[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt nam - phần 5

Ellacos

Xe tăng
Biển số
OF-197246
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,028
Động cơ
335,990 Mã lực
Nhà kia sắp sập roài, xin phép các cụ cho em đào móng xây nhà mới :))

Nghe giang hồ đồn thổi Việt Nam lựa chọn radar 96L6E của S-400 cho S-300PMU1

Đó là Radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E với tầm trinh sát 300 km có khả năng bám bắt tốt các mục tiêu tàng hình và tên lửa đường đạn chiến thuật.

Điều này sẽ làm Rồng lửa của VN được tiếp thêm sức mạnh vượt trội


Radar 96L6E trên khung xe MZKT-7930
 
Chỉnh sửa cuối:

Ellacos

Xe tăng
Biển số
OF-197246
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,028
Động cơ
335,990 Mã lực

Radar 96L6E ở trạng thái hành quân​
Khả năng bắt thấp cực tốt


Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E là sản phẩm của Phòng thiết kế KB Lira, sản xuất tại nhà máy LEMZ. Nó được phát triển để thay thế các đài radar tìm kiếm mục tiêu tầm cao 36D6 và radar tìm kiếm mục tiêu tầm thấp 76N6.

96L6E có ưu điểm là kết hợp cả tính năng bắt thấp và bắt cao của 2 loại radar trên trong cùng một thiết kế.

Radar nhìn vòng 96L6E hoạt động ở băng tần C, bộ vi xử lý của nó có thể nhảy tần số cho khả năng kháng nhiễu cao và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tốt.

Ngoài ra, thiết kế ăng ten mảng pha còn có khả năng lái chùm tia cơ khí ở góc phương vị và lái chùm tia điện tử về độ cao. 96L6E phát hiện được các vật thể bay với đầy đủ 3 tham số (cự ly, phương vị và độ cao).

Ưu điểm vượt trội của 96L6E là khả năng bắt thấp và rất thấp, đây là tính năng quan trọng trong việc phát hiện tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch. Trong chế độ bắt thấp, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 30 - 1.200 m/s.

Bên cạnh đó, 96L6E còn có chế độ chuyên tìm kiếm ở độ cao thấp với khả năng bao quát 3600 trong vòng 6 giây, góc phương vị từ -3 - 1,50. Ở chế độ này, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 50 - 2.800 m/s.

Radar 96L6E có khả năng phát hiện đồng thời 100 mục tiêu, tầm trinh sát tối đa 300 km.

Toàn bộ ăng ten, phòng điều khiển lắp trên khung gầm xe tải MZKT-7930 có khả năng cơ động cao. Thời gian triển khai chiến đấu và thu hồi chỉ trong vòng 5 phút, đây là yêu cầu quan trọng trong chiến thuật “bắn - chạy” nhằm tránh đối phương đáp trả.

96L6E có thể sử dụng nguồn điện độc lập từ máy phát điện SEP-2L khi triển khai trên xe tự hành.

Radar này có thể triển khai ăng ten trên tháp 40V6M cao 24 mét hoặc tháp 40V6MD cao 40 mét. Ở cấu hình trên, radar sử dụng máy phát điện SES-75M thông qua hệ thống cáp kết nối dài 100 mét. Hệ thống còn có máy phát điện dự phòng 98E6U.

Khắc tinh của tên lửa hành trình

Nhìn vào đặc tính kỹ thuật của radar 96L6E có thể thấy nó là công cụ hiệu quả để phát hiện sớm mối đe dọa từ tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch.

Các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất thường bay ở độ cao thấp nên sự có mặt của một radar bắt thấp như 96L6E là rất quan trọng.

Bên cạnh khả năng bắt thấp, radar 96L6E còn bám bắt tốt các mục tiêu vận động tốc độ cao, đặc trưng của tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch.

Ngày nay, các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất hay tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch luôn là vũ khí mở màn mọi cuộc chiến. Chúng là những đối tượng đánh đòn phủ đầu nhằm vô hiệu hóa khả năng tác chiến của đối phương.

Do vậy, đánh chặn, vô hiệu hóa và giảm tối đa thiệt hại từ đợt tấn công đầu tiên bằng tên lửa có ý nghĩa sống còn trong việc duy trì khả năng chiến đấu.

Một trong những ưu điểm nổi bật của tổ hợp S-300PMU1 là khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch. Đó là lý do Việt Nam đầu tư trang bị radar 96L6E nhằm tối ưu hóa khả năng này của S-300PMU1.
 

Ellacos

Xe tăng
Biển số
OF-197246
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,028
Động cơ
335,990 Mã lực
(tiếp )


Radar cảnh giới 96L6E thuộc hệ thống S-300PMU1 của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân​

Ngoài ra, radar 96L6E tích hợp nhiều tính năng phù hợp với việc nâng cấp lên các tiêu chuẩn hiện đại hơn, giao diện dữ liệu tiên tiến hơn.

Về bản chất, 96L6E là radar tìm kiếm mục tiêu tiêu chuẩn cho tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf, nó cũng có thể tùy chọn cho tổ hợp S-300PM/ PMU/ PMU1 và S-300PMU2 Favorit.

Như vậy, với việc lựa chọn radar 96L6E, Việt Nam đã dự phòng cho tình huống nâng cấp S-300PMU1 lên tiêu chuẩn S-300PMU2 Favorit hay mua sắm hệ thống S-400 Triumf trong tương lai.
 

Ellacos

Xe tăng
Biển số
OF-197246
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,028
Động cơ
335,990 Mã lực
Này thì ra đa :))


Đài Nebo-UE của Trạm radar 50 - Trung đoàn radar 294 - Sư đoàn 367. Ảnh: Quân đội nhân dân​
 

huyenceo

Xe hơi
Biển số
OF-347825
Ngày cấp bằng
23/12/14
Số km
108
Động cơ
270,180 Mã lực
Website
suamaygiatelectrolux.cau24h.com
Cụ ơi, giải ngố cho em phát, sao lại là nhìn vòng mọi độ cao vậy cụ
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Sắp năm mới tết ta, mình thử tài tiên tri năm 2015 này nhà ta sẽ ký mua 1 hợp đồng trên hai chục con Su-30/35/34 và 6 con Amur 950/1650 o:-)

 
Chỉnh sửa cuối:

Ellacos

Xe tăng
Biển số
OF-197246
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
1,028
Động cơ
335,990 Mã lực
Cụ ơi, giải ngố cho em phát, sao lại là nhìn vòng mọi độ cao vậy cụ
Nhìn vong theo em nghĩ là bao quát 360 độ ( vì Rada xoay tròn mà , khác với rada mãng pha đặt cố định), còn mọi độ cao la do thèng nay nó kết hợp cả tính năng của radar tìm kiếm mục tiêu tầm cao và radar tìm kiếm mục tiêu tầm thấp vào làm 1 nên được gọi như vậy ạ.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Nhìn vong theo em nghĩ là bao quát 360 độ ( vì Rada xoay tròn mà , khác với rada mãng pha đặt cố định), còn mọi độ cao la do thèng nay nó kết hợp cả tính năng của radar tìm kiếm mục tiêu tầm cao và radar tìm kiếm mục tiêu tầm thấp vào làm 1 nên được gọi như vậy ạ.
Nhìn vòng theo em dự là rada "nhìn" xa vượt qua đường chân trời theo đường cong của trái đất. Còn mọi độ cao tức là phát hiện mực tiêu từ độ cao rất thấp khoảng <100m đến độ cao rất cao >100km!:-?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nhìn vòng theo em dự là rada "nhìn" xa vượt qua đường chân trời theo đường cong của trái đất. Còn mọi độ cao tức là phát hiện mực tiêu từ độ cao rất thấp khoảng <100m đến độ cao rất cao >100km!:-?
Cái đó là rada đường chân trời chứ cụ.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Nhìn vòng theo em dự là rada "nhìn" xa vượt qua đường chân trời theo đường cong của trái đất. Còn mọi độ cao tức là phát hiện mực tiêu từ độ cao rất thấp khoảng <100m đến độ cao rất cao >100km!:-?
Không phải thế cụ ơi, mợ [@Ellacos;197246] đúng đới. Ngày trước để định vị mục tiêu thì có 2 rada tách biệt là rada "phương vị" và rada "đo cao". Rada phương vị là cái quay mòng mòng 360 độ để biết mục tiêu nằm ở góc nào, cái này gọi là rada "nhìn vòng" đó cụ, còn rada đo cao là thằng sẽ gật gù theo chiều "lên -xuống" để biết mục tiêu ở độ cao nào?. Kết hợp 2 rada này mới cho đầy đủ thông số của mục tiêu.
Ngày nay thì kết hợp 2 rada này là một, tuy nhiên có phân biệt loại chuyên bắt mục tiêu cao xa, loại chuyên bắt mục tiêu thấp....và "hại điện" hơn nữa thì cao-xa kết hơph thấp luôn cho gọn :D
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Đường đó mới cong chứ chưa vòng tròn được cụ ạ :))
Không phải thế cụ ơi, mợ [@Ellacos;197246] đúng đới. Ngày trước để định vị mục tiêu thì có 2 rada tách biệt là rada "phương vị" và rada "đo cao". Rada phương vị là cái quay mòng mòng 360 độ để biết mục tiêu nằm ở góc nào, cái này gọi là rada "nhìn vòng" đó cụ, còn rada đo cao là thằng sẽ gật gù theo chiều "lên -xuống" để biết mục tiêu ở độ cao nào?. Kết hợp 2 rada này mới cho đầy đủ thông số của mục tiêu.
Ngày nay thì kết hợp 2 rada này là một, tuy nhiên có phân biệt loại chuyên bắt mục tiêu cao xa, loại chuyên bắt mục tiêu thấp....và "hại điện" hơn nữa thì cao-xa kết hơph thấp luôn cho gọn :D
À, té ra là vậy. Em đã dự sai, lần sau em cố gắng dự đúng ạ!:D
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Nhìn vòng theo em dự là rada "nhìn" xa vượt qua đường chân trời theo đường cong của trái đất. Còn mọi độ cao tức là phát hiện mực tiêu từ độ cao rất thấp khoảng <100m đến độ cao rất cao >100km!:-?
Cái "vượt đường chân trời" là khái niếm khác hẳn cụ à. Trong phạm vị diễn đàn chỉ diễn "nôm" để cụ hiểu:
Bản chất bề mặt trái đất là cong, còn tia sóng điện từ có xu hướng đi thẳng, do đó hiểu một các nôm na sóng điện tự dùng trong rada sẽ không thể "soi" được mục tiêu ngoài đường chân trời được. Tuy nhiên có một điều rất lý thú và loằng ngoằng :D là trái đất có tầng khí quyển, khí quyển có tầng điện ly, và cái tầng điện ly này rất "chập cheng" :D, với những điều kiện thích hợp: nhiệt độ tầng điện ly, thời tiết, tần số sóng điện từ....thích hợp thì nó như một cái gương khổng lồ trong tầng khí quyển sẽ phản xạ lại sóng điện từ (sóng rada) trở về trái đất, và trái đất phản xạ lại....cứ liên tục như thế thì chùm sóng rada đi được rất xa (thậm chí vòng quanh trái đất luôn :D) và cụ thấy đấy nó nhìn được qua đường chân trời.
Thường tần số sóng thích hợp với cái tầng điện ly này nằm trong dải sóng ngắn và VHF. Nhất là sóng ngắn SW (do đó các đài phát thanh quốc tế hay dùng sóng này để phát được xa)
Về lý thuyết là như vậy, tuy nhiên vì cái tầng điện ly này rất "chập cheng" thay đổi theo thời tiết nên cái vụ "phản xạ" là không ổn định, cần phải có các giải thuật rất phức tạp và các máy tính cũng phải "ngon" để xử lý bù trừ cái vụ không ổn đinh này => chi phí lớn (mà chưa chắc đủ trình làm :D), vì vậy không nhiều nước làm được cái rada này.
Tạm thế đã, cái này loằng ngoàng lắm phải có thời gian mới chém được :D
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Cái "vượt đường chân trời" là khái niếm khác hẳn cụ à. Trong phạm vị diễn đàn chỉ diễn "nôm" để cụ hiểu:
Bản chất bề mặt trái đất là cong, còn tia sóng điện từ có xu hướng đi thẳng, do đó hiểu một các nôm na sóng điện tự dùng trong rada sẽ không thể "soi" được mục tiêu ngoài đường chân trời được. Tuy nhiên có một điều rất lý thú và loằng ngoằng :D là trái đất có tầng khí quyển, khí quyển có tầng điện ly, và cái tầng điện ly này rất "chập cheng" :D, với những điều kiện thích hợp: nhiệt độ tầng điện ly, thời tiết, tần số sóng điện từ....thích hợp thì nó như một cái gương khổng lồ trong tầng khí quyển sẽ phản xạ lại sóng điện từ (sóng rada) trở về trái đất, và trái đất phản xạ lại....cứ liên tục như thế thì chùm sóng rada đi được rất xa (thậm chí vòng quanh trái đất luôn :D) và cụ thấy đấy nó nhìn được qua đường chân trời.
Thường tần số sóng thích hợp với cái tầng điện ly này nằm trong dải sóng ngắn và VHF. Nhất là sóng ngắn SW (do đó các đài phát thanh quốc tế hay dùng sóng này để phát được xa)
Về lý thuyết là như vậy, tuy nhiên vì cái tầng điện ly này rất "chập cheng" thay đổi theo thời tiết nên cái vụ "phản xạ" là không ổn định, cần phải có các giải thuật rất phức tạp và các máy tính cũng phải "ngon" để xử lý bù trừ cái vụ không ổn đinh này => chi phí lớn (mà chưa chắc đủ trình làm :D), vì vậy không nhiều nước làm được cái rada này.
Tạm thế đã, cái này loằng ngoàng lắm phải có thời gian mới chém được :D
Cụ cứ củ từ mà ngâm kíu nhá. Tiền còn nhiều mà Tết còn dài, hi vọng mùng 2 cụ bốt bài chém nhá!:D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cái "vượt đường chân trời" là khái niếm khác hẳn cụ à. Trong phạm vị diễn đàn chỉ diễn "nôm" để cụ hiểu:
Bản chất bề mặt trái đất là cong, còn tia sóng điện từ có xu hướng đi thẳng, do đó hiểu một các nôm na sóng điện tự dùng trong rada sẽ không thể "soi" được mục tiêu ngoài đường chân trời được. Tuy nhiên có một điều rất lý thú và loằng ngoằng :D là trái đất có tầng khí quyển, khí quyển có tầng điện ly, và cái tầng điện ly này rất "chập cheng" :D, với những điều kiện thích hợp: nhiệt độ tầng điện ly, thời tiết, tần số sóng điện từ....thích hợp thì nó như một cái gương khổng lồ trong tầng khí quyển sẽ phản xạ lại sóng điện từ (sóng rada) trở về trái đất, và trái đất phản xạ lại....cứ liên tục như thế thì chùm sóng rada đi được rất xa (thậm chí vòng quanh trái đất luôn :D) và cụ thấy đấy nó nhìn được qua đường chân trời.
Thường tần số sóng thích hợp với cái tầng điện ly này nằm trong dải sóng ngắn và VHF. Nhất là sóng ngắn SW (do đó các đài phát thanh quốc tế hay dùng sóng này để phát được xa)
Về lý thuyết là như vậy, tuy nhiên vì cái tầng điện ly này rất "chập cheng" thay đổi theo thời tiết nên cái vụ "phản xạ" là không ổn định, cần phải có các giải thuật rất phức tạp và các máy tính cũng phải "ngon" để xử lý bù trừ cái vụ không ổn đinh này => chi phí lớn (mà chưa chắc đủ trình làm :D), vì vậy không nhiều nước làm được cái rada này.
Tạm thế đã, cái này loằng ngoàng lắm phải có thời gian mới chém được :D
Hềnh như em nhớ không nhầm thì sóng trung mới phản xạ tầng điện li còn sóng ngắn hay cực ngắn dùng cho truyền hình vệ tinh thì phải :-?
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Hềnh như em nhớ không nhầm thì sóng trung mới phản xạ tầng điện li còn sóng ngắn hay cực ngắn dùng cho truyền hình vệ tinh thì phải :-?
Thực ra bây giờ khái niêm nó cũng chỉ tương đối giữa dài-trung-ngắn-cực ngắn-viba....nên em cũng chỉ nói tương đối thoai! *** mà cái môn này ngày xưa thi qua rồi mà iem vưỡn éo hiểu (điểm cao mới chết) =)) giờ vỡn lơ mơ :))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thực ra bây giờ khái niêm nó cũng chỉ tương đối giữa dài-trung-ngắn-cực ngắn-viba....nên em cũng chỉ nói tương đối thoai! *** mà cái môn này ngày xưa thi qua rồi mà iem vưỡn éo hiểu (điểm cao mới chết) =)) giờ vỡn lơ mơ :))
Nó phân theo khoảng cách bước sóng, cơ mà không biết dạo này các cụ GS nhà ta có độ số liệu lại không :))
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Nó phân theo khoảng cách bước sóng, cơ mà không biết dạo này các cụ GS nhà ta có độ số liệu lại không :))
Em cũng chả biết có độ tổng thể không, còn tài liệu cục bộ (chuyên ngành) thì cứ loạn hết cả lên, mỗi ông nói 1 kiểu, mà ông nào cũng cho là mình đúng...hố hố :)), Em vinh dự bị ngồi nghe 2 ông chém nhau về tần số là ông Viễn Thông xxx và ông Cục tần số, tóm lại có mỗi băng tần GSM mà mỗi ông đưa ra 1 khái niệm, cãi nhau ỏm tỏi, mời các loại ban bệ, chiên da đến nghe mà sau 1 hồi nghe các ông ấy trình bày...thì các ban bệ và chiên da ếch biết thèng nào đúng thèng nào sai.....=)) =)) chỉ biết 1 điều là 1 ông theo hệ phân loại của LX, một ông theo hệ Pháp, còn các chiên da thì hệ nào cũng biết nhưng hỏi đúng sai thì ếu biết =)) =))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Em cũng chả biết có độ tổng thể không, còn tài liệu cục bộ (chuyên ngành) thì cứ loạn hết cả lên, mỗi ông nói 1 kiểu, mà ông nào cũng cho là mình đúng...hố hố :)), Em vinh dự bị ngồi nghe 2 ông chém nhau về tần số là ông Viễn Thông xxx và ông Cục tần số, tóm lại có mỗi băng tần GSM mà mỗi ông đưa ra 1 khái niệm, cãi nhau ỏm tỏi, mời các loại ban bệ, chiên da đến nghe mà sau 1 hồi nghe các ông ấy trình bày...thì các ban bệ và chiên da ếch biết thèng nào đúng thèng nào sai.....=)) =)) chỉ biết 1 điều là 1 ông theo hệ phân loại của LX, một ông theo hệ Pháp, còn các chiên da thì hệ nào cũng biết nhưng hỏi đúng sai thì ếu biết =)) =))
=)) =)) =)) Lấy thông số của 2 thèng + lại rồi chia đôi là ra của VN =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top