[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam - Phần 3

Trạng thái
Thớt đang đóng

MCuong234

Xe tăng
Biển số
OF-303105
Ngày cấp bằng
28/12/13
Số km
1,196
Động cơ
317,664 Mã lực
Mấy anh Tàu chả cần gián điệp gì, cứ vào nằm vùng thớt này của các cụ cũng nắm được hết tình hình quân ta :))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
“Kho” súng tiểu liên đa dạng của Việt Nam




theo Theo Kiến Thức
Ngoài AK-47 và biến thể, bộ đội Việt Nam từng được trang bị rất nhiều loại súng tiểu liên do nhiều nước sản xuất.




Tiểu liên MAT-49 do nhà máy vũ khí Tulle Pháp sản xuất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. MAT-49 bắt đầu được đưa sang Đông Dương trong giai đoạn cuối 1950, đầu 1951 và sau đó dần dần thay thế các loại tiểu liên khác của Anh, Mỹ, Đức để trở thành tiểu liên chủ lực trong quân viễn chinh Pháp. Trong chiến đấu hàng nghìn khẩu MAT-49 (thường được biết đến với tên “tiểu liên Tuyn (Tulle)”) đã bị quân dân Việt Nam tịch thu và cũng nhanh chóng trở thành một trong hai loại tiểu liên chính của bộ đội chủ lực lúc đó.

Trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống Mỹ, MAT-49 tiếp tục được các đơn vị Quân giải phóng miền Nam và dân quân du kích sử dụng với số lượng lớn. Năm 1962, quân giới Việt Nam thực hiện cải biên MAT-49, thay nòng súng nguyên bản bằng nòng tiểu liên K50, thay đầu ngắm và cải tiến băng đạn để lắp đạn K50. Trong 2 năm 1962-1963, trên 2.000 khẩu MAT-49 được cải tiến và đưa vào chi viện cho miền Nam.

Thông số MAT-49 nguyên bản/MAT-49 cải tiến gồm: cỡ đạn 9x19mm/7,62x25mm (hộp tiếp đạn 32 viên); tốc độ bắn 600/900 phát/phút; tầm bắn hiệu quả 150m.

Tiểu liên Sten do nhà máy vũ khí Enfield (Anh) phát triển và sản xuất ngay trong chiến tranh thế giới 2. Trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược Đông Dương, quân Pháp tiếp tục sử dụng khá nhiều tiểu liên Sten do Anh cung cấp. Về phía Việt Nam, một số ít Sten được tiếp nhận từ viện trợ của tổ chức tình báo OSS (Mỹ) vào năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu được từ quân Anh, Pháp trong chiến đấu. Sten dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 550 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 150-200m.

Tiểu liên Lanchester do công ty vũ khí Sterling (Anh) phát triển từ năm 1940 để trang bị cho Hải quân Hoàng gia Anh. Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Nam sử dụng một số tiểu liên Lanchester, có lẽ xuất phát từ chiến lợi phẩm thu được hoặc mua qua con đường bí mật từ Thái Lan, Malaysia. Lanchester dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 hoặc 50 viên), tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-200m.

Tiểu liên Thompson do nhà thiết kế J.T. Thompson phát triển từ trong Chiến tranh thế giới thứ 1 và trang bị cho Quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong nhiều năm. Sau này, chúng được Quân đội Pháp sử dụng nhiều trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bộ đội ta thu giữ được hàng nghìn khẩu loại này và trang bị để đánh Pháp. Bên cạnh những biến thể của Mỹ, Việt Nam còn sử dụng biến thể do Trung Quốc chế tạo và một số ít do các xưởng quân giới tự sản xuất.

Thông số biến thể Thompson (M1921/M1928/M1) gồm: dùng cỡ đạn 11,23x23mm (hộp tiếp đạn 20/30/50/100 viên cho biến thể M1921/M1928 hoặc 20/30 viên cho M1); tốc độ bắn 1.000/700/700 phát/phút; tầm bắn hiệu quả 100-150m.

Tiểu liên M3 được Mỹ nghiên cứu phát triển từ đầu năm 1941 với ý định thiết kế một loại súng đơn giản, rẻ tiền và dễ sản xuất hơn nhằm thay thế cho tiểu liên Thompson. Trong kháng chiến chống Pháp, ta thu được một số lượng không nhỏ tiểu liên M3, cùng với đó là một số biến thể do Trung Quốc “sao chép”.

Đặc biệt, một số biến thể kiểu 37 được quân giới Việt Nam cải tiến gắn thêm nòng giảm thanh để trang bị cho các đơn vị đặc công, biệt động và thường được biết đến dưới cái tên “tiểu liên Mã Lai”. Loại tiểu liên M3 dùng đạn 11,23x23mm (hoặc 9x19mm với một số biến thể), hộp tiếp đạn 30 viên, tốc độ bắn 450 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 50m.

Tiểu liên Madsen do Đan Mạch thiết kế và chế tạo với nhiều biến thể như kiểu 1946 (M-46), kiểu 1950 (M-50) và kiểu 1953 (M-53). Trong chiến tranh Việt Nam, loại súng này thường được trang bị cho các đơn vị biệt kích của Pháp, Mỹ và Quân đội Sài Gòn. Một số ít đã bị quân dân Việt Nam tịch thu trong chiến đấu và sử dụng lại. Madsen dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 480 phát/phút (hoặc 550 phát/phút với biến thể M-50/M-53), tầm bắn hiệu quả 100m.

Tiểu liên PPSh-41 do Liên Xô phát triển từ năm 1940 và sản xuất hàng loạt từ năm 1942. Trong 5 năm, trên 5 triệu khẩu PPSh-41 được sản xuất và viện trợ rộng rãi cho các quốc gia đồng minh. Từ năm 1951, Việt Nam tiếp nhận những khẩu PPSh-41 đầu tiên là phiên bản kiểu 50 do Trung Quốc sản xuất và loại súng này nhanh chóng trở thành một trong những kiểu tiểu liên chính của bộ đội chủ lực trong kháng chiến chống Pháp dưới tên gọi K50.

Tiểu liên K50 được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ, sau đó còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, được các lực lượng vũ trang Việt Nam sử dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.

Đặc biệt, đầu năm 1962, để phục vụ yêu cầu giữ bí mật nguồn cung cấp vũ khí cho miền Nam, quân giới Việt Nam thay vỏ bọc mới, thay báng gỗ bằng báng rút bằng thép để cải tiến cho K50 có hình dạng tương tự tiểu liên MAT-49 của Pháp. Tính đến năm 1968, trên 10.000 khẩu K50 được cải tiến (thường được phương Tây biết đến dưới cái tên K50M) và đưa vào chi viện cho miền Nam. Súng PPSh-41/K50 dùng cỡ đạn 7,62x25mm, tốc độ bắn 900/700 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-250m.

Tiểu liên PPS-43 do Liên Xô phát triển từ năm 1942 nhằm đáp ứng yêu cầu về một loại tiểu liên gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ chế tạo trang bị cho các đơn vị xe tăng, lính dù và trinh sát của Liên Xô. Trong thời gian 1943-1946, trên 2 triệu khẩu được chế tạo, trang bị cho Hồng quân cùng nhiều quốc gia đồng minh của Liên Xô.

Việt Nam được Liên Xô viện trợ số lượng lớn PPS-43 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và đưa vào sử dụng phổ biến trong giai đoạn trước 1967 dưới tên gọi K43. Loại súng này còn được các lực lượng vũ trang địa phương sử dụng trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm (hộp tiếp đạn 35 viên), tốc độ bắn 500-600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 200m.

Tiểu liên MP-38/40 do Đức nghiên cứu phát triển từ những năm 1930 để trang bị cho quân đội nước này dùng phổ biến trong Chiến tranh thế giới 2. Trong giai đoạn đầu chiến tranh xâm lược ở Đông Dương, quân Pháp sử dụng số lượng lớn tiểu liên MP-38/40. Quân dân Việt Nam thu được nhiều khẩu và sử dụng lại trong chiến đấu cho đến tận thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ. Súng dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100m.

Tiểu liêu SA25 và SA26 do Tiệp Khắc phát triển sau Chiến tranh thế giới 2. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Tiệp Khắc viện trợ một số phiên bản báng gập nhưng loại súng này xuất hiện và được sử dụng không nhiều.

Thông số kỹ thuật tiểu liên SA25/SA26 gồm: dùng cỡ đạn 9x19/7,62x25mm; hộp tiếp đạn 24-40 viên đối với SA25 và 32 viên với SA26; tốc độ bắn 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100-200m.

Tiểu liên Skorpion kiểu 1961 do Tiệp Khắc nghiên cứu thiết kế từ cuối những năm 1950. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Tiệp Khắc viện trợ một số tiểu liên Skorpion và chủ yếu trang bị cho các đơn vị đặc công biệt động dưới tên gọi K61. Súng dùng cỡ đạn 7,62x17mm (hộp tiếp đạn 10-20 viên), tốc độ bắn 850 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 25-50m.

Tiểu liên kiểu 63 hay PM-63 do Ba Lan phát triển từ những năm 1950-1960. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Ba Lan viện trợ một số tiểu liên PM-63 và chủ yếu trang bị cho các đơn vị đặc công, biệt động dưới tên gọi P63. Súng dùng cỡ đạn 9x18mm, hộp tiếp đạn 15-25 viên, tốc độ bắn 650 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 100-150m.

Tiểu liên Type 64 do Trung Quốc phát triển dành cho lực lượng trinh sát, biệt kích. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam nhận một số lượng nhỏ Type 64 trang bị cho lực lượng công an vũ trang dưới tên gọi K64. Súng dùng cỡ đạn 7,62x25mm, hộp tiếp đạn 30 viên, tốc độ bắn 1.300 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-200m.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chả biết cockpit của em nào8-}


 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Gắng học tập và rèn luyện, sau này tiếp bước cha anh:)


 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,893
Động cơ
423,495 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Gắng học tập và rèn luyện, sau này tiếp bước cha anh:)


Cậu bé giống thằng cả, em chã nhà em quá :))

Ba năm trước vào HCM chơi, chỉ tiếc là không ra SB Biên Hòa. Không thì cũng có cái ảnh như cụ.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Hic, VN mình không thiếu nhân tài, tạm thời chỉ thiếu tiền thôi các cụ ạ


Thăm trung tâm sửa chữa tàu chiến hiện đại của Việt Nam




theo Tuổi trẻ |
Công ty đóng và sửa chữa tàu Hải Minh (Nhà máy X51 - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) được xem là trung tâm chuyên sửa chữa các loại tàu chiến đấu hiện đại của Hải quân VN.



Tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu HQ15 của Vùng 2 hải quân đang được sửa chữa tại Nhà máy X51 - Ảnh: M.Lăng
Đây là nơi chuyên sửa chữa các loại tàu chiến đấu hiện đại chủ lực hiện nay của Quân chủng Hải quân như tàu hộ vệ chống ngầm, tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu phóng ngư lôi tấn công, tàu quét mìn... Khu vực chính của nhà máy là ụ chìm khổng lồ ăn sâu khoảng 6m, rộng và dài với khả năng chứa tàu trọng tải lên đến 5.000 tấn.
Sức sống cho tàu chiến
Dưới cái nắng gay gắt và lồng lộng gió, trong lòng ụ chìm, sừng sững chiếc tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu HQ15 của Vùng 2 hải quân đang được bảo trì. Hiện tàu săn ngầm HQ15 đang được sửa chữa một số vũ khí, hầm lạnh điều hòa và hệ động lực. “Khó nhất là phần kết nối đồng bộ giữa vũ khí khí tài và tuôcbin khí, phải thuê thêm cả chuyên gia. Việc sửa chữa loại tàu này là yêu cầu thường xuyên cấp bách. Nếu đưa ra nước ngoài sửa ở nơi gần VN nhất thì chi phí đã gấp ít nhất 2-3 lần” - thiếu tá Phạm Văn Tuấn, trưởng phòng kỹ thuật Nhà máy X51, nói. Đây là thế hệ tàu hộ vệ săn ngầm có hệ thống rađa thủy âm dò tàu ngầm (tìm kiếm và phóng lôi tiêu diệt tàu ngầm cũng như các mục tiêu dưới nước).
Nhà máy X51 đã đóng một loạt sáu tàu đánh cá ngừ đại dương cấp đông lớn nhất khu vực Đông Nam Á và thuộc dạng hiện đại nhất thế giới đã xuất khẩu sang Pháp. Ngoài ra, X51 đã đóng mới nhiều tàu chiến có hàm lượng kỹ thuật cao, đặc biệt là việc tham gia đóng mới tàu tên lửa tấn công nhanh “Tia chớp” Molniya (2013).

Ở khu vực khác của nhà máy, một chiếc tàu quét mìn của Vùng 3 hải quân đang nằm trên đốc sửa chữa, còn chiếc kia nằm dưới cảng. “VN chỉ còn bốn tàu quét mìn và do Nhà máy X51 đặc trách sửa chữa. Đây được coi là loại tàu “độc” nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ VN mới có” - chính ủy Nhà máy X51 Trần Văn Thụ cho biết. “Các kỹ sư, công nhân đang “đau đầu” tìm phương án để sửa chữa bộ phận rađa thủy âm (sonar) của tàu quét mìn. Phần giá đỡ rađa thủy âm đã bị hư hỏng. “Đây là lần đầu tiên sửa chữa hạng mục này ở VN - anh Tuấn nói - Cục Kỹ thuật hải quân yêu cầu sửa chữa triệt để nhằm đảm bảo tính chính xác, hiệu quả khi sonar làm việc. Vấn đề khiến chúng tôi đau đáu là phải có thiết bị đưa tàu lên khỏi mặt đất 7m để tháo rời khối sonar đó ra sửa nhưng ở VN các trang thiết bị nâng chỉ cho phép đưa tàu lên độ cao 3,5-4m”.
Thiếu tá Tuấn tự hào nói: “Có những tình huống ngay cả chuyên gia của đất nước sản xuất tàu chiến hàng đầu thế giới cũng phải “bó tay” nhưng người VN lại làm được. Như khi Nga bàn giao tàu cho mình được bốn tháng thì máy phụ có vấn đề. Suốt tám tháng sau trong thời gian bảo hành, họ thay 5-7 cái bơm không thành công. Cứ thay vào được 2-3 tháng là bánh răng côn lại gãy hỏng. Các chuyên gia không hiểu tại sao. Lúc đầu chúng tôi định từ chối hạng mục ấy vì chuyên gia Nga cả năm làm không được mà lỗi này do nhà sản xuất. Nhưng sau tò mò bệnh nghề nghiệp và cũng là nhiệm vụ thì không có lý do gì từ chối”.
Sau khi tháo toàn bộ hệ thống máy phụ ra nghiên cứu, chỉ trong một tuần, chính một người thợ chỉ học trung cấp kỹ thuật hải quân - thiếu tá chuyên nghiệp Phan Tiến Quân, tổ trưởng tổ máy - đã phát hiện một lỗi: trục của bơm đồng tâm giữa bánh răng chuyển động của bơm với máy không ăn khớp. “Sau khi mài giũa, lắp ráp và đưa xuống nước thử thì thành công ngay từ lần đầu tiên. Mình chỉ thay một cái bơm. Chúng tôi đã bàn giao tàu cho Vùng 5 hải quân đầu năm nay. Từ đó đến giờ đã sáu tháng nhưng máy chưa có vấn đề gì” - anh Tuấn cho biết.
Những sáng kiến bạc tỉ
Ở Nhà máy X51 có rất nhiều cái tên được gọi là “cây sáng kiến” như Tâm, Châu, Ước, Lực, Hào... Trưởng phòng kỹ thuật Phạm Văn Tuấn (sinh năm 1974) mà mọi người trêu là “người suốt ngày sống về khen thưởng chứ không bằng lương” bởi sở hữu rất nhiều sáng kiến. Còn quản đốc phân xưởng cơ khí - thượng tá Nguyễn Văn Luận - có nhiều sáng kiến đến nỗi không thể nhớ hết. Hiện ở nhà máy vẫn còn sử dụng những máy do anh chế tạo: máy ép hai trục lớn 400 tấn, máy gò thép hình 200 tấn, máy uốn ống phi 49...
Người thượng tá này cũng chế tạo tời neo cho các loạt tàu đóng mới, tàu kéo, tàu chiến phải thay đổi thiết kế; chế tạo tời cẩu xuồng cho các tàu đóng mới. Tốt nghiệp Trường trung cấp Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Phú Thọ), anh Luận đi lên từ một người thợ rồi làm trợ lý kỹ thuật, trợ lý kỹ thuật đóng mới. Rồi anh dành dụm tiền đi học bổ túc kiến thức tại Trường ĐH Mở TP.HCM. Chiều nào cũng thế, tan ca là anh lại chạy từ Nhà Bè lên trung tâm TP học từ 17g-20g.
37 năm, từ việc đóng tàu gỗ đến đóng tàu sắt, từ việc chỉ đóng sửa tàu dưới 1.000 tấn và bây giờ là đóng sửa tàu 5.000 tấn, trước chỉ sửa chữa những tàu có tính bổ trợ (tàu nước, tàu vận tải...) bây giờ đã sửa chữa các tàu chiến đấu và từ năm 2003 bắt đầu đảm bảo các tàu chiến đấu hiện đại nhất của Quân chủng Hải quân... là bước đi vượt bậc của Nhà máy X51.
Chính ủy nhà máy Trần Văn Thụ cho biết: “Mục tiêu hướng đến và cũng là nhiệm vụ mới được giao cho nhà máy là phải sửa chữa và bảo dưỡng được hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất VN: Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Đơn vị đã và đang được giao nhiệm vụ nghiên cứu, nắm bắt tính năng kỹ chiến thuật và trang bị, vũ khí khí tài để sẵn sàng làm nhiệm vụ sửa chữa khi có lệnh. Chúng tôi đang trăn trở về việc đưa “thợ đặc chủng” (sửa chữa hạng mục vũ khí khí tài) đi đào tạo thêm vì lực lượng sửa chữa hạng mục rất đặc biệt này được coi là “của độc”, “của hiếm” ở nhà máy. Bởi các tàu chiến đấu ngày càng hiện đại, không đi trước đón đầu thì không thể làm tốt nhiệm vụ”.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Và em này nữa


 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Lâu lâu ngắm lại vẫn thấy thích


 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Rõ nét hơn hàng Ít xà


 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
EM này là scud 3 à lão ơi?
Con này là sa đốc diệt hạm mà cụ. em nghe bảo con này mihf đã cải tiến được ( loại đất đối hải) tầm bắn và vận tốc, em nghe đâu là hơn 600 cây sào với vận tốc M4 thì phải,:-?:-? phải vậy không cụ pain?
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,893
Động cơ
423,495 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Con này là sa đốc diệt hạm mà cụ. em nghe bảo con này mihf đã cải tiến được ( loại đất đối hải) tầm bắn và vận tốc, em nghe đâu là hơn 600 cây sào với vận tốc M4 thì phải,:-?:-? phải vậy không cụ pain?
À, em nhớ có một lần đọc ở đâu đó em shaddoc này. Hình như em này nhằm vào bán đảo Hải Nam nên đặt đâu đó ở Miền Bắc nhà mình. Nhưng em này cũ quá, sinh ra từ thời Liên Xô cơ.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
À, em nhớ có một lần đọc ở đâu đó em shaddoc này. Hình như em này nhằm vào bán đảo Hải Nam nên đặt đâu đó ở Miền Bắc nhà mình. Nhưng em này cũ quá, sinh ra từ thời Liên Xô cơ.
đúng là nó đấy cụ ạ, nhưng của LX nguyên bản thì tầm bắn ngắn hơn và vận tốc thấp hơn so với loại mình cải tiến đang dùng bây giờ.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Khiếp nhề, chắc lại nối tầng shaddoc
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Khiếp nhề, chắc lại nối tầng shaddoc
Thế cụ hùm mới hạ sơn đấy à? cụ có mang theo ít vũ khí để giết giặc không thế? dạo này hải tặc đang lộng hoành ợ.:((:((
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,893
Động cơ
423,495 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
đúng là nó đấy cụ ạ, nhưng của LX nguyên bản thì tầm bắn ngắn hơn và vận tốc thấp hơn so với loại mình cải tiến đang dùng bây giờ.
Hình như shaddock thuộc loại VK chiến lược chiến thuật nên tuổi thọ cao. Nhưng công nghệ cũ quá, không hiểu dẫn bắn và chống nhiễu có theo kịp địch không.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Hình như shaddock thuộc loại VK chiến lược chiến thuật nên tuổi thọ cao. Nhưng công nghệ cũ quá, không hiểu dẫn bắn và chống nhiễu có theo kịp địch không.
Với khả năng của mình như hiện nay thì em nghĩ chưa thể theo kịp đâu:-??
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top