TÀU HỘ VỆ TÊN LỬA
PROJECT 1241.8 MOLNIYA
Tổng quan
Từ những năm 1990, BQP cùng QC HQ đã nghiên cứu chiến lược đóng tàu tổng thể cho Hải quân đến 2010 và tầm nhìn đến 2020,theo đó sẽ tiến hành đóng nhiều loại tàu tên lửa thế hệ mới, kèm theo chuyển giao công nghệ,trong đó ưu tiên dóng những tàu có lượng choán nước nhỏ, tốc độ cao trước để học tập và làm chủ công nghệ đóng tàu tên lửa, rồi tiến tới đóng các tàu choán nước lớn hơn. Sau khi dự án đóng tàu PS-500 (BPS-500) được tiến hành và hoàn thành chiếc đầu tiên, nhận thấy tàu không đáp ứng được yêu cầu, nên QC đề nghị một dự án mới đó là tàu hộ vệ tên lửa M. và tiếp thu công nghệ đóng tàu T tại Việt Nam theo 1 trong 2 phương án. Qua phân tích ưu điểm, hạn chế của các phương án, Bộ Tư lệnh Hải quân đề nghị Bộ Quốc phòng chọn phương án 1. Ngày 29 tháng 8 năm 2001, Bộ Tư lệnh Hải quân có văn bản, đề nghị Bộ Quốc phòng cho chuẩn bị triển khai chương trình đóng tàu M với mục tiêu là trong quá trình chuyển giao công nghệ, cán bộ, công nhân Việt Nam phải làm chủ được công nghệ đóng tàu M với sự trợ giúp của chuyên gia. Để triển khai chương trình đóng tàu M, ngày 6 tháng 9 năm 2001, Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định thành lập Ban soạn thảo dự án "Chương trình đóng tàu M" gồm 12 đồng chí, do đại tá ... làm Trưởng ban, đại tá ... làm Phó ban và thượng tá ... làm Thư ký để nghiên cứu, biên soạn hoàn chỉnh dự án "Chương trình đóng tàu M" theo ly-săng của đối tác, báo cáo Bộ Tư lệnh và trình Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Chuẩn bị xây dựng dự án đóng mới tàu chiến đấu M cho Hải quân, từ ngày 15 tháng 1 năm 2002 đến ngày 25 tháng 2 năm 2002, Đoàn cán bộ gồm đại diện cơ quan chức năng của Quân chủng Hải quân, Xí nghiệp liên hợp Ba Son, Nhà máy X46, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và đại diện một số cơ quan Bộ Quốc phòng, do đại tá ... làm Trưởng đoàn tiến hành đàm phán với Đoàn chuyên gia Nga gồm 10 thành viên do đại tá V.I Kô-ma-rốp - Cục trưởng Cục Hải quân thuộc Công ty Rosoboronexport làm Trưởng đoàn. Sau khi Đoàn chuyên gia tham quan và khảo sát năng lực công nghệ của Xí nghiệp liên hợp Ba Son và Nhà máy X46, hai bên đã cùng nhau thảo luận những vấn đề phục vụ cho việc lập dự án đóng tàu M theo ly-săng của Liên bang Nga tại Việt Nam. Trên cơ sở đàm phán, Quân chủng Hải quân chủ Qộng xây dựng dự án đóng mới tàu M nhằm mục tiêu là: Trong khoảng thời gian ngắn nhất chúng ta có trong trang bị những con tàu M có tính năng chiến đấu và chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân với chi phí hợp lý, tránh gây lãng phí ngân sách. Dự án hoàn thành sẽ tạo ra sản phẩm: mua ly-săng đóng tàu M.
Thời gian hiệu lực của ly-săng là 15 năm với số lượng đóng 12 chiếc, 9 chiếc đầu có cấu hình loại M. Từ chiếc thứ 9 trở đi (dự kiến sau năm 2010), trên cơ sở M sẽ nghiên cứu xem xét việc thay đổi cấu hình hệ thống vũ khí, khí tài và điều khiển phù hợp với trình độ phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Ngày 8 tháng 4 năm 2002, Bộ Tư lệnh Hải quân đề nghị Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư đóng tàu M. Ngày 9 tháng 4 năm 2002, Bộ Tư lệnh báo cáo, trình bày dự án đóng tàu M trước Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương.
Trong khi chờ Bộ Quốc phòng phê duyệt và để chuẩn bị triển khai dự án, ngày 16 tháng 4 năm 2002, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Hội thảo cấu hình vũ khí trang bị kỹ thuật tàu M gồm các nội dung: Bố trí chung toàn tàu; cấu hình kỹ thuật và bố trí các trang thiết bị boong; cấu hình kỹ thuật và bố trí các trang thiết bị buồng máy; các hệ thống vũ khí, khí tài; các trang thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc; các hệ thống thiết bị bổ trợ và sinh hoạt; các trang thiết bị cứu sinh; các hệ thống và trang thiết bị phòng chống vũ khí giết người hàng loạt.
Ngày 30 tháng 10 năm 2002, Tư lệnh Hải quân quyết định thành lập Đoàn đàm phán chương trình đóng tàu M gồm 12 thành viên là cán bộ của Cục Kỹ thuật, Viện Kỹ thuật và đại diện Văn phòng cơ quan Bộ Tư lệnh, do đại tá ... làm Trưởng đoàn. Đoàn có nhiệm vụ đàm phán với bạn 3 hợp đồng: mua ly-săng đóng tàu M, đặt đóng 2 chiếc tàu M tại Nga và gửi chuyên gia kỹ thuật sang Liên bang Nga tiếp thu chuyển giao công nghệ đóng tàu.
Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về việc tiếp tục đàm phán các hợp đồng thuộc Chương trình M cho Quân chủng Hải quân gồm 2 hợp đồng (hợp đồng đóng mới 2 tàu M tại Liên bang Nga; hợp đồng chuyển giao ly-săng tài liệu kỹ thuật để đóng mới tàu M tại Việt Nam và bổ sung hợp đồng đưa cán bộ kỹ thuật Việt Nam đi đào tạo tại Nga).
Trên cơ sở kết quả đàm phán đợt 1 (từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 20 tháng 12 năm 2002), từ ngày 6 đến ngày 19 tháng 6 năm 2003, tại trụ sở Công ty V, Đoàn đàm phán Bộ Quốc phòng gồm đại diện Quân chủng Hải quân, Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu, Cục Kế hoạch - Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Đối ngoại, Văn phòng Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Xí nghiệp liên hợp Ba Son, Cục Bảo vệ Tổng cục Chính trị, Văn phòng Chính phủ và Công ty V... do đại tá ... là Trưởng đoàn. Đoàn đàm phán Liên bang Nga gồm đại diện Công ty quốc gia xuất nhập khẩu vũ khí và kỹ thuật quân sự, Nhà máy đóng tàu, Viện Thiết kế, Tổ hợp công nghiệp quốc phòng, do ông Komadin Victor làm Trưởng đoàn.
Hai đoàn đã thoả thuận ký kết các hợp đồng số P/170412131009 và số P/170412213694. Nội dung hợp đồng số P/170412131009: Việt Nam mua 2 tàu M đóng tại Nga, cùng 2 bộ tài liệu sử dụng cho mỗi tàu, trong đó có 1 bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng vũ khí chiến đấu trên tàu; 1 bộ DIP tàu đồng bộ kèm theo mỗi tàu, hàng nhận tại cảng Việt Nam. Hợp đồng số P/170412213694: Phía Nga chuyển giao ly-săng và tài liệu kỹ thuật để đóng 10 tàu M tại Việt Nam. Hợp đồng bổ sung số 270412213201 (thuộc hợp đồng số P/170412213694) về đào tạo các chuyên gia kỹ thuật Việt Nam tại Nga. Ngoài việc xem xét ký kết 2 hợp đồng, hai đoàn đã thống nhất mức lương chuyên gia Nga sang làm việc tại Việt Nam, xác định giá 1 đơn vị vũ khí đặc chủng, giá vật tư, thiết bị và vật liệu để đóng ... tàu tại Việt Nam.
Căn cứ vào kết quả đàm phán, ngày 4 tháng 7 năm 2003, Bộ Tư lệnh Hải quân và Công ty V đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt các hợp đồng trên. Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị của Quân chủng Hải quân, báo cáo của Công ty V vế ý kiến của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, ngày 4 tháng 10 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định phê duyệt và cho phép Công ty V thực hiện các hợp đồng thuộc dự án đóng tàu M (theo ủy thác của Quân chủng Hải quân); giao nhiệm vụ cho Quân chủng Hải quân, Công ty V và các cơ quan liên quan của Bộ phối hợp tổ chức thực hiện.
Tiếp tục thực hiện các hợp đồng về đóng mới và chuyển giao công nghệ đóng tàu, để bảo đảm tiến độ huấn luyện công nghệ đóng tàu M, ngày 4 tháng 10 năm 2003, Tư lệnh Hải quân ban hành "Qui định tổ chức các đoàn đi đào tạo công nghệ đóng tàu M" tại nước ngoài và giao cho ... chỉ đạo thực hiện.
Đến cuối 2007, 2 chiếc tàu M đầu tiên đã được phía Nga bàn giao cho Việt Nam. Tuy nhiên, do khó khăn trong giải phóng mặt bằng và việc di chuyển Nhà máy Liên hợp Ba Son về Vũng Tàu gặp nhiều trở ngại nên chương trình đóng tàu M tại Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, dự kiến phải đến 2012 mới xuất xưởng 2 chiếc đầu tiên. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu tuần tra và bảo vệ chủ quyền biển đảo QC HQ đề nghị BQP duyệt đóng thêm 4 chiếc tàu M tại Nga, dự kiến cuối 2011 hoặc chậm nhất là đầu 2012 sẽ bàn giao 2 trong tổng số 4 chiếc đã đặt đóng. Tại Triển lãm Hải quân quốc tế lần thứ tư 6/2009 (МВМС 2009) ở Xanh, VN đã kí với VNIIR mua 2 bộ tủ chia điện thấp áp và hệ thống điều khiển đồng bộ máy phát nguồn trên tàu cho đề án đóng tàu nội địa TP-400, đồng thời cũng kí với Nhà máy đóng tàu vùng trung Nhép xki (
http://www.snsz.ru) mua 2 bộ tủ chia điện kèm hệ thống điều khiển đồng bộ máy phát nguồn cho 2 tàu tiếp theo thuộc đề án Molniya 12418 đóng tại Nga.