện
Biển số
OF-100100
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
2,541
Động cơ
423,215 Mã lực
Hòa bình hơi ít chỗ chơi, đwowcj cái ăn nhiều món ngon
Bác cứ nói thế nào ý. Quan trọng là bác thích chỗ chơi như thế nào thôi ạ. Hòa Bình rộng lắm đấy bác, em tính lượt phượt kỹ càng từng nơi để tìm hiểu cũng mất kha khá thời gian đấy ạ, còn vút qua quốc lộ thì cũng chỉ là mấy tiếng thôi mà :P
 

TuaBin

Xe tăng
Biển số
OF-46987
Ngày cấp bằng
20/9/09
Số km
1,380
Động cơ
474,870 Mã lực
Nơi ở
quán trọ trần gian
cụ Heo có vẻ thích HB nhỉ cụ hay đi công tác ở đó à
 

DuongThoAn

Xe buýt
Biển số
OF-37392
Ngày cấp bằng
6/6/09
Số km
575
Động cơ
476,110 Mã lực
@DuongSonViet: (k). Vậy là AE có cùng tư tưởng, nhưng chưa hợp ruyên cùng Road. Tuy nhiên với tinh thần OF, feroza_hb xin chân trọng mời bạn DuongSonViet...vào một dịp gần nhất cùng đồng hành về lại Tân Lập...
Xin cảm ơn thịnh tình của cụ trước, nhưng em cũng không chắc là dịp tới đã bám càng được cụ chưa, mặc dù thâm tâm là vẫn sớm mong trở lại.
Em vẫn nghĩ đây là vùng nên đến và cảm nhận cuộc sống của người dân tộc Mường mới là phần thú vị!
Hy vọng sẽ có chuyến cùng đi để cụ giới thiệu thêm về mảnh đất và con người Hòa Bình!
Cụ tiếp mạch chuyến thứ hai của bác đi...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top