- Biển số
- OF-34984
- Ngày cấp bằng
- 9/5/09
- Số km
- 1,255
- Động cơ
- 475,519 Mã lực
Nhân chuyện trên OF xuất hiện thớt cỗ cưới bên nhà gái bị nhà trai úp sọt sạch bách, cháu lập thớt này để chỉ ra những cái mà "người bị coi là nhà quê" thường mắc. Cháu hoàn toàn không có ý khinh miệt gì vì bản thân cũng quý tấm chân tình của họ hàng ở quê. Tuy nhiên, cháu vẫn muốn nêu để xem cccm có quan điểm như thế nào và nếu ai thấy mình trong đó thì nên nghĩ lại một chút.
Tình huống cháu gặp phải là sự ỷ lại. Không ít người ở quê, thấy 1 người trong họ lên được thành phố, dù thành danh hay không cũng sẽ kéo đàn, kéo lũ lên nhờ vả, lúc thì đi chơi, lúc thì đi học, đi làm hay đơn giản là chữa bệnh. Lên thành phố ăn dầm ở dề nhưng không để ý việc mình ở đó sẽ đảo lộn cuộc sống người khác. Nếu người ở phố mắc lỗi đón tiếp là y như rằng, cả làng, cả tổng người đó ở quê bị lôi ra để réo.
Không ít người ở quê cho rằng, người cùng quê lên thành phố phải có trách nhiệm bao bọc những người chưa ra thành phố được nên sẽ yêu sách rất nhiều, từ tiền tiêu vặt đến xin việc. Ở quê hễ có vụ gì là lại réo người thoát ly phải hỗ trợ. Ra thành phố thấy cái gì hay là xin. Đấy là chưa kể một số trường hợp táy máy.
Cái nặng nhất mà cháu đề cập qua ở trên chính là công việc. Nhiều người nghĩ rằng ở thành phố kiếm tiền dễ và người thoát ly được phải xin việc cho người ở quê. Cháu nhớ bạn cháu kể chuyện. Chồng bà đó học hết cấp 3. Nhà có ông bác làm ở 1 Bộ. Thế là ông chồng đó đến xin việc làm văn phòng. Ông bác nói thẳng không thể xin được vì vị trí đó yêu cầu bằng cấp, muốn làm ở chỗ đó thì có vị trí bảo vệ (còn rất khó vì đòi hỏi các tiêu chuẩn khác). Thế là ông kia chửi này nọ rồi vùng vằng bỏ về.
Đó là những điều cháu suy nghĩ. Tất nhiên, cháu tin là khi vấn đề được khơi ra, rất nhiều người cảm thấy tự ái và cho cháu ăn đại bác chứ không phải gạch. Cháu sẵn sàng chấp nhận. Bản thân cháu cũng không phải dân Tràng An mà chỉ là người nhập cư lên thành phố thôi.
Tình huống cháu gặp phải là sự ỷ lại. Không ít người ở quê, thấy 1 người trong họ lên được thành phố, dù thành danh hay không cũng sẽ kéo đàn, kéo lũ lên nhờ vả, lúc thì đi chơi, lúc thì đi học, đi làm hay đơn giản là chữa bệnh. Lên thành phố ăn dầm ở dề nhưng không để ý việc mình ở đó sẽ đảo lộn cuộc sống người khác. Nếu người ở phố mắc lỗi đón tiếp là y như rằng, cả làng, cả tổng người đó ở quê bị lôi ra để réo.
Không ít người ở quê cho rằng, người cùng quê lên thành phố phải có trách nhiệm bao bọc những người chưa ra thành phố được nên sẽ yêu sách rất nhiều, từ tiền tiêu vặt đến xin việc. Ở quê hễ có vụ gì là lại réo người thoát ly phải hỗ trợ. Ra thành phố thấy cái gì hay là xin. Đấy là chưa kể một số trường hợp táy máy.
Cái nặng nhất mà cháu đề cập qua ở trên chính là công việc. Nhiều người nghĩ rằng ở thành phố kiếm tiền dễ và người thoát ly được phải xin việc cho người ở quê. Cháu nhớ bạn cháu kể chuyện. Chồng bà đó học hết cấp 3. Nhà có ông bác làm ở 1 Bộ. Thế là ông chồng đó đến xin việc làm văn phòng. Ông bác nói thẳng không thể xin được vì vị trí đó yêu cầu bằng cấp, muốn làm ở chỗ đó thì có vị trí bảo vệ (còn rất khó vì đòi hỏi các tiêu chuẩn khác). Thế là ông kia chửi này nọ rồi vùng vằng bỏ về.
Đó là những điều cháu suy nghĩ. Tất nhiên, cháu tin là khi vấn đề được khơi ra, rất nhiều người cảm thấy tự ái và cho cháu ăn đại bác chứ không phải gạch. Cháu sẵn sàng chấp nhận. Bản thân cháu cũng không phải dân Tràng An mà chỉ là người nhập cư lên thành phố thôi.