[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

hoanglz

Xe máy
Biển số
OF-52703
Ngày cấp bằng
12/12/09
Số km
99
Động cơ
453,780 Mã lực
Su-27/30 trực chiến cấp 1, vũ khí luôn sẵn sàng, có lệnh là nổ máy, chạy ra khỏi hangga và cất cánh ngay. Trong ảnh là chiếc Su-27SK số hiệu 6004 đã được lắp tên lửa không đối không AA-10C Alamo (R-27TE)
em thì em thấy con này hơi nát các bác à...
 

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
211
Động cơ
441,170 Mã lực
em thì em thấy con này hơi nát các bác à...
Tại vì ta không dám rửa máy bay do sợ bong sơn và mất phấn***mà thuê Nga nó rửa thì nó lấy công đắt quá nên cứ để bẩn bẩn một tý nhưng mỗi năm tiết kiệm cho đất nước nhiều chục ngàn USD. Em dự thế he he!!!
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,540
Động cơ
566,291 Mã lực
Trông cái máy bay 2nd rỉ thì còn đỡ, nhưng cái hăng ga nó còn nát hơn, nhìn cái đoạn ống tiếp dấu mà đến mấy khúc mấy màu khác nhau, dây điện thì lòng thà lòng thòng, chăẳn may nó chập cháy vào cái ống xăng 1 phát thì đi tong cả dàn máy bay hàng hiêệnđại nhất VN:-ss.
 

dajkameo

Xe máy
Biển số
OF-59160
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
81
Động cơ
444,180 Mã lực
nhìn cũng hoành tráng thật đấy nhưng không biết lúc bắn thật có trúng mục tiếu không nhỉ.. hihi
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
Khổ quá, không đưa ảnh lên thì các cụ bảo là nhà ta bưng bít thông tin, còn đưa lên thì lại bảo là bảo dưỡng kém, gỉ hoen gỉ hoét. Chán! Đã thế thì cóc đưa lên nữa, đỡ phải nói này nói nọ!
 

zPhanAnhz

Xe buýt
Biển số
OF-38344
Ngày cấp bằng
15/6/09
Số km
504
Động cơ
474,840 Mã lực
:)) Thôi cụ Trùm bớt nóng , ở đây đâu phải bên ttvn mí lại quansu , cứ từ từ các cụ khắc hiểu !

@ Các cụ : VN em đố cụ nào bảo quản nổi máy bay không gỉ sét trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt đới !
@ Cụ nào bảo Tàu VN đóng là chìm : :-w Vậy mấy con tàu cứu hộ , cảnh sát biển đang bơi của nhà ta đóng chắc thành tàu ngầm ráo trọi hả ?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Khổ quá, không đưa ảnh lên thì các cụ bảo là nhà ta bưng bít thông tin, còn đưa lên thì lại bảo là bảo dưỡng kém, gỉ hoen gỉ hoét. Chán! Đã thế thì cóc đưa lên nữa, đỡ phải nói này nói nọ!
OF mà cụ, gạch đá, cãi chửi nhau là .. nét văn hóa đặc sắc cần bảo tồn mà X_X;)), cứ tiếp đi cụ nhé ...
 

duongdat

Xe tải
Biển số
OF-2672
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
247
Động cơ
565,430 Mã lực
Khổ quá, không đưa ảnh lên thì các cụ bảo là nhà ta bưng bít thông tin, còn đưa lên thì lại bảo là bảo dưỡng kém, gỉ hoen gỉ hoét. Chán! Đã thế thì cóc đưa lên nữa, đỡ phải nói này nói nọ!
Thôi mà bác Triumf, đừng dỗi thế chứ. Bác cứ post đi, em đọc bên quansu, ttvnol rồi, sang đây đọc lại vẫn thấy hay :P .

@ Các bác thích máy bay đẹp :
- Máy bay là để chiến đấu, không phải để trưng bày. Miễn là có máy bay cho các bác nhìn là được rồi. Nhìn để mà tự hào, mà yên tâm là chúng ta đang sống và có những con người 24/24 túc trực sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chúng ta. Các bác tìm hiểu thêm hình ảnh máy bay trực chiến của các nước khác thấy nó cũng bẩn y như mình, thậm chí còn bẩn hơn.

- Về sơn máy bay : Để chiến đấu nó khác biểu diễn. Sơn nó có tác dụng chống phản xạ lại rada nên cái nước sơn đấy không phải thích thì sơn lại được. Của nó thế nào thì phải để nguyên như thế. Nếu các bác có hiểu biết nhiều tí thì thấy những khí tài khác (ngoài máy bay, tàu chiến) được bảo quản, sơn sửa rất tốt. Khó khăn cho việc rửa như xe tăng mà mình còn làm rất tốt, mình rửa sạch bong từng mắt xích xe được. Các bác phải nhớ, Việt Nam có lực lượng phu rất sẵn và rẻ. Nếu sơn, rửa máy bay đơn giản thế thì đảm bảo lúc nào máy bay mình cũng đẹp.

- Về bảo dưỡng khí tài : Việt Nam có truyền thống là nước có khả năng bảo dưỡng vũ khí, khí tài tốt nhất thế giới. Các bác nhìn thấy được thì quân đội cũng nhìn thấy. Nếu làm được họ đã làm rồi. Quy trình bảo dưỡng máy bay ngay cả dân sự vẫn luôn là quy trình khắt khe nhất. Việc người ta dùng thiết bị gì không phải việc các bác phải lo. Quân đội còn biết rõ hơn rất rất nhiều so với các bác về tầm quan trọng của từng khí tài. Máy bay cỡ Su 27/30 không phải cứ có tiền là mua được.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,540
Động cơ
566,291 Mã lực
- Về bảo dưỡng khí tài : Việt Nam có truyền thống là nước có khả năng bảo dưỡng vũ khí, khí tài tốt nhất thế giới. .
Cái này thì chắc chắn phải xem lại cụ ợ. Ít nhất thì câu này của cụ nó ném hòn đá rõ to vào việc ta không sơn được vỏ máy bay, hay đơn giản là tắm rửa đàng hoàng cho nó bớt gỉ sét (cháu đoán cái oxyts sắt nó loang to cũng tăng diện tích phản xạ sóng ra đa đấy ợ).
Ủng hộ và tự hào viêệ có là tốt rồi, nhưng những gì mình laà chưa tốt mình phải công nhận và những gì cần cải tíên, tối ưu thì phải làm.
Vẫn biếtt là mấy anh bộ đội túc trực ngày đêm, caái các cụ biết các anh cũng biết, nhưng từ biết đến thực hiện cần rất nhiều quá trình.
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Nga tiết lộ thời điểm giao Su-30MK2 cho Việt Nam



Hôm 19/8, công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga tiết lộ, Nga sẽ hoàn tất hợp đồng giao 8 máy bay Su-30MK2 cho Việt Nam vào năm 2010.
Nga và Việt Nam đã kí kết thỏa thuận trị giá 500 triệu USD mua bán 8 máy bay chiến đấu Su-30MK2 vào tháng 1/2009.

Tại triển lãm hàng không MAKS-2000 tổ chức gần thủ đô Moscow, ông Alexander Mikheyev, Phó Tổng giám đốc công ty Rosoboronexport cho biết: “Hợp đồng đã được kí kết vào tháng 1, và chúng tôi sẽ hoàn tất vào năm 2009-2010”.

Ông Alexander Mikheyev cho hay, Việt Nam đã trả trước một số tiền cho Nga theo hợp đồng này và số máy bay Su-30MK2 giao cho Việt Nam sẽ được chia thành hai lô, mỗi lô gồm 4 chiếc.

Su-30MK2 là phiên bản hai chỗ ngồi tiên tiến của máy bay chiến đấu đa năng Su-27 Flanker với khả năng phóng tên lửa chống tàu và được trang bị hệ thống điện tử tối tân. Su-30MK2 được dùng để giành ưu thế trên không, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất bằng vũ khí chính xác cao, trinh sát trên chiến trường đất liền và trên biển, huấn luyện người lái, có thể hoạt động độc lập và theo tốp trong mọi điều kiện thời tiết.

Hồi tháng 6, Cơ quan Hợp tác Quân sự Liên bang Nga cho hay, Việt Nam bày tỏ quan tâm đến việc mua thêm chiến đấu cơ Su-30MK2 và các cuộc hội đàm về một hợp đồng mới có thể bắt đầu trong tương lai gần.

Máy bay quân sự sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong xuất khẩu vũ khí Nga, và được cho là sẽ đạt tổng doanh thu 2,6 tỷ đô la trong năm 2009.

Hồi cuối tháng 4, nhật báo Kommersant của Nga đưa tin, công ty đóng tàu Admiralty Shipyards sẽ chế tạo 6 tàu ngầm điện diesel hạng Kilo cho Việt Nam. Nguồn tin từ công ty Rosoboronexport sau đó đã xác nhận việc Nga và Việt Nam đã đàm phán một hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm điện diesel hạng Kilo trị giá 1,8 tỉ USD để giao cho hải quân Việt Nam trong vòng một năm. Các chuyên gia cho rằng, nếu hội đàm về hợp đồng này thành công thì sau 2 năm nữa Việt Nam sẽ chắc chắn lọt vào danh sách 5 nước mua nhiều vũ khí nhất của Nga sau Ấn Độ, Algeria, Venezuela và Trung Quốc.



(Theo RIA)
 

zaizai_1984

Xe đạp
Biển số
OF-39304
Ngày cấp bằng
27/6/09
Số km
27
Động cơ
469,850 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Xét về vũ khí hiện đại của quân đội ta còn nghèo quá bác nhỉ, em thấy chỉ dừng lại con số dưới 10. Giá như nó gấp 10 lần như thế thì chắc chắn phát ngôn viên của việt nam sẽ tự tin phát biểu hơn nhiều.
 

duongdat

Xe tải
Biển số
OF-2672
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
247
Động cơ
565,430 Mã lực
Cái này thì chắc chắn phải xem lại cụ ợ. Ít nhất thì câu này của cụ nó ném hòn đá rõ to vào việc ta không sơn được vỏ máy bay, hay đơn giản là tắm rửa đàng hoàng cho nó bớt gỉ sét (cháu đoán cái oxyts sắt nó loang to cũng tăng diện tích phản xạ sóng ra đa đấy ợ). .
Em đã nói rất rõ là trừ máy bay và tàu chiến tàng hình ra thì các khí tài còn lại của mình đều rất đẹp, sơn, rửa, lau chùi thường xuyên rồi mà. Việc sơn lại máy bay thì phải mang ra nước ngoài, tới các cơ sở bảo dưỡng của Sukhoi để làm. Còn lau mà hết được vết bẩn thì mình đã làm rồi. Em chưa có thời gian ngồi lục lại mấy cái ảnh máy bay của Nga, Mĩ. Bác tìm mà xem, nó cũng loang lổ chả khác gì mình. Mấy cái máy bay Trung Quốc mà sơn rằn ri bác thấy đẹp, nó chỉ là máy bay biểu diễn thôi, chả nước nào bây giờ còn sơn rằn ri để chiến đấu cả.

Cái chỗ đỏ đỏ : Em giờ mới biết là máy bay thế hệ 4 còn bị rỉ đấy bác ạ :D , nhất là lại có cả rỉ sắt nữa =)) .
 
Biển số
OF-56540
Ngày cấp bằng
5/2/10
Số km
292
Động cơ
450,100 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu vượt-Lạch tray -HP
Con xe này giống HAMER H3 nhỉ?Con này có salon nào có không,em muốn cưới 1 em nó về đi cho oách.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
Thôi tạm dừng máy bay tàu bò, ta đổi khí một chút sang các loại radar phòng không khá hiện đại so với thế giới mà hiện Quân chủng PK-KQ đã được trang bị:

RADAR 55Zh6UE NEBO-UE

Nhiệm vụ:
Đài 55Zh6UE Nebo-UE được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch ta, nhận dạng kiểu loại, xác định và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay của các loại mục tiêu bay gồm cả mục tiêu bay đường đạn, mục tiêu kích cỡ nhỏ và mục tiêu có hệ số phản xạ điện từ thấp cho các hệ thống khí tài chiến đấu hay màn hiện sóng của trắc thủ radar.

Đài radar di động mảng pha kỹ thuật số quét độ cao lớn và trung bình cho 3 tham số mục tiêu Nebo-UE có thể tích hợp với các hệ thống chỉ huy đồng bộ hoặc không đồng bộ của các đơn vị phòng không và không quân.



Đài NEBO-UE của Đoàn radar 295 thuộc Sư­ đoàn 363 - Đoàn phòng không Hải Phòng

Đặc điểm:
• An-ten mảng pha
• Phát hiện chính xác mục tiêu bay tàng hình và mục tiêu bay cỡ nhỏ.
• Các đặc tính kỹ thuật tiên tiến giúp loại trừ nhiễu địa vật và nhiễu tích cực
• Xử lý tất cả các tham số mục tiêu kèm chế độ tự động phát hiện, bám sát và xác định đường bay của mục tiêu
• Có thể tích hợp với các hệ thống chỉ huy đồng bộ, kết nối với các hệ thống tên lửa và pháo phóng không do Nga hay nước ngoài chế tạo
• Có hệ thống kiểm lỗi và kiểm tra khí tài đồng bộ cơ hữu.

Cấu hình
Đài Nebo-UE bao gồm khối thiết bị điện tử (trên xe thùng kéo kín AP - xe an-ten), một dàn an-ten dạng cột (chuyên chở trên 3 xe thùng kéo hở); một xe hiện sóng (trên xe thùng kéo kín UV - xe điều khiển); xe phát điện 19U6 cùng cáp nguồn nối với xe hiện sóng và hệ thống điều khiển tự động; bộ dụng cụ sửa chữa và phụ tùng thay thế.

Đài Nebo-UE có vận hành trong mọi loại điều kiện khí hậu với dải nhiệt độ môi trường từ -50°C đến +50°C, độ ẩm không khí tới 98% và tốc độ gió tới 30m/giây tại độ cao 1.000m so với mực nước biển.

Trên thế giới hiện không có hệ thống radar nào có tính năng tương tự như Nebo-UE. So với radar gần như tốt nhất do nước ngoài chế tạo là 743D Martello ở tiêu chí cùng mức tiêu thụ điện năng và mức độ chính xác, thì đài Nebo-UE có cự ly và độ cao phát hiện mục tiêu lớn hơn đối thủ tới 1,5 lần.





Đài NEBO-UE của Đoàn radar 294 thuộc Sư­ đoàn 367 - Đoàn phòng không Thành phố Hồ Chí Minh

Thông số kỹ thuật cơ bản:
Băng sóng: mét
Cự ly phát hiện mục tiêu dạng máy bay chiến đấu (Diện tích phản xạ radar = 2,5m2) (km):
- Ở độ cao 500m: không dưới 65
- Ở độ cao 10.000m: không dưới 310
- Ở độ cao 20.000m: không dưới 400
Cự ly phát hiện mục tiêu dạng tên lửa hành trình siêu thanh (Diện tích phản xạ radar = 0,9m2) (km):
- Ở độ cao 10.000m: không dưới 250
- Ở độ cao 20.000m: không dưới 300
Biên độ vùng quét và định vị mục tiêu:
- Độ cao (km): 65
- Góc tà (độ): 16
Sai số định vị tọa độ mục tiêu:
- Cự ly (m): 60
- Góc phương vị (phút góc): 10
- Độ cao khi quét góc tà từ 2 tới 16 độ (m): 400
- Độ cao khi quét góc tà từ 0,8 tới 2 độ (m): 600
Số lượng mục tiêu có thể bám sát đủ tham số: không dưới 100
Thời gian trung bình giữa 2 lần phát sinh sự cố (giờ): không thấp hơn 250
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Việt Nam mua 12 máy bay Su 30MK2


Tờ Interfax của Nga trích dẫn nguồn tin trong giới quân sự và ngoại giao nước này cho hay, Việt Nam và Nga đã ký kết một hợp đồng mua bán 12 chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su 30MK2 và vũ khí phòng không vào hồi đầu tháng 2 năm nay. Giá trị hợp đồng đạt 1 tỷ USD.
Theo thoả thuận, Nga sẽ giao máy bay cho phía Việt Nam trong năm 2011-2012. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ nhận được các vũ khí phòng không và các phụ tùng thay thế dành cho máy bay mới và những chiếc Su đã đặt mua trước đó.

Một bản hợp đồng khác cung cấp cho Việt Nam 8 chiếc Su 30MK2 cũng đã được hai bên ký kết hồi đầu năm 2009.

Su 30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su 30, được tập đoàn Sukhoi phát triển từ những năm 90. Nó có khả năng mang tên lửa chống tàu, đạt tới vận tốc 2.100 km/h và tầm xa là 3.500 km.

Ngoài ra, Su 30MK2 còn được trang bị tên lửa dẫn đường, bom và container tên lửa không định hướng. MK2 thường được bán cho các nước ven biển như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Venezuela.

Giữa tháng 12 năm ngoái, Nga và Việt Nam cũng đã ký kết hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel -điện cho Việt Nam theo Dự án 636 Varshavyanka trị giá 2 tỷ USD.


(Theo Bee)
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Frigate tàng hình Gepard-3.9 sắp đến biển Đông

9/3/2009 9:42:00 AM Gold Lion



Ngày 24/6/2009, tại triển lãm hải quân MVMS-2009 ở St. Petersburg, Nga, ông Oleg Azizov, đại diện Rosoboronoexport cho biết, năm 2010, Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu frigate Gepard 3.9 theo hợp đồng ký năm 2006.


Frigate Gepard-3.9 lớp 1166.1 (zdship.ru)​

Nga sắp chuyển giao tàu chiến tàng hình cho Việt Nam
Ngày 24/6/2009, tại triển lãm hải quân MVMS-2009 ở St. Petersburg, Nga, ông Oleg Azizov, đại diện Rosoboronoexport cho biết, năm 201 0, Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu frigate Gepard 3.9
theo hợp đồng ký năm 2006.
Sự ra đời
Trong thập niên 1980, Viện Thiết kế Zelenodolsk (ZPKB, tức Viện TsKB-340) tại thành phố Zelenodolsk, CH Tatarstan, Liên bang Nga đã cho ra đời thiết kế tàu Projekt 1166.1.
Năm 2003, Hải quân Nga nhận vào trang bị chiếc tàu đầu tiên của lớp 1166.1 là Tatarstan và dùng làm kỳ hạm của Hạm đội Caspi; chiếc thứ hai Dagestan dự kiến nhận vào trang bị năm 2009.
Cuối thập niên 1980, ZPKB đã thiết kế serie tàu Gepard (Gepard 1, Gepard 2, Gepard 3, Gepard 4 và Gepard 5) dựa trên thiết kế lớp 1166.1 để xuất khẩu.

Tàu hộ tống Tatarstan lớp 1166.1 (zdship.ru)​

Thiết kế tiên tiến ứng dụng công nghệ Stealth

Tàu frigate đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển; khi cần thiết có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Frigate tàng hình Gepard-3.9 (zdship.ru)​
Theo các nguồn tin Nga, các tàu Gepard-3.9 của Việt Nam được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình (Stealth technology), nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Tàu được trang bị hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể và hệ thống điều hòa không khí mới. Gepard-3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn; chiều dài 102,2 m; chiều rộng 13,1 m và mớn nước 3,8 m. Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép tàu đạt tốc độ 28 hải lý/h (52 km/h), khả năng hoạt động độc lập 20 ngày đêm, cự ly hành trình gần 5.000 hải lý với tốc độ 10 hải lý/h. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho 1 trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31).


Trực thăng chống ngầm Ka-27. Ảnh: flot.sevastopol.info​

Tổ hợp vũ khí chống hạm, phòng không và chống ngầm hiện đại, uy lực mạnh Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, 1 khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát/phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; 3 hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và 2 súng máy 14,5 mm; 2 hệ thống phóng lôi x 2 ống phóng 533 mm và 1 bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối. Uran có hình dáng và tính năng tương tự loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là AGM-84 Harpoon.
Tên lửa Uran có chiều dài 4,2 m; đường kính 0,42 m, trọng lượng 630 kg, đầu đạn 145 kg, tầm bắn 5-130 km, tốc độ tối đa 0,9M. Ngoài biến thể 3M24 Uran SS-N-25 Switchblade trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo các biến thể phòng thủ bờ biển 3K60 (3M24M) Bal/Bal-E (SSC-6 Stooge) và biến thể lắp trên máy bay Kh-35U (AS-20 Kayak).

Một số hình ảnh tên lửa chống hạm 3M24 Uran/Kh-35

Tên lửa Kh-35 rời bệ phóng (militaryimages.net)​

Tên lửa Kh-35 (naval-technology.com)​

Tên lửa Kh-35 (vectorsite.net)​
Tên lửa Kh-35 (warfare.ru)
Tên lửa Kh-35 (wikimedia.org)
Hệ thống tên lửa-pháo phòng không Palma
có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm 2 pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên 2 cụm ống phóng 3R-99E).

Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát/phút.

Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2-3.500 m và cự ly 1.300-8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.


Các nguồn tin Nga cho hay, ngoài 2 chiếc Gepard-3.9 đóng tại Nga, VN có thể mua thêm 2 chiếc và đóng tại VN theo giấy phép.

Mới đây, ngày 19/6/2009, tại triển lãm hàng không Le Bourget, Pháp, Phó Giám đốc Cục Hợp tác KTQS Liên bang Nga (FSVTS) Aleksandr Fomin tiết lộ Nga và Việt Nam mùa thu này sẽ bắt đầu đàm phán về việc bán cho Việt Nam lô tiếp theo máy bay tiêm kích Su-30MK2.

Tháng 1/2009, Rosoboronoexport đã ký hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 12 máy bay tiêm kích Su-30MK2 từ năm 2010 trị giá hơn 500 triệu USD (chưa kể vũ khí). Ông Aleksandr Fomin cho biết: “Chúng tôi sẽ bắt đầu các hoạt động tư vấn thực tế vào mùa thu này về khả năng cung cấp cho Việt Nam lô tiếp theo các máy bay này”, nhưng không nói rõ số lượng. Tuy nhiên, một nguồn tin tại Rosoboronoexport nói đến con số 8-12 chiếc Su-30MK2.

Trước đó, có tin Nga cũng đang đàm phán về việc đóng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam 6 tàu ngầm Projekt 636 Kilo trị giá 1,8 tỷ USD.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
TỔ HỢP ĐÀI NHÌN VÒNG BẮT THẤP 3 THAM SỐ 39N6E KASTA-2E2

Nhiệm vụ
Tổ hợp đài nhìn vòng bắt thấp 3 tham số Kasta-2E2 được thiết kế cho nhiệm vụ kiểm soát vùng trời và cung cấp tình báo tham số cự ly, phương vị và độ cao của các loại mục tiêu bay (máy bay cánh bằng, trực thăng, phương tiện bay không người lái, tên lửa hành trình bay thấp hoặc bám đất cực thấp) có tiết diện phản xạ điện từ thấp trong điều kiện nhiễu địa hình địa vật và nhiễu khí tượng cường độ mạnh.

Tổ hợp đài di động linh kiện bán dẫn dùng trinh sát phát hiện mục tiêu bay thấp Kasta-2E2 có khả năng sử dụng cho các hoạt động quân sự và dân sự đa dạng như: hoạt động của hệ thống phòng không không quân, hoạt động phòng thủ bờ biển và giám sát biên giới, hoạt động điều phối không lưu và hoạt động giám sát vùng trời đỉnh sân bay.

Đặc điểm
Tổ hợp đài có thiết kế dạng khối linh kiện với khối phát dùng đèn bán dẫn, khối xử lý tín hiệu kỹ thuật số và đồng bộ có khả năng kháng triệt nhiễu tương tác điện từ của các khí tài điện tử khác hoạt động trong đội hình ở cự ly gần (khả năng kháng nhiễu đạt tới 50dB), khối kiểm chỉnh lỗi đồng bộ, khối an-ten thu phát gắn trên xe cao 14m để phát hiện mục tiêu bay thấp, khối an-ten thu phát trên xe kéo cao 50m, khối trạm điều khiển từ xa.

Cấu hình
Tổ hợp đài Kasta-2E2 gồm một xe khí tài thu phát, một xe an-ten xoay kèm trạm nguồn AD-30 và máy biến thế dùng nguồn điện lưới, một trạm nguồn điện diesel dự phòng đặt trên xe thùng kéo việt dã bánh hơi; 2 xe thùng kéo 1 cầu chở phụ kiện, một trạm điều khiển từ xa có khả năng điều khiển đài phát từ khoảng cách tới 300m.

Kasta-2E2 là tổ hợp đài hoạt động hiệu quả và ổn định, vận hành tiện lợi và an toàn, bảo dưỡng dễ dàng, thuận tiện khi vận chuyển trên các loại phương tiện giao thông, tính năng kháng nhiễu cao, có khả năng phát hiện từ cự ly xa các loại mục tiêu bay cỡ nhỏ bay thấp và chậm.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng, tổ hợp đài Kasta-2E2 còn có phiên bản dạng xe thùng kéo được chuyển giao đồng bộ để hoạt động cùng an-ten đặt trên tháp dạng cột kiểu Unzha.

Thông số kỹ thuật cơ bản:
Băng sóng: đề-xi-mét
Phạm vi trinh sát:
- Cự ly (km): 5 - 150
- Góc tà (độ): 25
- Phương vị (độ): 360
- Độ cao (km): 6
Cự ly phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar = 2m2 với cột an-ten cao 14/50m (km):
- Ở độ cao 100m: 41/55
- Ở độ cao 1.000m: 95/95
Sai số định vị mục tiêu
- Cự ly (m): 100
- Độ cao (m): 900
- Phương vị (phút góc): 40
Khả năng kháng lọc nhiễu địa vật (dB): 54
Số mục tiêu có thể bám sát đủ tham số cùng lúc (mục tiêu): 50
Thời gian trung bình giữa 2 lần phát sinh sự cố (giờ): 700
Nguồn điện (kW): 23
Thời gian hoạt động liên tục (ngày): không dưới 20

 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Xe bọc thép chở quân mới BTR-82 và BTR-82A của Nga Đã xuất hiện tại Việt Nam.


5/3/2010​



Cuối tháng 4.2010, Công ty Công nghiệp quốc phòng (VPK) của Nga đã cho ra mắt BTR-82 và BTR-82А, 2 biến thể mới của xe bọc thép chở quân bánh lốp nổi tiếng BTR-80, tại trường thử của Nhà máy Chế tạo máy Arzamas (AMZ).


Từ yêu cầu của thực tế




Hiện tại, phần lớn xe tăng-thiết giáp của Nga không còn đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiện đại, đặc biệt là không phù hợp với các cuộc chiến tranh cục bộ, tác chiến chống nổi dậy, chống khủng bố hiện nay.

Trong các cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Chechnya, các xe thiết giáp như xe chiến đấu bộ binh (BMP), xe bọc thép chở quân (BTR) đều bộc lộ nhược điểm lớn về khả năng sống còn, không an toàn cho kíp xe và bộ binh ngồi trong xe khi bị vấp mìn và trúng đạn, nên từ chiến tranh Afghanistan đến nay, bộ binh Liên Xô/Nga buộc phải ngồi trên nóc xe để cơ động chứ không dám ngồi trong xe.

Vì thế, mới đây, Thứ trưởng Quốc phòng Nga, Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị, Đại tướng Vladimir Popovkin tuyên bố không mua tiếp nhiều loại tăng-thiết giáp T-90, BTR-80, BMP-3, BMD-4, Sprut hoặc dừng nhiều dự án như T-95, BMPT, Koalitsia, Burlak...

Với BTR-80, ông Popovkin phàn nàn là lính trên xe không thể nhảy khỏi xe qua các cửa hông của xe này khi xe đang chạy. Thực ra, các công trình sư phải chọn giải pháp bố trí khoang động cơ-truyền lực ở đuôi xe và khoang chở quân ở giữa xe được lựa chọn là do các yêu cầu chiến-kỹ thuật đặt ra khi thiết kế cả xe BTR-70 và BTR-80 đòi hỏi các xe này nhất thiết phải có khả năng bơi. Với cách bố trí này, quả thực rất khó để nhảy khỏi xe BTR-70 và BTR-80 đang chạy. Các cửa hông của BTR-80 còn có các nhược điểm như quá hẹp nên khó lên/xuống xe và khó đưa người bị thương qua cửa.

Cách bố trí cửa đổ bộ ở sườn xe tuy không tối ưu, song có ưu điểm quan trọng là có thể dùng sườn xe che chắn cho bộ binh lên và xuống xe. Các xe BTR có cửa đổ bộ lớn phía sau thuận lợi cho bộ binh đổ bộ, nhưng khi bị phục kích bắn từ phía sau thì lại nguy hiểm hơn rất nhiều cho lính trên xe. Một phát đạn rocket chống tăng cá nhân hay hoả lực súng bộ binh bắn chuẩn xác có thể giết chết hết những người ở trong xe.

Cuộc chiến chống nổi dậy hiện nay cần có các xe thiết giáp khác và cách sử dụng khác đối với các loại xe này. Nga đang ráo riết phát triển BTR thế hệ mới, nhưng cấu trúc của nó vẫn chưa được tiết lộ. Loại xe mới sẽ đắt hơn nhiều và vì thế Nga cần tận dụng loại BTR có số lượng đông đảo, quen thuộc và khá tốt là BTR-80 bằng cách hiện đại hoá chúng. Bối cảnh đó dẫn tới sự ra đời của BTR-82 và BTR-82А.


Đến BTR-82 và BTR-82A

BTR-82/82А do Trung tâm Kỹ thuật quân sự (VITs) của Công ty VPK (Nga) thiết kế với sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Quốc phòng Nga và sắp được sản xuất loạt tại AMZ. Hiện uỷ ban hỗn hợp gồm đại diện các nhà thiết kế, nhà sản xuất, bên đặt hàng và các cơ quan khoa học của Tổng cục ô tô-tăng giáp (GABTU)/Bộ Quốc phòng Nga đang bắt đầu giai đoạn thử nghiệm cuối đối với các xe này.

BTR-82/82А là các biến thể hiện đại hoá sâu của BTR-80 và BTR-80А, các BTR phổ dụng, có trong trang bị hơn 30 nước trên thế giới, trong đó có Liên bang Nga. Trong quá trình hiện đại hoá BTR-80 và BTR-80A, người ta đã xét đến tất cả các đề xuất và yêu cầu của bên đặt hàng, cũng như kinh nghiệm khai thác và sử dụng chiến đấu các xe này.
Nhờ có sự khác biệt về chất so với các xe BTR-80/80А sản xuất loạt, các xe cải tiến được Bộ Quốc phòng đặt tên mới là BTR-82 và BTR-82А. Kết quả thử nghiệm BTR-82/82А cho thấy chúng có tính năng chiến đấu và kỹ thuật so với BTR-80/80A không dưới 2 lần.

Mục đích chính của chương trình hiện đại hoá BTR-80/80A là nâng cao tổng thể các tính năng kỹ-chiến thuật và khai thác, như hoả lực, sức cơ động, khả năng bảo vệ, khả năng điều khiển-chỉ huy, nâng cao độ tin cậy, công nghệ sản xuất, khai thác và sửa chữa hiệu quả hơn.

Sức mạnh hoả lực của các xe mới BTR-82/82A được nâng cao nhờ lắp ráp module chiến đấu chuẩn hoá dẫn động điện theo 2 mặt phẳng ngang/đứng thay cho tháp nhỏ trước đây và thiết bị ổn định vũ khí kỹ thuật số 2 mặt phẳng được chuẩn hoá tối đa với thiết bị ổn định của xe chiến đấu bộ binh BMP-2 kết hợp với tổ hợp ngắm bắn-quan sát ngày đêm mới.

Module chiến đấu của BTR-82 lắp súng máy KPVT 14,5 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm PKTM, còn BTR-82А thì lắp pháo tự động 30 mm 2А72 và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm PKTM.

Các súng máy 14,5 mm và 7,62 mm trên BTR-82 sử dụng tương ứng băng dây tiếp đạn loại 500 và 2000 viên. Ở BTR-82, vũ khí chính của xe là súng máy 14,5 mm KVPT vẫn có cơ số đạn 500 viên, nhưng dùng hệ thống tiếp đạn băng dây 1 băng 500 viên thay vì 10 hộp đạn chứa băng dây 50 viên như ở BTR-80 nên pháo thủ không phải vất vả nạp đạn cho súng máy sau mỗi lần bắn hết 50 viên đạn.

Module chiến đấu chuẩn hoá có thể lắp cả các loại pháo khác, kể cả của nước ngoài.

Để tăng cường khả năng trinh sát và hiệu quả bắn, BTR-82/82A được lắp máy ngắm hỗn hợp ngày đêm của trắc thủ TKN-4GА (sắp tới là TKN-4GA-02) với thị trường được ổn định. Nhờ sử dụng thiết bị ổn định, các bộ dẫn động điện và máy ngắm mới, kíp xe BTR-82/82А có thể tác xạ có ngắm trong hành tiến và trong đêm; tăng hiệu quả bắn của BTR-82/82А lên 2,5 lần so với BTR-80/80А.

Theo lời công trình sư trưởng của Trung tâm VITs Yuri Korolev, máy ngắm mới cho phép kích nổ từ xa các quả đạn pháo 30 mm. Ông cho biết: "việc phát triển các loại đạn kiểu này đang gần hoàn tất". Các loại đạn này khi được đưa vào trang bị sẽ cho phép nâng cao cơ bản khả năng của xe thiết giáp Nga trong tiêu diệt sinh lực ẩn nấp dưới các nếp gấp địa hình hay trong công sự.
Các công trình sư đặc biệt chú trọng nâng cao khả năng bảo vệ kíp xe và lính đổ bộ, tận dụng tối đa kết cấu cơ sở mà không làm tăng nhiều trọng lượng của xe. Việc nâng cao cơ bản khả năng chống mìn của thân xe là không thể, bởi vì tăng khả năng chống mìn sẽ làm tăng mạnh trọng lượng xe, tăng tải cho bộ phận vận hành và hệ thống truyền lực và làm giảm độ tin cậy của chúng. Theo ông Yuri Korolev, nếu muốn có khả năng chống mìn như xe MRAP của Mỹ thì phải thiết kế xe BTR từ đầu.

Các mặt phẳng bên trong thân xe, kể cả sàn xe được lắp lớp lót chống mảnh đạn làm vật liệu tổng hợp nhiều lớp dạng Kevlar có tác dụng giữ lại các mảnh đạn khi xuyên qua giáp chính và loại trừ khả năng đạn va đập giữa các thành xe.

Để giảm tác động xấu của các vụ nổ dưới bánh xe hay thân xe, sàn xe được trải các thảm nhỏ chống mìn là lớp phủ cao su nhiều lớp có đặc tính khác nhau. Các tấm thảm này giảm bớt một phần tác động của sóng nổ.

Bụng xe có thiết kế mới có tác dụng hấp thụ năng lượng nổ với 2 tầng bảo vệ. Các ghế của kíp xe và lính trên xe dự định sẽ lắp hệ treo đặc biệt có tác dụng giảm tác động của sóng nổ lên những người ngồi trong xe. Theo ông Yuri Korolev, khả năng chống mìn của BTR-82/82А cao hơn khoảng 10% so với BTR-80/80A.

Để tăng khả năng sống sót, xe được lắp hệ thống dập lửa cải tiến, làm tăng độ an toàn cháy nổ.

Nhờ tổ hợp các biện pháp nâng cao khả năng bảo vệ, khả năng sống còn của các xe được nâng lên 20%, bảo đảm bảo vệ kíp xe, các tổng thành và hệ thống của xe chống đạn súng bộ binh xuyên giáp bắn ở cự ly 100 m, cũng như sát thương thứ cấp bởi mảnh đạn khi xuyên qua giáp chính. Hệ thống bảo vệ chống mảnh đạn còn cải thiện điều kiện làm việc của kíp xe trong xe nhờ cách ly nhiệt và ồn tốt hơn cho khoang công tác.

Mặc dù trọng lượng xe có tăng chút ít, các tham số cơ động của xe vẫn được nâng lên nhờ lắp động cơ diesel mới mạnh hơn (300 mã lực), các bộ phận mới cho hệ truyền lực và hệ thống treo. Động cơ được chuẩn hoá 85% với động cơ sản xuất loạt dùng cho họ xe tải KamAZ Mustang. Tổng dự trữ làm việc của xe, tốc độ trung bình trên địa hình chia cắt, độ êm thuận khi chạy và độ tin cậy của khung gầm nói chung cũng tăng lên.

Hệ treo được cải tiến và việc lắp các bộ giảm chấn hiệu quả cao bảo đảm xe chạy êm thuận và cho phép đạt tốc độ trung bình trên địa hình chia cắt 45 km/h. Các cầu của xe BTR-82/82А được lắp các bộ vi sai bánh răng có khoá nhờ đó tăng được 30% khả năng thông qua.

Nhờ các biện pháp khác khi hiện đại hoá hệ thống truyền động, thời gian giữa các lần bảo dưỡng, sửa chữa được kéo dài (ở một số mục, thời gian đạt đến 15000 km hành trình) và tổng dự trữ làm việc của xe tăng lên.

BTR-82/82A được trang bị được lắp các máy vô tuyến điện thế hệ 5 R-168 có khả năng đàm thoại ở chế độ công khai hoặc bảo mật, hệ thống định hướng trắc đạc Trona-1 và khí tài quan sát hỗn hợp cho trưởng xe TKN-AI để nâng cao độ vững chắc, tính bí mật và chất lượng liên lạc, mở rộng khả năng chỉ huy-điều khiển và cho phép liên kết thành một hệ thống chỉ huy thống nhất cấp chiến thuật.

Khí tài quan sát hỗn hợp TKN-AI bảo đảm khả năng chiếu xạ laser xung chủ động và cho phép trưởng xe phát hiện đối phương ở cự ly đến 3 km, nâng cao độ chính xác đo cự ly, loại trừ các dấu hiệu gây bộc lộ của các bộ đèn chiếu hồng ngoại lắp trên BTR-80.

Hệ thống định hướng trắc đạc Trona-1 dùng để xác định toạ độ hiện thời của xe và hiển trị vị trí của nó lên bản đồ địa hình điện tử. Nó có các kênh tự hoạt và vệ tinh để thu nhận thông tin đạo hàng. Trona-1 cho phép ở chế độ tự hoạt xác định vị trí điểm đến còn cách bao xa, tự động hiển thị các điểm đến, các điểm kiểm tra và các mục tiêu lên bản đồ điện tử, ghi lưu hành trình di chuyển. Ngoài ra, người ta cũng đang nghiên cứu lắp đặt lên BTR-82/82А hệ thống kỹ thuật-phần mềm để tích hợp với hệ thống chỉ huy cấp chiến thuật thống nhất.

BTR-82/82A cũng là loại xe BTR của Nga được lắp máy phát điện độc lập công suất 5 kW, cho phép tiết kiệm dự trữ làm việc của động cơ chính khi tác chiến phòng ngự, triển khai tại các trạm kiểm soát và các tình huồng khác, làm tăng dự trữ và nạp điện cho acquy, cũng như giảm độ bộc lộ của xe ở dải tần nhiệt và âm thanh.


Để giải quyết các vấn đề công thái học rất thiết yếu, nâng cao tính tiện nghi và giảm sự mệt mỏi cho kíp xe khi hành quân và tác chiến, BTR-82/82А được lắp hệ thống điều hoà không khí. Hệ thống này cũng tạo điều kiện làm việc tối ưu cho các thiết bị và khí tài điện tử.

Với các trang thiết bị mới, trọng lượng của BTR-82/82А tăng khoảng 1 tấn so với BTR-80 sản xuất loạt. BTR-82 có trọng lượng 15 tấn, BTR-82А - 15,4 tấn.

Theo giám đốc dự án thuộc Công ty VPK Valery Mirgorodsky, trong thời kỳ thử nghiệm, các xe mới sẽ phải chạy không dưới 20000 km, chủ yếu ở địa hình không có đường sá, các tuyến đường của xe tăng với tuyết dày hoặc mặt đường lầy lội. Các vụ thử BTR-82 và BTR-82А bắt đầu tháng 11.2009. Các xe này cũng sẽ chạy không dưới 2000 km trên đường nhựa mà khi chạy chúng sẽ bị rung mạnh.

Các xe mới sẽ thử nghiệm khả năng nổi và các đặc tính bơi nước khác trong bể bơi đặc biệt. Trong quá trình trình diễn ở bể bơi, các xe đã hụp xuống nước và sau khi chạy ngầm dưới nước vài mét thì tiếp tục chạy trên mặt nước với tốc độ khá cao.

Theo các chuyên gia, việc trang bị BTR-82 và BTR-82А cho các đơn vị bộ binh cơ giới của quân đội Nga sẽ cho phép đạt sự cân bằng với các đơn vị cùng loại của các nước NATO được trang bị các loại xe bọc thép chở quân thông dụng.

Tuy nhiên, việc áp dụng lớp lót chống mảnh đạn và các tấm thảm chống mìn cũng khó có thể buộc bộ binh Nga chui vào xe bọc thép. Bên cạnh đó, khả năng bắn có ngắm trong hành tiến và tác chiến ban đêm của xe BTR sẽ rất hữu ích tại Bắc Kavkaz.

BTR-82 và BTR-82A đáp ứng các yêu cầu hiện nay của quân đội Nga và các xu hướng trên thế giới. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố ngừng mua BTR-80 và dự định mua sắm BTR-82 và BTR-82А từ năm 2011.

  • Tài liệu tham khảo: rg; arms-expo, 3.5.2010; VPK, №16 (332), 28.4-4.5.2010.
 

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
211
Động cơ
441,170 Mã lực
em có thấy đả động gì đến Việt nam đâu nhỉ? thôi đành dùng tạm mấy em BTR-60 vậy!~X(
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top