[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam - Phần 3

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Có cụ nào biết về vụ nhà mềnh hợp tác với Nga sản xuất tên lửa không biết thế nào rùi nhể?
Thấy giang hồ đồn là chậm lắm, chả đi tới đâu nên nhà ta đang ngấp nghé bờ ra mốt của anh cà rì ạ ..
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Thấy giang hồ đồn là chậm lắm, chả đi tới đâu nên nhà ta đang ngấp nghé bờ ra mốt của anh cà rì ạ ..
Làm ăn thế này thì chết, Vụ Bramos nghe bẩu cũng chua hơn dấm vì bây giừ bác Cà ry đang phải tập trung năng lực cho sản xuất phục vụ trong nước.
 

ltgbau

Xe tăng
Biển số
OF-14433
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
1,814
Động cơ
535,711 Mã lực
Cà ri sắp loại Mig-21 thay bằng Tê giác, món này mềnh ngắm được không các cụ nhể :D
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cà ri sắp loại Mig-21 thay bằng Tê giác, món này mềnh ngắm được không các cụ nhể :D
Món tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ này nhà mềnh còn đang phải ngâm cứu lựa chọn nên cũng chưa biết sẽ mua loại nào, nói chung tiêu chí đưa ra là phải tốt, nhiều tính năng va quan trọng à phải hợp túi tiền.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Cà ri sắp loại Mig-21 thay bằng Tê giác, món này mềnh ngắm được không các cụ nhể :D
Anh cà ri cũng tiết kiệm lắm vì họ cũng chả giầu có gì, cực chẳng đã mới phải vứt .. mềnh ôm về làm sao được ..
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Nhà mềnh cũng cực chẳng đã mới phải nâng cấp mig 21 dùng tạm, hiểu như mợ @mèo thì hóa ra lại " màng củi về rừng à":))
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
10 thành tựu nổi bật của quốc phòng Việt Nam năm 2013 (I)






(Soha.vn) - Nghiên cứu chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng cỡ nòng 12,7mm, súng phóng lựu tự động AGS-17... là những thành tựu quốc phòng xuất sắc của VN trong năm 2013.


Cùng với việc mua sắm và tiếp nhận thêm nhiều thiết bị quân sự, vũ khí hiện đại của nước ngoài, trong năm 2013, ngành nghiên cứu khoa học và công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã có bước tiến đáng kể trong nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng vũ trang, tiến tới ngày càng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
Xin điểm lại 10 thành tựu quốc phòng nổi bật mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2013:
1. Buồng lái mô phỏng tiêm kích Su-27
Đáp ứng yêu cầu tăng thời gian thực hành, huấn luyện sát thực tế đơn vị, khí tài trang bị mới, hiện đại của người học và yêu cầu về đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao của quân chủng đang tiến thẳng lên hiện đại. Trong năm 2013, Học viện Phòng không-Không quân đã chế tạo thành công buồng lái mô phỏng tiêm kích Su-27.
Đây là thiết bị mô phỏng phục vụ huấn luyện được nghiên cứu, thiết kế thành công bằng trí tuệ, công sức của các cán bộ khoa học của học viện và sự giúp đỡ của một số viện nghiên cứu.

Thiết bị buồng lái mô phỏng dùng để đào tạo kỹ sư hàng không
Hệ thống mô phỏng tiêm kích Su-27 được thiết kế để mô phỏng mở máy động cơ máy bay ở mặt đất; mở máy động cơ máy bay ở trên không (trong khi bay); mở máy lạnh động cơ máy bay và máy khởi động tua bin khí TC-21, cũng như chấm dứt quá trình khởi động động cơ để quay máy lạnh bọc dầu ở mọi chế độ khi ấn nút “CTO?”. Các chế độ và chu trình khởi động đều diễn ra đúng như mở máy thực trên máy bay.


Việc đưa thiết bị vào huấn luyện rất tiết kiệm, do giá thành thấp hơn so với thiết bị nhập ngoại. Giúp tăng cường luyện tập cho người học sát thực tế, khí tài, trang bị; nâng cao trình độ, khả năng làm chủ và nghiên cứu khoa học của cán bộ. Thiết bị còn có thể nghiên cứu, nâng số lượng bài tập thông điện lên hàng trăm bài khi nâng cấp số cổng kết nối truyền thông RS232 và lập trình thêm các bài huấn luyện.
2. Súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm cùng kính ngắm
Bên cạnh loại súng bắn tỉa nhập khẩu, Việt Nam đã chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng cỡ nòng 12,7mm.

Theo báo Quân đội Nhân dân, bằng tinh thần tự lực, các cán bộ Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng cỡ nòng 12,7mm cùng kính ngắm.
Loại súng này ngoài khả năng tiêu diệt bộ binh đối phương còn rất hữu hiệu khi tấn công trang thiết bị quân sự, xe bọc thép hạng nhẹ.
Trước đối phương có khả năng cơ giới hóa mạnh, di chuyển bằng xe thiết giáp, sử dụng rộng rãi việc cơ động quân bằng trực thăng, cơ giới thì việc có một loại súng bắn tỉa 12,7mm để sử dụng đại trà là rất cần thiết.
Theo một số nguồn tin, súng bắn tỉa Việt Nam được làm theo mẫu của súng bắn tỉa xuyên giáp KSVK của Nga. Súng được thiết kế với hộp tiếp đạn nằm sau cò súng. Giúp tăng chiều dài nòng súng mà không ảnh hưởng đến chiều dài tổng thể.

Thử nghiệm súng bắn tỉa cỡ 12,7mm và kính ngắm N12 do Việt Nam tự sản xuất.
Súng có chiều dài tổng thể 1,35m (trong đó nòng dài 1m), trọng lượng 12,5 kg, sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên cỡ 12,7x108mm. Khi bắn thử, sơ tốc đầu đạn là 840m/s, tầm bắn hiệu quả 1.200m, súng bắn tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Súng được trang bị kính ngắm quang học N12 do Việt Nam chế tạo với độ phóng đại 10 lần, phạm vi quan sát 1.800m, thị giới 3mm, mức phân biệt 6 giây.
Kính ngắm N12 có khả năng chịu được thời tiết nóng ẩm, chịu rung xóc, va đập, lấy góc bắn nhanh chóng, thuận tiện.
3. Súng phóng lựu tự động AGS-17
Theo kênh truyền hình Quốc phòng TV, nhà máy Z125 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng) đã chế tạo thành công súng phóng lựu liên thanh AGS-17 của Nga. Trước đây, chúng ta đã từng mua một số lượng nhỏ AGS-17 và đã đưa vào biên chế trang bị.
Để đạt được kết quả như vậy, nhà máy Z125 đã trải qua nhiều khó khăn và một trong những yếu tố quyết định là chế tạo rãnh xoắn nòng.

Súng phóng lựu liên thanh AGS-17 do nhà máy Z125 chế tạo
Súng phóng lựu liên thanh AGS-17 được thiết kế và đưa vào sử dụng từ năm 1967 trong các lực lượng vũ trang Liên Xô. AGS-17 là loại súng phóng lựu liên thanh được đánh giá là có tốc độ sát thương mạnh, tốc độ bắn cao.
AGS-17 chuyên dùng để yểm trợ cho cho bộ binh, được gắn trên giá 3 chân hoặc trên các phương tiện chiến đấu, dùng loại đạn lựu 30 mm. Đạn được đặt trong thùng có sức chứa tới 29 quả và được gắn với súng. Nòng súng có thể tháo rời để tiện cho di chuyển. Giá 3 chân có cần nâng để súng có thể chuyển từ bắn thẳng sang bắn cầu vồng.
Súng phóng lựu AGS-17 có chiều dài 0,84m, đạt tầm bắn 800m với thước ngắm cơ khí hoặc 1,7km với kính ngắm quang học, tốc độ bắn 350-400 phát/phút.
4. Cải tiến xe tăng, xe thiết giáp
Nhằm tăng cường khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng tăng thiết giáp (TTG) trong tình hình mới, Cục Kỹ thuật binh chủng (Tổng cục Kỹ thuật) đã nghiên cứu cải tiến thành công số lượng lớn TTG hiện có.
Cục Kỹ thuật binh chủng chỉ đạo, tổ chức thu hồi, cấp phát, điều chuyển hàng trăm xe TTG, xe chuyên chở tăng; tiếp nhận, lắp đặt hơn 700 bộ đài thông tin liên lạc cho các đơn vị TTG toàn quân.

Hình minh họa máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn cầm tay VRP612 dùng cho quân đội để sử dụng liên lạc trong dải tần số từ 2MHz đến 11,9999MHz.
Công tác nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa tập trung cho các loại xe tăng T-54, PT-76, BMP-1; xây dựng cấu hình xe tăng T-54B cải tiến; khôi phục đồng bộ, nâng cấp tính năng kỹ thuật, chiến thuật cho các loại xe thiết giáp V-100, BTR-152, không chỉ phục vụ SSCĐ, mà còn làm nhiệm vụ phòng chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn.
Ngoài việc cải tiến, Tổng cục Kỹ thuật cũng đã nghiên cứu đồng bộ xe TTG và xây dựng quy trình công nghệ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, niêm cất vũ khí trang bị kỹ thuật ngành TTG.
Sau đồng bộ, xe TTG đều có tình trạng kỹ thuật tốt, các hệ thống thiết bị đặc biệt trên xe như hệ thống bơi nước, thiết bị quan sát và ngắm bắn ban đêm, thiết bị chống cháy và phòng, chống vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ... được khôi phục tính năng ban đầu.
Theo ước tính đến năm 2010, Quân đội Việt Nam có 850 xe tăng loại T-54/55 do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra, tại Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung T-59, là phiên bản hiện đại hóa của T-54.
5. Cải tiến tàu đổ bộ Mỹ
Đại úy Vũ Văn Cường (máy trưởng tàu HQ-470), thuộc Lữ đoàn 127 Hải quân đã cải tiến thành công hệ thống hạ cửa tàu đổ bộ cỡ nhỏ LCM-8 do Mỹ chế tạo.
Với đề tài sáng kiến mang tên “Hệ thống hạ cửa đổ bộ tàu LCM-8”, Đại úy Cường đã thành công khi thực hiện các giải pháp kỹ thuật hệ thống hạ cửa tàu đổ bộ LCM-8 bằng thiết bị điện 24V-DC chỉ mất từ 1-1,5 phút và chỉ cần một người điều khiển, bảo đảm an toàn, không ảnh hưởng đến kết cấu cũng như tính năng kỹ thuật, chiến thuật của tàu của mình để giảm thời gian hạ cửa tàu đổ bộ. Đây là một sáng kiến mang đậm chất sáng tạo và góp phần không nhỏ vào việc chuyển trạng thái từ chuẩn bị đổ bộ sang đổ bộ cho các binh sỹ, bởi bình thường, hệ thống này muốn hạ phải mất từ 25-30 phút và cần đến 3 người.

Tàu đổ bộ cơ giới kiểu LCM-8 với cửa lớn ở mũi tàu dùng để các phương tiện, binh lính di chuyển lên bờ.
LCM-8 là tên của loại tàu đổ bộ cơ giới cỡ nhỏ do Mỹ sản xuất từ năm 1959 và được viện trợ rất nhiều cho Hải quân quân đội Sài Gòn. Sau 1975, chúng ta đã thu giữ không ít loại tàu đổ bộ này và dù gặp nhiều khó khăn do thiếu linh kiện, phù tùng (Mỹ đang áp đặt lệnh cấm vận) nhưng chúng ta vẫn duy trì hoạt động các tàu LCM-8 cho tới tận ngày nay.
Tàu đổ bộ cơ giới LCM-8 có lượng giãn nước toàn tải 111,4 tấn, dài 22,26m, rộng 6,4m, mớn nước có tải 1,6m. Tàu trang bị 2 máy diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 17 hải lý/h (có tải), thủy thủ đoàn chỉ cần 4-6 người, trang bị 2 đại liên 12,7mm. LCM-8 chở tối đa hơn 50 tấn gồm hàng hóa hoặc các phương tiện cơ giới.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
10 thành tựu nổi bật của quốc phòng Việt Nam năm 2013 (II)






(Soha.vn) - Phát triển máy bay không người lái nội địa, đóng tàu đổ bộ vỏ thép 80 tấn... là những thành tựu nổi bật của quốc phòng Việt Nam trong năm 2013.


Cùng với việc mua sắm và tiếp nhận thêm nhiều thiết bị quân sự, vũ khí hiện đại của nước ngoài, trong năm 2013, ngành nghiên cứu khoa học và công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã có bước tiến đáng kể trong nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng vũ trang, tiến tới ngày càng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
Xin điểm lại 10 thành tựu quốc phòng nổi bật mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2013:

6. Đóng và hạ thủy tàu đổ bộ vỏ thép 80 tấn
Tiếp nối những thành công rực rỡ của ngành công nghiệp đóng tàu hải quân, ngày 10/9/2014, tại Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn thuộc Xí nghiệp Liên hợp Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã làm lễ hạ thủy tàu đổ bộ 80 tấn đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế chế tạo, con tàu mang tên ST-2300.
Tàu ST-2300 có vỏ thép, ca-bin bố trí phía đuôi tàu, phía trước bố trí sàn và cầu đổ bộ. Tàu do Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn thiết kế với các thông số: Chiều dài 27,5m; rộng 6,8m; cao 2,8m; lượng chiếm nước đầy tải: 153 tấn; vận tốc lớn nhất là 12 hải lý/giờ. Tàu có thể hoạt động liên tục với thời gian 60 giờ.
Nhờ thiết kế với sự năng động, tàu ST-2300 có thể thực hiện đổ bộ bộ đội, vũ khí trang bị kỹ thuật; vận chuyển vũ khí trang bị kỹ thuật, vật chất hậu cần; tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng thực hiện một số nhiệm vụ khác.


Lễ hạ thủy tàu đổ bộ 80 tấn ST-2300.
Việc hạ thủy tàu ST-2300 đánh dấu bước tiến rõ rệt của đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn về nhiều mặt, nhất là trình độ quản lý sản xuất và tay nghề thi công.



7. Phát triển máy bay không người lái nội địa
Có thể nói, 2013 chính là năm "khởi đầu" chính thức cho kỷ nguyên máy bay không người lái (UAV) quân sự của Việt Nam với hàng loạt mẫu UAV đã được gới thiệu và thử nghiệm.
Viện Công nghệ Không gian (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã hoàn thành 5 mẫu máy bay không người lái và thực hiện cuộc bay thử thành công 2 mẫu vào ngày 3/5/2013. Sự kiện này đánh dấu bước tiến lớn trong sự phát triển máy bay không người lái tại Việt Nam.
Các mẫu máy bay được thiết kế chế độ điều khiển tự động bay theo chương trình lập sẵn trên nền bản đồ số. Trên các máy bay đều có khả năng mang camera máy ảnh tác nghiệp trong điều kiện ngày và đêm. Chúng có thể cất cánh từ đường bay, nóc ô tô, bệ phóng hoặc trên tay người.


5 mẫu máy bay không người lái của Viện Công nghệ Không gian.
Trong số 5 mẫu máy bay không người lái (gồm AV.UAV.MS1, AV.UAV.S1, AV.UAV.S2, AV.UAV.S3, AV.UAV.S4), loại to lớn nhất là AV.USV.S4 có trọng lượng tối đa tới 170kg, dài 4,2m, sải cánh 5m, tải trọng có ích 50kg. Máy bay trang bị động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ lớn nhất 180km/h, trần bay 3.000m, bán kính hoạt động tới 100km. Tuy nhiên, để có thể hoạt động tốt trong vai trò UAV quân sự, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới.
Sau Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) thuộc Bộ Quốc phòng cũng đã bất ngờ tuyên bố sản xuất thành công máy bay không người lái VT-Patrol với các tính năng hoạt động ưu việt hơn hẳn các mẫu UAV của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Kiểu dáng chiếc UAV trinh sát VT-Patrol.
Những chiếc máy bay không người lái quân sự VT-Patrol của Viettel được thiết kế để đáp ứng các nhiệm vụ của quân sự và hoạt động phù hợp địa hình, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam, đây là những đặc điểm quan trọng và cấp thiết nhất đối với yêu cầu hiện đại hóa của quân đội hiện nay, và Viettel đang từng bước chứng minh khả năng của mình.
Để từng bước làm chủ công nghệ máy bay không người lái (UAV), Viettel đã chủ động tự nghiên cứu chế tạo vật liệu composite hàng không chất lượng cao để bảo đảm độ bền, nhẹ cho UAV VT-Patrol.
Qua các chuyến bay thử nghiệm thực tế cho thấy, máy bay không người lái VT-Patrol có khả năng bay với vận tốc từ 100 đến 150 km/giờ, cự ly hoạt động 50km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600m. Có thể nói, sự ra đời của VT-Patrol chính thức đánh dấu một bước "đột phá" trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ UAV ở Việt Nam.
8. Chế tạo thiết bị phóng nổ cơ động
Phóng nổ là kỹ thuật dùng một lượng thuốc nổ nhỏ phóng một lượng nổ lớn hơn để phá hoại và tiêu diệt các loại mục tiêu, có thể áp dụng trong nhiều hình thức chiến thuật. Yêu cầu cao nhất của phóng nổ là đúng thời cơ, tiêu diệt được mục tiêu, bảo đảm an toàn.
Trong những năm qua, kỹ thuật phóng thuốc nổ thường dùng hố phóng cố định. Phương pháp này bộc lộ một số hạn chế như: Thời gian chuẩn bị tại thực địa dài khoảng 40 phút; Chỉ phóng được lượng nổ theo một hướng nhất định, không đáp ứng được yêu cầu chiến đấu, bởi vì trong thực tế mục tiêu luôn thay đổi vị trí; Phải bố trí trước, dễ bị địch phá hoại; Hố phóng phải đào nơi đất liền thổ, trong huấn luyện, diễn tập với thao trường có diện tích hạn chế sẽ khó lựa chọn vị trí.

Thiết bị phóng nổ cơ động.
Từ thực tế huấn luyện, các giảng viên Bộ môn Công binh (Khoa Binh chủng, Trường Đại học Trần Quốc Tuấn) đã nghiên cứu, chế tạo thiết bị phóng nổ cơ động để khắc phục những hạn chế của phương pháp phòng nổ trước đây.
Ống phóng nổ cơ động sử dụng nguyên liệu sẵn có như: Gỗ, tre, nứa, được đan hoặc đóng theo hình hộp, kích thước 40 x 22 x 22cm. Ống phóng cơ động có ưu điểm như: giảm thời gian chuẩn bị tại thực địa; đặt ống phóng được ở những nơi đất xốp, diện tích hẹp, xác định góc phóng dễ dàng, lượng nổ lõm được đúc sẵn thuận tiện trong thực hiện nhiệm vụ, có thể tận dụng thuốc nổ của mìn định hướng tròn đã hỏng làm lượng phóng và thuốc nổ trong bom, đạn không nổ để đúc theo phương pháp thủ công; khả năng cơ động cao, đáp ứng kịp thời các tình huống.
9. Chế tạo robot chiến đấu, robot do thám
Nhằm ứng dụng trong trinh sát; chiếm lĩnh trận địa; chiến đấu bí mật, bất ngờ; tác chiến trên đường phố; chống bạo loạn... Trung tâm công nghệ, Học Viện Kỹ thuật Quân sự đã bước đầu nghiên cứu chế tạo thành công chế tạo thành công robot chiến trường.
Robot chiến trường có trọng lượng nhỏ hơn 120kg; kích thước không lớn hơn 1500x800x1000mm với hệ thống cơ khí vững chắc, ổn định; hệ thống điều khiển tin cậy, rô-bốt có thể di chuyển linh hoạt qua các địa hình không bằng phẳng, gồ ghề, mấp mô (địa hình tự nhiên); rẽ phải, trái, tiến, lùi, dừng một cách linh hoạt; quan sát được xung quanh nhờ các camera không dây, gửi được ảnh camera về giao diện máy tính tại vị trí điều khiển, ghi được video camera và có thể ngắm bắn qua ảnh camera và gá lắp được súng AK hoặc B41…

Robot chiến trường
Đáp ứng với yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập của học viên, cũng như có thể ứng dụng phục vụ công tác quốc phòng và phát triển kinh tế biển, trường Sĩ quan Thông tin đã nghiên cứu chế tạo thành công robot do thám dưới nước Yết Kiêu-01 (YK-01).
Trong các hoạt động quân sự diễn ra ở môi trường nước độc hại, robot sẽ thay thế và hỗ trợ phần nào cho bộ đội đặc công nước, người nhái.
YK-01 có thể di chuyển độc lập theo hành trình lập sẵn và nhận lệnh hoặc lựa chọn hành trình từ trung tâm điều khiển trên bờ, trên tàu mẹ mà không bị giới hạn bởi dây cáp điều khiển. YK-01 được trang bị camera với thiết bị nhớ ghi lại các thông tin quan sát được trong hành trình.

Robot do thám dưới nước Yết Kiêu-01.
Đặc biệt, robot thậm chí còn có khả năng mang mìn, bộc phá để tấn công các mục tiêu như là tàu địch đang neo đậu tại các công trình quân sự của địch khi gắn thêm các cơ cấu công tác. Sản phẩm YK-01 sẽ tiếp tục được phát triển hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
10. Hạ thủy 2 tàu tên lửa tối tân Molniya
Trong tất cả những thành tựu quốc phòng nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2013, việc hạ thủy thành công và tiến hành thử nghiệm 2 tàu tên lửa cao tốc nội địa Project 1241.8 Molniya được coi là thành tựu quan trọng và nổi bật nhất. Với việc hạ thủy và thử nghiệm 2 tàu tên lửa Molniya, Việt Nam đang dần dần làm chủ công nghệ đóng tàu chiến hiện đại.
Hợp đồng xây dựng cho Việt Nam các tàu tên lửa Project 1241.8 trang bị hệ thống tên lửa đối hạm 3K24E Uran-E đã được Việt Nam và Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport ký kết trong năm 2006. Hợp đồng bao gồm việc cung cấp cho Việt Nam hai tàu tên lửa dự án 12418, và đóng tại Việt Nam sáu tàu như vậy với sự hỗ trợ của Nga. Tổng giá trị của hợp đồng lên tới 1 tỷ USD.

Tàu tên lửa Molniya của Việt Nam ra biển thử nghiệm​
Theo hợp đồng này, nhà máy đóng tàu Vympel cùng với Cục thiết kế Almaz sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng tàu Molniya dự án 12418 theo giấy phép của Nga. Hai chiếc tàu tên lửa thuộc Project 1241.8 đã được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân nhân dân Việt Nam trong năm 2007 (số hiệu HQ-375 và HQ-376).
Hai tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 đã được khởi đóng tại nhà máy Ba Son trong mùa thu năm 2010 và mới được hạ thủy trong tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2013. Việc cung cấp các thiết bị bổ sung cho 6 tàu tên lửa Molniya đóng tại Việt Nam sẽ được Vympel thực hiện cho đến năm 2015.
Theo một số nguồn tin từ báo chí Nga, 2 tàu Molniya đầu tiên đóng tại nhà máy Ba Son dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2013. Bốn tàu còn lại sẽ được hoàn thiện và bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2015.
Tàu tên lửa Molniya được trang bị 16 ống phóng tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E đạt tầm bắn xa 130km, 01 pháo hạm 76mm AK-176M, 02 ụ pháo phòng thủ tầm gần 6 nòng 30mm AK-630 và tên lửa phòng không Igla. Đây là loại tàu chiến hiện đại hàng đầu của Hải quân Việt Nam, chỉ sau 2 tàu Gepard 3.9.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,949
Động cơ
423,348 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Em quan tâm mỗi cái số 2 ở trên. Không hiểu công nghệ gia công nòng súng của mình đạt chuẩn nào không. Cái đó mà làm không tốt thì bắn không chính xác, lại còn đọ bền khi bắn liên tục nữa.
 

Tuấn84

Xe hơi
Biển số
OF-204715
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
140
Động cơ
321,100 Mã lực
Sao mấy chú lính nhà mềnh nhìn rúm ró thế các cụ nhẩy???
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Robot Yết Kiêu nom bá đạo nhể!:-?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Em quan tâm mỗi cái số 2 ở trên. Không hiểu công nghệ gia công nòng súng của mình đạt chuẩn nào không. Cái đó mà làm không tốt thì bắn không chính xác, lại còn đọ bền khi bắn liên tục nữa.
Akm việt nam sx đã đc xuất khẩu rồi mà bác vẫn còn loay hoay tự hỏi.
Nòng ags 17 còn dễ hơn vì to và thuật phóng lựu đạn nó khác
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Mà cái tông nhân lều báo nó dám viết thế nài
Ngoài ra, tại Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung T-59, là phiên bản hiện đại hóa của T-54
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Mà cái tông nhân lều báo nó dám viết thế nài
Ngoài ra, tại Việt Nam còn có khoảng 350 xe tăng hạng trung T-59, là phiên bản hiện đại hóa của T-54
Tại nó ghét trung cẩu cụ ạ nên nó không thừa nhận T59 là của trung cẩu, nhân tiện nói là VN nâng cấp cho nó máu:))
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Lều báo này ngu vãi. Thế tiểu 1 và 2 nằm ở đâu nhẩy?
Cả tiểu 1 và tiểu 2 trang bị Bastion-P (Yakhont) đều đứng chân ở duyên hải Nam Trung Bộ bác ạ. Tiểu 3 và tiểu 4 sắp về sẽ trang bị cho HP và ĐN.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top