- Biển số
- OF-192732
- Ngày cấp bằng
- 6/5/13
- Số km
- 7,887
- Động cơ
- 536,572 Mã lực
ai tốt thân thiết bới mình thì mình đi lại ko thì tự túc là hạnh phúc cụ ạ
Hồi xưa có lẽ nó thế này: Cần họ hàng = vây cánh, để có thế lực mạnh hơn, cạnh tranh hơn, chiếm miếng bánh nhớn hơn.Phần em nói "họ hàng để giúp đỡ nhau" là giả thuyết về nguồn gốc: vì sao mối quan hệ họ hàng ngày xưa lại được coi trọng.
Chuẩn ạ .......ai tốt thân thiết bới mình thì mình đi lại ko thì tự túc là hạnh phúc cụ ạ
Hôm trước tôi thấy 1 cái nhà dưỡng lão gần Biệt phủ Thành Chương, Sóc Sơn.Bác ở tây nhiều, nhìn việc giống tây!
Còn em về quê em lần đầu tiên ngay hôm sau khi từ nước Đức trở về!
Bên nhà vợ em, ông anh vợ vì làm bên ngoại giao, sống ở nước ngoài quá nhiều cũng luôn muốn đưa ông bà già vợ vào trại!
Không phải mỗi bên nhà vợ, mà bên nhà em, có lần cụ già em (mới mất rồi) cũng xếp quần áo đòi vào trại!
Bố em đã mất, mẹ em đã rất già và vì già nên nhiều lúc tính cụ rất bất thường. Tụi em không có nhiều, nhưng để thu xếp ở mức "nhà dưỡng lão ngon" không phải khó khăn, nhưng muốn nói thế nào thì cũng không bằng ở nhà được, nên cụ vẫn ở nhà!
Còn với họ hàng, em cũng rất chăm chỉ tham gia, dù về vật chất thì em chưa phải nhờ ai cái gì cả. Mà cũng không phải lần gặp nào vào ngồi đánh chén mà có khi chỉ đến ngồi bên bàn với chén nước trà.
Bố em khi còn sống mùng 3 tết hàng năm vẫn tổ chức để ông bà, chú, bác, anh em chúng em gặp nhau và em cũng cố để không chỉ em mà tụi trẻ con vẫn giữ được nề nếp như vậy.
Theo cuộc sống sẽ mất dần một số người và được thêm một số người (ví dụ như họ bên vợ ) nên kiểu gì cũng không mất được.Dòng tộc, họ hàng vốn là 1 giá trị rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt ở các vùng quê. Tuy nhiên, cá nhân em thấy rằng những giá trị tích cực mà họ hàng mang lại càng càng ngày ít. Ngược lại, những yếu tố ko có giá trị hoặc yếu tố tiêu cực càng ngày càng nhiều. Ví dụ:
- Khoảng cách về văn hóa, lối sống, kinh tế hoặc địa lý khiến gặp nhau không còn cảm thấy vui. Đôi khi chẳng có chuyện gì để nói.
- Giỗ chạp ăn nhậu mệt mỏi. Rượu vào lời ra, đánh cãi chửi nhau.
- Họp bàn xây mộ, sửa nhà thờ mỗi người một ý. Lại đánh cãi chửi nhau.
Nếu suy ngược về nguồn gốc của giá trị họ hàng, có thể từ xa xưa, dân ta vốn làm nông nghiệp và thường sống tập trung gần nhau trong các làng xã. Do vậy mối quan hệ họ hàng có giá trị những lúc giúp đỡ nhau ngày mùa, công việc lớn như cưới hỏi, ma chay. Tuy nhiên, xu thế hiện nay là họ hàng càng ngày càng sống xa nhau về mặt địa lý. Cuộc sống cũng càng ngày càng độc lập: tự làm ăn, tự hưởng thụ. Tất cả những công việc cần đông người cũng đều có dịch vụ chuyên nghiệp. Về mặt tinh thần: khoảng cách lối sống, kinh tế, quan điểm là thứ khó giao hòa. Thế nên yếu tố "vui" khi gặp nhau cũng không còn nhiều. Nếu nhìn những xã hội phát triển hơn như Mỹ hay châu Âu, họ hàng không phải là một mối quan hệ rõ nét. Mối quan hệ họ hàng thông thường chỉ dừng lại ở "aunt", "uncle" nghĩa là cô chú, cậu mợ ruột thịt như của mình. Còn tầm từ con chú con bác cho tới xa hơn nữa nó thường quy hết về 1 mối là "cousin", "relatives" vu vơ, không mấy khi nhắc tới. Do vậy, theo em, mối quan hệ họ hàng sẽ dần mất đi như một sự vận động của xã hội.
Vậy các cụ ở đây:
- Ai thực sự còn cảm thấy họ hàng là thứ có giá trị?
- Ai đã "chán" họ hàng, và muốn có cuộc sống độc lập nhưng vẫn phải duy trì vì thói quen, vì áp lực từ các thế hệ đi trước?
Em xin nói luôn, em thuộc loại 2 nhé.
Cụ chuẩn.E hiểu ý cụ là mình đc nhờ cái gì từ họ hàng thì gọi tình cảm còn không nhờ vả hoặc không có lợi thì quan hệ làm đ' gì hả?
Nếu ông bác họ của cụ làm bí thư tỉnh quan điểm của cụ có thể sẽ khác.Dòng tộc, họ hàng vốn là 1 giá trị rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt ở các vùng quê. Tuy nhiên, cá nhân em thấy rằng những giá trị tích cực mà họ hàng mang lại càng càng ngày ít. Ngược lại, những yếu tố ko có giá trị hoặc yếu tố tiêu cực càng ngày càng nhiều. Ví dụ:
- Khoảng cách về văn hóa, lối sống, kinh tế hoặc địa lý khiến gặp nhau không còn cảm thấy vui. Đôi khi chẳng có chuyện gì để nói.
- Giỗ chạp ăn nhậu mệt mỏi. Rượu vào lời ra, đánh cãi chửi nhau.
- Họp bàn xây mộ, sửa nhà thờ mỗi người một ý. Lại đánh cãi chửi nhau.
Nếu suy ngược về nguồn gốc của giá trị họ hàng, có thể từ xa xưa, dân ta vốn làm nông nghiệp và thường sống tập trung gần nhau trong các làng xã. Do vậy mối quan hệ họ hàng có giá trị những lúc giúp đỡ nhau ngày mùa, công việc lớn như cưới hỏi, ma chay. Tuy nhiên, xu thế hiện nay là họ hàng càng ngày càng sống xa nhau về mặt địa lý. Cuộc sống cũng càng ngày càng độc lập: tự làm ăn, tự hưởng thụ. Tất cả những công việc cần đông người cũng đều có dịch vụ chuyên nghiệp. Về mặt tinh thần: khoảng cách lối sống, kinh tế, quan điểm là thứ khó giao hòa. Thế nên yếu tố "vui" khi gặp nhau cũng không còn nhiều. Nếu nhìn những xã hội phát triển hơn như Mỹ hay châu Âu, họ hàng không phải là một mối quan hệ rõ nét. Mối quan hệ họ hàng thông thường chỉ dừng lại ở "aunt", "uncle" nghĩa là cô chú, cậu mợ ruột thịt như của mình. Còn tầm từ con chú con bác cho tới xa hơn nữa nó thường quy hết về 1 mối là "cousin", "relatives" vu vơ, không mấy khi nhắc tới. Do vậy, theo em, mối quan hệ họ hàng sẽ dần mất đi như một sự vận động của xã hội.
Vậy các cụ ở đây:
- Ai thực sự còn cảm thấy họ hàng là thứ có giá trị?
- Ai đã "chán" họ hàng, và muốn có cuộc sống độc lập nhưng vẫn phải duy trì vì thói quen, vì áp lực từ các thế hệ đi trước?
Em xin nói luôn, em thuộc loại 2 nhé.