- Biển số
- OF-199311
- Ngày cấp bằng
- 22/6/13
- Số km
- 621
- Động cơ
- 328,729 Mã lực
Kể ra cụ kèm thêm file pdf thì ngon luôn.
Tiêu đề là video.Kể ra cụ kèm thêm file pdf thì ngon luôn.
hay qua cụ ơiNhà em chọn một bài dạy lái xe để post dần lên cho những người mới lái tham khảo. Do trên mạng không có bài nào dạy lái xe đi theo tay phải nên chọn dịch bài dành cho xe tay lái nghịch. Tuy nhiên về nguyên tắc lái và các cần điều khiển của nó không khác nhau nhiều.
Chút ít khác biệt dành để mọi người tìm hiểu và nhớ bài sâu hơn.
Lưu ý
Xe tay lái thuận, đi theo nguyên tắc bên phải, vị trí lái xe ở bên trái. Xe ở VN là loại này.
Xe tay lái nghịch đi theo nguyên tắc bên trái, vị trí lái xe ở bên phải. Xe ở Anh là loại này.
Bài 1: Khởi hành
Giới thiệu:
Trước khi bạn học lái xe, bạn phải chắc chắn là có giấy phép học lái xe và có đủ sức khỏe.
Yêu cầu pháp lý cơ bản là bạn đọc được biển số xe khác ở khoảng cách 20.5 mét - khoảng 5 lần chiều dài xe. Kể cả bạn đeo kính hoặc kính áp tròng.
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=_ftY9yka9rc[/YOUTUBE]
Các cơ cấu điều khiển chính:
Đầu tiên bạn học về các cơ cấu điều khiển bằng chân và bằng tay
Các bàn đạp
Bàn đap Ga
Sử dụng chân phải để điều khiển Bàn đạp ga nhằm kiểm soát tốc độ xe bằng cách tăng hay giảm lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ. Điều này xuât hiện khi xe đã được cài số và các lá côn đã liên kết với nhau. Bàn đạp ga cần rất ít lực và hãy đạp một cách hết sức nhẹ nhàng.
Bàn đạp phanh
Bàn đạp phanh điều khiển các má phanh tại 4 bánh xe để làm xe chạy chậm lại và dừng.
Đạp phanh xe bằng cách xoay bàn chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh trong khi cố giữ gót chân trên sàn xe. Phải đạp phanh một cách chắc chắn đến khi đạt được tốc độ mong muốn thì nhả phanh từ từ. Khi đạp phanh thì đèn báo phanh sau xe sẽ sáng để cảnh báo cho xe đi sau là bạn đang đi chậm lại hoặc dừng.
Bàn đạp côn
Bàn đạp côn được điều khiển bằng chân trái để ngắt kết nối giữa động cơ và bánh xe bằng cách tách rời những lá côn. Bạn sử dụng nó khi chuyển số hoặc dừng xe. Hãy đạp bàn đạp côn xuống thấp nhất có thể và nhả nó một cách chậm rãi và êm ái.
Cơ cấu điều khiển bằng tay
Cần số
Cần số được sử dụng cùng với bàn đạp côn để chuyển số.
thông thường có 5 số tiến và 1 số lùi. Ở giữa các số có một vị trí trung tâm gọi là 'neutral' - Số Mo. Khi cần số ở vị trí này thì không số nào được chọn.
Phanh tay
Phanh tay sử dụng để giữ xe đứng yên khi dừng xe.
Bởi vì phanh tay chỉ tác động lên 2 bánh xe do đó không sử dụng nó khi xe đang chuyển động. Để phanh xe thì tay phải nắm lấy cần phanh, sử dụng ngón cái ấn vào núm ở phanh và kéo cần phanh lên cao hết cỡ sau đó nhả nút đang giữ bằng ngón tay.
Để nhả phanh thì nhấn nút và hạ cần phanh xuống.
Vô lăng
Vô lăng dùng để xoay bánh trước khi đổi hướng. Bạn phải nắm vô lăng tay trái ở vị trí 10 giờ - tay phải 2 giờ hoặc tay trái 9 giờ - tay phải 3 giờ. Điều khiển vô lăng theo cách kéo đẩy ( sẽ trình bày ở phần sau) để xoay vô lăng.
Xi nhan
Cần điều khiển đèn tín hiệu thường ở bên cạnh vô lăng và được điều khiển bằng đầu ngón tay. Để xi nhan ta đẩy cần tín hiệu theo hướng vô lăng xoay.
Thử vị trí
Thử lái là một chuỗi các độ̣ng tác bạn phải làm mỗi khi ngồi sau vô lăng. Mỗi khi chuẩn bị bạn phải đảm bảo là phanh tay đang ở vị trí phanh.
Các cánh cửa
Hãy chắc chắn là các cánh cửa đóng chặt. Đặc biệt chú ý khi trên xe có trẻ em. Sử dụng khóa child locks ( khóa trẻ em - là một nút gạt nhỏ ở canh cửa) nếu xe có trang bị.
Ghế
Điều chỉnh ghế để bạn có thể điều khiển các bàn đạp một cách dễ dàng.
Đầu tiên, đảm bảo là bạn đạn hết bàn đạp côn mà chân không bị quá căng.
Thứ hai, nâng hạ ghế để đạt được tầm nhìn phía trước tốt nhất.
Thứ ba, điều chỉnh tựa lưng sao cho bạn nắm toàn bộ vô lăng mà hai tay vẫn hơi chùng.
Nhiều xe ô tô có thể điểu chỉnh vô lăng nâng hạ, nhô ra, thụt vào. Hãy điều chỉnh nó kết hợp với tựa lưng.
Thứ tư, chắc chắn là tựa đầu được điều chỉnh phủ hợp để bảo vệ cổ và xương sống.
Gương
Điều chỉnh tất cả các gương sao cho nhìn rõ đường ở phía sau và hai bên xe. Điều chỉnh gương trong xe sao cho phần khung kính phía sau lọt hoàn toàn vào gương. Hẫy cẩn thận không được chạm ngón tay vào bề mặt gương. Nếu là xe mới nhận hãy kiểm tra xem có phải là gương lồi(convex mirror) không ? Gương lồi sẽ mở rộng góc nhìn nhưng làm cho mọi vật trong gương nhỏ hơn thực tế và theo đó cũng làm cho vật đó có vẻ xa hơn.
[
Dây an toàn
Cài dây an toàn cẩn thận sao cho dây không bị xoắn và đảm bảo là mọi người trên xe cũng cài dây. Đặc biệt chú ý tới trẻ em dưới 14 tuổi để có biện pháp thịch hợp.
Khởi động và tắt máy
Trước khi khởi động phải chắc chắn là phanh tay đang phanh, cần số ở vị trí trung gian N.
Vặn chìa khởi động và buông nó ngay lập tức khi máy đã nổ ( để tránh hư hỏng
bộ phận khởi động).
Khởi hành và dừng lại.
Khởi hành rất dễ dàng nếu bạn tuân theo trình tự Chuẩn bị, Quan sát, Di chuyển một cách thường xuyên. Một khi bạn đã khởi động xe và chuẩn bị cho xe di chuyển thì phải thực hiện Nhìn gương, Bật xi nhan, Vặ̣n vô lăng theo trình tự thường xuyên khi di chuyển.
Chuẩn bị
(Đoạn này viết lại cho phù hợp với xe tay lái phải)
1. Nhấn bàn đạp côn xuống hết mức.
2. Vào số 1.
3. Đặt tay phải lên cần phanh tay.
4. Đạp ga cho máy rồ lên và giữu nguyên mức đó. Bạn đang chuẩn bị cho máy đủ công suất để di chuyển khi phanh tay được nhả và bàn đạp côn được nâng lên.
5. Chậm rãi nhả dần bàn đạp côn cho tới khi tiếng máy hơi nhỏ đi, đây gọi là điểm tiếp côn-'biting point'. Vẫn giữ nguyên hai chân ở vị trí như vậy.
Quan sát và xi nhan
Để đảm bảo xe khởi hành an toàn.
1. Quan sát xung quanh xe và kiểm tra gương theo thứ tự sau ( đã viết lại cho xe tay lái phải)
1.Gương phải (lề đường)
2.Gương trong xe.
3.Nhìn phía trước
4.Bên trái( phía đường)
2. Đã đủ an toàn chưa? Nhìn qua vai trái để phát hiện điểm mù . Ban đang kiểm tra sự nguy hiểm tiềm tàng từ người khác trên đường.
3. Xi nhan và đưa tay về cần phanh tay.
Khởi hành
1.Khi bạn chắc chắn an toàn, nhả phanh tay.
2. Nhả dần bàn đạp côn trong khi từ từ nhấn thêm bàn đạp ga.
3. Khi xe đang di chuyển, liếc gương trong xe và gương trái.
4. Nhả chân côn và đặt chân trái xuống sàn.
5. Lái xe về đúng làn đường.
6. Tắt đèn xi nhan.
7. Nhấn ga tăng tốc và nhìn về phía trước.
Dừng xe
1. Nhìn gương, xi nhan (phải).
2. Lái dần về bên phải sao cho sông song với lề đường.
3. Đạp phanh, khi xe gần dừng thì nhấn bàn đạp côn đến mức sâu nhất.
4. Cuối cùng
Kéo phanh tay.
Chuyển số về N
Nhấc chân ra khỏi bàn đạp.
Tắt xi nhan.
Video
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=VaKfihd1C5I[/YOUTUBE]
(Còn tiếp)
hay quá cụ ơiBài 5 Dừng khẩn cấp
Giới thiệu
Một tài xế tốt sẽ hiếm khi phanh gấp khi họ luôn luôn nhìn ra những nguy hiểm tiềm tàng và xử lý phù hợp. Tuy nhiên, những tình huống nguy hiểm vẫn xuất hiện bất ngờ và cách xử lý duy nhất là Dừng khẩn cấp.
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=MyYWe6wXESs[/YOUTUBE]
Những điểm chủ chốt của thao tác dừng khẩn cấp là:
1. Phanh xe nhanh và dứt khoát, không phí phạm thời gian nhìn gương. Đạp phanh trước khi đạp côn. Nếu bạn đạp côn trước thì xe sẽ mất ổn định và khố điều khiển.
2. Giữ hay tay trên vô lăng cho đến khi xe dừng hẳn. Khi bạn phanh, trọng lượng của xe sẽ dồn về phía trước do đó bạn cần nắm chặt vô lăng để giữ hướng và chỉnh lại hướng trượt.
3. Ngay trước khi xe dừng hẳn, đạp hết côn. Một khi xe đã dừng lại, giữ an toàn cho nó bằng cách phanh tay và chuyển số về Neutral.
4. Để tiếp tục di chuyển, bạn phải Chuẩn bị và quan sát thông qua các gương và quan sát các điểm mù bên trái và phải xe.
Xử lý khi xe trượt
Khi phanh xe sẽ luôn xuất hiện rủi do trượt xe nhất là trên đường ướt, có băng tuyết hay nhiều sỏi đá.Trên bề mặt đường khô ráo bạn có thể duy trì khoảng cách 2 giây với xe đi trước. Khi trời mưa phải tăng gấp đôi lên 4's và lên tới 10 lần đối với đường băng tuyết.
Nếu bạn phanh xe quá mạnh, các bánh xe sẽ bị bó cứng làm cho xe bị trượt trên mặt đường.Tuy nhiên, có thể điều khiển chiếc xe có ABS (anti-lock braking system),Hệ thống này sẽ giúp xe không bị trượt khi phanh gấp.
ABS hoạt động khi phát hiện ra điểm bó cứng bánh xe, nó sẽ nới phanh ( để bánh xe vẫn bám đường) sau đó phanh tiếp. Điều này lặp lại nhiều lần trong 1 giây và giử những xung động lên bàn đạp phanh đồng thời duy trì áp lực phanh mạnh mẽ cho tới khi dừng xe.
Nếu bạn muốn xoay tay lái để chống trượt bạn có thể làm điều đó trong khi phanh nếu xe bạn có ABS. Bạn có thể lái theo hướng trượt hoặc hướng mà ban muốn xe đi tới.
Không nên lái ẩu kể cả khi xe có ABS. Xe vẫn có thể trượt nếu lốp mòn chạy trren đường xấu như: Ướt, gồ ghề, bề mặt là cỏ ướt.
Phanh liên tiếp
Nếu xe bạn không có ABS và nó bắt đầu trượt, nhả chân phanh sẽ giúp bánh xe bám đường sau đó đạp phanh lại để xe đi chậm.
Bạn phải đạp phanh và nhả thật nhanh rồi đạp lại gọi là phanh liên tiếp ( Hình như các bác tài gọi là nhồi phanh - Bác nào biết sửa giùm). Bạn không được đánh lái khi phanh liên tiếp, chờ đến khi xe ổn định trở lại.
Tốc độ và khoảng cách dừng xe
Khoảng cách để một chiếc xe dừng hẳn phụ thuộc vào trọng lượng, tốc độ, phanh, lốp ( vỏ xe) và hệ thống treo của xe. Nó còn phụ thuộc vào tốc độ phản ứng của bạn hay còn giọi là thời gian suy nghĩ và tình trạng bề mặt đường.
Dưới đây là hướng dãn về khoảng cách xe dừng trong điều kiện khô ráo của các xe loại phổ biến.
Dành cho xe tay lái thuận
Xử lý khi xe trượt
(Còn tiếp)