Tàu ngầm diesel tối tân của Nhật
Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình cung cấp trang thiết bị quân sự cho các nước Đông Nam Á, trong đó có các tàu ngầm tàng hình chạy bằng dầu diesel hiện đại nhất.
> Nhật tăng liên kết quân sự, đối phó Trung Quốc
Tàu ngầm chạy bằng dầu diesel lớp Soryu của Nhật Bản. Ảnh:
Millitary-today Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để huấn luyện và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác. Các quan chức quốc phòng và các nhà phân tích Nhật Bản dự báo rằng nước này sẽ sớm tiến đến một mốc mới: bán các trang thiết bị quân sự như thủy phi cơ, hoặc có thể cả những chiếc tàu ngầm tàng hình chạy bằng dầu diesel.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật là thế hệ tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel thế hệ mới nhất, được phát triển từ thiết kế của tàu ngầm lớp Oyashio, để phục vụ Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản (JMFDS).
Tàu ngầm được đặt tên theo tàu sân bay Soryu, nghĩa là Rồng Xanh, của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản, được đưa vào hoạt động năm 2009. Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản dự kiến đưa vào hoạt động ít nhất là 5 chiếc tàu ngầm loại này.
Tàu lớp Soryu có trọng lượng rẽ nước là 4.200 tấn khi hoạt động dưới mặt nước và 2.900 tấn khi nổi. Tốc độ của tàu khi hoạt động dưới nước là 13 hải lý, trên mặt nước là 20 hải lý. Động cơ diesel của tàu có sức mạnh tương ứng là 8.000 mã lực và 3.900 mã lực. Trọng lượng rẽ nước của tàu lớn hơn tàu của lớp Oyashios và mạnh hơn bất kỳ tàu ngầm nào mà Nhật từng sở hữu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Tàu ngầm lớp này có thể phân biệt với lớp Oyashio bởi bánh lái hình chữ X. Bánh lái hình dạng này lần đầu tiên được sử dụng cho tàu lớp Gotland của Thụy Điển. Đây là hệ thống sử dụng công nghệ cao và cung cấp cho tàu ngầm khả năng hoạt động cực mạnh. Nó cũng cho phép tàu ngầm hoạt động gần sát đáy biển.
Tàu ngầm có thiết kế thủy động lực và được trang bị lớp vỏ bọc không dội tiếng ồn. Nội thất bên trong tàu cũng có khả năng tách biệt những âm thanh lớn.
Các tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm cho loại ngư lôi 89 và tên lửa UGM-84 Harpoon. Các thuyền trên tàu ngầm có khả năng tự động hóa cao trong hệ thống chiến đấu.
Các tàu ngầm này được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập của Thụy Điển. Soryu lớn hơn Oyashio là để chứa hệ thống đẩy này. Đây là hệ thống bản quyền của Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki. Nó sẽ cho phép tàu chìm dưới mặt nước một khoảng thời gian lâu hơn, lên đến vài tuần, mà không cần nổi lên để nạp điện. Nó cũng tăng cường khả năng tàng hình và năng lực hoạt động của tàu.
Tàu ngầm lớp Soryu được sản xuất để phục vụ Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản. Ngoài ra, tàu ngầm này cũng có thể được bán cho các nước Đông Nam Á, vì nó thích hợp với các vùng biển nông mà Trung Quốc đang gia tăng đòi chủ quyền lãnh thổ. Australia cũng là một khách hàng tiềm năng mua loại tàu này của Nhật.
Tàu ngầm lớp Soryu là bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Oyahshio. Ảnh:
Mod.gov.jp Tàu ngầm được đặt tên theo tàu sân bay Soryu, nghĩa là Rồng Xanh, của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản, được đưa vào hoạt động năm 2009. Ảnh:
Military-photos Hệ thống động cơ đẩy diesel của tàu có tốc độ tối đa lên đến 20 hải lý. Ảnh:
JMFDS
Tàu ngầm lớp Soryu có thể được trang bị tên lửa UGM-84 Harpoon. Ảnh:
US Navy
So sánh tàu lớp Soryu so với những lớp tàu thế hệ trước. Ảnh:
Shipbucket Một tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật, thế hệ trước của tàu Soryu. Ảnh:
Millitary-today Tàu ngầm chạy bằng diesel Soryu ngày hạ thủy. Ảnh:
Xinhua Cận cảnh tàu ngầm chạy bằng diesel của Nhật. Ảnh:
Millitary-today
Nhật Bản đang đẩy mạnh các chương trình cung cấp trang thiết bị quân sự cho các nước Đông Nam Á, trong đó có loại tàu ngầm tàng hình hiện đại này. Ảnh:
Seesaa