[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

kiple

Xe tăng
Biển số
OF-36039
Ngày cấp bằng
26/5/09
Số km
1,099
Động cơ
483,700 Mã lực
Nhà các cao thủ cho nhà êm hỏi: Khả năng phát hiện và chống ngầm của ta ntn ạ? Ngầm của mấy chú chiệc mà mò vào ta có biết không? lấy gì mà đuổi nó? Mong các cụ kiến giải giùm!
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,683
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Nhà các cao thủ cho nhà êm hỏi: Khả năng phát hiện và chống ngầm của ta ntn ạ? Ngầm của mấy chú chiệc mà mò vào ta có biết không? lấy gì mà đuổi nó? Mong các cụ kiến giải giùm!
Cắm cọc Bạch Đằng cụ ợ.
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
2,977
Động cơ
534,473 Mã lực

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,843
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
hờ hờ em định trả lời như cụ thì cụ nhanh quá hị hị. Em chém gió tí, hồi xưa em còn nghe nói bên Nga còn thông báo cho nhà mềnh sự di chuyển của tàu ngầm đói phương trong biển Đông nữa cơ

Cắm cọc Bạch Đằng cụ ợ.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,683
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
hờ hờ em định trả lời như cụ thì cụ nhanh quá hị hị. Em chém gió tí, hồi xưa em còn nghe nói bên Nga còn thông báo cho nhà mềnh sự di chuyển của tàu ngầm đói phương trong biển Đông nữa cơ
Cũng có thể lắm vì em nghe mấy chú Nga ngố nói là "tàu ngầm Tung của mới nổ máy" thì Nga đã biết rồi mà. :))
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,535
Động cơ
566,291 Mã lực
Giờ nó đang cắm cờ tàu ở dưới lòng biển ầm ầm, đo đạc địa hình đáy biển các thứ từ lâu rồi mà có làm gì được đâu.
Các cụ phải nói là rất lạc quan cách mạng :D
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
976
Động cơ
474,090 Mã lực
Việt Nam phát triển cơ bắp cho Hải quân


Được thúc đẩy và hỗ trợ bởi nền kinh tế đang lên, Việt Nam đang tích cực hiện đại hoá quân đội của mình thông qua Hải quân, Không quân cũng như việc nâng cấp khả năng chiến đấu điện tử.


Theo đó, trên trang Asia Times Online số tháng 3/2012 đã có những bình luận khá sâu sắc về tiềm lực quân sự của Việt Nam hiện tại và tương lai. Dưới đây là những bình luận đó:

Một thập niên trước, Hải quân Việt Nam chỉ được trang bị với những vũ khí thời Xô Viết dựa trên kỹ thuật của những năm 1960 cùng với những chiến hạm khác nhau của Mỹ tịch thu được từ chính quyền Ngụy quyền Nam Việt Nam sau chiến tranh.


Lực lượng lạc hậu này chưa đáp ứng được yêu cầu canh giữ vùng đặc khu kinh tế dài 200 dặm cũng như chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam sẽ có thêm 2 chiếc chiến hạm lớp Gepard 3.9 trong tương lai
Dành riêng gần 3% GDP mỗi năm vào quốc phòng, Việt Nam đang tăng cường sức mạnh quân đội với việc mua vũ khí của Nga, Hà Lan, Canada cùng một số nhà cung cấp khác.

Những thiết bị quân sự từ những hợp đồng lớn đang bắt đầu bước vào hoạt động và hứa hẹn sẽ tăng cường mạnh mẽ sức mạnh của Hải quân, Không quân của Việt Nam.


Ví dụ như năm ngoái, Việt Nam đã đưa vào hoạt động hai tàu khu trục hạng nhẹ lớp Gepard đầu tiên, vốn được đóng tại cơ sở đóng tàu Gorky nổi tiếng. Những chiếc Gepard này, nặng 2.100 tấn, được trang bị hệ thống tên lửa Uran-E chống chiến hạm, một sân đậu trực thăng và kỹ thuật tàng hình để dễ lẩn tránh.

Hai chiếc tàu khu trục nhẹ lớp Gepard khác, được trang bị đặc biệt với hệ thống chống tàu ngầm, cũng đã được đặt hàng. Tổng cộng, chúng sẽ đóng vai trò cột sống cho hạm đội trên mặt nước của Việt Nam trong nhiều năm tới.
Tàu chiến Molniya của Việt Nam
Việt Nam cũng đang trong quá trình mua sắm và đưa vào hoạt động những tàu tên lửa nhỏ khác. Đáng lưu ý là hai chiếc tàu hộ tống lớp Molniya mà Việt Nam vừa mua lại từ Nga và cũng nhận giấy phép để tự đóng thêm mười chiếc nữa.
Được vũ trang với hệ thống tên lửa chống chiến hạm SS-N-25 Switchblade, những chiếc tàu hộ tống nặm 550 tấn này có thể hoà mình vào trong những chiếc thuyền đánh cá ven biển trong khi có thể đánh thẳng vào đối phương từ khơi xa.

Tuy nhiên, hoạt động đáng lưu ý nhất là hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel điện lớp Kilo từ Nga. Những chiếc tàu ngầm êm ả này tạo cho Việt Nam khả năng hoàn toàn mới có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trước những đoàn tấn công dưới biển sâu của kẻ thù.


Chiếc Kilo đầu tiên được dự định chuyển giao vào năm 2013, sau đó sẽ giao mỗi năm một chiếc cho đến năm 2018.

Chiếc Kilo đầu tiên được dự định chuyển giao Việt Nam vào năm 2013, sau đó sẽ giao mỗi năm một chiếc cho đến năm 2018.
Nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi được giao những vũ khí mới hết sức hiện đại. Trước hết, kinh nghiệm vận hành tàu ngầm của Việt Nam hầu như là con số không.
Năm 1997, Việt Nam được viện trợ hai chiếc tàu ngầm Yugo từ Triều Tiên, được cho là dùng để luyện tập các hoạt động dưới lòng nước.

Được thiết kế để vận chuyển lực lượng đặc công thay vì để giao tranh trên biển, những chiếc tàu ngầm này chỉ có thể giúp trong những dịp huấn luyện rất giới hạn cho thuỷ thủ Việt Nam.


Trong lĩnh vực huấn luyện chiến tranh toàn diện dưới nước, có vẻ Việt Nam sẽ hướng đến Ấn Độ. Hai quốc gia đã cam kết qua những đàm phán quân sự cấp cao trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc hợp tác hàng hải.


Vì Hải quân Ấn Độ cũng sử dụng những tàu ngầm lớp Kilo nên New Delhi rất hợp để đào tạo hải quân Việt Nam.


Về việc những chiếc Kilo này sẽ bỏ neo ở đâu, đa số các thông tin và chuyên gia quân sự nước ngoài cho đều cho rằng Cảnh Cam Ranh sẽ là địa chỉ số 1.


Moscow được cho là sẽ xây dựng một căn cứ tàu ngầm cho Việt Nam tại Vịnh Cam Ranh chiến lược, từng là căn cứ Hải quân của Hoa Kỳ và sau đó là Liên Xô, nằm tại bờ biển Nam trung bộ của Việt Nam, hướng ra Thái Bình Dương.

Việt Nam cũng đang hoàn tất ký kết một hợp đồng để mua bốn chiếc tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan
Trong một diễn tiến đầy bất ngờ, Việt Nam cũng đang hoàn tất ký kết một hợp đồng để mua bốn chiếc tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan.

Hiện đang được Hải quân Indonesia và Morocco sử dụng, những chiếc Sigma trong đó hai chiếc sẽ được đóng tại Việt Nam, sẽ là những tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam.


Để bảo vệ vùng trời và hạm đội Hải quân của mình, Việt Nam đang trong quá trình mua những chiếc Su-30K2 đa chức năng sản xuất từ Nga.


Đến cuối năm nay, Việt Nam sẽ có ít nhất là 20 chiến đấu cơ tiên tiến để bổ sung cho khoảng một chục chiếc Su-27 tương đối hiện đại và một loạt những chiến đấu cơ MiG và Su-22 trước đó.


Với những chiếc Su-27 và Su-30K2 mới này của Việt Nam có thừa khả năng bao quát hết vùng biển và vùng trời của Tổ quốc.


Ngoài ra, để tăng cường khả năng thăm dò của Hải quân, Việt Nam đã mua 6 chiếc DHC-6 Twin Otter, sẽ được chuyển giao trong vòng hai năm tới. Những chiếc thuỷ phi cơ này có thể cất và hạ cánh trên mặt nước và rất lý tưởng trong việc tuần tiễu và tái tiếp vận hàng hải.


Được sản xuất từ Canada, những chiếc Twin Otter này là loại máy bay cánh ngang đầu tiên mà Việt Nam mua từ phương Tây.

Máy bay trinh sát biển DHC-6 Twin Otter
Câu hỏi đặt ra trước những việc mua sắm này là những thiết bị này sẽ liên lạc và phối hợp với nhau ra sao trong khi quân đội vẫn có rất ít kinh nghiệm vận hành mỗi loại ngay cả trên căn bản riêng lẻ từng chiếc.

Thử thách về tính tương kết này đặc biệt là rất cấp yếu khi Việt Nam mua những thiết bị quốc phòng này trên cở sở riêng lẻ từng chiếc từ hàng loạt các nhà cung cấp khác nhau - chủ yếu là từ Nga, nhưng cũng có cả Hà Lan, Canada, Pháp, và có thể trong tương lai là Hoa Kỳ.


Quân đội Việt Nam vì thế sẽ phải dồn nỗ lực vào việc huấn luyện và trở thành một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp hiện đại.


Trong một phỏng vấn vào năm 2010, một Phó đô đốc Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về việc một số các nước Đông Nam Á đang trong quá trình mua sắm những tàu ngầm. Ông nói rằng: “nếu việc này cứ tiếp diễn với nhịp độ hiện tại, trong vài năm nữa các quốc gia ASEAN sẽ tạo ra những lực lượng hải quân hùng mạnh”.

Việt Nam đang tiến lên từng ngày trở thành 1 cường quốc về quân sự số 1 ở Đông Nam Á.
Việt Nam còn xa mới có thể vươn tới các quốc gia quân sự hàng đầu ở châu Á, nhưng với quân đội đang được hiện đại hoá - với bằng chứng là sức mạnh ngày càng lớn của Hải quân – Việt Nam đang tiến lên từng ngày trở thành 1 cường quốc về quân sự số 1 ở Đông Nam Á.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
976
Động cơ
474,090 Mã lực
@ Mợ Pín: Choa iem hỏi tí. mấy cái dưới đây thì hiệu quả đến đâu"

Việt Nam chế tạo thiết bị gây nhiễu đường truyền​

Thượng tá Nguyễn Huy Hoàng (Khoa vô tuyến điện tử, Học viện Kỹ thuật quân sự) đã nghiên cứu chế tạo thiết bị gây nhiễu đường truyền số liệu cá nhân.

Thượng tá, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Bộ môn Tác chiến điện tử, Khoa Vô tuyến điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công thiết bị gây nhiễu đường truyền số liệu cá nhân dùng trong huấn luyện.

Thiết bị sử dụng nguồn điện 220V-50Hz; có khả năng tạo tín hiệu nhiễu tạp điều tần ở các tần số từ 1100MHz đến 1250MHz và từ 2050MHz đến 2170MHz; công suất nhiễu 1 kênh nhỏ hơn 2w (công suất nhiễu tổng cộng 2 kênh nhỏ hơn 4w).

Sử dụng thiết bị gây nhiễu đường truyền số liệu cá nhân phục vụ huấn luyện giúp học viên thành thục trong tính toán, đánh giá khả năng chế áp cụ thể một đường truyền số liệu Wifi, tần số L1 của máy thu GPS. Sáng kiến có thể áp dụng tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành tác chiến điện tử.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,302
Động cơ
-484 Mã lực
Xài hàng Vera-E (Vera-P3D) của CH Séc hở đồng chí. Hàng này thì cực đỉnh rồi đồng chí nhể!
Ô hay nhỉ! Tài nhỉ! Vừa mới nhắc đến xong đã thấy báo chí phương Tây đồn ầm lên:
Vũ khí “công nghệ cao”

Hôm 29/3, Đài truyền hình CT (Séc) loan tin, mục đích chính chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Vondra rất rõ ràng - bán vũ khí của Cộng hòa Séc.

Ngày 29/3, trang mạng Bộ Quốc phòng Séc dẫn lời Bộ trưởng Alexandr Vondra cho biết, Cộng hòa Séc sẽ xuất khẩu sang Việt Nam các vũ khí công nghệ cao. Theo đài CT, nổi trội nhất là VERA, hệ thống radar giám sát thụ động tiên tiến nhất thế giới, có thể phát hiện ra các máy bay tàng hình của Mỹ.

VERA cùng với Tamara và Kolchuga là các hệ thống radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình tiên tiến nhất thế giới hiện nay.


Năm 2004, Mỹ từng gây áp lực để Cộng hòa Séc không bán cho Trung Quốc hệ thống này.

“Không có gì ngăn cản việc chúng tôi bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam. Chúng tôi sẽ giúp Việt Nam có được hệ thống VERA”, Bộ trưởng Vendra nói với đài CT.

Việc ký kết hợp đồng đang được thực hiện, nhưng sẽ mất không ít thời gian, nguồn tin cho hay.

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Viet-Nam-sap-mua-radar-ma-Trung-Quoc-mo-uoc/20124/202009.datviet
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,175
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
ố ồ, vậy là ở trên quyết con này thay Kolchuga rồi ;;)
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,045
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ô hay nhỉ! Tài nhỉ! Vừa mới nhắc đến xong đã thấy báo chí phương Tây đồn ầm lên:
Vũ khí “công nghệ cao”

Hôm 29/3, Đài truyền hình CT (Séc) loan tin, mục đích chính chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Vondra rất rõ ràng - bán vũ khí của Cộng hòa Séc.

Ngày 29/3, trang mạng Bộ Quốc phòng Séc dẫn lời Bộ trưởng Alexandr Vondra cho biết, Cộng hòa Séc sẽ xuất khẩu sang Việt Nam các vũ khí công nghệ cao. Theo đài CT, nổi trội nhất là VERA, hệ thống radar giám sát thụ động tiên tiến nhất thế giới, có thể phát hiện ra các máy bay tàng hình của Mỹ.

VERA cùng với Tamara và Kolchuga là các hệ thống radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình tiên tiến nhất thế giới hiện nay.


Năm 2004, Mỹ từng gây áp lực để Cộng hòa Séc không bán cho Trung Quốc hệ thống này.

“Không có gì ngăn cản việc chúng tôi bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam. Chúng tôi sẽ giúp Việt Nam có được hệ thống VERA”, Bộ trưởng Vendra nói với đài CT.

Việc ký kết hợp đồng đang được thực hiện, nhưng sẽ mất không ít thời gian, nguồn tin cho hay.

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Viet-Nam-sap-mua-radar-ma-Trung-Quoc-mo-uoc/20124/202009.datviet
Vậy Mỹ bật đèn xanh rồi, nhà cháu nhớ không nhầm là Mỹ nó mua lại phần lớn hãng này rồi.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,319
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
@ Mợ Pín: Choa iem hỏi tí. mấy cái dưới đây thì hiệu quả đến đâu"

Việt Nam chế tạo thiết bị gây nhiễu đường truyền​

Thượng tá Nguyễn Huy Hoàng (Khoa vô tuyến điện tử, Học viện Kỹ thuật quân sự) đã nghiên cứu chế tạo thiết bị gây nhiễu đường truyền số liệu cá nhân.

Thượng tá, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Bộ môn Tác chiến điện tử, Khoa Vô tuyến điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công thiết bị gây nhiễu đường truyền số liệu cá nhân dùng trong huấn luyện.

Thiết bị sử dụng nguồn điện 220V-50Hz; có khả năng tạo tín hiệu nhiễu tạp điều tần ở các tần số từ 1100MHz đến 1250MHz và từ 2050MHz đến 2170MHz; công suất nhiễu 1 kênh nhỏ hơn 2w (công suất nhiễu tổng cộng 2 kênh nhỏ hơn 4w).

Sử dụng thiết bị gây nhiễu đường truyền số liệu cá nhân phục vụ huấn luyện giúp học viên thành thục trong tính toán, đánh giá khả năng chế áp cụ thể một đường truyền số liệu Wifi, tần số L1 của máy thu GPS. Sáng kiến có thể áp dụng tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành tác chiến điện tử.
như các bác đã biết trong thời đại chiến tranh hiện tại đa số các vũ khí đc sử dụng đều đc ứng dụng công nghệ điện tử việc gây nhiễu và chống gây nhiễu là cực kì quan trọng nhằm tránh tổn thất giảm độ chính xác của vũ khí địch cũng như duy trì khả năng liên kết thông tin giữa các kíp chiến đấu
việc Vn sx đc cái khí tài huấn luyện là cũng đỡ đi đc rất nhiều tiền nhập khsi tài ngoại vì 1 bộ khí tài điện tử luôn có giá hàng triệu $ 1 bộ chứ không hề rẻ và nó cũng có tuổi thọ nhất định . đem ra tập hoài tập hủy lúc chiến thật nó lăn ra hỏng ( chuyện này đã xẩy ra nhiều ) thì đúng là nhọ cả lũ ( thế nên mới phải mua máy bay tập kiểu su-27UB mig-21 UB Su-22UBK ) cho dù như ta thấy 1 bộ công suất rất nhỏ bé hơn cả 1 trạm BTS phát sóg của điện thoại di đọng nhưng việc có khí tà tập luyện thường xuyên sẽ giúp chiến sỹ có thời gian thao tác nhiều hơn là học chay trên giấy hoặc bảng vẽ :)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,175
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
bây giờ nhập VERA, sau mà có thêm Triumf nữa thì chị em bên PKKQ cứ gọi là cười ngất :)))
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,683
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Việt Nam phát triển cơ bắp cho Hải quân

Ngoài ra, để tăng cường khả năng thăm dò của Hải quân, Việt Nam đã mua 6 chiếc DHC-6 Twin Otter, sẽ được chuyển giao trong vòng hai năm tới. Những chiếc thuỷ phi cơ này có thể cất và hạ cánh trên mặt nước và rất lý tưởng trong việc tuần tiễu và tái tiếp vận hàng hải.[/SIZE][/FONT]

Được sản xuất từ Canada, những chiếc Twin Otter này là loại máy bay cánh ngang đầu tiên mà Việt Nam mua từ phương Tây.

Máy bay trinh sát biển DHC-6 Twin Otter
Đề nghị các cụ không copy bài về quân sự từ báo "Phụ nữ To & dầy" . Phóng tinh viên không phân biệt nổi ảnh ọt vũ khí thì nói gì đến bình loạn với phân tích.


Ảnh chú DHC-6 của Gia Nã Đại sản xuất nó thế này cơ ạ:

Phiên bản trên trời:



Và phiên bản lội ruộng:



Kg biết VN chơi loại nào????
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
86,347
Động cơ
4,656,797 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,319
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Pháo tự hành SU-152 là loại hỏa lực mạnh và hiện đại được trang bị trong quân đội Việt Nam. Thời gian qua, các đơn vị được trang bị pháo SU-152 đã tích cực huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị, nâng cao khả năng SSCĐ. Tuy vậy, việc huấn luyện chủ yếu được thực hiện trên vũ khí thực.


Ảnh chỉ mang tính minh hoạ
Nhằm giúp cán bộ, chiến sĩ có thêm phương tiện huấn luyện, đồng thời tiết kiệm giờ hoạt động thực tế nhằm tăng tuổi thọ của vũ khí, Binh chủng Pháo binh phối hợp với Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu chế tạo thành công hệ thống mô phỏng hỗ trợ huấn luyện lái pháo và bắn pháo tự hành SU-152 theo đúng chương trình, nội dung huấn luyện quy định.

Hệ thống mô phỏng huấn luyện pháo tự hành SU-152 là sản phẩm của đề tài cấp Bộ Quốc phòng “Nghiên cứu thiết kế chế tạo ca-bin mô phỏng huấn luyện kíp chiến đấu pháo tự hành SU-152” do Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn, Tư lệnh Binh chủng Pháo binh và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Hoàng Nam (Học viện Kỹ thuật Quân sự) chủ trì.

Hệ thống gồm 2 phòng: Phòng 1 tượng trưng cho trận địa pháo, được bố trí thiết bị mô phỏng pháo tự hành SU-152. Trên thiết bị có 2 khoang mô phỏng buồng tập lái và buồng tập bắn. Phòng 2 là trung tâm điều hành, có chức năng thiết lập các bài bắn, các bài tập lái, đồng thời theo dõi, quản lý quá trình huấn luyện của kíp chiến đấu.

Hệ thống mô phỏng huấn luyện pháo tự hành SU-152 được tích hợp từ 3 phần: Phần cơ khí, phần điện-điện tử và chương trình phần mềm. Phần mềm có thể hỗ trợ giáo viên thực hiện những nội dung quản trị hệ thống; xây dựng bài tập huấn luyện (chọn bài tập, xây dựng tình huống tập, lưu bài tập vào cơ sở dữ liệu); hiển thị khu vực mục tiêu, khu vực trận địa, khu vực tập lái ở dạng hình ảnh 3D và cho phép theo dõi kết quả tập.

Ngoài ra, phần mềm còn có thể hiển thị địa hình ở dạng hình ảnh 3D tương ứng với vị trí chiếm lĩnh trận địa của khẩu đội; mô phỏng các thao tác cần thiết của khẩu đội để đưa pháo về góc tầm, độ tà, độ hướng theo quy định; mô phỏng các thao tác điều khiển pháo, chuẩn bị đạn và nạp đạn theo khẩu lệnh bắn; hiển thị địa hình ở dạng 3D tương ứng với nội dung, yêu cầu của bài tập lái…

Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng đã nghiệm thu sản phẩm Hệ thống mô phỏng huấn luyện pháo tự hành SU-152 với kết quả khá. Hiện nay, Binh chủng Pháo binh đã trang bị hệ thống cho Lữ đoàn 45 để huấn luyện. Qua thử nghiệm cho thấy, hệ thống hoạt động ổn định, đáp ứng được các yêu cầu kỹ, chiến thuật đặt ra, có thể triển khai áp dụng trong các đơn vị pháo tự hành SU-152 trong toàn quân
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top