Sáng ra đọc bài này thấy VN mình vô địch rồi các cụ ạ. Nếu thực sự ta hay vậy, có nên chường lên mặt báo cho chúng nó biết hết không nhỉ?
Tập kích – đòn sở trường của Hải quân Việt Nam
(ĐVO) - Thật ra không có gì là bí mật bởi lẽ với một địa-quân sự như vậy thì bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải tổ chức thực hiện cách đánh này. Đó là: Dùng lực lượng nhỏ, cơ động nhanh, hợp đồng chặt chẽ, bất ngờ tập kích vào đội hình hoặc vào tử huyệt “bất khả kháng” của địch… Ai mà chẳng biết.
Tuy nhiên, biết là một chuyện, tổ chức thực hiện ra sao là chuyện khác. Đặc biệt, bày mưu, cài thế hay là chuẩn bị chiến trường như thế nào cho đòn đánh này “có đất dụng võ”, phát huy hiệu quả lại mang tính quyết định còn là chuyện khác nữa. Trên biển Hoa Đông tranh chấp xảy ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc hay trên Biển Đông giữa Trung Quốc với Philipines quanh mấy hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philipines tuyên bố chủ quyền trái phép, giới quân sự rất dễ dàng dự báo được quy mô, mức độ cuộc xung đột có thể xảy ra.
Nhưng xung đột quân sự nếu xảy ra trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì do vị trí địa lý của Việt Nam khác với Nhật Bản và Philipines cho nên khó dự đoán được quy mô và mức độ. Tình huống xấu nhất là như Thủ tướng Việt Nam đã cảnh báo tại hội nghị Shangri-La:
“…trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường”.
Cho đến giờ phút này, chẳng ai, trừ Trung Quốc, khẳng định không có xung đột quân sự trên Biển Đông tại Trường Sa, Hoàng Sa…Vì thế cho nên nghiên cứu, bàn luận về đòn đánh này chỉ trong phạm vi nhỏ như là “một lát cắt” trong hệ thống phòng thủ biển đảo của Hải quân Việt Nam khi Trường Sa, Hoàng Sa xảy ra xung đột.
Su-22M4 với đôi cánh ma thuật trang bị tên lửa chống hạm hiện đại Kh-31 là một trong 3 lực lượng thực hiện đòn đánh sở trường từ trên không
Việt Nam chuẩn bị cho đòn đánh sở trường ra sao?
Về Lực lượng: Phục vụ cho lối đánh tập kích này yêu cầu phải tạo ra 3 tầng tấn công gồm: trên không, trên biển và trong lòng biển. Đương nhiên lực lượng đó là tàu ngầm KILO, tàu phóng lôi cánh ngầm, tàu tên lửa Molniya và máy bay chuyên đánh biển SU-22M4.
Tàu ngầm KILO, tàu PL, tàu TL là đúng rồi, nhưng tại sao không phải là SU-30 mà là SU-22M4? Bởi vì máy bay SU-22M4 được trang bị tên lửa diệt hạm Kh-31 hiện đại, chúng có thể bay tốc độ lớn ở độ cao gần sát mặt biển nên rất khó phát hiện nên phù hợp với đòn đánh này.
Với hệ thống thông tin, trinh sát, chỉ thị, quản lý mục tiêu. Chỉ cần biết có một Trung đoàn radar của Hải quân được công khai, đóng trên đỉnh núi Sơn Trà-Đà Nẵng, các phương tiện thông tin, trinh sát điện tử khác kết hợp cùng với các khí tài quan sát, thông tin ở bán đảo Cam Ranh thì có thể nói một khu vực từ Hải Nam (TQ) đến Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam hoàn toàn xác định chính xác vị trí một con tàu với độ tin cậy cao và chính xác hơn vệ tinh.
Tất nhiên đó không phải là tất cả, ngoài ra còn các vị trí, phương tiện khác…mà không nhất thiết chỉ phục vụ cho đòn đánh này.
Về thế trận: Vị trí xuất phát tấn công quyết định thành bại của đòn tập kích. Nếu như trong lối đánh đặc công, vị trí xuất phát tấn công là phải phía trong hàng rào kẽm gai thì trên biển, vị trí xuất phát tấn công (mà địch không phát hiện được) càng gần với tầm bắn của phương tiện bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Thông thường tàu chiến địch luôn có tầm bắn xa hơn, nếu vị trí xuất phát tấn công quá xa tầm bắn thì thời gian vận động tiếp cận mục tiêu quá dài, địch có đủ thời gian đối phó ngăn chặn, tiêu diệt.
Nhưng muốn có một vị trí xuất phát tấn công thuận lợi, chủ động, thì lực lượng tấn công phải được tổ chức triển khai trong một “vùng biển sạch” có được bởi một thế trận phòng thủ liên hoàn từ các lực lượng như TT-400TP, Bastion-P, Gerpad 3.9, tàu ngầm KILO và các phương tiện chống ngầm…
Chúng ta không đề cập đến “bầu trời sạch” vì khả năng địch khống chế hoàn toàn không phận trên hải phận hay tạo ra được một “vùng cấm bay” là điều không thể, ngoại trừ đối tượng tác chiến của Việt Nam là Mỹ.
Để chuẩn bị cho lối đánh, Việt Nam mua, sắm không thừa một phương tiện trang bị nào mà có thể nói đủ để phòng thủ, chúng bổ sung sở trường sở đoản cho nhau để triệt tiêu các sai số hệ thống, tạo nên một sức mạnh tổng hợp, hoàn chỉnh từ thế trận.
Chẳng hạn như TT-400TP, khi tàu chiến đối phương mang tên lửa diệt hạm bắn xa hàng trăm km, liệu có để cho TT-400TP với tầm bắn xa nhất 15km tiếp cận để tiêu diệt không? Không, vậy thì đóng nhiều làm gì khi mỗi chiếc giá hơn 1 triệu USD?.
Rất may, TT-400TP không phải làm việc đó, nó là tàu tuần tiễu để tiêu diệt, ngăn chặn, các máy bay săn ngầm của địch bảo vệ cho KILO trên tuyến phòng thủ chống ngầm. Với tính năng kỹ chiến thuật của TT-400TP, chỉ cần vài chiếc tuần tiễu trên một khu vực biển nào được chỉ định là KILO Việt Nam yên tâm làm nhiệm vụ mà không sợ máy bay săn ngầm địch “gõ vào đầu”.
Không những thế, các tàu phóng lôi, tên lửa, yên tâm hơn về phòng không khi có nó trong đội hình,TT-400TP chỉ giỏi đối không chứ không phải đối hải.
Tiết lộ hình ảnh Việt Nam đang đóng tàu pháo thứ 3 Như vậy có thể nói, lực lượng, thế trận, trinh sát phát hiện, chỉ thị, quản lý mục tiêu đã có thì vấn đề quan trọng là hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng như thế nào, tổ chức triển khai vị trí xuất phát tấn công ở đâu, lựa chọn mục tiêu nào…đều thuộc vào mưu, kế nhà binh, là cột lõi của đòn đánh.
Bất kỳ ai có một ít kiến thức quân sự đều có thể hình dung được lực lượng trực tiếp thực hiện đòn tập kích là một đội hình bộ ba lý tưởng. Chúng có thể tấn công cùng lúc, từ nhiều hướng hoặc liên tục, dồn dập…trong một địa-quân sự, một thế trận như vậy thì sẽ là một thách thức lớn, khó đối phó cho một quốc gia nào chưa phải là cường quốc biển, chưa có một lực lượng Hải quân tầm xa đúng nghĩa.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khi trả lời Tân Hoa xã đã trích dẫn lời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tuyên bố với thế giới trên Diễn đàn Đối thoại Shangri-La hồi năm ngoái rằng, “Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo về chỉ để bảo vệ vùng biển của Việt Nam, gồm thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Việt Nam, không có mục đích sử dụng nào khác” và ông nói tiếp, “đó là một điều rất đặc biệt của lực lượng tàu ngầm trên thế giới”.
Vậy thì điều “rất đặc biệt” ấy là gì?
Ảnh: Su-30 bay lượn trên quần đào Trường Sa
http://baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201306/tap-kich-don-so-truong-cua-hai-quan-viet-nam-2349307/