[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
1 con xuồng kia tải được bao nhiêu mạng ?
Cano kéo, giữ, lắp.... cầu phao/phà chứ kg phải xuồng chở quân.
Mấy cái thùng chở trên xe là cái phao được gấp lại. Thả xuống dùng từng cái hoặc ghép 2, 3 cái thành phà. Nếu đem ghép nối cả bầy lại thì thành cầu phao qua sông luôn.

Cụ này chắc kg ở Hà Nội chứ dân Hà thành ai cũng biết vụ bắc cầu phao qua sông Hồng bằng chính mấy cái xe này.
 
Chỉnh sửa cuối:

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,456
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Cano kéo, giữ, lắp.... cầu phao/phà chứ kg phải xuồng chở quân.
Mấy cái thùng chở trên xe là cái phao được gấp lại. Thả xuống dùng từng cái hoặc ghép 2, 3 cái thành phà. Nếu đem ghép nối cả bầy lại thì thành cầu phao qua sông luôn.

Cụ này chắc kg ở Hà Nội chứ dân Hà thành ai cũng biết vụ bắc cầu phao qua sông Hồng bằng chính mấy cái xe này.
Ảnh 1 em thấy như mấy caí cano mà em vẫn xem bộ đội thả xuống sông!
 

pna

Xe tải
Biển số
OF-48138
Ngày cấp bằng
6/10/09
Số km
220
Động cơ
461,600 Mã lực
Cầu phao Vịt nhà mình chịu đc tăng 60 tấn thì phải :)
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Báo Trung Quốc: Việt Nam sắp mua máy bay cảnh báo sớm EC295 Theo trang tin quân sự Hoàn Cầu cho biết: Việt Nam có khả năng sẽ mua các máy bay cảnh báo sớm EC295 hiện đại của Châu Âu.
Máy bay cảnh báo sớm EC295 hiện đại của Châu Âu.
Được ra mắt tại triển lãm Hàng không Paris Air Show vào hồi tháng 6/2011, những chiếc EC295 do hàng Airbus của Châu Âu hợp tác với Trung tâm công nghệ phát triển hàng không vũ trụ (IAI) của Ixraen sản xuất.

Các máy bay AEW&C hiện đại thường có khả năng phát hiện ra máy bay của đối phương ở khoảng cách 250 dặm (402km). Tầm quan sát và phát hiện của AEW&C ngoài tầm kiểm soát của hầu hết các tổ hợp vũ khí phòng không hiện tại. Mỗi máy bay AEW&C có khả năng kiểm soát một diện tích khoảng 311,990 km2.
"Trong buổi ra mắt vào trung tuần tháng 6 năm nay nhà sản xuất đã mời nhiều đoàn khách quốc tế tham quan sản phẩm máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ 4 này, Việt Nam cũng có mặt trong đoàn khách mời tham quan. Có vẻ như Việt Nam rất hứng thú khi nghe các chuyên gia của Châu Âu giới thiệu về dòng sản phẩm máy bay cảnh báo sớm này. Theo đánh giá đây là một chiếc máy bay cảnh báo sớm khá hiện đại, giá khá "mềm" nhưng điều quan trọng nhất nó lại vô cùng thích hợp với địa hình Việt Nam", tờ Huanjiu cho biết.

Đoàn Việt Nam đang tham quan triển lãm Hàng không Paris Air Show

Máy bay cảnh báo sớm(AEW&C ) thực hiện nhiệm vụ của mình trong các chiến dịch tấn công và phòng thủ trên không. Khi tấn công, nó sẽ là “hoa tiêu” dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu. Khi phòng thủ, nhờ khả năng “kiểm soát” một vùng không gian rộng lớn, AEW&C cho phép phát hiện sớm đối phương và lên các phương án ngăn chặn. Ngoài ra máy bay cảnh báo sớm còn được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát cũng như chỉ huy điều khiển kiểm soát chiến trường. AEW&C không thể thiếu trong các cuộc chiến tranh hiện đại.

Đoàn Việt Nam rất hứng thú khi nghe các chuyên gia của Châu Âu giới thiệu về dòng sản phẩm máy bay cảnh báo sớm này


Những chiếc EC295 do hàng Airbus của Châu Âu hợp tác với Trung tâm công nghệ phát triển hàng không vũ trụ (IAI) của Ixraen sản xuất có chất lượng tương đương với cái loại máy bay cùng loại như KJ-2000 hay E-737 nhưng kích thước rada nhỏ hơn, có khả năng rà soát các mục tiêu với góc 360 độ, bay liên tục trong vòng 10 tiếng mà không cần tiếp nhiên liệu.

"Gần đây Việt Nam đang tăng cường việc mua sắm vũ khí từ nước ngoài để tăng cường lực lượng quân đội không để mình tụt hậu quá so với quân đội các nước trên thế giới, nếu như Việt Nam mua các máy bay EC295 của Châu Âu thì cũng không có gì lạ bởi đơn giản theo chúng tôi được biết Việt Nam chưa có bất cứ máy bay cảnh báo sớm nào, trong khi đó các máy bay loại này có giá khá "mềm" cũng như nó rất phù hợp với địa hình Việt Nam thế nên việc mua sắm này là có thể chấp nhận được" Tờ Huanjiu cho biết thêm.

"Nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trở ngại như: việc duy trì hoạt động của các máy bay cảnh báo sớm này, hay đơn giản là việc tiếp nhiên liệu trên không, Việt Nam hiện nay chưa có máy bay nào có khả năng thực hiện được việc tiếp nhiên liệu trên không? Hay như Việt Nam vẫn chưa có các công nghệ tương xứng để tích hợp hoạt động với các loại máy bay cảnh báo sớm này... " Tờ Huanjiu kết luận

Có ai biết thêm về TT vụ ép phe này thì ới lên cho pà coan ta biết mà mừng với nào?:))
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
nhưng vấn đề là hệ datalink của cái AWAC nài có phù hợp với hệ datalink của PK - KQ VN không đã hay là cũng chỉ lại vẽ bảng mica thì phí của giời!
cháu lo là lo cái ấy chứ tiền thì hem thành vấn đề.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Các máy bay AEW&C hiện đại thường có khả năng phát hiện ra máy bay của đối phương ở khoảng cách 250 dặm (402km). Tầm quan sát và phát hiện của AEW&C ngoài tầm kiểm soát của hầu hết các tổ hợp vũ khí phòng không hiện tại. Mỗi máy bay AEW&C có khả năng kiểm soát một diện tích khoảng 311,990 km2.
Với tầm phát hiện xa 400km thì cần mấy cái để phủ hết vùng trời VN?
Mà Việt mình hình chữ S. Chỉ cần bay trên đất Việt thì các chú Laos, Campuchia, Bắc Thailand đều bị lọt vào tầm khống chế hết => làm quả dịch vụ cảnh báo thuê có khi cũng kiếm được tý tiền bù vào xiền mua máy bay! :))
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Hôm về quê cháu thấy có cái này mới được trang bị hơn năm đổ lại đây, thay cho giàn di động cũ lắp trên mấy cái ô tô cũ:

[/IMG]
[/IMG]




Cụ nào rành tin cho cháu tham số được không ạ?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,300 Mã lực
Báo Trung Quốc: Việt Nam sắp mua máy bay cảnh báo sớm EC295 Theo trang tin quân sự Hoàn Cầu cho biết: Việt Nam có khả năng sẽ mua các máy bay cảnh báo sớm EC295 hiện đại của Châu Âu.
Máy bay cảnh báo sớm EC295 hiện đại của Châu Âu.
Được ra mắt tại triển lãm Hàng không Paris Air Show vào hồi tháng 6/2011, những chiếc EC295 do hàng Airbus của Châu Âu hợp tác với Trung tâm công nghệ phát triển hàng không vũ trụ (IAI) của Ixraen sản xuất.

Các máy bay AEW&C hiện đại thường có khả năng phát hiện ra máy bay của đối phương ở khoảng cách 250 dặm (402km). Tầm quan sát và phát hiện của AEW&C ngoài tầm kiểm soát của hầu hết các tổ hợp vũ khí phòng không hiện tại. Mỗi máy bay AEW&C có khả năng kiểm soát một diện tích khoảng 311,990 km2.
"Trong buổi ra mắt vào trung tuần tháng 6 năm nay nhà sản xuất đã mời nhiều đoàn khách quốc tế tham quan sản phẩm máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ 4 này, Việt Nam cũng có mặt trong đoàn khách mời tham quan. Có vẻ như Việt Nam rất hứng thú khi nghe các chuyên gia của Châu Âu giới thiệu về dòng sản phẩm máy bay cảnh báo sớm này. Theo đánh giá đây là một chiếc máy bay cảnh báo sớm khá hiện đại, giá khá "mềm" nhưng điều quan trọng nhất nó lại vô cùng thích hợp với địa hình Việt Nam", tờ Huanjiu cho biết.

Đoàn Việt Nam đang tham quan triển lãm Hàng không Paris Air Show

Máy bay cảnh báo sớm(AEW&C ) thực hiện nhiệm vụ của mình trong các chiến dịch tấn công và phòng thủ trên không. Khi tấn công, nó sẽ là “hoa tiêu” dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu. Khi phòng thủ, nhờ khả năng “kiểm soát” một vùng không gian rộng lớn, AEW&C cho phép phát hiện sớm đối phương và lên các phương án ngăn chặn. Ngoài ra máy bay cảnh báo sớm còn được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát cũng như chỉ huy điều khiển kiểm soát chiến trường. AEW&C không thể thiếu trong các cuộc chiến tranh hiện đại.

Đoàn Việt Nam rất hứng thú khi nghe các chuyên gia của Châu Âu giới thiệu về dòng sản phẩm máy bay cảnh báo sớm này


Những chiếc EC295 do hàng Airbus của Châu Âu hợp tác với Trung tâm công nghệ phát triển hàng không vũ trụ (IAI) của Ixraen sản xuất có chất lượng tương đương với cái loại máy bay cùng loại như KJ-2000 hay E-737 nhưng kích thước rada nhỏ hơn, có khả năng rà soát các mục tiêu với góc 360 độ, bay liên tục trong vòng 10 tiếng mà không cần tiếp nhiên liệu.

"Gần đây Việt Nam đang tăng cường việc mua sắm vũ khí từ nước ngoài để tăng cường lực lượng quân đội không để mình tụt hậu quá so với quân đội các nước trên thế giới, nếu như Việt Nam mua các máy bay EC295 của Châu Âu thì cũng không có gì lạ bởi đơn giản theo chúng tôi được biết Việt Nam chưa có bất cứ máy bay cảnh báo sớm nào, trong khi đó các máy bay loại này có giá khá "mềm" cũng như nó rất phù hợp với địa hình Việt Nam thế nên việc mua sắm này là có thể chấp nhận được" Tờ Huanjiu cho biết thêm.

"Nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trở ngại như: việc duy trì hoạt động của các máy bay cảnh báo sớm này, hay đơn giản là việc tiếp nhiên liệu trên không, Việt Nam hiện nay chưa có máy bay nào có khả năng thực hiện được việc tiếp nhiên liệu trên không? Hay như Việt Nam vẫn chưa có các công nghệ tương xứng để tích hợp hoạt động với các loại máy bay cảnh báo sớm này... " Tờ Huanjiu kết luận

Có ai biết thêm về TT vụ ép phe này thì ới lên cho pà coan ta biết mà mừng với nào?:))
Bọn này được cái khéo lo, chẳng qua mấy ông nhà ta muốn đi du lịch Paris, kế hoạch đoàn ra đã có từ năm ngoái, giờ kéo nhau đi được Tây nó mời vào giới thiệu tí ti này nọ chứ mua cái gì mà mua. Tối chui hết cả vào Cối Xay gió Đỏ không chừng :)) :)) :)).
 

BinhLe

Xe tải
Biển số
OF-83439
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
211
Động cơ
414,288 Mã lực
nhưng vấn đề là hệ datalink của cái AWAC nài có phù hợp với hệ datalink của PK - KQ VN không đã hay là cũng chỉ lại vẽ bảng mica thì phí của giời!
cháu lo là lo cái ấy chứ tiền thì hem thành vấn đề.
chắc có giải pháp kỹ thuật hành lang hết rồi. Su-30MKI dùng radar Isarael - tên lửa ngố. Con Khu trục 15A mới nhất của nó cũng dùng vũ khí Ngố + Ấn radar Isarael. AEWCs của Ấn cũng chọn con Falcon của Isarael...
Nói chung bây giờ toàn dùng tín hiệu số nên nếu 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên chấp nhận mở mã nguồn ra thì tự mình cũng giải quyết được hết.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,300 Mã lực
Mở mã nguồn ra thì quá là đek cần gián điệp hả bác? Mất mã nguồn coi như vũ khí vô tác dụng, ra chiến trường tạch ngay lập tức, ai mà còn mua!
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cứ khéo lo, kiểu gì Israel nó chả ghép được mớ hổ lốn đó với nhau, Israel là chuyên gia trong lĩnh vực này mà.
 

BinhLe

Xe tải
Biển số
OF-83439
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
211
Động cơ
414,288 Mã lực
Mở mã nguồn ra thì quá là đek cần gián điệp hả bác? Mất mã nguồn coi như vũ khí vô tác dụng, ra chiến trường tạch ngay lập tức, ai mà còn mua!
Ấn và Khựa nó mua Su-27, 30... trong điều khoản hợp đồng là mã nguồn mở đấy ợ. Các nước trong khối Nato cũng được Mẽo nó cũng cấp mã nguồn mở cho các khí tài phổ dụng cho các đồng minh của nó. Để các nước tự phát triển lên nhưng vẫn tương thích với toàn hệ thống.
Tuy nhiên cũng ko nhất thiết phải có mã nguồn mở, đặt hàng bọn nó sửa lại theo yêu cầu cũng có gì đâu. Vài cái thông số Input - Output là đủ... ở trong đấy nó tính toán cái quái gì kệ mẹ chúng nó cụ ợ.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Hôm về quê cháu thấy có cái này mới được trang bị hơn năm đổ lại đây, thay cho giàn di động cũ lắp trên mấy cái ô tô cũ:

[/IMG]
[/IMG]




Cụ nào rành tin cho cháu tham số được không ạ?
Dạ vầng, đây là bộ radar 36D6 cụ ạ, đầu những năm 2000 đã mua 4 bộ đồ cũ xong rồi nâng cấp, chắc thấy tính năng tốt nên đặt bọn ISKRA cải tiến và sản xuất loạt mới 4 bộ với mã định danh là 36D6M1. Như vậy là đã có tổng cộng 8 bộ radar 36D6. Tới đây chắc sẽ còn mua thêm ít nhất 1 đợt 3-4 bộ nữa.Theo một số chuyên gia thì hệ thống radar 36D6M1 tương đương, thậm chí có một số tính năng vượt trội hơn so với radar 96L6E của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 mặc dù thời gian triển khai-thu hồi lâu hơn và khả năng cơ động kém hơn một chút.Thông số kỹ thuật chiến thuật đài radar di động 36D6M1:

Băng sóng: S
Vùng quét:
- Cự ly (km): 360
- Góc tà (độ): 0,5-30
- Phương vị (độ): 360
Chu kỳ mỗi vòng quét (giây): 5 hoặc 10
Khả năng triệt nhiễu địa vật (dB): không dưới 48
Cự ly phát hiện mục tiêu bay thấp có diện tích phản xạ điện từ 1m2:
- Ở độ cao 50m: không dưới 31km
- Ở độ cao 100: không dưới 42km
- Ở độ cao 1.000m: không dưới 110-115km
Cự ly phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ điện từ 0,1m2 (tên lửa hành trình) bay ở độ cao 50m: không dưới 27km
Sai số định vị tọa độ mục tiêu có diện tích phản xạ điện từ 10m2:
- Cự ly (m): 50
- Góc phương vị (độ): 0,2
- Độ cao (m): 400
Điều kiện môi trường:
- Dải nhiệt độ hoạt động: -40°C...+50°C
- Độ ẩm: 98%
- Độ cao: 3.000m so với mực nước biển
Số mục tiêu bám sát đủ tham số cùng lúc (mục tiêu): không dưới 200
Thời gian trung bình giữa hai lần phát sinh sự cố (giờ): không dưới 800
Thời gian triển khai/thu hồi (phút): không quá 30
Giá bán ước tính: US$ 30.000.000

bonus 2 ảnh nội thất, màn hình LCD Samsung nhé ;)


 
Chỉnh sửa cuối:

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Trông mấy cái tầu của chú Ỉn sang thăm Vịt ta bẩn bẩn thế nào ý nhỉ, chả khác mấy loại petya và Gepard cả, thế này đấu sao nổi chú tầu đây, chắc định bán tống đồ cũ cho ta đây mà, đểu thật.

'Thăm' 2 chiến hạm Ấn Độ vừa cập cảng Hải Phòng


Hôm 30/5, hai tàu hải quân INS Ranjit và INS Kulish của Ấn Độ đã cập cảng thăm hữu nghị thành phố Hải Phòng. Thủy thủ đoàn của hai tàu sẽ giao lưu với bộ đội hải quân Việt Nam.

Trong hải quân Ấn Độ hiện tại, hai tàu này đều đóng vai trò chống hạm, chống ngầm và phòng không.

Sau đây là một số thông tin kĩ thuật về hai chiến hạm này:

Khu trục hạm INS Ranjit (D53)

INS Ranjit là khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển thuộc lớp Rajut - là phiên bản cải tiến từ tàu khu trục lớp Kashin của hải quân Liên Xô.

Tổng cộng có năm tàu lớp Rajut ra đời (D51 Rajut, D52 Rana, D53 Ranjit, D54 Ranvir và D55 Ranvirjay), INS Ranjit là chiếc thứ ba đưa vào biên chế trong hải quân Ấn Độ ngày 24/11/1983. Chúng được dùng để thay thế các tàu săn ngầm lớp Petya của nước này thời điểm đó.

Khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển INS Ranjit (D53). INS Ranjit có lượng choán nước 4.974 tấn, chiều dài 174 mét. Toàn bộ thủy thủ đoàn trên tàu lên tới 320 người, trong đó có 35 sĩ quan chỉ huy.

Đối với các loại ra đa trên tàu INS Ranjit bao gồm: hai ra đa định vị Volga; một ra đa tìm kiếm trên không Bharat RAWL thay thế cho loại MP-500 trên các tàu khác thuộc lớp Rajut; ra đa tìm kiếm trên không – trên biển MR 310U “Angara” (tầm hoạt động 128km). Riêng ra đa điều khiển hỏa lực thì tùy từng loại vũ khí sẽ có ra đa tương ứng kết hợp.

Lớp Rajut được thiết kế chung để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, chống hạm, săn ngầm. Trong quá trình hiện đại hóa về sau, các tàu Rajut mang các đặc tính vũ khí khác nhau.

Trong đó, khu trục INS Ranjit (D53) vũ trang:

- Bốn tên lửa đối hạm P-20D (SS-N-2D Styx), dẫn đường tầm nhiệt, vận tốc cận âm Mach 0,9, tầm bắn 100km mang đầu đạn 513kg. Đây là loại tên lửa đã cũ được Liên Xô chế tạo từ những năm 1960, mặc dù Ấn Độ đang sử dụng một trong những phiên bản cải tiến mới nhất của loại này nhưng nó vẫn hạn chế về tầm bắn và độ chính xác.

Lớp Rajut là chiến hạm đầu tiên của Ấn Độ được trang bị tên lửa hành trình siêu âm Bhramos. Tuy nhiên, chỉ có ba tàu lớp này được lắp đặt Bhramos riêng INS Ranjit và INS Rana vẫn sử dụng tên lửa P-20M.​
Hình ảnh tên lửa P-20M (SS-N-2D) phóng đi từ chiến hạm lớp Rajut. - Pháo hạm Ak-176M kết hợp ra đa điều khiển MR-105 Turel. Pháo hạm có tầm bắn 15km dùng để tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ trên biển.

- Tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần Ak-630M (không rõ kết hợp ra đa nào), tầm bắn 4.000 – 5.000m, tốc độ bắn 5.000 viên/phút.

- Tên lửa hải đối không S-125M (SA-N-1) kết hợp ra đa điều khiển hỏa lực Parus, tên lửa S-125M có tầm bắn 31,5km, mang đầu đạn 60kg.

Tên lửa hải đối không S-125M. - Máy phóng ngư lôi PTA 533 533mm dùng để bắn ngư lôi chống ngầm loại SET-65E (tầm bắn 15km, tốc độ 40 hải lý/giờ) và ngư lôi chống ngầm Type 53-65 (tầm bắn 19km, tốc độ 45 hải lý/giờ).

- Ngoài ra, còn có vũ khí chống ngầm truyền thống của Liên Xô gồm hai giàn phóng rocket chống ngầm RBU-6000 với 12 ống phóng, tầm bắn 6.000m và tiêu diệt tàu ngầm ở độ sâu tối đa 500m.

- INS Ranjit mang được một trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc HAL Chetak (Ấn Độ tự sản xuất).

Rocket chống ngầm RBU-6000 phóng đi từ một trong những chiếc tàu thuộc lớp Rajut.
Trực thăng săn ngầm Ka-28 chuẩn bị hạ cánh trên khu trục hạm thuộc lớp Rajut. INS Ranjit trang bị bốn động cơ tuốc bin khí (70.000 mã lực) cho phép đạt tốc độ 35 hải lý/giờ và tầm hoạt động khoảng 6.500km nếu chạy với tốc độ 18 hải lý/giờ.

Nhìn chung, INS Ranjit trang bị nhiều thế hệ vũ khí cũ, độ chính xác kém. Do được chế tạo khá lâu nên khả năng tự động hóa trên tàu không cao, số lượng thủy thủ đoàn quá đông.

Các hoạt động gần đây nhất của INS Ranjit là có chuyến viếng thăm tới Myanmar (năm 2005) và căn cứ hải quân Thanh Đảo, Trung Quốc (năm 2007).

Tàu hộ tống INS Kulish (P63)

INS Kulish là tàu hộ tống thuộc lớp Kora (Type 25A) được sử dụng để thay thế các tàu hộ tống lớp Petya II trong hải quân Ấn Độ.

INS Kulish là chiếc thứ ba trong số bốn chiếc lớp Kora đang biên chế, Kulish hạ thủy vào tháng 8/1997 và đưa vào trang bị chính thức tháng 8/2001.

Tàu hộ tống INS Kulish (P63). Lượng choán nước INS Kulish 1.350 tấn, chiều dài 91,1m. Thủy thủ đoàn trên tàu gồm 119 người trong đó có 9 sĩ quan chỉ huy.

Các hệ thống điện tử trên tàu Kulish có ra đa tìm kiếm trên không MR 352 Poritiv-E (tầm hoạt động 130km), ra đa định vị Bharat 1245, hệ thống truyền dữ liệu chiến đấu IPN-10.

Được thiết kế để thực hiện vai trò chủ yếu tiêu diệt kẻ địch trên biển, INS Kulish vũ trang 16 tên lửa Kh-35 Uran (hay còn gọi là 3M-24E hoặc SS-N-25) được chia ra bốn cụm ống phóng KT-184. Tên lửa dẫn đường bằng ra đa chủ động, tầm bắn 130km mang đầu đạn nặng 145kg.

Các cụm ống phóng tên lửa Uran bố trí đặt sau tháp pháo 76mm.
Cận cảnh tên lửa Uran rời bệ phóng. Tổ hợp tên lửa Uran kết hợp với ra đa điều khiển hỏa lực Garpun-Bal. Ra đa này kết hợp hoạt động trên hai kênh chủ động và bị động. Trong chế độ kênh chủ động nó phát hiện được 150 mục tiêu ở cự lý 35 – 45km.

Ở kênh bị động, hoạt động trong chế độ tìm kiếm tín hiệu xung, CW và nhận diện chính xác nguồn phát ra tín hiệu nhờ được xây dựng “thư viện” 1.000 tín hiệu. Tầm hoạt động tối đa trên kênh bị động là 100km nhưng phụ thuộc vào băng tần.

Kulish trang bị vũ khí phòng không nhẹ gồm tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) AK-630 và tên lửa đối không tầm ngắn Strela-2M (SA-N-5). Tuy nhiên, có một vài nguồn tin nói rằng INS Kulish sử dụng loại tên lửa Igla (SA-16).

Cuối cùng, Kulish được lắp một pháo hạm bắn nhanh Otobreda 76mm (tốc độ bắn 120 viên/phút). Otobreda 76mm và Ak-630 đều được điều khiển bởi radar Lynx GFCS.

Boong tàu phía sau bố trí một chỗ cất hạ cánh cho trực thăng HAL Chetak.

Động lực của tàu là hai động cơ diesel 14.400 mã lực, đạt tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, tầm hoạt động khoảng 6.500km nếu chạy tốc độ 16 hải lý/giờ.
 

beanhue

Xe điện
Biển số
OF-29301
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
3,386
Động cơ
516,349 Mã lực
Nơi ở
Nơi chân trời góc bể...
Hôm về quê cháu thấy có cái này mới được trang bị hơn năm đổ lại đây, thay cho giàn di động cũ lắp trên mấy cái ô tô cũ:

[/IMG]
[/IMG]




Cụ nào rành tin cho cháu tham số được không ạ?
Có phải cái này trên đường ra Tiền Hải, phải không bác ?
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển INS Ranjit (D53). INS Ranjit có lượng choán nước 4.974 tấn, chiều dài 174 mét. Toàn bộ thủy thủ đoàn trên tàu lên tới 320 người, trong đó có 35 sĩ quan chỉ huy.
nhìn dàn radar con này hoa cả mắt @@
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top