Học lái xe MT - Video

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nhà em chọn một bài dạy lái xe để post dần lên cho những người mới lái tham khảo. Do trên mạng không có bài nào dạy lái xe đi theo tay phải nên chọn dịch bài dành cho xe tay lái nghịch. Tuy nhiên về nguyên tắc lái và các cần điều khiển của nó không khác nhau nhiều.
Chút ít khác biệt dành để mọi người tìm hiểu và nhớ bài sâu hơn.
Lưu ý
Xe tay lái thuận, đi theo nguyên tắc bên phải, vị trí lái xe ở bên trái. Xe ở VN là loại này.
Xe tay lái nghịch đi theo nguyên tắc bên trái, vị trí lái xe ở bên phải. Xe ở Anh là loại này.
Bài 1: Khởi hành
Giới thiệu:
Trước khi bạn học lái xe, bạn phải chắc chắn là có giấy phép học lái xe và có đủ sức khỏe.
Yêu cầu pháp lý cơ bản là bạn đọc được biển số xe khác ở khoảng cách 20.5 mét - khoảng 5 lần chiều dài xe. Kể cả bạn đeo kính hoặc kính áp tròng.
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=_ftY9yka9rc[/YOUTUBE]
Các cơ cấu điều khiển chính:
Đầu tiên bạn học về các cơ cấu điều khiển bằng chân và bằng tay
Các bàn đạp
Bàn đap Ga
Sử dụng chân phải để điều khiển Bàn đạp ga nhằm kiểm soát tốc độ xe bằng cách tăng hay giảm lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ. Điều này xuât hiện khi xe đã được cài số và các lá côn đã liên kết với nhau. Bàn đạp ga cần rất ít lực và hãy đạp một cách hết sức nhẹ nhàng.


Bàn đạp phanh
Bàn đạp phanh điều khiển các má phanh tại 4 bánh xe để làm xe chạy chậm lại và dừng.
Đạp phanh xe bằng cách xoay bàn chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh trong khi cố giữ gót chân trên sàn xe. Phải đạp phanh một cách chắc chắn đến khi đạt được tốc độ mong muốn thì nhả phanh từ từ. Khi đạp phanh thì đèn báo phanh sau xe sẽ sáng để cảnh báo cho xe đi sau là bạn đang đi chậm lại hoặc dừng.


Bàn đạp côn
Bàn đạp côn được điều khiển bằng chân trái để ngắt kết nối giữa động cơ và bánh xe bằng cách tách rời những lá côn. Bạn sử dụng nó khi chuyển số hoặc dừng xe. Hãy đạp bàn đạp côn xuống thấp nhất có thể và nhả nó một cách chậm rãi và êm ái.


Cơ cấu điều khiển bằng tay
Cần số
Cần số được sử dụng cùng với bàn đạp côn để chuyển số.
thông thường có 5 số tiến và 1 số lùi. Ở giữa các số có một vị trí trung tâm gọi là 'neutral' - Số Mo. Khi cần số ở vị trí này thì không số nào được chọn.


Phanh tay
Phanh tay sử dụng để giữ xe đứng yên khi dừng xe.
Bởi vì phanh tay chỉ tác động lên 2 bánh xe do đó không sử dụng nó khi xe đang chuyển động. Để phanh xe thì tay phải nắm lấy cần phanh, sử dụng ngón cái ấn vào núm ở phanh và kéo cần phanh lên cao hết cỡ sau đó nhả nút đang giữ bằng ngón tay.
Để nhả phanh thì nhấn nút và hạ cần phanh xuống.




Vô lăng
Vô lăng dùng để xoay bánh trước khi đổi hướng. Bạn phải nắm vô lăng tay trái ở vị trí 10 giờ - tay phải 2 giờ hoặc tay trái 9 giờ - tay phải 3 giờ. Điều khiển vô lăng theo cách kéo đẩy ( sẽ trình bày ở phần sau) để xoay vô lăng.

Xi nhan
Cần điều khiển đèn tín hiệu thường ở bên cạnh vô lăng và được điều khiển bằng đầu ngón tay. Để xi nhan ta đẩy cần tín hiệu theo hướng vô lăng xoay.

Thử vị trí
Thử lái là một chuỗi các độ̣ng tác bạn phải làm mỗi khi ngồi sau vô lăng. Mỗi khi chuẩn bị bạn phải đảm bảo là phanh tay đang ở vị trí phanh.
Các cánh cửa
Hãy chắc chắn là các cánh cửa đóng chặt. Đặc biệt chú ý khi trên xe có trẻ em. Sử dụng khóa child locks ( khóa trẻ em - là một nút gạt nhỏ ở canh cửa) nếu xe có trang bị.


Ghế
Điều chỉnh ghế để bạn có thể điều khiển các bàn đạp một cách dễ dàng.
Đầu tiên, đảm bảo là bạn đạn hết bàn đạp côn mà chân không bị quá căng.
Thứ hai, nâng hạ ghế để đạt được tầm nhìn phía trước tốt nhất.
Thứ ba, điều chỉnh tựa lưng sao cho bạn nắm toàn bộ vô lăng mà hai tay vẫn hơi chùng.
Nhiều xe ô tô có thể điểu chỉnh vô lăng nâng hạ, nhô ra, thụt vào. Hãy điều chỉnh nó kết hợp với tựa lưng.
Thứ tư, chắc chắn là tựa đầu được điều chỉnh phủ hợp để bảo vệ cổ và xương sống.






Gương
Điều chỉnh tất cả các gương sao cho nhìn rõ đường ở phía sau và hai bên xe. Điều chỉnh gương trong xe sao cho phần khung kính phía sau lọt hoàn toàn vào gương. Hẫy cẩn thận không được chạm ngón tay vào bề mặt gương. Nếu là xe mới nhận hãy kiểm tra xem có phải là gương lồi(convex mirror) không ? Gương lồi sẽ mở rộng góc nhìn nhưng làm cho mọi vật trong gương nhỏ hơn thực tế và theo đó cũng làm cho vật đó có vẻ xa hơn.
[



Dây an toàn
Cài dây an toàn cẩn thận sao cho dây không bị xoắn và đảm bảo là mọi người trên xe cũng cài dây. Đặc biệt chú ý tới trẻ em dưới 14 tuổi để có biện pháp thịch hợp.
Khởi động và tắt máy
Trước khi khởi động phải chắc chắn là phanh tay đang phanh, cần số ở vị trí trung gian N.
Vặn chìa khởi động và buông nó ngay lập tức khi máy đã nổ ( để tránh hư hỏng
bộ phận khởi động).




Khởi hành và dừng lại.
Khởi hành rất dễ dàng nếu bạn tuân theo trình tự Chuẩn bị, Quan sát, Di chuyển một cách thường xuyên. Một khi bạn đã khởi động xe và chuẩn bị cho xe di chuyển thì phải thực hiện Nhìn gương, Bật xi nhan, Vặ̣n vô lăng theo trình tự thường xuyên khi di chuyển.
Chuẩn bị
(Đoạn này viết lại cho phù hợp với xe tay lái phải)
1. Nhấn bàn đạp côn xuống hết mức.
2. Vào số 1.
3. Đặt tay phải lên cần phanh tay.
4. Đạp ga cho máy rồ lên và giữu nguyên mức đó. Bạn đang chuẩn bị cho máy đủ công suất để di chuyển khi phanh tay được nhả và bàn đạp côn được nâng lên.
5. Chậm rãi nhả dần bàn đạp côn cho tới khi tiếng máy hơi nhỏ đi, đây gọi là điểm tiếp côn-'biting point'. Vẫn giữ nguyên hai chân ở vị trí như vậy.





Quan sát và xi nhan
Để đảm bảo xe khởi hành an toàn.
1. Quan sát xung quanh xe và kiểm tra gương theo thứ tự sau ( đã viết lại cho xe tay lái phải)
1.Gương phải (lề đường)
2.Gương trong xe.
3.Nhìn phía trước
4.Bên trái( phía đường)
2. Đã đủ an toàn chưa? Nhìn qua vai trái để phát hiện điểm mù . Ban đang kiểm tra sự nguy hiểm tiềm tàng từ người khác trên đường.




3. Xi nhan và đưa tay về cần phanh tay.
Khởi hành
1.Khi bạn chắc chắn an toàn, nhả phanh tay.
2. Nhả dần bàn đạp côn trong khi từ từ nhấn thêm bàn đạp ga.
3. Khi xe đang di chuyển, liếc gương trong xe và gương trái.
4. Nhả chân côn và đặt chân trái xuống sàn.
5. Lái xe về đúng làn đường.
6. Tắt đèn xi nhan.
7. Nhấn ga tăng tốc và nhìn về phía trước.





Dừng xe
1. Nhìn gương, xi nhan (phải).
2. Lái dần về bên phải sao cho sông song với lề đường.
3. Đạp phanh, khi xe gần dừng thì nhấn bàn đạp côn đến mức sâu nhất.
4. Cuối cùng
Kéo phanh tay.
Chuyển số về N
Nhấc chân ra khỏi bàn đạp.
Tắt xi nhan.


Video
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=VaKfihd1C5I[/YOUTUBE]
(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 2: Chuyển số
Giới thiệu
Chuyển số êm ái là 1 trong 3 kỹ năng nền tảng mà bạn cần học, hai kỹ năng còn lại là xoay vô lăng và sử dụng côn. Trước khi học kỹ năng trên đường thì bạn phải tập thành thục 3 kỹ năng cơ bản trên.
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=MAvJ6N2oDdI[/YOUTUBE]
Chuyển số
Số có thể chuyển lên cao hoặc thấp. Nó không có nghĩa là hướng di chuyển của cần số mà là bạn có thể chuyển lên số cao hơn (4 hoặc 5) hoặc số thấp hơn (1 hoặc 2).



Nguyên tắc cơ bản của chuyển số là bạn thay đổi số khi tốc độ xe tăng lên và giảm xuống khi bạn cần thêm công suất từ động cơ. Ví dụ, bạn phải chuyển xuống số thấp hơn khi leo dốc hoặc cần kéo theo xe khác.
Các số quyêt định lực kéo từ động cơ.


Số 1 cung cấp lực kéo khỏe nhất nhưng tốc độ thấp, trong khi đó số 5 cung cấp rất ít lực kéo nhưng tốc độ cao nhất.
Quy tắc cơ bản của chuyển số là 'Phanh để giảm tốc- số để tăng tốc' Khi xe tăng tốc độ thì chuyển lên số cao hơn. Khi bạn muốn giảm tốc thì sử dụng phanh chân. Bạn chỉ chuyển xuống số thấp khi cần lấy lại tốc độ của xe.

Chuyển số tắt
Chuyển số tắt là việc bạn thỉnh thoảng bỏ qua một vài số. Ví dụ: Bạn chuyển từ số 5 hay số 4 về thẳng số 2. Phương pháp này gọi là chọn số hay nhảy số.
Trong nhiều trường hợp, chuyển số tắt để tăng số. Ví dụ bạn sử dụng số 3 để tăng tốc tốt hơn khi xe đã đạt tốc độ mong muốn, bạn chuyển thẳn lên số 5.


Sử dụng lòng bàn tay
Đoạn này viết lại cho phù hợn với xe tay lái thuận
Để điều khiển cần số bạn sử dụng lòng bàn tay. Bạn có thể thực tập khi xe đang đỗ, động cơ đã tắt nhưng đảm bảo là bàn đạp côn đã đạp tới tận sàn xe.
Ở VN gọi là tập số nguội.
Cần số sẽ luôn tự động chuyển về vị trí Neutral khi không số nào được chọn. Điều này rất có ích khi cần tìm và chuyển số 3 và 4.


Để chọn số 1 bạn đặt tay phải lên cần số nắm lấy kéo nó về gần ghế lái rồi đẩy lên.




Để di chuyển từ số 1 sang số 2, nắm tay vào cần số, kéo nhẹ về phía ghế lái để tránh cần số bật về vị trí Neutral rồi đẩy thẳng xuống



Bây giờ nắm lấy cần số, đẩy lên, cho phép nố bật về vị trí Neutral sau đó đẩy thẳng lên đó là vị trí số 3.




Giữ nguyên tay của bạn, kéo thẳng xuống là đã vào số 4.




Để chọn số 5, giữ tay ở vị trí số 4, đẩy lên vị trí Neutral đẩy sang phải rồi đẩy tiếp lên.



Làm thế nào để chuyển số
Trình tự chuyển số như sau:
1. Hãy chắc chắn là an toàn để chuyển số. Bất cứ đoạn nào phải sử dụng cả 2 tay để lái xe như khúc cua hoặc đường cong đều không phù hợp để chuyển số.

2. Nới chân ga chỉ trước khi nhấn chân côn. Hai hành động này gần như đồng thời.
3. Dùng tay phải chọn số thích hợp trong khi mắt vẫn quan sát đường phía trước, không được nhìn xuống cần số.



4. Nhả chân côn chỉ trước khi nhấn chân ga.Hai hành động này gần như đồng thời.
Làm như vậy sẽ giảm bớt lực truyền từ động cơ tới hộp số, cho phép bạn lựa chọn số mà không gây hại tới cơ cấu hộp số.
( Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 3 Xoay vô lăng
Giới thiệu
Trong khi việc điều chỉnh hướng tương đối dễ dàng thì nhiều chuyển động của xe đòi hỏi bạn phải đánh lái rất nhiều qua phải hoặc qua trái. Để xoay vô lăng một cách hiệu quả bạn cần học cách kéo - đẩy vô lăng.
Nó cũng rất quan trọng khi bạn lái một chiếc xe lạ. Bạn cũng cần nhận biết các thiết bị điều khiển phụ trợ kèm theo trước khi bắt đầu một chuyến đi.
Các điểm quan trọng cần học
(Còn tiếp)
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=77HDwEmw0mg[/YOUTUBE]
Điều quan trọng nhất mà ta ít chú ý là khi lái xe bạn không chỉ xoay vô lăng mà bạn còn xoay mắt. Bạn làm điều đó bằng cách nhìn vào chỗ xe của bạn sẽ chạy tới, điều đó sẽ cung cấp thông tin cho não quyết định tay của bạn sẽ xoay vô lăng như thế nào. Tầm nhìn ngoại biên(vùng nhìn hai bên cạnh) của mắt sẽ giúp bạn giữ xe đúng vị trí trên đường.


Phương pháp kéo - đẩy

Phương pháp này đảm bảo cả hai tay của bạn đều nắm vô lăng suốt quá trình lái do đó vô lăng sẽ không xoay tròn mất kiểm soát. Một khi vô lăng đã quay hết sang trái hoặc phải thì được coi là Hết lái.
Cách xoay hết lái sang phải:
1. Kéo vô lăng xoay xuống bằng tay phải trong khi tay trái trượt xuống.
2. Đẩy vô lăng bằng tay trái lên trong khi tay phải trượt lên.
3. Kéo vô lăng xoay xuống bằng tay phải trong khi tay trái trượt xuống.
4. Lặp lại các động tác cho đến khi hết lái phải hoặc đã lái đúng hướng mong muốn.
Cách xoay hết lái sang trái:
1. Kéo vô lăng xoay xuống bằng tay trái trong khi tay phải trượt xuống.
2. Đẩy vô lăng bằng tay phải lên trong khi tay trái trượt lên.
3. Kéo vô lăng xoay xuống bằng tay trái trong khi tay phải trượt xuống.
4. Lặp lại các động tác cho đến khi hết lái trái hoặc đã lái đúng hướng mong muốn.


Các thiết bị phụ trợ

Còi
Núi bấm còi thường được đặt ở chính giữa vô lăng hoặc đầu cần gạt đèn. Quy định sủ dung còi mời đọc Luật GTĐB.


Đèn
Công tắc đèn thường đặt trên cần điều khiển hoặc đạt ở táp lô xe. Có 3 kiểu đèn.
Đèn đỗ gồm 2 đèn nhỏ phía trước xe. Có thể dùng nó khi đỗ xe trong đêm tối.
Đèn cốt Dùng bất cứ khi nào tầm nhìn hạn chế hoặc trời tối.
Đèn pha Dùng trên những con đường không có đèn đường khi không có phương tiện ngược chiều. Không sử dụng đèn này khi trời sương mù, chúng sẽ làm giảm tầm nhìn.Khi đèn pha bật thì sẽ có đèn tín hiệu màu xanh bật sáng trên Bảng đồng hồ.
Bạn bật bất cứ đèn nào thì đèn hậu và đèn soi biển số sẽ sáng theo.


Đèn sương mù
Đèn này chỉ sử dụng khi tầm nhìn xa dưới 100m.
Đèn sương mù sẽ không sáng trừ khi đèn cốt đã được bật.
Khi đèn suóng mù phía sau bật thì bạn thường thấy đèn tín hiệu màu vàng trên bảng điều khiển và đèn tín hiệu xanh sẽ sáng khi đèn sương mù trước được bật.


Đèn khẩn cấp
Công tắc đèn khẩn cấp thường màu đỏ hoặc có hình tam giác đỏ. Đèn khẩn cấp được dùng khi xe bạn có sự cố hoặc tao ra mối nguy hiểm cho xe khác vì hỏng hóc. Không được sử dụng để hợp lý hóa việc đỗ xe sai luật hoặc khi xe bạn đang chạy trừ khi muốn cảnh báo xe sau về những nguy cơ tiềm ẩn phía trướ như sắp đến đường cao tốc hoặc đường hai chiều. Khi bật công tắc khẩn cấp thì cả 4 đèn tín hiệu đều nhấp nháy.



Gạt mưa và rửa kính
Đối diện với cần điều khiển tín hiệu là cần điều khiển Gạt mưa và rửa kính. Điều khiển nó bằng đầu ngón tay giống như cần điều khiển đèn.
Tùy thuộc vào hãng chế tạo và kiểu xe mà bạn đẩy lên hoặc kéo xuống để điều khiển gạt mưa.
•Vặn một nấc thì gạt mưa hoạt động ngắt quãng;
•Vặn thêm nấc 2 thì gạt mưa hoạt động với tốc độ trung bình;
•Vặn nấc 3 thì gạt mưa hoạt động nhanh gấp đôi.


Chống mờ kinh và sấy kính
Tất cả các xe đều lắp thiết bị chống mờ kính, chúng sẽ giúp các cửa sổ trong sáng. Hãy chắc chắn là điều hòa và quạt đã bật và thổi không khí trực tiếp lên kính lái. Hầu hết các xe có sấy kinh hậu, vài xe có cả sấy kính lái.


Bảng đồng hồ
Bảng đồng hồ có vài đèn tín hiệu và thiết bị hiển thị thông tin. Nêu một đèn tín hiệu nào đó bật sáng khi xe đang chạy thì phải dừng lại và kiểm tra sách hướng dẫn sử dụng xem xe gặp vấn đề gì và cân nhắc xem có nên chạy tiếp hay sửa xe.
Đồng hồ tốc độ đồng hồ này hiển thị tốc độ xe đang chạy.
Đồng hồ vòng tua máy Báo hiêụ số vòng quay của máy.
Đồng hồ nhiên liệu Báo hiêụ lượng nhiên liệu còn lại.
Đồng hồ nhiệt độ Báo hiêụ nhiệt độ máy. Nếu nó cao hoặc lọt vào vùng đỏ thì phải dừng xe ngay.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 4 Phối hợp các thao tác
Giới thiệu
Bạn đã được học các kỹ năng cơ bản như khởi hành trên đường bằng, chuyển số và xoay vô lăng. Bạn có thể sử dụng chúng trong những tình huống chạy xe khó hơn một chút.
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=Gc_FTqgfRAA[/YOUTUBE]
Lên dốc
Để khởi hành lên dốc bạn đạp ga sâu hơn để xe có đủ lực chuyển động chậm và êm ái. Khi thấy an toàn để di chuyển thì nhả phanh tay một cách nhẹ nhàng. Nếu xe tụt lại, bạn cần nới côn thêm chút nữa.


Xuống dốc
Không cần đạp ga. Trọng lực xẽ làm cho xe chuyển động. Kiểm soát tốc độ với phanh chân và nhẹ nhàng nhả chân côn sớm. Dốc cao thì bạn khởi hành với số cao.


Khởi hành phải đánh lái
Bạn cần phải bật xi nhan kể cả khi bạn cho rằng không ai nhìn thấy. Khi lách ra khỏi chỗ đậu bạn rất khó nhìn thấy xung quanh cũng như khó cho người khác nhìn thấy xe bạn. Kiểm tra điểm mù ít nhất 2 lần. Khi bạn di chuyển chậm thì các phương tiện khác có thể đi tới. Sử dụng chân côn để giữ tốc độ chận cho đến khi xe bắt đầu đi thẳng.


Sử dụng gương

Khi nhìn gương, hãy chắc chắn là bạn không rời mắt quá lâu khỏi con đường trước mặt. Hãy lếc nhanh và tránh quay đầu nhiều. Ghi nhơ những gì nhìn thấy và tự hỏi các câu sau:
. Có xe nào ở đằng sau hay đi bên cạnh?
. Xe đó chạy có nhanh không?
. Khoảng cách có gần không?
. Họ có bật xi nhan không?
Một khi bạn đã thu thập những thông tin này hãy cân nhắc xem có ảnh hưởng tới xe bạn không và có cần thiết phải hành động không. Ít nhất là bật xi nhan, đổi hướng, đổi tốc độ. Nếu xe bạn đương đỗ bạn cũng cần phải biết trước khi mở cửa xe.


Sơ đồ sau minh họa tại sao bạn phải sử dụng gương thường xuyên.

Liếc gương trước khi bật xi nhan để biết tình trạng giao thông phía sau và ý định của các xe đi sau.
Liếc gương trước khi thay đổi tốc độ.
Liếc gương trước khi đổi hướng.

Sử dụng xi nhan
Chỉ sử dụng xi nhan khi cần để báo cho mọi người trên đường về ý đinh của bạn hoặc sự hiện diện của bạn trên đường. Nếu không cần thiết thì không xi nhan.


Thời điểm xi nhan là rất quan trọng. Quá sớm sẽ dẫn đến hiểu nhầm. Quá muộn thì những người khác có thể không nhìn thấy, nghe thấy hoặc không kịp phản ứng.
Tín hiệu băng tay có thể sử dụng để hỗ trợ các tín hiệu xi nhan của xe.

Còi
Còi dùng để cảnh báo người khác về sự hiện diện của bạn. Sử dụng còi khi đi qua cầu hẹp và cong hay đoạn đường cong và nhỏ.

Đi qua một xe đang đỗ
Khi lái xe bạn sẽ gạp phải các xe đang đỗ bên đường. Quy tắc chung là xe ở bên có vật cản phải nhường đường cho xe đối diện đang đi tới.
Khi đên gần một xe đang đỗ bạn phải thực hiện thủ tục ( Liếc gương, Xi nhan, Chuyển hướng). Liếc gương trong xe và gương trái để xác định xem có an toàn để xi nhan hoặc có cần thiết phải xin nhan hay không. Chuyển hướng xe nhích về phía trái làn đường để có tầm nhìn tốt hơn về giao thông trước mặt. Nếu không thể vượt qua xe đỗ mà không ảnh hưởng tới dòng xe đối diện đang tới thì đi chậm lại và dừng cách xe đang đỗ tầm 2 thân xe.


Khi đi qua xe đỗ, hãy cách nó 1 mét nếu được.


Ở các khu đông dân cư hay găp phải tình huống đối đầu rất khó xác định ai có quyền ưu tiên. Thông cảm và lịch sự đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý tình huống.


Hãy đảm bảo là bạn nhìn và nếu có thể nhìn vào mắt người lái xe đối diện. Xác định khoảng cách và tốc độ của xe đối diện. Nếu bạn tin tưởng là bạn đến chỗ trống trước xe đối diện thì có vẻ là xe đó sẽ nhường đường nhưng không chắc chắn lắm. Khi khoảng cách càng hẹp lại thì càng nhiều người đi bộ và tốc độ của bạn chậm lại.

Điểm tránh xe
Ở các con đường chỉ có một làn thường có điểm tránh xe. Nếu điểm tránh xe bên phải bạn thì bạn phải chờ xe kia đi qua.

Các biện pháp giảm tốc trên đường
Ở các khu đông dân cư thường trên đường sẽ có các biện pháp giảm tốc.
Gờ giảm tốc

Đường đắp cao


Dành cho xe tay lái thuận

Sử dụng gương

Khi nhìn gương, hãy chắc chắn là bạn không rời mắt quá lâu khỏi con đường trước mặt. Hãy lếc nhanh và tránh quay đầu nhiều. Ghi nhơ những gì nhìn thấy và tự hỏi các câu sau:
. Có xe nào ở đằng sau hay đi bên cạnh?
. Xe đó chạy có nhanh không?
. Khoảng cách có gần không?
. Họ có bật xi nhan không?
Một khi bạn đã thu thập những thông tin này hãy cân nhắc xem có ảnh hưởng tới xe bạn không và có cần thiết phải hành động không. Ít nhất là bật xi nhan, đổi hướng, đổi tốc độ. Nếu xe bạn đương đỗ bạn cũng cần phải biết trước khi mở cửa xe.



Sơ đồ sau minh họa tại sao bạn phải sử dụng gương thường xuyên.



Liếc gương trước khi bật xi nhan để biết tình trạng giao thông phía sau và ý định của các xe đi sau.
Liếc gương trước khi thay đổi tốc độ.
Liếc gương trước khi đổi hướng.


Đi qua một xe đang đỗ
Khi lái xe bạn sẽ gạp phải các xe đang đỗ bên đường. Quy tắc chung là xe ở bên có vật cản phải nhường đường cho xe đối diện đang đi tới.
Khi đên gần một xe đang đỗ bạn phải thực hiện thủ tục ( Liếc gương, Xi nhan, Chuyển hướng). Liếc gương trong xe và gương trái để xác định xem có an toàn để xi nhan hoặc có cần thiết phải xin nhan hay không. Chuyển hướng xe nhích về phía trái làn đường để có tầm nhìn tốt hơn về giao thông trước mặt. Nếu không thể vượt qua xe đỗ mà không ảnh hưởng tới dòng xe đối diện đang tới thì đi chậm lại và dừng cách xe đang đỗ tầm 2 thân xe.




Khi đi qua xe đỗ, hãy cách nó 1 mét nếu được.




Ở các khu đông dân cư hay găp phải tình huống đối đầu rất khó xác định ai có quyền ưu tiên. Thông cảm và lịch sự đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý tình huống.




Hãy đảm bảo là bạn nhìn và nếu có thể nhìn vào mắt người lái xe đối diện. Xác định khoảng cách và tốc độ của xe đối diện. Nếu bạn tin tưởng là bạn đến chỗ trống trước xe đối diện thì có vẻ là xe đó sẽ nhường đường nhưng không chắc chắn lắm. Khi khoảng cách càng hẹp lại thì càng nhiều người đi bộ và tốc độ của bạn chậm lại.

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

sathach2010

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35114
Ngày cấp bằng
12/5/09
Số km
191
Động cơ
476,110 Mã lực
Like mạnh cho cụ... em thấy cụ viết rất chi tiết!
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 5 Dừng khẩn cấp
Giới thiệu
Một tài xế tốt sẽ hiếm khi phanh gấp khi họ luôn luôn nhìn ra những nguy hiểm tiềm tàng và xử lý phù hợp. Tuy nhiên, những tình huống nguy hiểm vẫn xuất hiện bất ngờ và cách xử lý duy nhất là Dừng khẩn cấp.


Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=MyYWe6wXESs[/YOUTUBE]

Những điểm chủ chốt của thao tác dừng khẩn cấp là:
1. Phanh xe nhanh và dứt khoát, không phí phạm thời gian nhìn gương. Đạp phanh trước khi đạp côn. Nếu bạn đạp côn trước thì xe sẽ mất ổn định và khố điều khiển.
2. Giữ hay tay trên vô lăng cho đến khi xe dừng hẳn. Khi bạn phanh, trọng lượng của xe sẽ dồn về phía trước do đó bạn cần nắm chặt vô lăng để giữ hướng và chỉnh lại hướng trượt.


3. Ngay trước khi xe dừng hẳn, đạp hết côn. Một khi xe đã dừng lại, giữ an toàn cho nó bằng cách phanh tay và chuyển số về Neutral.


4. Để tiếp tục di chuyển, bạn phải Chuẩn bị và quan sát thông qua các gương và quan sát các điểm mù bên trái và phải xe.

Xử lý khi xe trượt
Khi phanh xe sẽ luôn xuất hiện rủi do trượt xe nhất là trên đường ướt, có băng tuyết hay nhiều sỏi đá.Trên bề mặt đường khô ráo bạn có thể duy trì khoảng cách 2 giây với xe đi trước. Khi trời mưa phải tăng gấp đôi lên 4's và lên tới 10 lần đối với đường băng tuyết.
Nếu bạn phanh xe quá mạnh, các bánh xe sẽ bị bó cứng làm cho xe bị trượt trên mặt đường.Tuy nhiên, có thể điều khiển chiếc xe có ABS (anti-lock braking system),Hệ thống này sẽ giúp xe không bị trượt khi phanh gấp.
ABS hoạt động khi phát hiện ra điểm bó cứng bánh xe, nó sẽ nới phanh ( để bánh xe vẫn bám đường) sau đó phanh tiếp. Điều này lặp lại nhiều lần trong 1 giây và giử những xung động lên bàn đạp phanh đồng thời duy trì áp lực phanh mạnh mẽ cho tới khi dừng xe.
Nếu bạn muốn xoay tay lái để chống trượt bạn có thể làm điều đó trong khi phanh nếu xe bạn có ABS. Bạn có thể lái theo hướng trượt hoặc hướng mà ban muốn xe đi tới.
Không nên lái ẩu kể cả khi xe có ABS. Xe vẫn có thể trượt nếu lốp mòn chạy trren đường xấu như: Ướt, gồ ghề, bề mặt là cỏ ướt.



Phanh liên tiếp
Nếu xe bạn không có ABS và nó bắt đầu trượt, nhả chân phanh sẽ giúp bánh xe bám đường sau đó đạp phanh lại để xe đi chậm.
Bạn phải đạp phanh và nhả thật nhanh rồi đạp lại gọi là phanh liên tiếp ( Hình như các bác tài gọi là nhồi phanh - Bác nào biết sửa giùm). Bạn không được đánh lái khi phanh liên tiếp, chờ đến khi xe ổn định trở lại.

Tốc độ và khoảng cách dừng xe
Khoảng cách để một chiếc xe dừng hẳn phụ thuộc vào trọng lượng, tốc độ, phanh, lốp ( vỏ xe) và hệ thống treo của xe. Nó còn phụ thuộc vào tốc độ phản ứng của bạn hay còn giọi là thời gian suy nghĩ và tình trạng bề mặt đường.
Dưới đây là hướng dãn về khoảng cách xe dừng trong điều kiện khô ráo của các xe loại phổ biến.



Dành cho xe tay lái thuận

Xử lý khi xe trượt




(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 6 Chuỗi động tác
Giói thiệu
Một khi ban đã thành thục các kỹ năng cơ bản và sẵn sàng học các trình tự lái xe an toàn trên đường. Chúng ta bắt đầu với các giao lộ(ngã 3, ngã 4) cơ bản và tập trung vào việc rẽ vào đường nhánh và đi ra từ đường nhánh. Điều này cần đến phương pháp Hazard Drill ( Chuỗi động tác - Một chút mở rộng của chuỗi động tác MSM (Mirror- Gương, Signal - Xi nhan, Manoever - Chuyển động).
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=7MTmU71VKno[/YOUTUBE]

Hazard Drill (MSPSGL) - Chuỗi động tác
Mỗi lần bạn xuất hiện trên đường đều tạo ra tiềm năng hoặc tình huống thực tế trên đường ( nghĩa là bất cứ thứ nào đòi hỏi bạn phải thay đổi tốc độ, vị trí hoặc hướng di chuyển) bạn sẽ thực hiện một chuỗi động tác một hay nhiều lần. Trong khi đó mỗi động tác được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với mỗi tình huống trên đường..

Mirrors( Gương) - Sớm nhìn gương trong xe và gương. Nếu thấy phù hợp thì liếc sang hai bên vào những vị trí lọt trong điểm mù của xe. Nhắc lại nếu cần thiết ở bất cứ bước nào trong chuỗi động tác.
Signal ( Xi nhan- Xi nhan đúng lúc. Sử dụng xi nhan để trợ giúp hoặc cảnh báo những người khác trên đường. Hãy cẩn thận để không gây hiểu nhầm.

Position - Xác định vị trí tốt nhất để xử lý tình huống. Suy nghĩ trước khi chuyển vị trí. Hãy cẩn thận để tránh gây hiểu nhầm.

Speed & Gear( Tốc độ và Số) - Điều chỉnh tốc độ và chọn số phù hợp để xử lý tình huống trước mặt và dừng lại ở khoảng cách để bạn nhìn rõ đường.

Look (Quan sát) - Trước khi bạn quyết định tiến lên hãy quan sát nơi mà bạn định đến để chắc chắn là vẫn an toàn để xử lý. Nhớ nhìn đoạn đường bạn định đưa xe đến và nhìn trước các nguy hiểm tiềm tàng ở bất cứ bước nào trong chuỗi động tác.

Tiếp cận giao lộ để rẽ trái Bạn sử dụng chuỗi động tác để rẽ trái an toàn vào đường nhánh theo trình tự sau:
1. M Liếc gương trong xe và gương trái. Nhìn theo hướng bạn định chạy xe.
2.S - Bật xi nhan trái, cẩn thận với thời điểm bật xi nhan để người khác không hiểu nhầm.
3.P -Duy trì vị trí lái thông thường.
4.S/G - Cho xe đi chậm lại tới vận tốc mà bạn có thể rẽ một cách an toàn. Khoảng 10 - 15mph(15 -25 Km/h). Chọn số thích hợp.
5.L - Ngay trước khi bạn rẽ, liếc gương trong xe và gương trái sau đó nhìn đường để chắc chắn vẫn an toàn để rẽ.
6.M - Khi đã vào đường nhánh thì liếc gương trong xe để biết được tình trạng giao thông mới ở đằng sau trước khi tăng tốc để đi tiếp.

Điều quan trọng cần nhớ là khi rẽ phải, bạn có quyền ưu tiên trước các xe ngược chiều rẽ trái. Tuy nhiên, cần phải nhìn để chắc chắn xe đối diện chuẩn bị rẽ trái đang chờ để bạn rẽ. Bạn phải nhường đường cho người đi bộ tại nơi bắt đầu giao lộ.


Tiếp cận giao lộ để rẽ trái Bạn sử dụng chuỗi động tác để rẽ trái an toàn vào đường nhánh theo trình tự sau:
1. M Liếc gương trong xe và gương trái. Nhìn theo hướng bạn định chạy xe.
2.S - Bật xi nhan trái, cẩn thận với thời điểm bật xi nhan để người khác không hiểu nhầm.
3.P -Duy trì vị trí lái thông thường.
4.S/G - Cho xe đi chậm lại tới vận tốc mà bạn có thể rẽ một cách an toàn. Khoảng 10 - 15mph(15 -25 Km/h). Chọn số thích hợp.
5.L - Ngay trước khi bạn rẽ, liếc gương trong xe và gương trái sau đó nhìn đường để chắc chắn vẫn an toàn để rẽ. Điểm mà bạn bắt đầu đánh lái gọi là điểm rẽ đượ́c xác định bởi đường trung tâm mà bạn định rẽ giao với đường trung tâm mà xe bạn đang đi. Khi mũi xe bạn tới điểm này thì xoay vô lăng rẽ vào đường nhánh.
6.M - Khi đã vào đường nhánh thì liếc gương trong xe để biết được tình trạng giao thông mới ở đằng sau trước khi tăng tốc để đi tiếp.



Ghi chú: Khi rẽ trái, bạn phải nhường đường cho xe đối diện rẽ phải. Bạn phải nhường đường cho người đi bộ tại nơi bắt đầu giao lộ.
Khi rẽ trái, bạn phải nhường đường cho xe đối diện rẽ phải. Bạn phải nhường đường cho người đi bộ tại nơi bắt đầu giao lộ.


Nếu bạn phải nhường đường cho luồng xe đối diện trước khi rẽ trái, tuân theo các bước sau khi tiếp cận giao lộ:
1.Dừng lại trước điểm rẽ.
2.Chọn số 1. Nếu bạn phải chờ một lát thì phanh tay.
3.Chờ một khoảng cách an toàn và chuẩn bị cho xe di chuyển khi khoảng cách đó tiến đến gần.
4.Ngay trước khi khoảng cách bạn chọn tiến đến gần, liếc gương trong xe và gương phải lần nữa và rẽ khi an toàn.



Đi ra từ đường nhánh
Trình tự bạn sử dụng để đi từ đường nhánh ra đường chính tương tự như việc tiếp cận giao lộ để rẽ vào đường nhánh. Sử dụng chuỗi động tác để hoàn thành việc tiếp cận giao lộ một cách an toàn.


Quan sát trong quá trình tới gần giao lộ là then chốt trong việc bạn nhập đường chính mà không phải dừng cũng như sử dụng số nào. Nhiều giao lộ thoáng đãng cho phép một tầm quan sát tốt, một số khác bị che chắn, hạn chế tầm nhìn.


Cần cân nhắc thêm trước khi bạn nhập vào đường chính. Phương tiện trên đường chính có quyền ưu tiên do đó bạn có thể phải đi chậm lại hoặc dừng trước giao lộ để các xe đó đi qua trước khi bạn nhập làn trong khoảng cách an toàn.
Khi tiến tới giao lộ mà bạn muốn nhập làn, bạn phải nhìn những biển báo và vạch kẻ đường này.


Dành cho xe tay lái thuận

Tiếp cận giao lộ để rẽ phải Bạn sử dụng chuỗi động tác để rẽ phải an toàn vào đường nhánh theo trình tự sau:
1. M Liếc gương trong xe và gương phải. Nhìn theo hướng bạn định chạy xe.
2.S - Bật xi nhan phải, cẩn thận với thời điểm bật xi nhan để người khác không hiểu nhầm.
3.P -Duy trì vị trí lái thông thường.
4.S/G - Cho xe đi chậm lại tới vận tốc mà bạn có thể rẽ một cách an toàn. Khoảng 10 - 15mph(15 -25 Km/h). Chọn số thích hợp.
5.L - Ngay trước khi bạn rẽ, liếc gương trong xe và gương phải sau đó nhìn đường để chắc chắn vẫn an toàn để rẽ.
6.M - Khi đã vào đường nhánh thì liếc gương trong xe để biết được tình trạng giao thông mới ở đằng sau trước khi tăng tốc để đi tiếp.



Điều quan trọng cần nhớ là khi rẽ trái, bạn có quyền ưu tiên trước các xe ngược chiều rẽ phải. Tuy nhiên, cần phải nhìn để chắc chắn xe đối diện chuẩn bị rẽ phải đang chờ để bạn rẽ. Bạn phải nhường đường cho người đi bộ tại nơi bắt đầu giao lộ.
Ghi chú: Đối với xe tai lái thuận Khi rẽ trái, bạn phải nhường đường cho xe đối diện rẽ phải.

Tiếp cận giao lộ để rẽ phải Bạn sử dụng chuỗi động tác để rẽ phải an toàn vào đường nhánh theo trình tự sau:
1. M Liếc gương trong xe và gương phải. Nhìn theo hướng bạn định chạy xe.
2.S - Bật xi nhan phải, cẩn thận với thời điểm bật xi nhan để người khác không hiểu nhầm.
3.P -Duy trì vị trí lái thông thường.
4.S/G - Cho xe đi chậm lại tới vận tốc mà bạn có thể rẽ một cách an toàn. Khoảng 10 - 15mph(15 -25 Km/h). Chọn số thích hợp.
5.L - Ngay trước khi bạn rẽ, liếc gương trong xe và gương phải sau đó nhìn đường để chắc chắn vẫn an toàn để rẽ. Điểm mà bạn bắt đầu đánh lái gọi là điểm rẽ đượ́c xác định bởi đường trung tâm mà bạn định rẽ giao với đường trung tâm mà xe bạn đang đi. Khi mũi xe bạn tới điểm này thì xoay vô lăng rẽ vào đường nhánh.
6.M - Khi đã vào đường nhánh thì liếc gương trong xe để biết được tình trạng giao thông mới ở đằng sau trước khi tăng tốc để đi tiếp.



Ghi chú: Khi rẽtrái, bạn phải nhường đường cho xe đối diện rẽ phải. Bạn phải nhường đường cho người đi bộ tại nơi bắt đầu giao lộ.


Nếu bạn phải nhường đường cho luồng xe đối diện trước khi rẽ trái, tuân theo các bước sau khi tiếp cận giao lộ:
1.Dừng lại trước điểm rẽ.
2.Chọn số 1. Nếu bạn phải chờ một lát thì phanh tay.
3.Chờ một khoảng cách an toàn và chuẩn bị cho xe di chuyển khi khoảng cách đó tiến đến gần.
4.Ngay trước khi khoảng cách bạn chọn tiến đến gần, liếc gương trong xe và gương phải lần nữa và rẽ khi an toàn.
Trường hợp này bạn đợn xe xanh đi qua rồi rẽ.

Trường hợp này đợi xe đen đi qua rồi rẽ trước khi xe đỏ tới nếu thấy an toàn.



Đi ra từ đường nhánh
Trình tự bạn sử dụng để đi từ đường nhánh ra đường chính tương tự như việc tiếp cận giao lộ để rẽ vào đường nhánh. Sử dụng chuỗi động tác để hoàn thành việc tiếp cận giao lộ một cách an toàn.



Quan sát trong quá trình tới gần giao lộ là then chốt trong việc bạn nhập đường chính mà không phải dừng cũng như sử dụng số nào. Nhiều giao lộ thoáng đãng cho phép một tầm quan sát tốt, một số khác bị che chắn, hạn chế tầm nhìn.


Trường hợp 1: Bị che khuất tầm nhìn, bạn dừng lại quan sát nếu an toàn mới nhập làn.
Trường hợp 2: Tầm quan sát tốt, vừa quan sát vừa nhập làn. Sẵn sàng dừng lại nếu có xe tới.

Cần cân nhắc thêm trước khi bạn nhập vào đường chính. Phương tiện trên đường chính có quyền ưu tiên do đó bạn có thể phải đi chậm lại hoặc dừng trước giao lộ để các xe đó đi qua trước khi bạn nhập làn trong khoảng cách an toàn.
Khi tiến tới giao lộ mà bạn muốn nhập làn, bạn phải nhìn những biển báo và vạch kẻ đường này.


1. Luôn dừng lại quan sát.
2. Đi tiếp nếu đèn xanh.
3. Dừng nếu cần thiết.
4. Dừng nếu cần thiết.

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

AKan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-308497
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
1,056
Động cơ
308,425 Mã lực
Bài viết hay quá, cám ơn cụ nhiều
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 7 Ngã tư

Là người lái, ban sẽ gặp phải giao lộ Ngã tư. Ngã tue là nơi 2 đường chạy qua nhau. Điều quan trọng bạn phải học là quyền ưu tiên tại ngã tư và vận dụng chúng an toàn cho dù bạn đi trên đường chính hay nhập làn từ đường nhỏ.
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=KPEu85ksGnk[/YOUTUBE]

Tiếp cận ngã tư để rẽ
Tiếp cận ngã tư để rẽ vào đường nhánh có chút khác biệt so với rẽ vào đường nhánh tại giao lộ T hay Y.

Thứ nhất, phương tiện có thể nhập làn từ 2 bên đường nhánh và cắt ngang đường của bạn. Dẫu cho bạn có quyền ưu tiên những vẫn phải chuẩn bị dừng lại nếu điều đó xảy ra. Nó cũng có thể xuất hiện khi bạn muốn đi thẳng đó là lý do tại sao bạn luôn phải quan sát đường nhánh của ngã tư trước khi bạn đi qua.
Thứ hai, khi rẽ phải, bạn có thể đối diện với phương tiện đi tới cũng rẽ phải. Trong ví dụ này không có phương tiện nào được ưu tiên. Thông thường phương tiện tránh về bên trái phương tiện kia dẫu cho đi về bên phải sẽ an toàn hơn bởi vì bạn trông thấy xe đối diện trước khi rẽ. Tín hiệu trên đường cũng quy định phương pháp nào được sử dụng.

Nearside to nearside ( tránh về bên trái)



Offside to offside (Tránh về bên phải)


Nếu đường nhánh quá nhỏ không thực hiện được việc tránh nhau, bạn có thể phải nhường cho xe đối diện rẽ phải như ví dụ dưới.

Tương tự, nếu một phương tiện lớn rẽ phải, bạn có thể phải nhường nếu không đủ không gian.

Dù sao, trong những tình huống như vậy, bạn không nên ra hiệu cho xe đối diện rẽ nếu đang bị vượt qua phía trái xe.
Nhập làn tại ngã tư
Nếu không có phương tiện đi tới từ hướng đối diện, rẽ vào bên trái và bên phải giống như giao lộ T. Tuy nhiên, hãy tận dụng cơ hội để tiến lên khi xe ở làn chính đang đi chậm lại để rẽ vào đường nhánh đối diện.


Quyền ưu tiên
Quy tắc chung về quyền ưu tiên khi nhập làn vào ngã tư là phương tiện rẽ phải nhường cho xe đối diện. Phương tiện với quyền ưu tiên trong ví dụ sau là tương đương nếu đi từ 2 đường nhánh vào một đường chính. Tuy nhiên, không nên cho rằng các lái xe khác cũng tuân theo.
Dẫu cho bạn không có quyền ưu tiên nhưng lái xe khác có thể muốn bạn đi trước do đó bạn cần phải học cách quan sát và lường trước hành động của lái xe khác.



Hình dưới đây cho biết không ai có quyền ưu tiên trong tình huống này. Người lái đến trước thông thường sẽ tiếp tục đi nhưng bạn cần quan sát cẩn thận để hiểu người lái khác sẽ làm gì.

Tình huống ở hình dưới cho biết chiếc xe đỏ đang bị chặn bởi một hàng xe do đó bạn có thể tiếp tục đi mặc dù không có quyền ưu tiên do xe đỏ có quyền ưu tiên cao hơn nhưng nó hầu như sẽ nhường quyền đi trước cho bạn. Dù sao, hãy cẩn thận trong tình huống này.


Người lái chiếc xe đỏ sẽ cần thêm thời gian quan sát vì bị che tầm nhìn bở cây cối tại điểm bắt đầu ngã tư, bạn có thể rẽ mà không cản trở người lái xe đó.


Nhập làn ở ngã tư so le
Quyền ưu tiên ở ngã tư so le là không rõ ràng do đó bạn phải đặc biệt cẩn thận.


Nhập làn từ ngã tư không có tín hiệu ( ở Việt nam gọi là đồng mức)
Không có đường nào là đường chính nên phải lái xe cực kỳ cẩn thận và sẵn sàng dừng lại. Đoán trước hành động của lái xe khác và lái xe ở tốc độ mà bạn có thể dừng là yếu tố căn bản. Quyền ưu tiên của xe đối diện không thay đổi





Dành cho xe tay lái thuận

Tiếp cận ngã tư để rẽ
Tiếp cận ngã tư để rẽ vào đường nhánh có chút khác biệt so với rẽ vào đường nhánh tại giao lộ T hay Y.


Thứ nhất, phương tiện có thể nhập làn từ 2 bên đường nhánh và cắt ngang đường của bạn. Dẫu cho bạn có quyền ưu tiên những vẫn phải chuẩn bị dừng lại nếu điều đó xảy ra. Nó cũng có thể xuất hiện khi bạn muốn đi thẳng đó là lý do tại sao bạn luôn phải quan sát đường nhánh của ngã tư trước khi bạn đi qua.
Thứ hai, khi rẽ trái, bạn có thể đối diện với phương tiện đi tới cũng rẽ trái. Trong ví dụ này không có phương tiện nào được ưu tiên. Thông thường phương tiện tránh về bên phải phương tiện kia dẫu cho đi về bên trái sẽ an toàn hơn bởi vì bạn trông thấy xe đối diện trước khi rẽ. Tín hiệu trên đường cũng quy định phương pháp nào được sử dụng.

Nearside to nearside ( tránh về bên trái)





Offside to offside (Tránh về bên phải)



Nếu đường nhánh quá nhỏ không thực hiện được việc tránh nhau, bạn có thể phải nhường cho xe đối diện rẽ trái như ví dụ dưới.



Tương tự, nếu một phương tiện lớn rẽ trái, bạn có thể phải nhường nếu không đủ không gian.



Dù sao, trong những tình huống như vậy, bạn không nên ra hiệu cho xe đối diện rẽ nếu đang bị vượt qua phía trái xe.
Nhập làn tại ngã tư
Nếu không có phương tiện đi tới từ hướng đối diện, rẽ vào bên trái và bên phải giống như giao lộ T. Tuy nhiên, hãy tận dụng cơ hội để tiến lên khi xe ở làn chính đang đi chậm lại để rẽ vào đường nhánh đối diện.




Quyền ưu tiên
Quy tắc chung về quyền ưu tiên khi nhập làn vào ngã tư là phương tiện rẽ phải nhường cho xe đối diện. Phương tiện với quyền ưu tiên trong ví dụ sau là tương đương nếu đi từ 2 đường nhánh vào một đường chính. Tuy nhiên, không nên cho rằng các lái xe khác cũng tuân theo.
Dẫu cho bạn không có quyền ưu tiên nhưng lái xe khác có thể muốn bạn đi trước do đó bạn cần phải học cách quan sát và lường trước hành động của lái xe khác.







Hình dưới đây cho biết không ai có quyền ưu tiên trong tình huống này. Người lái đến trước thông thường sẽ tiếp tục đi nhưng bạn cần quan sát cẩn thận để hiểu người lái khác sẽ làm gì.



Tình huống ở hình dưới cho biết chiếc xe đỏ đang bị chặn bởi một hàng xe do đó bạn có thể tiếp tục đi mặc dù không có quyền ưu tiên do xe đỏ có quyền ưu tiên cao hơn nhưng nó hầu như sẽ nhường quyền đi trước cho bạn. Dù sao, hãy cẩn thận trong tình huống này.




Người lái chiếc xe đỏ sẽ cần thêm thời gian quan sát vì bị che tầm nhìn bở cây cối tại điểm bắt đầu ngã tư, bạn có thể rẽ mà không cản trở người lái xe đó.



Nhập làn ở ngã tư so le
Quyền ưu tiên ở ngã tư so le là không rõ ràng do đó bạn phải đặc biệt cẩn thận.



Nhập làn từ ngã tư không có tín hiệu ( ở Việt nam gọi là đồng mức)
Không có đường nào là đường chính nên phải lái xe cực kỳ cẩn thận và sẵn sàng dừng lại. Đoán trước hành động của lái xe khác và lái xe ở tốc độ mà bạn có thể dừng là yếu tố căn bản. Quyền ưu tiên của xe đối diện không thay đổi









(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 8 Nhập làn vào giao lộ đông đúc
Giới thiệu
Bạn đã học cách nhập vào các giao lộ cơ bản. Điều quan trọng là bạn phải hiểu làm thế nào để đi vào những giao lộ đông đúc.

Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=qhiO4t9myY4[/YOUTUBE]
Nhập làn vào giao lộ đông đúc
Trước khi bạn nhập vào đường chính với dòng xe cộ đông đúc bạn cần một khoảng cách an toàn. Khoảng cách này đủ lớn để bạn nhập làn và tăng tốc theo kịp tốc độ dòng xe đang chạy trên đường chính.



Khi rẽ phải, bạn cũng cần một khoảng cách đủ lơn để có thời gian vượt qua bên trái của đường chính. Khoảng cách từ bên phải cần thiết cũng bằng khoảng cách cần thiết bên dòng phương tiện trái. Khoảng không gian bên phải không cần dài bằng khoảng cách bên trái do bạn chỉ cần vượt qua làn trái của đường.

Nếu tầm nhìn của bạn bị che bởi phương tiện đang đậu hãy bò chậm về phía trước cho đến khi bạn có tầm quan sát tốt như hình bên dưới.
Nhập làn tại giao lộ Y
Tiến trình tiếp cận và nhập làn tại giao lộ Y cơ bạn giống giao lộ T. Tuy nhiên vị trí xe bạn cần hơi khác một chút ngay trước khi nhập làn Cần một chút quan sát thêm để tăng tầm nhìn bởi các trụ xe có thể cản tầm nhìn của bạn và làm bạn không nhìn thấy thứ nhỏ hơn như xe mô tô hay người đi bộ.



Dành cho xe tay lái thuận

Nhập làn vào giao lộ đông đúc
Trước khi bạn nhập vào đường chính với dòng xe cộ đông đúc bạn cần một khoảng cách an toàn. Khoảng cách này đủ lớn để bạn nhập làn và tăng tốc theo kịp tốc độ dòng xe đang chạy trên đường chính.








Khi rẽ trái, bạn cũng cần một khoảng cách đủ lớn để có thời gian vượt qua bên phải của đường chính. Khoảng cách từ bên trái cần thiết cũng bằng khoảng cách cần thiết bên dòng phương tiện phải. Khoảng không gian bên trái không cần dài bằng khoảng cách bên phải do bạn chỉ cần vượt qua làn phải của đường.



Nếu tầm nhìn của bạn bị che bởi phương tiện đang đậu hãy bò chậm về phía trước cho đến khi bạn có tầm quan sát tốt như hình bên dưới.
Nhập làn tại giao lộ Y
Tiến trình tiếp cận và nhập làn tại giao lộ Y cơ bạn giống giao lộ T. Tuy nhiên vị trí xe bạn cần hơi khác một chút ngay trước khi nhập làn Cần một chút quan sát thêm để tăng tầm nhìn bởi các trụ xe có thể cản tầm nhìn của bạn và làm bạn không nhìn thấy thứ nhỏ hơn như xe mô tô hay người đi bộ.




Giải trí chút: mời mọi người xem một Offer nhập làn rất không an toàn
http://www.otofun.net/threads/761374-cu-of-nha-ta-nhap-lan-cao-toc-kinh-vai-dan
(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 9 Vòng xoay
Giới thiệu
Vòng xoay ( còn gọi là bùng binh) được thiết kế để duy trì dòng phương tiện. Phương thiện chỉ chuyển động theo chiều kim đồng hồ ( các nước tay lái thuận thì ngược chiều kim đồng hồ) xung quanh một đảo ở trung tâm vòng xoay. Loại đường vòng này là đương một chiều, có thể từ một làn đến nhiều làn. Vòng xoay nhỏ có kích thước bé hơn nhưng có cùng mục đích. Các phương tiện nhập vào vòng xoay phải nhường đường cho các phương tiện đã ở trong vòng xoay và đến từ bên phải.
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=JkEdx6Fk77s[/YOUTUBE]

Đi đến vòng xoay.
Khi đi đến vòng xoay bạn áp dụng Chuỗi động tác để nhìn đường phía trước.Không giống các giao lộ khác, các vòng xoay thường có tầm nhìn thoáng do đó bạn có thể xác định dòng phương tiện phía trước từ sớm. Điều đó giúp cho bạn đủ thời gian để điều chỉnh tốc độ và có thể nhập làn từ phí phải mà không phải dừng lại.
Vài lái xe dừng trước vòng xoay như đối với giao lộ để quan sát thêm. Kết quả là họ dừng trước làn của họ một cách không cần thết. Do đó, nên lường trước tình huống xe trước dừng lại bất ngờ.
Nhập vào vòng xoay thế nào

Rẽ trái
Khi rẽ trái, tiến đến làn trái và xi nhan trái. Duy trì vị trí trên đường của bạn và tiếp tục xi nhan trong lúc nhập làn.


Tiến lên
Đi vào làn trái trừ khi biển báo hoặc vạch kẻ đường chỉ dẫn bạn phải sử dụng làn khác. Không xi nhan khi tiếp cận vòng xoay. Đi đúng làn trong lúc lái xe vòng quanh vòng xoay.


Xi nhan trái để rời vòng xoay khi bạn rời vòng xoay ở lối ra mong muốn.
Rẽ phải
Khi rẽ phải, tiến đến làn phải và xi nhan phải. Duy trì vị trí trên đường của bạn và tiếp tục xi nhan trong lúc nhập làn sau đó xi nhan trái ể rời vòng xoay khi bạn rời vòng xoay ở lối ra mong muốn.Nếu bạn muốn đổi làn để rời vòng xoay, hãy quan sát thêm về phía trái trước khi chuyển làn.



Vòng xoay nhỏ
Quy tắc cho vòng xoay nhỏ tương tự như vòng xoay lớn dẫu sau bạn sẽ thấy là phải giảm tốc độ nhiều hơn do thiếu không gian cho xe di chuyển. Cũng thường không đủ thời gian cho việc bật xi nhan trái khi rời vòng xoay.Bạn phải đi vòng qua vạch trung tâm trừ khi bạn lái một xe lớn hoặc kéo theo rơ móc khiến cho không tránh khỏi việc đè vạch. Không sử dụng vòng xoay nhỏ làm chỗ quay xe nhưng cũng lường trước là người lái khác có thể làm điều đó.


Vòng xoay nhỏ kép
Tại một số giao lộ, bạn có thể gặp vòng xoay nhỏ kép. Hãy coi chúng riên biệt và nhường đường cho xe đến từ bên phải. Quan sát xung quanh trước khi tiến vào.


Tổ hợp vòng xoay nhỏ
Thỉnh thoảng, bạn có thể gặp một giao lộ phước tạp với một vòng xoay lớn kết hợp với nhiều vòng xoay nhỏ. Hãy coi chúng riêng biệt nhưng phải phải cẩn thận hơn vì dòng phương tiện chuyển động ở tất cả các hướng xung quanh vòng xoay lớn.

Vòng xoay tại các nước đi theo chiều bên phải
Vòng xoay chạy ngược chiều kim đồng hồ theo đúng luật đi bên phải.
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=ONacAiKXe-8[/YOUTUBE]
Cách đi qua vòng xoay
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=XcK8sjzTlWI[/YOUTUBE]
Cách xi nhan khi qua vòng xoay
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 10
Tín hiệu giao thông và lối qua đường dành cho người đi bộ
Giới thiệu

Giao lộ có đông đúc nơi nhiều tuyến đường chính giao nhau hoặc phức tạp sẽ được điều khiển bằng đèn tín hiệu. Cũng trên những tuyến đông đúc sẽ có nhiều kiểu đường dành cho người đi bộ qua đường.
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=JxFbDIQmI0k[/YOUTUBE]
Đèn tín hiệu
Khi bạn lái xe, bạn sẽ gặp rất nhiều đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ. Tất cả các đèn có thứ tự và ý nghĩa như sau:
ĐỎ - Tín hiệu dừng sau vạch dừng.

ĐỎ & VÀNG - Dừng. Không vượt qua cho đến khi đèn xanh bật.


Ghi chú: Ở VN nếu đèn vàng bật sau khi bạn đã qua vạch dừng thì được tiếp tục đi. Hãy cẩn thận vì người khác vượt đèn đỏ.
XANH - Bạn được đi nếu phía trước không bị cản trở.

VÀNG - Dừng sau vạch dừng. Bạn có thể đi nếu đèn vàng bật sau khi bạn qua vạch dừng hoặc bạn quá gần vạch nếu dừng lại sẽ bị húc từ đằng sau gây tai nạn.


MŨI TÊN XANH - Tín hiệu này bổ xung thêm cho đèn xanh cho phép di chuyển theo một hướng nhất định trước đèn xanh bật hoặc sau khi đèn xanh tắt nếu không bị cản trở. Bạn có thể đi theo hướng đó kể cả khi đèn khác đang bật.

Quyền ưu tiên
Kể cả khi bạn có tín hiệu đèn xanh cho phép đi thì quyền ưu tiên của xe đang tới cũng không thay đổi.
Ảnh dành cho lưu thông bên trái


Ảnh dành cho lưu thông bên phải

Tín hiệu này thường được đặt nơi gần đến tín hiệu đèn. Nếu bạn trông thấy nó hãy chuẩn bị cho khả năng xe xếp hàng dài phía trước và sẵn sàng dừng xe. Bạn phải luôn chấp hành tín hiệu đèn ngay cả khi tín hiệu đèn chỉ là tạm thời.

Những đèn này luân phiên nhấp nháy liên tục là bạn phải dừng lại nhường đường cho tàu hỏa. Đèn vàng sáng liên tục là sắp có tín hiệu đèn đỏ.


Đường ngang
Một đường ngang là nơi đường bộ cắt ngang đường sắt hoặc đường tàu điện. Luôn luôn cẩn thận khi đến gần và vượt qua. Hãy nhìn và tìm kiếm tín hiệu cảnh báo đường ngang phía trước.
Trong khi đang trong hàng xe chờ tại đường ngang thì không được đậu quá gần xe trước. Chỉ vượt đường ngang khi đường phía bên kia trống trải và đủ không gian cho xe bạn. Một khi chắn tàu được nhấc lên và đèn đã tắt bạn có thể đi. Không tìm cách lượn xe chui qua chắn tàu trong khi nó đang nhấc lên cao.
Trong tình huống xe bạn bị hỏng tại chắn tàu, trước tiên phải đưa hành khách ra chỗ an toàn;thứ hai nếu có điện thoại đường sắt thì báo cho người gác tín hiệu; thứ ba là đẩy xe ra khỏi đường sắt.( Tuy nhiên, nếu chuông báo đã nổi lên, đèn vàng đã bật thì hãy chạy thật xa)
Đường dành cho người đi bộ
Có vài kiểu đường dành cho người đi bộ. Trong từng trường hợp, bạn phải nhận dạng chúng và vận dụng Chuỗi các động tác.
Đường zigzag tại những chỗ qua đường sẽ cảnh báo phía trước có lối đi bộ qua đường và đánh dấu khu vược bạn không được đỗ hay vượt xe. Bạn phải cẩn thận không vượt qua các đường kẻ khung nếu bạn không biết rõ khu vực dành riêng cho người đi bộ. Ngoại trừ làn đi bộ kiểu vạch ngựa vằn, tất cả các kiểu làn dành riêng cho người đi bộ đều có đèn tín hiệu và nút bấm điều khiển.

Điều quan trọng tại làn dành cho người đi bộ là bạn không được ra hiệu cho họ đi xuống đường như thế họ có thể gặp nguy hiểm từ phương tiện chạy theo hướng ngược lại.


Vạch ngựa vằn
Đèn vàng nhấp nháy trên đỉnh cột hình dưới sẽ báo hiệu khu vực có vạch ngựa vằn. Khi nhìn thấy đèn này phải chuẩn bị dừng, nhường đường cho bất cứ người đi bộ nào đang chờ qua đường. Khi người đi bộ bước lên vạch bạn phải dừng và nhường đường.


Vạch Bồ nông
Vạch này có đèn chớp màu vàng trong chuỗi đèn tín hiệu để yêu cầu lái xe phải nhường đường cho người đi bộ ở chỗ sang đường. Tuy nhiên, nếu đường quang thì bạn có thể đi tiếp. Tại một số vạch sang đường kiểu Bồ nông người đi bộ có thể nghe thấy tiếng bíp để ra hiệu cho người mù hoặc thị lực kém biết đèn xanh sáng để họ có thể qua đường an toàn.


Vạch Hải âu
Vạch Hải âu có cảm biến đặt trên đèn tín hiệu. Sang đường bằng cách bấm vào nút trong hộp màu vàng. Khi đèn tín hiệu chuyển sang đỏ để dừng phương tiện, cảm biến sẽ theo dõi chuyển động của người qua đường và giữ tín hiệu đỏ cho đến khi không còn phát hiện ra chuyển động nào.


Vạch Toucan ( tên một loài chim)
Vạch Toucan hoạt động giống như vạch Bồ nông ngoại trừ nó không có đèn vàng nhấp nháy. Nó được thiết kế cho người đi bộ và xe đạp. Người đi xe đạp không phải xuống xe.


Vạch Pegasus
Vạch này đặt ở nơi đường ngựa đi cắt ngang đường chính. Tại hai bên đường có khu vực rào để ngựa chờ. Trình tự đèn và ý nghĩa giống vach Toucan.Nó có thể là chỗ sang đường của cả người và ngựa. Trong trường hợp đó có thể có hai làn sang đường riêng biệt.


Vạch sang đường nơi đèn tín hiệu
Lối sang đường cho người đi bộ có thể kết hợp vào hệ thống đèn tín hiệu thông thường. Nó được điều khiển bằng nút bấm và đánh dấu bằng hai hàng kẻ.


Đèn nhấp nháy sẽ cảnh báo lái xe phía trước có lối học sinh qua đường. Bạn phải nhường đường cho người hướng dẫn học sinh đang làm nhiệm vụ và đặc biệt cẩn thận khi trẻ em đi qua đường.
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 11 Nhận biết nguy hiểm & Cách lái xe phòng vệ
Giới thiệu
Bạn nhớ lại bài 6 là nguy hiểm được định nghĩa là những gì có thể làm bạn thay đổi tốc độ, vị trí hoặc hướng đi. Nguy hiểm có thể tạo bởi các đặc điểm cố định trên đường ( giao lộ, gờ giảm tốc, đoạn đường đắp cao...) hoặc bởi hành động của người trên đường hoặc kết hợp cả hai yếu tố. Bài học này tập trung vào các nguy hiểm được tạo ra bởi hành động của người khác và hoàn cảnh tạo ra những hành vi gây nguy hiểm.
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=EDbvx25xi1s[/YOUTUBE]

Nhận biết nguy hiểm
Nhận biết nguy hiểm trong khi lái xe là khả năng chọn lọc các chi tiết quan trọng trong tất cả thông tin được cung cấp bởi các giác quan. Một lái xe mẫn cảm phải tìm manh mối và hình dung được điều gì sẽ xảy ra để đoán trước hành vi của người đi đường và xác định xem có xảy ra mối nguy hiểm nào không.
Trong khi kỹ năng nhận biết nguy hiểm chỉ có thể có được thông qua kinh nghiệm ( Tốt nhất là qua sự hướng đẫn của giáo viên dạy lái chuyên nghiệp) bạn có thể đẩy nhanh quá trình học bằng cách hiểu được những yếu tố mà một lái xe giỏi thường cân nhắc trong việc hình dung điều gì có vẻ sắp xảy ra.
Tín hiệu giao thông
Tín hiệu giao thông cảnh báo bạn về những gì ở phía trước. Điều cơ bản là bạn phải rèn kỹ năng chú ý tới tín hiệu giao thông và hành động tương ứng với tín hiệu.


Khu vực
Bạn đang ở trong một khu phố đông đúc? Có vẻ là bạn sẽ không gặp đàn cừu ở đây trên phố nhưng chúng có thể ở sau khúc quanh của đường nông thôn.Dù bạn ở khu vực nào thì bạn cũng cân nhắc xem kiểu nguy hiểm nào bạn sẽ gặp ở đó và lái xe ở tốc độ phù hợp để có thể dừng xe an toàn nếu cần.

Thời gian
Thời gian của ngày sẽ cho bạn rất nhiều thông tin về những gì có thể xảy ra trên đường. Trẻ em có thể trên đường bất cứ lúc nào nhưng chúng có mặt đông đảo vào giờ đi học và tan trường Do đó bạn phải đặc biệt chý ý đến trẻ em vào đầu giờ buổi sang và giữa trưa.


Những người khác
Điều rõ ràng là bạn đang tìm những người đi đường khác nhưng nên nhớ là bạn không tìm bản thân họ mà tìm manh mối về những hành động tiếp theo của họ.
Người đi bộ
Những người đi bộ dễ bị tổn thương nhất là người trên 60 tuổi hoặc dưới 15 tuổi. Người già không ước lượng tốt tốc độ và khoảng cách. Vài câu hỏi bạn cần cân nhắc là: Họ có nhìn thấy bạn? Họ coc nghe thấy bạn? Họ đang nhìn đường bạn đi?
Trẻ em ít chú ý đến an toàn trên đường. Chúng chú tâm vào các trò chơi hoặc chạy theo chiếc xe bán kem.
Tìm manh mối. Chúng đi một mình? Nếu một trẻ đang chạy hoặc đạp xe sẽ thường có ít nhất một hay nhiều trẻ chạy theo. Những quả bóng lăn sẽ có trẻ chạy theo. Xe đạp để bên vệ đường có nghĩa là đứa trẻ ở gần đó.
Tất cả người đi bộ, không chỉ trẻ hay già đều chịu rủi ro trên đường. Nếu có người đi bộ, hãy chắc chắn là bạn biêt họ chuẩn bị làm gì trước khi họ làm điều đó.
Súc vật
Tiếng ồn và ô tô làm cho chúng hoảng. Do đó đi chậm, không còi và rú ga. Quan sát chúng thật kỹ, đặc biệt là súc vật có trẻ em cưỡi.


Xe đạp - Người lái xe thường có kiểm soát tốt hơn người đi xe đạp do người đi xe đạp phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe và phải nỗ lực để điều khiển xe. Luôn chừa nhiều khoảng trống khi đi qua xe đạp.Ví dụ, người đi xe đạp nhìn chung quanh và ngó qua vai phải có thể là họ chuẩn bị rẽ phải. For example, a cyclist who looks around over his right shoulder may be about to turn right; Một vũng nước trên đường có thể làm họ né ra phía giữa đường.Người đạp xe khó nhìn thấy và dễ lọt vào điểm mù quanh xe của bạn. Đặc biệt quan sát họ khi dòng xe đi chậm ở khu vực nhà cửa san sát - Họ có thể vượt qua xe bạn ở phí bạn ít ngờ nhất.


Người đi xe máy - Giống như xe đạp, Xe máy không dễ nhìn thấy, đặc biệt trong điều kiện bụi hay ban đêm. Giống như xe đạp, họ có thể lượn một cách bất thường để tránh ổ gà hoặc chỗ gồ ghề. Rất dễ để không nhìn thấy một chiếc xe máy đang đi đến khi ta tiếp cận giao lộ do đó cần nhớ: Nghĩ lần một, nghĩ lần hai, nghĩ tới xe máy. Nguyên văn: Think once, think twice, think bike!

Những người lái xe - Nếu bạn không chắc chắn về một lái xe sẽ làm gì tiếp theo, hãy chừa khoảng cách rộng giữa anh ta và bạn.Một chiếc xe kiểu thể thao có thể được lái bởi những người thích 'Thể hiện' hơn là lái xe. Hãy dự đoán hành động của lái xe; Một lái xe vừa dừng lại có thể mở cửa xe mà không kiểm tra xem đã an toàn hay chưa; Một lái xe ngập ngừng trên đường có thể là người không thuộc đường và do đó có thể làm cú rẽ bất ngờ mà không xi nhan khi anh ta tìm thấy địa chỉ mà anh ta đang tìm.
Xe lớn - Buýt và xe tải cần nhiều không gian và có thể đi vào vị trí bất thường để vòng qua góc đường tại giao lộ. Dừng lại và nhường cho họ một không gian rộng rãi.
Hành động không nhất quán
Hành động không nhất quán thường là manh mối tốt cho điều sắp xảy ra. Một xe buýt đang xi nhan trái trước lối rẽ vào đường nhánh mà ở đó bạn đang định nhập làn không có nghĩa là bạn có thể đi tiếp với giả định là xe buýt sẽ rẽ trái. Hãy nhìn xem mọi hành động của lái xe phù hợp với xi nhan. Có phải là xe buýt đi chậm lại như bạn dự đoán rồi rẽ trái?


Có phải vị trí của xe buýt nhất quán với dự đoán hành trình? Có phải lái xe đang tìm hướng mà họ muốn rẽ? Có lẽ lái xe xi nhan trái vì lý do nào khác?alling left for any other reason? Trong ví dụ này, lái xe buýt có thể xi nhan trái để tới điểm chờ xe buýt ngay sau giao lộ. Hãy chắc chắn bạn nhìn thấy tất cả dấu hiệu trước khi đưa ra dự đoán cuối cùng.
Hãy cân nhắc một ví dụ khác. Nếu bạn đang đi sau một xe đang ra hiệu rẽ trái nhưng bên trái có biển cấm vào tại lối rẽ. Điều thực thực sự chắc chắn là hầu như lái xe đó sẽ dừng lại đột ngột hoặc đổi hướng vòng tránh vào lúc cuối một khi anh ta nhận ra sai lầm. Theo đó, bất cứ thứ gì có thể ngăn chặn lái xe hoàn thành lộ trình dự định một cách an toàn sẽ làm cho hành động dự đoán trở nên không nhất quán.
Hãy tập nhận ra sự không nhất quán- Nếu tình huống đúng, hãy tự hỏi tại sao?
Những điều mà lái xe khác không nhìn thấy
Hãy cân nhắc cái gì bạn nhìn thấy mà lái xe khác không nhìn thấy. Nó có thể có vai trò quan trọng trong việc xác định điều gì sắp xảy ra.Cũng phải dự đoán là hành vi của lái xe khác có nhất quán với các chuyển động mà họ dự định đồng thời cân nhắc có hay không bạn nhìn thấy điều mà người khác không nhìn thấy dẫn đến việc họ thay đổi lộ trình hoặc từ bỏ vào phút cuối.Cũng cần cân nhắc xem lái xe khác có cần nhìn thấy bạn không và bạn cần làm gì để họ biết được sự hiện diện của ban.

Thời tiết và tầm nhìn
Trời nắng, sương mù, mưa, tuyết ảnh hưởng nghiêm trọng tới tầm nhìn do vậy đi chậm lại và giữ khoảng cách rộng. Khói bụi, đêm tối làm lái xe không nhìn rõ và những vật mầu sẫm sẽ lẫn vào nền. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới sự phán đoán của bạn mà còn ảnh hưởng tới lái xe khác.
Có hay không việc lái xe khác bị chói mắt bởi ánh nắng hoặc đèn pha?
Có phải kính xe khác bị mờ - Lái xe có nhìn thấy bạn không?
Liệu các xe có thành cao, trong gió mạnh vẫn ổn định khi nó chạy qua khe giữa tường rào hoặc toà nhà hai bên đường?
Cũng cần nhắc tới tác động của nước, băng, tuyến trên mặt đường - các lái xe khác chạy quá nhanh trong thời tiết xấu - Bạn có chạy quá nhanh không?
Lái xe kiểu phòng vệ
Lái xe kiểu phòng vệ là dành cho bạn đủ thời gian phản ứng và giữ cho các lựa chọn của bạn mở. Kể cả những người phản xạ nhanh như chớp cũng cần thời gian để hành động. Biểu đồ dưới thể hiện khoảng cách dừng xe khi bạn chạy với tốc độ 30mph ( khoảng 50 km/h) hoặc lớn hơn với giả định bạn đạp phanh ngay ( không có thời gian suy nghĩ). Hầu hết mọi người cần ít nhất 2/3 giây để đạp phanh có nghĩa bạn cần thêm chiều dài 2 xe tại 30mph và 6 xe tại 60mph cho bảng đó. Nếu có thứ gì hoặc ai ở trong khoảng cách đó sẽ bị đâm. Bạn gọi đó là khu vưc 'The Impact Zone' - Khu vực bị đâm, Tuy nhiên, nếu bạn chạy với tốc độ 40mph hoặc lớn hơn thì nó có thể gọi là 'The Killing Zone' - Khu vực giết chóc,bất cứ ai bị đâm tại 40mph hoặc lớn hơn ít có khả năng sống sót.


Điều quan trọng là phải đoán trước được điều gì có thể xảy ra và hành động chống lại hơn là đợi nó xảy ra. Để thực hiện hiêu quả bạn cần:

• Nhìn về trước và nhận thức vấn đề tiềm tàng sớm.
• Thực hiện chuỗi động tác đúng thời điểm.
• Dành không gian rỗng rãi.
Nhìn về trước và nhận thưc vấn đề tiềm tàng sớm
Nhìn và được nhìn thấy chọn vị trí chạy xe an toàn để nhìn rõ và được mọi người nhìn thấy. Hãy tập trung lái xe - không nghĩ vẩn vơ.
Đảo mắt quan sát tỉ mỉ đường phía trước. Tránh việc nhìn chằm chằm vào một điểm ở phía trước hay bên cạnh. Tập trung vào không gian trống ( khoảng trống) chứ không phải vật cản.
Với kinh nghiệm và hướng dẫn từ giáo viên dạy lái bạn bắt đầu nhận ra những phản hồi nào từ các giác quan là quan trọng và thứ nào không. Bỏ qua những thông tin bề mặt mà bạn nhìn thấy. Ví dụ không tập trung vào nhận dạng từng người lái xe, người đi xe đạp hoặc hiệu xe, kiểu dáng và màu sắc. Thay vào đó tập trung vào vị trí, tốc độ, tiềm năng lộ trình của các phương tiện và người đi bộ tới đầu, đuôi và bên cạnh xe bạn.
Nhìn thật xa xuống mặt đường
Nhìn bất cứ mội nguy hiểm tiềm tàng nào cho dù chúng là vật kiến trúc của đường hay tình huống tạo ra bởi người khác trên đường. Một khoảng trống giữa hàng cây có thể là chỉ dấu của đường nhánh tại chỗ đó hoặc một tam giác ngược đặt ở xa có thể báo cho biết sắp đến giao lộ T.
Thực hiện chuỗi động tác đúng thời điểm
Khi bạn nhận thức được mối nguy hiểm tiền năng, bắt đầu sử dụng chuỗi động tác để xác định nơi bạn tới hoặc làm cách nào bạn dừng khi mối nguy thành hiện thực.
Nhớ rằng bạn cần cân nhắc cả phía sau cũng như phía trươc xe khi lựa chọn biện pháp.
Dành cho bạn không gian rộng rãi
Bạn cần có thời gian để nhận ra vấn đề tiềm tàng và áp dụng chuỗi động tác. Ta gọi nó là 'Driving in space' - Lái xe có khoảng cách. Duy trì một vùng đệm không gian hoặc một bong bóng an toàn quanh xe bạn suốt hành trình.Tốc độ càng cao thì bong bóng càng phải lớn.


Không gian trước xe- Bạn phải dành đủ khoảng cách để dừng xe. Do vậy luôn chạy xe ở tốc độ cho phép dừng xe an toàn trong khoảng cách trống mà bạn nhìn thấy rõ.
Không gian hai bên xe - Hãy chắc chắn là dành đủ không gian hai bên cho người đi bộ, xe đạp, xe máy và phương tiện khác. Nếu bạn không chắc là có đi lọt qua khoảng trống hay không thì không đi qua.Dành cho xe đang đỗ và người đi bộ một khoảng trống rộng rãi. Nhớ là ngừoi đi bộ dễ tổn thương hơn phương tiện. Dành đủ không gian Cho phép của xe đang đỗ mở, trẻ em xuất hiện giữa ô tô đang đỗ hoặc người đi bộ bước xuống mặt đường đặc biệt ở những phố đông người.Lựa vị trí xe bạn phù hợp và giảm bớt tốc độ khi không gian hai bên xe bạn hẹp lại.
Không gian phía sau xe - Duy trì khoảng cách an toàn 2 giây giữa xe bạn và xe đi trước. Nếu xe khác theo sau quá gần thì nới dần dần chân ga và đi chậm lại để tăng khoảng cách phía trước xe.



Ghi chú Ảnh minh họa cho xe tay lái thuận, phù hợp với VN
Hành động không nhất quán
Hành động không nhất quán thường là manh mối tốt cho điều sắp xảy ra. Một xe buýt đang xi nhan phải trước lối rẽ vào đường nhánh mà ở đó bạn đang định nhập làn không có nghĩa là xe buýt sẽ rẽ phải. Có thể là nó sẽ tấp vào điểm đỗ xe buýt ngay sau giao lộ để đón khách.

Không gian phía sau xe






(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

sathach2010

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35114
Ngày cấp bằng
12/5/09
Số km
191
Động cơ
476,110 Mã lực
LiKe mạnh cho cụ..
em sẽ gắng lượn OF post thôi..
Cụ chu đáo thật!
Kính...!
 

riang153

Xe tăng
Biển số
OF-63563
Ngày cấp bằng
7/5/10
Số km
1,348
Động cơ
451,080 Mã lực
Nơi ở
Ôi quê toai!
Quá hay...không phải ai cũng biết! Xin phép kụ iem kê ghế ngồi ngâm cứu ah!Thanks again!
 

hood_hood

Xe tăng
Biển số
OF-340469
Ngày cấp bằng
28/10/14
Số km
1,219
Động cơ
283,783 Mã lực
Bài này hay, e đã đánh dấu
 

duongnhatvnn

Xe điện
Biển số
OF-316547
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
2,170
Động cơ
-191,059 Mã lực
em oánh dấu phát. cu port rất chi tiết bài rất bổ ích ạ
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,198
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài 12: Dual carriageways - Lái xe trên đường nhiều làn có dải phân cách cứng chia hai chiều xe chạy
Đường nhiều làn có dải phân cách cứng là đường tách riêng biệt hai chiều xe chạy. Dải phân cách thông thường là bờ cỏ hoặc bê tông tại tâm đường. Sau đây gọi tắt là đường nhiều làn. Theo TCVN thì đây là đường cấp I, cấp II.
Các điểm quan trọng cần học
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=SlfVHoTx_9Y[/YOUTUBE]
Dual carriageways - Lái xe trên đường nhiều làn có dải phân cách cứng chia hai chiều xe chạy[/B]
Mỗi bên của đường này thường có nhiều làn ( thông thường là 2 hoặc 3 làn). Luôn chạy bên trái đường ( ở VN thì bên phải) trừ khi tín hiệu trên đường chỉ rõ làn phải chạy hoặc bạn thực hiện vượt xe. Trên đường nhiều làn có thể chạy tới 70mph, nguyên tắc cơ bản để chạy xe là quan sát kỹ phía trước để hiểu được tình trạng giao thông trước mặt và sử dụng hiệu quả gương để nắm tình trạng giao thông phía sau.


End of dual carriageway-Kết thúc đường nhiều làn
Quan sát biển hiệu kết thúc đường nhiều làn. Không vượt xe khi bạn đã thấy dấu hiệu này

Nếu không bạn sẽ chạy ra khỏi đường hoặc xấu hơn là đối diện với luồng xe ngược chiều.


Clearways - Đường cấm dừng xe
Đường cấm dừng xe không chỉ dành cho Đường nhiều làn. Tuy nhiên hầu hết đường nhiều làn là cấm dừng xe. Trên đường có biển cấm dừng xe thì bạn không được dừng đỗ trên đường ngoại trừ nhũng điểm dừng đỗ. Thường là chỗ đường mở rộng ra ngoài làn chính và có biển cho phép dừng đỗ. Đường cấm dừng cho phép các phương tiện di chuyển không bị cản trở.


Junctions and slip roads - Giao lộ và đường nhánh
Tất cả các giao lộ thông thường đều có thể thấy trên đường nhiều làn bao gồm cả đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Trên đường nhiều làn, ô tô được phép chạy tới 70 mph do đó thực sự khó phán đoán khoảng cách phù hợp khi nhập làn( khoảng hở giưa hai phương tiện mà bạn có thể len vào). Để giúp giảm bớt nguy hiểm, một hệ thống đường nhánh được xây dựng. Một đường nhánh được hiểu là làn tăng tốc hay giảm tốc giúp duy trì dòng phương tiện trên đường nhiều làn bằng cách cung cấp cách thức an toàn để nhập và rời làn xe đang chạy tốc độ cao. Nó cũng là phương thức duy nhất được sử dụng trên đường cao tốc.

Using slip roads - Sử dụng đường nhánh
Đường nhánh được dùng để bạn tăng tốc do đó bạn có thời gian để bạn nhập đường nhiều làn trùng với khoảng cách ( khoảng hở giưa hai phương tiện mà bạn có thể len vào) phù hợp trong luồng giao thông bên phải bạn. Mục tiêu là đạt được tốc độ của dòng phương tiện do đó khoảng cách cần sẽ nhỏ nhật. Nếu bạn di chuyển với tốc độ thấp hơn thì khoảng cách cần sẽ lới hơn nhiều. Không may là các đường nhánh có chiều dài khác nhau do đó không phải lúc nào cũng có thể đạt được tốc độ của luồng xe mà bạn muốn nhập vào. Bởi vậy,ngay trước khi bạn bắt đầu thao tác để nhập làn bạn phải ước lượng chiều dàn đường nhánh để xác định tốc độ có thể đạt được và những khoảng hở trong dòng phương tiện bên phải. Một khi bạn nhìn thấy khoảng trống tương đối phù hợp sắp đến qua gương, điều chỉnh tốc độ phù hợp để bạn có thể nhập làn an toàn cùng lúc với khoảng hở xuất hiện bên phải xe.
Khi đó bạn cần liếc gương lần nữa và nếu có thể nhìn qua vai phải trước khi nhập vào đường nhiều làn.Theo đó, hoàn tất để việc nhập làn, bạn sử dụng chuỗi động tác ít nhất hai lần cùng với việc quan sát thêm qua gương.


Short slip roads- Sử dụng đường nhánh ngắn
Như đã đề cập ở trên, vài đường nhánh thực sự ngắn do đó khoảng trống trong dòng phương tiện mà bạn cần để nhập làn sẽ lớn. Trong ví dụ dưới đây , bạn phải đơi ở điểm bắt đầu đường phụ nếu đường nhiều làn đông đúc. Điều đó cho phép bạn tăng tốc khi khoảng trống phù hợn xuất hiện.
Khi đường nhánh để rời đường nhiều làn xuất hiện, bạn không nên giảm tốc độ cho đến khi bạn nhập đường nhánh. Nếu đường nhánh quá ngắn để bạn làm điều đó, bạn phải giảm tốc trước khi đi vào đường nhánh.Trong trường hợp này, bạn sử dụng Chuỗi động tác 2 lần, một lần khi bạn giảm tốc trước khi nhập vào đường nhánh và một lần ngay trước khi bạn nhập vào đường nhánh.


Overtaking - Vượt xe
Khi bạn vượt xe trên đường nhiều làn, bạn phải sử dụng chuỗi động tác ít nhất 3 lần. Một lần để sẵn sàng vượt, một lần đang vượt và một lần quay trở lại làn trái.

P ostion- Vị trí di chuyển sang làn trái.
S ignal- Xi nhan. Tắt xi nhan.

Mirror - Gương. Kiểm tra gương xem phương tiện nào di chuyển phía sau và đảm bảo là an toàn để di chuyển vào làn trái.

Seed up & G ears- Tăng tốc và chọn số: Tăng tốc, đặc biệt là nếu trước đó bạn giảm tốc.
Postion - Vị trí. Di chuyển xe bạn sang làn phải trong khi duy trì khoảng trống tương ứng với xe bạn định vượt.
Signal - Xi nhan. Xi nhan để báo là bạn muốn vượt.
Mirrors - Liếc gương phải để đảm bảo an toàn cho việc vượt.
Speed & G ears- Tốc độ và chọn số:Điều chỉnh tốc độ để phù hợp với phương tiện phía trước nếu không an toàn cho việc tiếp tục vượt hoặc chọn số phù hợp để vượt.
Postion - Duy trì khoảng cách an toàn phía sau phương tiện trước.
Mirrors - Liếc gương để xác định khoảng hở đang tiến đến từ phía sau.


Chú ý: Dành cho xe tay lái thuận
End of dual carriageway-Kết thúc đường nhiều làn
Quan sát biển hiệu kết thúc đường nhiều làn. Không vượt xe khi bạn đã thấy dấu hiệu này

Nếu không bạn sẽ chạy ra khỏi đường hoặc xấu hơn là đối diện với luồng xe ngược chiều.


Using slip roads - Sử dụng đường nhánh
Đường nhánh được dùng để bạn tăng tốc do đó bạn có thời gian để bạn nhập đường nhiều làn trùng với khoảng cách ( khoảng hở giưa hai phương tiện mà bạn có thể len vào) phù hợp trong luồng giao thông bên Trái bạn. Mục tiêu là đạt được tốc độ của dòng phương tiện do đó khoảng cách cần sẽ nhỏ nhaấtt. Nếu bạn di chuyển với tốc độ thấp hơn thì khoảng cách cần sẽ lới hơn nhiều. Không may là các đường nhánh có chiều dài khác nhau do đó không phải lúc nào cũng có thể đạt được tốc độ của luồng xe mà bạn muốn nhập vào. Bởi vậy,ngay trước khi bạn bắt đầu thao tác để nhập làn bạn phải ước lượng chiều dàn đường nhánh để xác định tốc độ có thể đạt được và những khoảng hở trong dòng phương tiện bên Trái. Một khi bạn nhìn thấy khoảng trống tương đối phù hợp sắp đến qua gương, điều chỉnh tốc độ phù hợp để bạn có thể nhập làn an toàn cùng lúc với khoảng hở xuất hiện bên Tráixe.
Khi đó bạn cần liếc gương lần nữa và nếu có thể nhìn qua vai Trái trước khi nhập vào đường nhiều làn.Theo đó, hoàn tất để việc nhập làn, bạn sử dụng chuỗi động tác ít nhất hai lần cùng với việc quan sát thêm qua gương.




Short slip roads- Sử dụng đường nhánh ngắn



Overtaking - Vượt xe
Khi bạn vượt xe trên đường nhiều làn, bạn phải sử dụng chuỗi động tác ít nhất 3 lần. Một lần để sẵn sàng vượt, một lần đang vượt và một lần quay trở lại làn trái.

P ostion- Vị trí di chuyển sang làn phải.
S ignal- Xi nhan. Tắt xi nhan.

Mirror - Gương. Kiểm tra gương xem phương tiện nào di chuyển phía sau và đảm bảo là an toàn để di chuyển vào làn phải.

Seed up & G ears- Tăng tốc và chọn số: Tăng tốc, đặc biệt là nếu trước đó bạn giảm tốc.
Postion - Vị trí. Di chuyển xe bạn sang làn phải trong khi duy trì khoảng trống tương ứng với xe bạn định vượt.
Signal - Xi nhan. Xi nhan để báo là bạn muốn vượt.
Mirrors - Liếc gương phải để đảm bảo an toàn cho việc vượt.
Speed & G ears- Tốc độ và chọn số:Điều chỉnh tốc độ để phù hợp với phương tiện phía trước nếu không an toàn cho việc tiếp tục vượt hoặc chọn số phù hợp để vượt.
Postion - Duy trì khoảng cách an toàn phía sau phương tiện trước.
Mirrors - Liếc gương để xác định khoảng hở đang tiến đến từ phía sau.



(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top