[Funland] Hồ sơ: Xô-Mỹ và cuộc chạy đua vào vũ trụ

UnitedKondoms

Xe container
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
6,015
Động cơ
316,258 Mã lực
Công nhận thớt nào của cụa cũng hot.
Và cũng phải công nhận 1 điều nữa là cứ sau 1 chủ để hot nào đó của cụ về một vấn đề xa xa nào đó, làm toàn bộ diễn đàn sôi lên tập chung vào thì ngay sau đó hoặc vài ngay sau đó thế nào cũng có 1 chuyện gì rất rất gần gây xôn sao không kém.
Em không biết diễn tả thể nào, mà ví dụ là thế này cho dễ hiểu: Cụ lập cái thớt về vấn Cam-Việt làm bà con ta sôi lên tập chung vào thì bên cạnh đó, vài ngay sau là thất có việc gần gần sảy ra với GP bank.
Thế nên em đang nghĩ, sau thớt chuyện xa xa này của cụ thì có khi lại có chuyện gì gần gần sắp hoặc sẽ được công bố.
Bái phục cụ quá đấy.

Bẩm Kụ và Kụ Lầm, hai Kụ ngồi ngay ngắn để cháu lạy mỗi Kụ 3 lạy:

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí PVN thôi chức sau 1 năm nhậm chức

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/ong-nguyen-xuan-son-thoi-lam-chu-tich-tap-doan-dau-khi-3250852.html
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Update:

Ban chuyên án điều tra vụ thảm sát giữa rừng làm 4 người chết ở Nghệ An cho biết đã bắt được nghi can chính của vụ thảm sát cách đây khoảng 30 phút.

Theo thông tin ban đầu, nghi phạm được xác định là Vi Văn Mằn tên thường gọi là Hai, người ngụ bản Phồng - cùng nơi cư trú với 4 nạn nhân.

Lời khai ban đầu của Mằn tại cơ quan điều tra, do trên đường đi từ nhà vào vườn anh Thọ hái chanh, Mằn mâu thuẫn với anh Thọ.

Anh Thọ nói khích Mằn nên Mằn đã dùng dao chém anh Thọ, sau đó quay ra đuổi chém chị Yến cùng con trai anh Thọ và bà Chương - mẹ anh Thọ.

Công an huyện Tương Dương và Công an tỉnh Nghệ An đang lấy lời khai và mở rộng điều tra vụ án
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,600
Động cơ
1,173,099 Mã lực
Sự cố lớn nhất lịch sử kỹ thuật tên lửa Liên Xô

50 năm trước, vào ngày 24/10/1960, tại sân bay vũ trụ Baikonur, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-16 đã nổ tung trong khi chuẩn bị được phóng. Theo nguồn tin chính thức, 74 người chết tại chỗ, 4 người khác bị thương nặng, sau đó cũng đã không qua khỏi.
Nguồn tin khác cho biết vụ nổ đã làm thiệt mạng 126 người, trong đó có Nguyên soái Mitrofan Nedelin, Tư lệnh đầu tiên Bộ đội tên lửa chiến lược Liên Xô. Vì thế người ta gọi đây là “Sự cố Nedelin”.
Vì nôn nóng chạy đua?
Tên lửa R-16 (tương đương tên lửa SS-7 Saddler của NATO), được chế tạo tại Phòng thiết kế “Phương Nam” dưới sự lãnh đạo của Tổng công trình sư Mikhail Yanghel, để thay thế cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Liên Xô R7 (tương đương tên lửa SS-6 Sapwood của NATO). Cũng trong thời gian đó, Phòng thiết kế thử nghiệm số 1 của Tổng công trình sư S.Korolev chế tạo tên lửa R-9 (tương đương tên lửa SS-8 Sasin của NATO).
Sự khác nhau có tính nguyên tắc giữa tên lửa R-16 và tên lửa R-9 là ở động cơ và nhiên liệu. Tên lửa R-16 của M.Yanghel được nạp một hỗn hợp chất nổ cực độc giữa dimetil lỏng không cân xứng với axit nitric, còn tên lửa R-9 của S.Korolev được nạp hỗn hợp dầu lửa với ôxy lỏng. Tính ưu việt tên lửa R-16 của M.Yanghel là sau khi đã nạp nhiên liệu thì vẫn có thể đứng ở bệ phóng cả tháng trời, trong khi với R-9 của S.Korolev không thể như vậy vì ôxy lỏng nhanh bay hơi, bởi vậy đối với R-9 chỉ có thể nạp nhiên liệu ngay trước khi phóng, đã nạp nhiên liệu không thể để quá 20 phút mới phóng.
Nhà chế tạo động cơ tên lửa hàng đầu của Liên Xô (thời bấy giờ) V.Glushko và nguyên soái M.Nedelin, Tư lệnh Bộ đội tên lửa chiến lược đầu tiên của Liên Xô đánh giá rất cao tên lửa R-16 của M.Yanghel. Có lẽ vì vậy, tên lửa này đã vội vàng được đưa ra phóng thử vào ngày 24/10/1960.
Trong quá trình chuẩn bị phóng R-16, người ta đã phát hiện rất nhiều thiếu sót, bất ổn, buộc phải khắc phục ngay tại bệ phóng. Lịch trình phóng thử đã phải lui lại một ngày, từ chiều 23 sang chiều 24/10. Việc rót và pha trộn nhiên liệu từ các bình chứa vào tên lửa được tiến hành rất vội vàng để tiết kiệm thời gian.
Nguyên soái M.Nedelin trực tiếp lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về cuộc phóng thử tên lửa R-16. Ông đã hối thúc mọi người phải làm việc khẩn trương, để sớm hoàn thành thắng lợi cuộc thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, nhằm lập công nhân dịp kỷ niệm lần thứ 43 Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại vào ngày 7/11/1960.
Sau khi nạp nhiên liệu, tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng, xung quanh bệ phóng (trong phạm vi nguy hiểm) có mặt rất nhiều người. Khi ấy, trên bãi phóng có mặt cả Tổng công trình sư chế tạo tên lửa R-16 M.Yanghel, Trưởng nhóm thiết kế hệ thống điều khiển tên lửa B.Konoplev và Nguyên soái M.Nedelin…
Với tư cách Chủ tịch Ủy ban Nhà nước về việc phóng thử loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, Nguyên soái M.Nedelin ngồi cách xa bệ phóng chỉ chừng 15 mét và trực tiếp điều hành mọi công việc chuẩn bị.
Do có sự nôn nóng, vội vàng chạy đua với Mỹ, hơn nữa giữa các nhóm thiết kế tên lửa Liên Xô để xảy ra nhiều sơ suất, đặc biệt về hệ thống động cơ và mạng điều khiển. Cuối cùng, chính vì sự cố điện trong hệ thống điều khiển, động cơ mới được đưa vào chế độ khởi động đã tăng vọt lên mức hai, quá nóng, đã đánh lửa vào bình nhiên liệu tầng 1, làm cho tên lửa nổ tan tành ngay trên bệ phóng.
Trong số 78 người thiệt mạng, theo nguồn tin chính thức, ngoài Nguyên soái M. Nedelin còn có hai Phó tổng công trình sư L. Berlin và V. Kontsevoi, Phó trưởng phòng thiết kế động cơ G. Firsov, Phó giám đốc sân bay vũ trụ Baikonur A. Nosov, Phó cục trưởng Cục Thử nghiệm số 1 tên lửa Liên Xô E.Ostashev, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Grishin.
Theo con số thống kê của B.Chertok, trợ lý của Tổng công trình sư S.Korolev, số người thương vong trong sự cố nổ tên lửa R-16 lên tới 126 người. Một số nguồn tin khác cho biết, con số thiệt hại của vụ nổ không dưới 150 người.
Tổng công trình sư chế tạo tên lửa R-16 M. Yanghel và một số quan chức khác thoát nạn trong vụ này chỉ vì một lý do rất tình cờ - Trong lúc chờ đợi khắc phục khiếm khuyết trong công tác chuẩn bị phóng thử, thấy lâu quá, M.Yanghel và mấy người bạn rủ nhau tránh ra xa bệ phóng để hút thuốc lá…
Sau tiếng nổ dữ dội bất ngờ, nhìn cảnh bệ phóng số 41 tan hoang, bao đồng đội, đồng chí nằm ngổn ngang, thậm chí không còn tìm thấy xác Nguyên soái M. Nedelin, Tổng công trình sư M.Yanghel bị sốc mạnh, lặng người đi hàng giờ đồng hồ. Sản phẩm của ông đã gây thiệt hại rất nặng nề cả về người và tiền của cho đất nước.
Hậu sự cố Nedelin
Về sau, một phụ tá rất đắc lực của S. Korolev là B. Chertok đã viết cuốn hồi ký nổi tiếng “Những tên lửa và những con người”, trong đó khẳng định rằng: Việc chuẩn bị cho phóng thử tên lửa R16 là quá vội vàng. Thứ nhất là vì ngày 8/10/1960, Mỹ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới “Atlas”. Do đó Ban lãnh đạo Liên Xô yêu cầu phải nhanh chóng “đáp trả một cách tương xứng”. Thứ hai, Tổng công trình sư M. Yanghel cũng muốn “chơi trội” đối với Tổng công trình sư S. Korolev.
Ủy ban điều tra về nguyên nhân vụ nổ do L. Brezhnev, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô đứng đầu, đã bay ngay đến sân bay vũ trụ Baikonur. Sau khi tận mắt quan sát hiện trường và xem đoạn băng video ghi lại vụ nổ tên lửa R-16 và đám cháy tại bệ phóng số 41, ông L.Brezhnev tuy bị sốc mạnh nhưng vẫn đưa ra quyết định rất công minh là không trừng phạt bất cứ ai.
Sau đó, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng Liên Xô đưa tin: Nguyên soái M. Nedelin đã hy sinh trong một tai nạn máy bay và được mai táng bên cạnh bức tường điện Kremlin. Các đồng đội của ông được mai táng tại Nghĩa trang “Những người anh em” ở sân bay vũ trụ Baikonur. Còn các chuyên gia dân sự được đưa về mai táng ở quê hương họ.
Sau vụ này, Tổng công trình sư M. Yanghel bị nhồi máu cơ tim, phải điều trị một thời gian. Nhưng sau khi bình phục, ông còn tiếp tục làm việc trong ngành tên lửa vũ trụ hơn 10 năm nữa. Mọi thông tin về “Sự cố Nedelin” được giữ bí mật tuyệt đối hơn 30 năm. Mãi đến đầu những năm 90 thế kỷ trước mới dần dần được hé lộ.
Sau “Sự cố Nedelin”, Nguyên soái Kirill Moskalenko được bổ nhiệm làm Tư lệnh Bộ đội tên lửa chiến lược Liên Xô. Rút ra bài học từ người tiền nhiệm, ông tỏ ra bình tĩnh cả trong những vấn đề kỹ thuật, cũng như cuộc “chạy đua ngấm ngầm” giữa các tổng công trình sư tên lửa S. Korolev, M. Yanghel, V. Glushko và các công trình sư hàng đầu khác.
Ngày 2/2/1961, Liên Xô phóng thử lần thứ hai tên lửa R-16 và được coi là thành công, cho dù tên lửa bay lên được ít phút, nó đã bị rơi trên thảo nguyên thuộc Cộng hoà Kazahkstan. Mãi tới tháng 2/1963, tên lửa R-16 mới được coi là hoàn toàn thành công và đưa vào lực lượng thường trực chiến đấu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,600
Động cơ
1,173,099 Mã lực
Tiếp bài nữa
Thảm hoạ khủng khiếp của thám hiểm vũ trụ
Ngày 24/10 vừa qua, nước Nga kỷ niệm 50 năm vụ tai nạn khủng khiếp nhất trong lịch sử thám hiểm vũ trụ thế giới. Hơn 90 người đã chết, trong đó có một nguyên soái. Phải mất gần 3 thập kỷ, sự thật về thảm kịch này mới được phơi bày.
Nguyên nhân dẫn đến thảm kịch
Năm 1960, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh và cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Liên Xô, Mỹ ở giai đoạn đỉnh cao, lãnh đạo nhà nước Xô Viết khi ấy là Nikita Khrushchev nóng lòng chờ đợi một quân bài mới: tên lửa liên lục địa R-16.
Trong khi đó, kỹ sư trưởng Mikhail Yangel và nguyên soái Mitrofan Nedelin (tư lệnh lực lượng Tên lửa chiến lược) lại nóng lòng muốn lập thành tích chào mừng kỷ niệm Cách mạng tháng 10. Vì vậy, mặc dù vẫn còn khá nhiều vấn đề kỹ thuật chưa giải quyết được, nhưng cuối tháng 9/1960, quả tên lửa R-16 đầu tiên với mã số LD1-3T vẫn được chuyển đến sân bay vũ trụ Baikonur để chuẩn bị phóng thử.
8 giờ sáng, giờ địa phương ngày 21/10, tên lửa được đưa lên bệ phóng và 2 ngày sau đó được bơm nhiên liệu UDMH-axit citric (tên lóng là Nọc quỷ). Đây là loại nhiên liệu 2 hợp phần có hiệu suất rất cao nên được sử dụng khá phổ biến trong ngành công nghiệp tên lửa, bất chấp thực tế là nó vô cùng độc hại và có khả năng ăn mòn cực cao. Ngay khi quá trình bơm nhiên liệu vừa hoàn thành, người ta đã phát hiện dấu hiệu rò rỉ với tốc độ 142 - 145 giọt một phút. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm lại tin là có thể khắc phục sự cố này và cử một chuyên viên đến để bịt chỗ rò.
Một số đánh giá sau này cho rằng, khi quyết định bơm loại nhiên liệu độc hại cho tên lửa LD1-3T, những người thiết kế và chế tạo nó đã đi đến điểm không thể vãn hồi. Vì ở thời đó, chưa có quy trình để rút nhiên liệu đẩy ra khỏi tên lửa trong trường hợp sự cố. Ngoài ra, nếu có rút được nhiên liệu thì LD1-3T sẽ trở thành phế liệu, không thể dùng để phóng lần sau.
Sau sự cố rò nhiên liệu, một sự cố khác lại xảy ra khi các kỹ sư khởi động màng ngăn ở đường ống cấp oxy. Do lỗi mạch điện ở bảng điều khiển, tấm màng ở tầng thứ nhất của tên lửa đã bị thổi bay. Màng này ngăn nhiên liệu đẩy từ khoang chứa theo ống dẫn đi đến động cơ. Nếu không có nó, người ta không thể giữ tên lửa đã bơm đầy nhiên liệu trên bệ phóng thêm 2 ngày như kế hoạch. Vì vậy, thời điểm phóng thử phải đẩy sớm lên. Trong khi đó, sự cố tiếp tục xảy ra. Một van của hệ thống nhiên liệu bốc cháy và một mạch điện bị chập. Tất cả được khắc phục vội vàng trong đêm ngày 23/10.
Sang ngày 24, các khâu chuẩn bị phóng được tiến hành một cách sơ sài và gấp rút dưới sức ép từ Moscow. Các nhân chứng cho biết, nguyên soái Nedelin nhận được ít nhất 2 cuộc điện thoại trên đường dây đặc biệt, mà có lẽ người gọi là Khrushchev, thúc giục về việc phóng tên lửa. Hầu hết nhóm chỉ huy phóng thử và bản thân Nedelin phải ra tận hiện trường để xem xét. Vị trí của họ chỉ cách quả tên lửa 15 - 20m.
30 phút trước giờ phóng, một ngọn lửa lớn từ động cơ tầng 2 của tên lửa bất ngờ bùng cháy và nhanh chóng trùm lên khoang nhiên liệu ở tầng 1, rồi tất cả biến thành một quả cầu lửa khổng lồ với đường kính lên tới 120m. Hầu hết những người có mặt gần tên lửa bị thiêu cháy ngay tức khắc. Một số còn lại la hét, giãy giụa như những ngọn đuốc sống trong biển lửa. Sàn bệ phóng và khu vực xung quanh chảy ra dưới sức nóng ghê gớm của lượng chất đốt cực lớn.
Một số người đứng xa ngọn lửa, may mắn không bị bỏng quá nặng thì chết ngạt vì khói độc từ nhiên liệu cháy. Ánh sáng từ vụ cháy có thể nhìn thấy từ cách xa 50km và ngọn lửa chỉ được khống chế sau 2 giờ. 76 người chết ngay tại hiện trường, 16 người khác chết tại bệnh viện vài ngày sau đó. Hầu hết những người tử nạn, trong đó có nguyên soái Nedelin bị biến dạng đến mức không thể nhận diện.
Trở thành ngày tưởng niệm chung
Tuy nhiên, do bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh lúc đó nên sự cố trong khi thử nghiệm tên lửa này đã được giữ kín. Ngày 26/10/1960, các cơ quan thông tấn Liên Xô đã thông báo: Nguyên soái Nedelin bị thiệt mạng trong một tai nạn máy bay khi đang đi công tác. Năm 1989, những chi tiết đầu tiên về cái chết của ông và hơn 90 người khác mới được tiết lộ. Việc thử nghiệm tên lửa R-16 vẫn được thúc đẩy.
Ngày 21/2/1961, quả tên lửa đạn đạo liên lục địa “R-16” đầu tiên được phóng thử thành công. Tên lửa “R-16” có tầm bắn 11.000km và có khả năng mang đầu đạn nhiệt hạch với sức công phá tương đương 5 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Ngày 24/10 được coi là “ngày đen tối”, vì 3 năm sau thảm hoạ kể trên, cũng trong một cuộc thử nghiệm tên lửa, một tai nạn khác đã xảy ra làm chết 7 người. Ngày này được Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos coi là ngày tưởng niệm chung cho tất cả những người đã hy sinh vì các chương trình phát triển công nghệ vũ trụ nói chung, bao gồm cả các loại tên lửa dùng cho mục đích quốc phòng.
Hương Tiên (theo Russian Space Web)
 

ung_dung_tu_tai

Xe điện
Biển số
OF-46295
Ngày cấp bằng
12/9/09
Số km
2,881
Động cơ
480,310 Mã lực
Bẩm Kụ và Kụ Lầm, hai Kụ ngồi ngay ngắn để cháu lạy mỗi Kụ 3 lạy:

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí PVN thôi chức sau 1 năm nhậm chức

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/ong-nguyen-xuan-son-thoi-lam-chu-tich-tap-doan-dau-khi-3250852.html
Thế thì cụ ơi
anh em lại mất bớt cơ hội update thông tin vũ trụ rồi.
Lại phải chờ dịp sau rồi cụ nhỉ.
Còn cá nhân thì em rất cảm ơn cụ nhưng chả dám nhận của cụ cái gì đâu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Để thực hiện thành công sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng, một yếu tố sống còn đối với người Liên Xô là phải có một tên lửa đủ mạnh để đưa phi hành đoàn lên Mặt trăng.

Câu trả lời của người Mỹ là tên lửa Saturn-5 cực mạnh của họ, loại tên lửa mạnh nhất vào thời điểm đó.



Người Nga cũng chế tạo một loại tên lửa khổng lồ - tên lửa N-1 với 30 động cơ riêng lẻ, mạnh hơn R-7 16 lần.



N-1 do Korolev thiết kế nhưng do thiếu nguồn vốn và bị ảnh hưởng bởi các bất đồng về chính trị, nên đã mất nhiều năm để đi từ bản vẽ tới trạm phóng.

Niềm hy vọng của toàn bộ chương trình thám hiểm vũ trụ của Liên Xô đều đặt vào thành công của loại tên lửa này

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 3/7/1969

Vụ nổ đã phá hủy toàn bộ tổ hợp phóng tên lửa.





Không có tên lửa và trạm phóng, Liên Xô không thể đưa phi hành đoàn tới Mặt trăng. Sau một vài lần thử thất bại, loại tên lửa khổng lồ bị cho vào quên lãng

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Người Nga đã rời đường đua, giờ đây con đường tới Mặt Trăng chỉ còn người Mỹ thẳng tiến.

Chưa tới 3 tuần sau vụ nổ tên lửa N-1, ngày 20/7/1969, con tàu Apollo-11 đã hoàn thành chuyến tiếp đất cuối cùng lên bề mặt Mặt Trăng.





Đây là một bước tiến nhỏ của một con người, nhưng là một bước tiến vĩ đại với toàn thể nhân loại”.



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Cuộc chạy đua lên Mặt trăng có lẽ đã trở thành một thời kỳ vĩ đại nhất trong cuộc chạy đua quốc tế vào không gian.

Nhưng những gì xảy ra tiếp theo là những gì xác định tương lai của công tác nghiên cứu vũ trụ cho đến tận ngày nay. Trong vài năm tiếp theo, người Mỹ đã thực hiện thêm năm đợt bay lên Mặt trăng.

Nhưng khi họ tới được bề mặt Mặt trăng và thậm chí còn chơi golf trên đó thì dường như họ đã đánh mất mục tiêu của mình.

Bởi trong cuộc chạy đua này, Mặt Trăng là đích. Khi người chiến thắng cán đích trước cũng là lúc cuộc đua kết thúc.

Nhưng người Mỹ cứ loanh quanh mãi trên mặt trăng. Dân Mỹ cũng dần thấy: lên mặt trăng chả có gì mới

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngược lại, Liên Xô nhanh chóng quên Mặt trăng và tìm ra một mục tiêu mới có thể làm hồi sinh chương trình thám hiểm vũ trụ của họ - đó là đưa dân lên vũ trụ.

Họ tìm cách không chỉ lên thăm vũ trụ, mà còn lên đó để sống và làm việc.

 

Bạch Hổ 89

Xe tải
Biển số
OF-347692
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
401
Động cơ
272,740 Mã lực
Nơi ở
Vũng tàu
Vú Tru mà không nhắc đến cái này thì hơi phí :))

[YOUTUBE]https://youtu.be/vtxmKV6YGy8[/YOUTUBE]
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Người Liên Xô nghĩ rằng một con tàu vũ trụ xoay nhanh có thể nhanh chóng tạo ra lực hấp dẫn nhân tạo, sẽ tính được lực hướng tâm nếu các nhà du hành có thể vượt qua được hiệu ứng mất phương hướng.

Nhưng các thí nghiệm trên mặt đất chỉ có thể nói lên một điều rằng có thể và cần phải thực hiện những thí nghiệm dài hạn trong vũ trụ.

Tháng 4/1971, trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới, Salyut 1 được phóng lên quỹ đạo

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 6/1, Georgy Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Victor Pasaev được đưa lên trạm vũ trụ, trở thành những công dân đầu tiên trên đó.



Trong vòng ba tuần họ sống và làm việc trên quỹ đạo, thực hiện những thí nghiệm mà hàng đêm được chuyển về cho hàng triệu người theo dõi.

Đó là thời gian dài nhất mà một con người đã ở trên vũ trụ và phi hành đoàn trở thành những anh hùng dân tộc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 29/6, họ chuẩn bị cho con tàu Soyuz của mình trở về nhà. Khoang con nhộng của họ thả dù hạ xuống Trái đất chính xác theo kế hoạch.

Nhưng khi khoang con nhộng được mở ra, ba thành viên của phi hành đoàn đã chết tại chỗ ngồi của mình, họ chết vì ngạt thở khi van hỏng dẫn tới hở khí gây ra thảm họa.

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
[YOUTUBE]https://youtu.be/NgaQsus1Xok[/YOUTUBE]
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,486
Động cơ
453,638 Mã lực
Nhân tiện cụ làm rõ cho em chuyến bay của cụ Phạm Tuân nhà mình lên vũ trụ với ạ.
Em nghe mấy bà ở quê đồn là ông Gorbatco lái chính, còn cụ Tuân nhà mình chỉ ngồi ké hay sao ấy ạ?
 

ngobacuong

Xe đạp
Biển số
OF-152945
Ngày cấp bằng
16/8/12
Số km
48
Động cơ
355,338 Mã lực
Rất hay, cám ơn cụ chủ thớt. Mời cụ tiếp đi ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top