Ở VN, các Giáo Sư - Tiến Sỹ nhiều, nhưng khi gặp 1 vấn đề, cần giải quyết vấn đề thì mọi người thường rất ít ai chú ý phân tích cái gốc của vấn đề rồi bám vào cái " the root of problem " để mà đề ra giải pháp....toàn đề xuất các giải pháp để xử lý phần nổi, phần ngọn, phần hiện tượng của vấn đề.
Ví dụ : HN có vấn đề bao năm nay "lấn chiếm vỉa hè kinh doanh". Chả ông Tiến Sỹ-Giáo Sư nào đi vào phân tích cái gốc của vấn đề là gì ....cứ nhắm nhắm đưa giải pháp giải quyết phần ngọn là "cấm", "phạt"...ba la bô lô....
Cái gốc của "lấn chiếm vỉa hè" cần phải được phân tích kỹ :
- Ai lấn chiếm vỉa hè ? Là các hộ dân kinh doanh các hàng quán, cửa hàng mặt phố.
- Tại sao họ lấn chiếm vỉa hè ? Vì họ muốn tăng diện tích kinh doanh, vì khách chủ yếu đi xe máy mua hàng nên cần chỗ đỗ xe máy trên vỉa hè....
.....vân vân....
Vậy thử hỏi các LLCN nếu cứ đi xử lý phần ngọn có giải quyết được vấn đề không ? Có đủ nguồn lực làm không ?
Thay vì chúng ta biết cái gốc của vấn đề, chúng ta tìm giải pháp khác để giải quyết ( dù gq được triệt để hay được bao nhiêu % vấn đề thì nó cũng bền vững ): ví dụ như quy hoạch các tuyến phố mà không có nhà dân bám ở mặt phố. Hoặc quy hoạch những tuyến phố mà cấm không cho xe máy đi vào....vân vân....
Việc "hồi sinh sông Tô Lịch" cũng thế. Cần phải phân tích cái gốc của vấn đề ở đâu, để chúng ta tập trung nguồn lực vào giải quyết các gốc vấn đề thì sẽ bền vững và ít tốn kém nguồn lực hơn cho XH.