[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt nam - phần 4

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Em công nhận là đúng vậy lần nào cũng thắng tầu nhưng là hồi xưa thôi, bây giờ khác rồi lần nào cũng để thua nó
thua lúc nào thế?? nói ra thì phải có dẫn chứng
không có dẫn chứng thì là ngậm máu phun người
lớn rồi ăn nói phải nghĩ đừng để trẻ con nó cừoi cho
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,408 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Các bác lại cãi nhau òi:(
 

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
2,946
Động cơ
352,630 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
thua lúc nào thế?? nói ra thì phải có dẫn chứng
không có dẫn chứng thì là ngậm máu phun người
lớn rồi ăn nói phải nghĩ đừng để trẻ con nó cừoi cho
Kụ ơi...kụ hạ hỏa tí xíu,mấy hôm nay thời tiết khí có thay đổi...kụ bực dọc cũng đừng trách ông giời :)
Các em các cháu bọn em có không biết thì nhờ kụ nhẹ nhàng giải thích, kụ còm như thế bọn em ngại quá :P
E thấy ở đây khác 4rum khác là ae member còm nhẹ nhàng thân ái, hụ nào các kụ lượn qua đường tàu, cháu còn xin phép được sang mời các kụ chén rượu...kụ nhé.
Mời tạm cụ 1 chén trên này...kụ uống vừa phải kẻo lại say nhá :D
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Em công nhận là đúng vậy lần nào cũng thắng tầu nhưng là hồi xưa thôi, bây giờ khác rồi lần nào cũng để thua nó
Thắng nhưng vẫn là mất máu, mất đất, mất cơ hội và nguồn lực phát triển...thắng mà ko về đc mặt đất và bao giờ cũng là mất mát! Ko Like kiểu thắng này.

Giả dụ chúng ta đánh sang đất nó, mỗi lần thua mà vẫn giữ đc vài m đất, giữ đc vài hòn đảo, lấy thêm được nhiều tài sản thì thua vẫn Like...đấy, cháu là như thía đấy các kụ nhé :))
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Thắng nhưng vẫn là mất máu, mất đất, mất cơ hội và nguồn lực phát triển...thắng mà ko về đc mặt đất và bao giờ cũng là mất mát! Ko Like kiểu thắng này.

Giả dụ chúng ta đánh sang đất nó, mỗi lần thua mà vẫn giữ đc vài m đất, giữ đc vài hòn đảo, lấy thêm được nhiều tài sản thì thua vẫn Like...đấy, cháu là như thía đấy các kụ nhé :))
Cụ ơi! thắng thì mất một tí, còn thua thì mất tất cả luôn cụ ạ, cụ đừng mơ thua mà nó nhường đất cho cụ nhá!
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
9K113 Konkurs (AT-5 Spandrel)

Thông số cơ bản: Dài: 1,15m; Đường kính: 0,135m; Sải cánh: 0,468m; Trọng lượng: 14,6 kg; Đầu đạn: 2,7 kg HE; Tầm bắn: 0,07 - 4,0 km; Sức xuyên: 600mm giáp đồng nhất.
9M113 Konkurs (Tên định danh NATO: AT-5 Spandrel) là tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây bán tự động (SACLOS) do Liên Xô sản xuất, 9M113 là tên gọi theo quy định của GRAU.
Được thử nghiệm năm 1962 và chính thức được đưa vào biên chế trang bị của Quân đội Liên Xô năm 1974. Ban đầu, các nhà thiết kế tính toán sẽ lắp đặt AT-5 trên các loại xe bọc thép như: BMP-2, BRDM-2, tuy nhiên sau đó tên lửa cũng sử dụng những bệ phóng cải tiến kiểu 9P135M của AT-4 để có thể mang vác.
Thời điểm mới ra đời, AT-5 được coi là có tính năng tương đương với những loại tên lửa chống tăng khác của Pháp và Ý như HOT hoặc MILAN nhưng gọn nhẹ và đa năng hơn. Sau này khi hệ thống phòng thủ bị động của xe tăng được tăng cường với giáp ERA thì AT-5 có phiên bản cải tiến AT-5B Konkurs-M với đầu nổ tandem. Tên lửa Konkurs-M hiện vẫn được sử dụng trong Quân đội Nga.

AT-5 Spandrel gắn trên BMP-2 của Việt Nam​
Hiện chưa có thông tin về việc AT-5 xuất hiện tại Việt Nam vào thời điểm nào và hình ảnh về nó cũng rất ít, ở trên là một bức ảnh hiếm hoi về tên lửa chống tăng AT-5 trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
9K113 Konkurs (AT-5 Spandrel)

Thông số cơ bản: Dài: 1,15m; Đường kính: 0,135m; Sải cánh: 0,468m; Trọng lượng: 14,6 kg; Đầu đạn: 2,7 kg HE; Tầm bắn: 0,07 - 4,0 km; Sức xuyên: 600mm giáp đồng nhất.
9M113 Konkurs (Tên định danh NATO: AT-5 Spandrel) là tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây bán tự động (SACLOS) do Liên Xô sản xuất, 9M113 là tên gọi theo quy định của GRAU.
Được thử nghiệm năm 1962 và chính thức được đưa vào biên chế trang bị của Quân đội Liên Xô năm 1974. Ban đầu, các nhà thiết kế tính toán sẽ lắp đặt AT-5 trên các loại xe bọc thép như: BMP-2, BRDM-2, tuy nhiên sau đó tên lửa cũng sử dụng những bệ phóng cải tiến kiểu 9P135M của AT-4 để có thể mang vác.
Thời điểm mới ra đời, AT-5 được coi là có tính năng tương đương với những loại tên lửa chống tăng khác của Pháp và Ý như HOT hoặc MILAN nhưng gọn nhẹ và đa năng hơn. Sau này khi hệ thống phòng thủ bị động của xe tăng được tăng cường với giáp ERA thì AT-5 có phiên bản cải tiến AT-5B Konkurs-M với đầu nổ tandem. Tên lửa Konkurs-M hiện vẫn được sử dụng trong Quân đội Nga.

AT-5 Spandrel gắn trên BMP-2 của Việt Nam​
Hiện chưa có thông tin về việc AT-5 xuất hiện tại Việt Nam vào thời điểm nào và hình ảnh về nó cũng rất ít, ở trên là một bức ảnh hiếm hoi về tên lửa chống tăng AT-5 trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam.
không rõ bác lấy bài này ở đâu cơ mà :))
bác xem AT-4 này


 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

gauchip83

Xe tải
Biển số
OF-120725
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
430
Động cơ
386,260 Mã lực
Nơi ở
Nhà trên núi
Đây có món này cũng hay hay,mời các cụ chém tiếp :D
http://soha.vn/quan-su/tau-molniya-dong-tai-viet-nam-duoc-trang-bi-ten-lua-uran-moi-2014063012123491.htm
Vào ngày 27/06 vừa qua, Quân chủng Hải quân đã chính thức tiếp nhận 2 tàu tên lửa Molniya đóng trong nước mang số hiệu HQ-377 và HQ-378. Đây là 2 chiếc đầu tiên trong tổng số 6 tàu Molniya đóng tại Tổng công ty Ba Son theo giấy phép của Nga.
Tàu tên lửa cao tốc Molniya của Việt Nam có chiều dài 56,1m; rộng 10,2m; lượng giãn nước 510 tấn. Tuy có kích thước nhỏ nhưng Molniya lại có hỏa lực khá mạnh với vũ khí uy lực nhất là 16 tên lửa hành trình chống hạm Uran-E bố trí trong các ống phóng của 4 cụm bệ phóng KT-184. Tuy nhiên, những bức ảnh mới đây chụp 2 tàu HQ-377, HQ-378 lúc bắn thử tên lửa cũng như khi tiếp nhận cho thấy có vẻ như Việt Nam đang có 2 mẫu tên lửa Uran khác nhau.
Tên lửa chống hạm Uran phóng đi từ tàu HQ-377.

Tên lửa chống hạm Uran phóng đi từ tàu HQ-377.
Cụ thể, chúng ta có thể nhận ra ở hình ảnh trên khi tàu HQ-377 phóng thử tên lửa Uran thì ống phóng là dạng có nắp mở, tức là phần nắp này sẽ tự động mở khi tên lửa chuẩn bị phóng và đóng lại khi tên lửa đã bay đi.


Các ống phóng tên lửa Uran với nắp bịt kiểu mới.

Các ống phóng tên lửa Uran với nắp bịt kiểu mới.
HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
Nhưng sau khi quan sát những hình ảnh tại buổi lễ tiếp nhận 2 tàu HQ-377 và HQ-378, chúng ta thấy các ống phóng tên lửa Uran không sử dụng loại nắp đóng mở tự động mà lại là nắp bịt cố định. Dạng nắp bịt này làm bằng vật liệu dễ phá hủy, khi tên lửa phóng đi, động năng của tên lửa sẽ phá hủy phần nắp bịt này (nhưng không gây ảnh hưởng đến quả tên lửa).
Dạng ống phóng dùng nắp bịt như trên không phải là quá mới trên thế giới khi Mỹ đã áp dụng với tên lửa chống hạm Harpoon, Pháp với tên lửa chống hạm Exocet Block 2, 3. Trong Hải quân Nga thì dạng nắp bịt trên cũng không phải quá xa lạ khi đã triển khai với các ống phóng của hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400, nhưng đây là lần đầu tiên Nga áp dụng kiểu nắp bịt ống phóng này với tên lửa chống hạm.
Các ống phóng tên lửa Uran với dạng nắp bịt kiểu mới này không chỉ xuất hiện trên tàu HQ-377, HQ-378 mà còn xuất hiện ở 2 tàu Molniya trước là HQ-375 và HQ-376 cũng như tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ.
Ống phóng tên lửa Uran với dạng nắp mở tự động trên tàu Đinh Tiên Hoàng.

Ống phóng tên lửa Uran với dạng nắp mở tự động trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Ống phóng tên lửa Uran với dạng nắp bịt mới trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Ống phóng tên lửa Uran với dạng nắp bịt mới trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Việc xuất hiện 2 dạng ống phóng tên lửa Uran khác nhau trên các tàu mặt nước của Hải quân Nhân dân Việt Nam làm dấy lên câu hỏi rằng liệu đây chỉ đơn thuần là 2 thế hệ ống phóng tên lửa khác nhau hay đây là 2 biến thể tên lửa Uran khác nhau?
Cần biết rằng ngoài việc xuất khẩu các tên lửa Uran-E có tầm bắn 130 km cho Việt Nam, Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga vào năm 2009 cũng công bố kế hoạch cùng hợp tác sản xuất loại tên lửa chống hạm Uran-EV thế hệ mới. Điều này khiến chúng ta có cơ sở để cho rằng hiện tại Việt Nam đã có 2 biến thể tên lửa chống hạm Uran khác nhau được triển khai trên tàu chiến mặt nước.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Chỉ là cái nắp thôi, cha nói lên điều gì. Các bác ở trển cẩn thận lắm, dùng "hàng" mới cân nhắc lắm, không hiệu quả rõ ràng không mua về dùng đâu, tư tưởng nhà nghèo mà!:-?
 

Minh_TB

Xe hơi
Biển số
OF-320551
Ngày cấp bằng
21/5/14
Số km
103
Động cơ
291,630 Mã lực
sao minh khong mua ten lua hanh trinh cac cu nhi
 

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
380
Động cơ
376,505 Mã lực
/THẾ GIỚI/ QUÂN SỰ
Tiết lộ 5 hợp đồng mua vũ khí mới nhất của Việt Nam
15:11pm, 01/07/2014
Ngoài những hợp đồng mua tàu ngầm và máy bay đã biết, Việt Nam đang có 5 hợp đồng mua vũ khí khác cũng tầm cỡ không kém.
Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa qua đã công bố bản báo cáo chi tiết về tình hình mua sắm vũ khí của Việt Nam. Theo bản báo cáo của SIPRI từ nay tới năm 2015, Việt Nam có ít nhất 5 hợp đồng mua vũ khí lớn để tăng cường sức mạnh quân sự. Các hợp đồng cụ thể như sau:
1. Hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorite
Tiết lộ 5 hợp đồng mua vũ khí mới nhất của Việt Nam - Ảnh 1

Một hệ thống S-300 PMU2.


Trong năm 2012, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga về việc mua 4 hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 cùng 150 đạn tên lửa 48N6E2, trị giá của hợp đồng được SIPRI ước tính vào khoảng 480 triệu USD.
S-300PMU2 Favorite (NATO: SA-20B) được giới thiệu lần đầu năm 1997, đây là phiên bản cải tiến của S-300PMU1 với tầm hoạt động mở rộng lên 195 km nhờ được trang bị tên lửa 48N6E2 thế hệ mới. S-300PMU2 có khả năng chống lại không chỉ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung.
S-300PMU2 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E2 gồm phương tiện chỉ huy 54K6E2 và radar điều khiển hỏa lực 64N6E2 đi kèm radar tìm kiếm mục tiêu 30N6E2, có thể tùy chọn sử dụng radar giám sát mọi độ cao 96L6E và radar bắt thấp 76N6 cùng xe mang phóng tự hành 5P85SE2 hoặc bệ phóng kéo 5P85TE2 như S-300PMU1.
2. Hệ thống phòng không tầm trung 9K37M2E Buk-M2E
Tiết lộ 5 hợp đồng mua vũ khí mới nhất của Việt Nam - Ảnh 2

Tên lửa phòng không Buk-M2E.
Hợp đồng mua 6 hệ thống phòng không tầm trung di động Buk-M2E cùng 200 tên lửa 9M317 được Việt Nam ký với Nga vào năm 2012, giá trị hợp đồng ước tính 400 triệu USD. Phiên bản Buk-M2E của Việt Nam sẽ được đặt trên khung gầm xe bánh hơi chứ không phải bánh xích như của Nga.
Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành được phát triển bởi Liên Xô và Nga. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt tên lửa hành trình, bom có điều khiển và máy bay, Buk chính là sự kế thừa của 2K12 Kub (SA-6 Gainful). Phiên bản đầu tiên của Buk được chấp nhận trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 (Mỹ và NATO gọi là SA-11 Gadfly). Kể từ khi được đưa vào trang bị, hệ thống Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản mới nhất mang tên 9K37M2 Buk-M2 (SA-17).
Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm 1 xe chỉ huy; 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe ; 6 xe phóng, mỗi xe mang 4 tên lửa sẵn sàng phóng và 4 tên lửa dự trữ đi kèm 3 xe tiếp đạn. Một khẩu đội Buk gồm 2 xe mang phóng kèm radar và xe chấp hành phóng. Khẩu đội chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của khẩu đội từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Tên lửa 9M317 có trọng lượng 720 kg, tầm bắn tối đa 50 km tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 70 kg.
3. Hệ thống tên lửa - pháo phòng không 96K9 Pantsir-S1
Tiết lộ 5 hợp đồng mua vũ khí mới nhất của Việt Nam - Ảnh 3

Một hệ thống Pantsir-S1.
Sau nhiều thông tin cho rằng Pantsir-S1 đã có mặt tại Việt Nam thì trong bản báo cáo trên SIPRI cho biết phải đến 2015 Việt Nam mới có thể nhận được hệ thống đầu tiên trong tổng số 12 hệ thống đã đặt mua.
Pantsir-S1 (NATO: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm ngắn và tầm trung. Module chiến đấu của hệ thống có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích, bánh lốp hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định. Đây là một bước phát triển hơn nữa của tổ hợp 9M311 Tunguska (SA-19).
Hệ thống Pantsir-S1 gồm 2 pháo phòng không tự động 2 nòng 2A38M cỡ 30mm và 12 tên lửa đất đối không cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Một điểm cần chú ý là Pantsir-S1 của Việt Nam sẽ không sử dụng tên lửa 57E6 tiêu chuẩn mà lại dùng 9M311 Sosna-R như trên hệ thống phòng không Palma của 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Tên lửa 9M311 Sosna-R có đặc tính chiến đấu kém hơn 57E6 khá nhiều, đặc biệt là tầm bắn chỉ có 8 km so với 20 km của 57E6. Giá trị 12 tổ hợp Pantsir-S1 và 300 tên lửa 9M311 được SIPRI ước tính khoảng 300 triệu USD.
4. Tên lửa hành trình không đối đất Kh-59ME
Tiết lộ 5 hợp đồng mua vũ khí mới nhất của Việt Nam - Ảnh 4

Tên lửa Kh-59ME.
Kh-59 Ovod (AS-13 Kingbolt) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng có tầm phóng 115 km. Kh-59M Ovod-M (AS-18 Kazoo) là biến thể với một đầu đạn cỡ lớn và động cơ turbin phản lực. Mục tiêu ban đầu khi thiết kế tên lửa Kh-59 là để tấn công các mục tiêu trên đất liền nhưng sau đó biến thể Kh-59MK chống hạm cũng được phát triển.
Tên lửa Kh-59ME có chiều dài 5,7m; sải cánh 1,3m; đường kính thân 0,38m; trọng lượng 930 kg; đầu đạn 320 kg; tốc độ Mach 0,72 - 0,88; tầm bắn 200 km (115 km với bản xuất khẩu). Việt Nam đã có hợp đồng đặt mua 80 tên lửa Kh-59ME (AS-18 Kazoo) để trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-30MK2, việc chuyển giao thực hiện trong 2 năm 2015 - 2016, giá trị hợp đồng không được tiết lộ.
5. Máy bay huấn luyện Yak-130
Tiết lộ 5 hợp đồng mua vũ khí mới nhất của Việt Nam - Ảnh 5

Máy bay Yak-130.
Yakovlev Yak-130 là loại máy bay huấn luyện được OKB Yakovlev của Nga và hãng Aermacchi (Italy) hợp tác thiết kế chế tạo. Sau khi không thống nhất được với nhau về các mặt phát triển của máy bay, 2 công ty đã dựa trên thiết kế ban đầu để phát triển 2 mẫu máy bay khác nhau. Phiên bản của Aermacchi là M-346 còn của Yakovlev là Yak-130.
Yak-130 được trang bị các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và khả năng thao diễn tốt, có thể mô phỏng chiến thuật của các máy bay chiến đấu khác nhau. Yak-130 có 1 giá treo ở giữa thân và 8 giá treo khác trên cánh để mang vũ khí, tổng trọng tải vũ khí mà máy bay có thể mang là 3.000 kg.
Hiện nay chưa có thông tin về việc hợp đồng mua Yak-130 đã được ký hay chưa, tuy nhiên SIPRI vẫn cho rằng Việt Nam sẽ nhận chiếc đầu tiên trong tổng số 6 chiếc vào năm 2015, điều này cũng có cơ sở vì mới đây Irkut cho biết đã chế tạo sẵn khung thân, chỉ chờ hợp đồng chính thức ký là có thể lắp thiết bị để chuyển giao ngay cho phía Việt Nam.
Theo Trí Thức Trẻ/SIPRI

Em hóng được cái này, đưa lên đây mời các cụ chém. Mấy cái nài toàn hàng khủng, cơ mà mua nhiều đồ của ngố quá. Mai kia mèo nó dỡ lệnh cấm vận lại hết tiền.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,408 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,408 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3





 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top