- Biển số
- OF-617265
- Ngày cấp bằng
- 20/2/19
- Số km
- 42
- Động cơ
- 117,022 Mã lực
Cảm ơn cụ.Thương lắm miền trung. Các cụ trong đó gắng lên nhé.
Cảm ơn cụ.Thương lắm miền trung. Các cụ trong đó gắng lên nhé.
Thì nó tính cả đợt mà cụ.3000 mm em nghĩ là tổng lượng mưa cả đợt, chứ cách đây mấy năm 1 đợt khủng khiếp như ở Quảng Ninh mà cũng mới khoảng 640 mm
lượng mưa 3000mm vượt các kỷ lục về lượng mưa thì hồ nào chịu nổi, không có hồ không có thủy điện thì cũng vẫn sẽ ngập lụt kinh hoàngĐúng là em không có chuyên môn, thông tin cụ đưa ra cũng không có số liệu nên không bàn được. Nhưng về logic thì hồ thủy lợi phải có chức năng điều tiết lũ. Dù có mưa nhiều thật nhưng làm gì mới có thế mà đã đầy ngay được (nếu cạn khô như cụ nói).
Họ phải đứng giữa 2 lựa chọn - an toàn và lợi ích. Hồ thủy lợi/thủy điện phải tích đủ nước để cung cấp nước, phát điện. Nếu xả hết sạch thì an toàn nhưng nhỡ chẳng may nó không mưa nữa thì không tích đủ nước nên họ sẽ chỉ cho chảy đi một lượng nào đó còn vẫn phải giữ lấy nước để dùng. Nhưng tính toán kém thì giữ nhiều quá, lượng mưa về lớn thì họ lại phải xả ồ ạt để tránh vỡ đập.Bất đắc dĩ lắm mới phải xả lũ chứ ai muốn đâu cụ.Chắc cụ nghĩ cứ mở cho nó chảy đều đều suốt kiểu như ống cống nó thông à??
Nếu phải phá đập thì ngập kinh hoàng, vùng này có di tích là tháp đá Cẩm Duệ trong hình dưới, ngoài ra còn mấy tượng đài của tiền nhân nữa, nhưng trên hết, vùng đất nghèo khó này dân sẽ cơ cực.Hà Tĩnh: Nước hồ Kẻ Gỗ dâng cao, tính đến phương án xấu nhất "phá tràn"
Đến trưa 19.10, hồ Kẻ Gỗ đang xả lũ với lưu lượng 1.000m3/s. Tuy nhiên, trời mưa to, lưu lượng nước về hồ chứa Kẻ Gỗ rất lớn. Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh đang tính đến phương án xấu nhất để tránh nguy cơ vỡ đập chính.laodong.vn
Đến trưa 19.10, hồ Kẻ Gỗ đang xả lũ với lưu lượng 1.000m3/s. Tuy nhiên, trời mưa to, lưu lượng nước về hồ chứa Kẻ Gỗ rất lớn. Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh đang tính đến phương án xấu nhất để tránh nguy cơ vỡ đập chính.
Theo một cán bộ Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đang họp bàn để quyết định, tìm phương án cẩn trọng nhất để phá chủ động tràn sự cố của hồ bởi việc phá tràn sự cố không hề đơn giản.
Theo vị cán bộ này, các cơ quan chức năng Hà Tĩnh đang tính toán lên phương án sau đó xin ý kiến lãnh đạo tỉnh mới quyết định có thực hiện phương án phá tràn đập thuỷ diện hồ Kẻ Gỗ hay không.
Nếu mực nước lên đến cốt 30 thì đập tràn chính hồ Kẻ Gỗ sẽ vỡ.
Việc phá tràn sự cố là dùng thuốc nổ chủ động phá tràn, tránh nước dâng lên cốt 30 vượt tần suất thiết kế sẽ vỡ đập chính.
Cuối buổi sáng, mực nước tại hồ Kẻ Gỗ đang ở cao trình trên 33,13m. Để đảm bảo an toàn cho hồ Kẻ Gỗ, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đang tiến hành mở 2 cống phụ.
Hồ chứa Kẻ Gỗ nước đang tăng cao. Ảnh: T.L
Ông Phạm Đăng Nhật - Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên cho biết:, hồ Kẻ Gỗ đang có nguy cơ đe doạ, ngoài xả tràn ở cống chính lên 1.000 m3/s, địa phương phối hợp với công ty đang cho mở tràn 2 cống phụ để xả với lưu lượng 200m3/s. Hai cống này mở vào năm 2010 nhưng năm đó chỉ xả nhở với lưu lượng 30 m3/s.
Như Lao Động đã thông tin, sáng nay (19.10), ông Trần Tiến Hưng – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Trưởng ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh cũng phát đi Công điện khẩn số 192/PCTT ra lệnh các lực lượng chức năng khẩn trương sơ tán dân vùng hạ du: Huyện Cẩm Xuyên 13.300 hộ, 43.200 người; huyện Thạch Hà 1.420 hộ, 2.685 người; TP.Hà Tĩnh 263 hộ, 701 người.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng ra lệnh, các địa phương, đơn vị chủ động tính toán, thực hiện phương án sơ tán dân với kịch bản phá tràn sự cố hồ chứa nước Kẻ Gỗ trong 24h tới.
Hồ Kẻ Gỗ đang xả tràn với lưu lượng lớn. Ảnh: CTV
Hồ Kẻ Gỗ xả lũ với lưu lượng lớn khiến người dân hạ lưu chật vật chống chọi với lũ. Theo ông Lê Ngọc Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, do hồ Kẻ Gỗ xả lưu lượng lớn nên đến sáng nay đã có 144 thôn/18 xã với 4.580 hộ dân ở các xã Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Quang, Cẩm Thạch... vùng hạ du ngập sâu và bị cô lập. Nhiều héc ta nuôi trồng thủy hải sản ở xã Phúc Thắng, Cẩm Lộc bị thiệt hại. Hệ thống công trình thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng; nguồn điện phía Bắc của huyện bị cắt hoàn toàn.
Trung tâm TP. Hà Tĩnh. Ảnh: CTVHuyện Cẩm Xuyên. Ảnh: CTVXã Cẩm Vinh, Cẩm Xuyên. Ảnh: T.L
Cụ nói kiểu đổ tại ông trời rồi. Lúc làm đề án xây hồ, xây đập kiểu gì chả đưa lợi ích điều tiết lũ lụt vào, nhưng đến lúc có mưa thì lại đổ tại mưa nhiều quá là sao?lượng mưa 3000mm vượt các kỷ lục về lượng mưa thì hồ nào chịu nổi, không có hồ không có thủy điện thì cũng vẫn sẽ ngập lụt kinh hoàng
Cụ không đi tìm hiểu, rồi chửi bới lung tung. Em chả vang làm gì, nhưng trước khi chửi sao cụ không tìm hiểu về các khái niệm như người ta thiết kế dựa trên cơ sở nào, lũ 100 năm là gì đi.Cụ nói kiểu đổ tại ông trời rồi. Lúc làm đề án xây hồ, xây đập kiểu gì chả đưa lợi ích điều tiết lũ lụt vào, nhưng đến lúc có mưa thì lại đổ tại mưa nhiều quá là sao?
Các cụ nghĩ là em chỉ trích, nhưng em thì viết ra là để những người có trách nhiệm phải có áp lực trách nhiệm hơn nữa (dù việc dự báo vốn dĩ là không chắc chắn). Các cụ vang em cũng chịu.
Em không phải là chuyên ngành về thủy lợi thì em nhận luôn nhưng không có nghĩa là em không được đặt câu hỏi và thảo luận về vấn đề này. Em thảo luận trên tinh thần xây dựng, nếu có số liệu chính thống là em sẽ nghe ngay.Đã ko hiểu biết gì về chuyên môn mình đang nói đến thì bi bô ít thôi.
Mợ Mun lại chưa biết người ta xây cái hồ nước Kẻ Gỗ như thế nào rồiThanks cụ, nói như cụ rất dễ hiểu, nhưng em hiểu là hồ đó chịu được mức nước cao 35m ạ, chắc qua sử dụng thân đập bị yếu chăng nên mới phải xử lý non ở mức 31m?
Mà cha nào thiết kế đập cũng dở! lẽ ra phải làm mấy mức xả lũ chứ nhể: 32, 32, 33, 34, 35m. Cần mức nào thì xài mức đó. Hoặc dùng cánh cống nâng bằng thủy lực, hoặc bằng điện như ở hồ Núi Cốc hay ở thủy điện Hòa Bình. Nếu phải nổ bằng mìn như này quả là khó kiểm soát.
Cảm ơn cụ. Em cần những thông tin cụ thể thế này. Tuy nhiên, em vẫn lăn tăn là mùa hè cạn thì đúng rồi (tất cả các nhà máy thủy điện đều sụt giảm doanh thu trong 6 tháng đầu năm) nhưng từ khi có mưa từ tháng 8-9 thì công tác tính toán trữ nước thế nào. Vì từ đợt Trung Quốc lo vỡ đập Tam Hiệp thì đã có cảnh báo hiện tượng mưa lớn sẽ xuống nước ta trễ hơn ở TQ vài tháng.Em là dân ngay cạnh hồ đây cụ, xóm mỹ trung, cẩm mỹ.
Em xin xác nhận là mùa hè vừa rồi hồ cạn trơ đáy, bọn em đi bộ qua đảo Lê Duẫn giữa hồ mà ko cần đi trên cầu mới xây.
Tuy nhiên, đợt mưa này quá lớn, mà lưu vực đổ nước về hồ lại rất rộng, nguyên cả khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ nên mức nước lên rất nhanh. Mọi năm lũ về, hồ chỉ xả tầm 100 đên 250m3/s, nhưng năm nay phải xả hết công suất 950m3/s, cộng vs các cửa phụ tầm 200m3/s. Đợt mưa này quá lớn, hồ ko thể ko xả mạnh. Vỡ đập là nguy cơ có thể xảy ra cao.
Cả ngày hôm nay, em chỉ lo đi tìm số đt cứu hộ, gọi giúp di tản dân ở xóm.
Em đã nói là em không chửi bới gì cả.Cụ không đi tìm hiểu, rồi chửi bới lung tung. Em chả vang làm gì, nhưng trước khi chửi sao cụ không tìm hiểu về các khái niệm như người ta thiết kế dựa trên cơ sở nào, lũ 100 năm là gì đi.
3m nhưng nó trôi đi chứ có nằm im 1 chỗ đâu3m thì phải xem lại số liệu nhỉ?
Việc dự báo không chuẩn gây tác hại rất lớn đến việc điều tiết nước của các thủy điện, đó cũng là nguyên nhân gây việc xả nước các hồ thủy điện tăng thêm áp lực cho lũ, vấn đề cứu hộ cứu nạn không chuyên nghiệp cũng gây thiệt hại về người và của rất nhiều...Cụ nói kiểu đổ tại ông trời rồi. Lúc làm đề án xây hồ, xây đập kiểu gì chả đưa lợi ích điều tiết lũ lụt vào, nhưng đến lúc có mưa thì lại đổ tại mưa nhiều quá là sao?
Các cụ nghĩ là em chỉ trích, nhưng em thì viết ra là để những người có trách nhiệm phải có áp lực trách nhiệm hơn nữa (dù việc dự báo vốn dĩ là không chắc chắn). Các cụ vang em cũng chịu.
Vâng, chỉ kết tội mà không cần tìm hiểu thôi.Em đã nói là em không chửi bới gì cả.
Vâng quả thế cụ ạ. Ngày xưa thì nghe có bài hát về hồ Kẻ Gỗ, sau biết nó là hồ thủy lợi giữ nước, nay thấy lũ về quá cao, khả năng có thể phải cho nổ mìn tránh vỡ đập....vậy nên em mới thắc mắc về hệ thống xả tràn tránh quá tải cho hồ. Bản thân em cũng đi qua hồ Núi Cốc, hồ Hòa Bình... nên cũng có tí khái niệm về xả lũ, xả tràn...Mợ Mun lại chưa biết người ta xây cái hồ nước Kẻ Gỗ như thế nào rồi
Cảm ơn cụ. Em rất thích các bài có số liệu như thế này. Chỉ sửa tí là cụ không trừ lượng xả, nếu xả trước thì có thể kéo dài đến gần 3 ngày.Mưa Tàu rồi đến mưa mình cụ chuẩn. Nhưng đấy là mưa núi, do dải mây núi gì đấy em quên tên rồi. Cái này dự đoán được. Nhưng đây là combo mưa núi + bão đổ vào cùng lúc, cái này chả ai dự đoán được hết. Mà giả sự dự đoán được, cũng không đỡ được.
Vì sao em nói không đỡ được, cụ thích số má tính toán phải không, để em hầu cụ nhá. Đầu tiên cụ xem cái công văn này:
View attachment 5570948
Thế xong cụ rút ra điều gì. 8 tiếng nữa cao trình hồ tăng 1.4m. Mặt hồ rộng 30km2, tức là 8 tiếng nữa hồ chứa thêm 30km2 x 1.4m = 42tr m3 nước, tức là tốc độ tăng nước trong hồ là 42tr m3 /8/3600 = 1458m3/s.
Hồ sẽ xả với lưu lượng 1100m3/s. Vậy tổng nước đổ vào hồ là 1100+1458 = 2558m3/s.
Hồ có tổng dung tích 345tr m3. Giả sử đầu cơn lũ này hồ cạn trơ (mà chắc chắn nó không cạn vì gánh lũ cho Hà Tĩnh nửa tháng nay rồi), vậy với tốc độ nước đổ vào hồ thế này thì cần 345tr m3 / 2558m3/s ~ 37 tiếng rưỡi là đầy hồ.
Đó, giả sử hồ cạn trơ thì với lưu lượng nước đổ vào này nó cũng chỉ gánh được hơn 1 ngày là phải xả. Mà hồ này là hồ rất to đấy, có dự đoán được thì cũng thế thôi.
Cụ thích chụp mũ nhỉ?Vâng, chỉ kết tội mà không cần tìm hiểu thôi.
Người ta trả lời do mưa quá lớn thì cụ bảo "nhưng đến lúc có mưa thì lại đổ tại mưa nhiều quá là sao?". Nếu đó không phải là kết tội không cần tìm hiều thì em không biết nó là cái gì.Cụ thích chụp mũ nhỉ?
Em viết dài và rất rõ ràng. Cái gì biết thì em nói là biết, cái gì không thì nói là không. Đưa ra các vấn đề để tranh luận, làm rõ trên này. Cụ lại ụp cho cái mũ vào đầu.
Nếu đã có chuyên môn sâu thì chả ai vào OF này nói chuyện làm gì.
Xả trước thì nó ngập Hà Tĩnh như cụ đang thấy đấy. Nó ngăn lại không xả lớn để Hà Tĩnh có thời gian di dân còn gì. Em chỉ giả thiết hồ cạn trơ và không xả thì chịu được bao lâu để trả lời thắc mắc "Dù có mưa nhiều thật nhưng làm gì mới có thế mà đã đầy ngay được (nếu cạn khô)" của cụ thôi.Cảm ơn cụ. Em rất thích các bài có số liệu như thế này. Chỉ sửa tí là cụ không trừ lượng xả, nếu xả trước thì có thể kéo dài đến gần 3 ngày.