[Funland] Hình ảnh về sức tàn phá của cơn bão số 5 tại Huế

pnthanh1

Xe hơi
Biển số
OF-478176
Ngày cấp bằng
20/12/16
Số km
137
Động cơ
197,590 Mã lực
Tuổi
51
Các cụ đã tìm hiểu về loại cột điện này chưa mà phát biểu vậy nhỉ?
Đừng nhìn ảnh rồi thầy bói xem voi.
Em chả biết dự ứng lực kiểu gì nhưng mấy ông sản xuất tính toán hệ số an toàn hơi kém, lần mưa bão nào cũng thấy gãy đổ. Nếu mà là cây cối chắc bị cắt hết rồi
 

laonongtridien

Xe buýt
Biển số
OF-109662
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
849
Động cơ
399,967 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Thôi, các cụ có ảnh mưa gió bão lũ post lên đi, tranh cãi làm gì, công nghệ mới cả thế giới nó áp dụng bao năm rồi. ko chịu tìm hiểu thì kệ... cụ các cụ ấy
Tình hình năm nay nghe chừng M Bắc thì lạnh đông mà M Trung Nam thì bão nhiều... hazz. Kinh tế thì cứ như duyệt binh tại chỗ ấy
Các cụ sản xuất chỗ nào em không biết, chứ chỗ em, chỗ em biết... lặng sóng lắm...
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,226
Động cơ
402,195 Mã lực
Em có đọc của cụ ấy rồi. Nhưng mà chưa thấy tốt hơn so với loại cốt thép thường. Ít nhất là trong khoản chịu bão.
Em ví dụ thế này nhé.
Các cầu ngày xưa dùng dầm bê tông cốt thép thường chỉ vượt được sông tầm 15m.
Muốn vượt sông rộng thì phải làm nhiều trụ. Giờ thay vì làm nhiều trụ ng ta đưa cái cốt thép cường độ cao kia vào thì nó vượt đc nhịp 40m. Còn cầu đúc hẫng như Vĩnh Tuy, Thanh Trì thì hơn 100m cái này cốt thép thường đố làm đc đấy.
Vậy nó đã tốt hơn chưa cụ ?
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,422
Động cơ
469,740 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
thép dự ứng lực đã đưa công nghệ xd vượt đc mọi giới hạn mà trước đó bị hạn chế như khẩu độ dầm, kích thước dầm, khả năng chịu tải, chịu lực của dầm cụ ạ, 1 tòa nhà với dầm dự ứng lực nó chả cần cái dầm ngang, cột nào, cả sàn mênh mông, chứ cốt thép thường thì chỉ vài m cụ phải có cái cột ,,,,
nôm na thế
Em không làm xây dựng nên chả rõ lắm về công nghệ này.
Tuy nhiên, em thấy bị bão là cột loại này gãy luôn, chứ không phải bị cong đổ như loại thường.
Nếu nó chịu được bão thì chịu được bão cấp bao nhiêu, chứ chỉ cấp 6 - 8 mà đã gãy chứng tỏ kém hơn loại thường.
Vậy nó có phù hợp với điều kiện VN, 1 năm có khoảng chục cơn bão đổ vào không?
PS; theo em biết thì mấy ông bên điện bảo loại cột này chịu lực tốt, rẻ nhưng mà dễ bị gãy ngang.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hyperlooop

Xe hơi
Biển số
OF-709910
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
120
Động cơ
89,030 Mã lực
Nơi ở
Tam Điệp
Hình ảnh về sức tàn phá của cơn bão số 5 tại Huế

Em thấy mỗi vài hình ảnh, còn toàn tranh luận về công nghệ cột kèo. Đi lạc rồi đồng bào êi.
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,302
Động cơ
514,128 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Cụ nào am hiểu về sức bền vật liệu thì vào giải thích rõ ràng về cái cột điện này đi
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Em không làm xây dựng nên chả rõ lắm về công nghệ này.
Tuy nhiên, em thấy bị bão là cột loại này gãy luôn, chứ không phải bị cong đổ như loại thường.
Nếu nó chịu được bão thì chịu được bão cấp bao nhiêu, chứ chỉ cấp 6 - 8 mà đã gãy chứng tỏ kém hơn loại thường.
Vậy nó có phù hợp với điều kiện VN, 1 năm có khoảng chục cơn bão đổ vào không?.
Gãy lại tòi ra đai thép ôm vòng các sợi cáp đâu Thôi lần sau gió to không ra đường vậy, nếu bắt buộc phải ra thì đen phải chịu.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,422
Động cơ
469,740 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Em ví dụ thế này nhé.
Các cầu ngày xưa dùng dầm bê tông cốt thép thường chỉ vượt được sông tầm 15m.
Muốn vượt sông rộng thì phải làm nhiều trụ. Giờ thay vì làm nhiều trụ ng ta đưa cái cốt thép cường độ cao kia vào thì nó vượt đc nhịp 40m. Còn cầu đúc hẫng như Vĩnh Tuy, Thanh Trì thì hơn 100m cái này cốt thép thường đố làm đc đấy.
Vậy nó đã tốt hơn chưa cụ ?
Cụ lại nhảy sang cầu rồi.
Em đang hỏi về cột điện mà.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,989
Động cơ
517,927 Mã lực
Em không làm xây dựng nên chả rõ lắm về công nghệ này.
Tuy nhiên, em thấy bị bão là cột loại này gãy luôn, chứ không phải bị cong đổ như loại thường.
Nếu nó chịu được bão thì chịu được bão cấp bao nhiêu, chứ chỉ cấp 6 - 8 mà đã gãy chứng tỏ kém hơn loại thường.
Vậy nó có phù hợp với điều kiện VN, 1 năm có khoảng chục cơn bão đổ vào không?.
tiêu chuẩn thiết kế cái cột điện đó chịu đc cấp gió bao nhiêu nhưng thực tế thì nó lại khác, cột thực tế gãy đổ lại thường do bị những thứ khác kéo ngang, ví dụ như cây nó đè vào dây, nó lôi thì có khi cái cột đó chôn 1 mình thì bão cấp 12 ko giật đổ đc, nhưng khi bị lôi dây thì cấp 6 cũng tèo cụ ạ ....
vấn đề chất lượng sản xuất chưa bàn đến.
cột li tâm dưl ngon hơn cột thép thường nhiều chứ
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,695
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Vấn đề là bê tông dự ứng lực làm cột điện phải chịu được bão cấp mấy trong vòng bao nhiêu năm? Ở đây là Bão nhẹ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới chứ đã bão to đâu.
Cụ xem cấp gì thì cấp sức giật đột ngột có thể lớn gấp nhiều lần dự báo. Xe máy đang đi còn bị thổi bay, cây đổ thế kia đè vào hệ dây không tải nổi đâu:


Công nghệ giờ khác nhều , em chẳng bênh vực gì cái sai nhưng sự cố ngoài sức chịu tải của hệ thống và sản phẩm hay linh kiện sản xuất ra không có giới hạn chịu đựng phổ thông thì không giá thành nào đáp ứng được. Công nghệ mới có chuẩn của nó để SX đại trà chứ không phải muốn làm gì thì làm và cũng không phải sản phẩm đại trà phải đáp ứng gió giât xoáy đột ngột hay cái cây hàng tấn đè vào hệ dây hoặc lực đâm của xe container.
Nhiều khi không biết nhìn cái ảnh này lại bảo nhà thầu lót xốp để ăn bớt bê tông:
1600417183829.png
 

pnthanh1

Xe hơi
Biển số
OF-478176
Ngày cấp bằng
20/12/16
Số km
137
Động cơ
197,590 Mã lực
Tuổi
51
Cụ nào am hiểu về sức bền vật liệu thì vào giải thích rõ ràng về cái cột điện này đi
Cụ lăn tăn làm gì. AE mình người ngoại đạo ko cần biết các ông tính toán ntn, chỉ biết là phải phù hợp để làm cột điện và chịu đc mưa bão theo điều kiện VN (trừ 1 vài trường hợp cá biệt). Các giải thích của các ông lên đây chỉ là giải thích và ngụy biện
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,226
Động cơ
402,195 Mã lực

pnthanh1

Xe hơi
Biển số
OF-478176
Ngày cấp bằng
20/12/16
Số km
137
Động cơ
197,590 Mã lực
Tuổi
51
Mịa, xảy ra tai nạn, gãy đổ chỉ người bị nạn là chịu thiệt. Chẳng thấy ai bị đền bù, phạt cả
 

Xep

Xe tăng
Biển số
OF-348813
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
1,874
Động cơ
1,425,838 Mã lực
Cụ thấy em chửi à?
Em thấy nó không cốt thép, không chịu được tốt = loại có cốt thép.
Tiết kiệm được tiền lúc làm, nhưng VN là nước thường xuyên bị bão, dùng loại này có tiết kiệm hơn loại có cốt thép không? Vì em thấy loại cốt thép thường nếu làm chuẩn thì hầu như không đổ gãy như thế
Im đi thì tốt hơn
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,226
Động cơ
402,195 Mã lực

Crazy Car VN

Xe tải
Biển số
OF-742724
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
258
Động cơ
62,787 Mã lực
Nơi ở
Saigon
Ông Nguyễn Cao Ký - tổng giám đốc Công ty CP Điện lực Khánh Hòa - cho biết hầu hết các công trình chính của Điện lực Khánh Hòa đều được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn quy định là phải đảm bảo chịu đựng được bão gió giật lên đến cấp 12.
Tuy nhiên, cơn bão số 12 đổ vào Khánh Hòa vừa qua gió giật lên tới cấp 14-15, vượt quá khả năng thiết kế chịu lực nên nhiều trụ điện bị đổ ngã, gãy.
Ông Nguyễn Thanh Hải - phó giám đốc kỹ thuật Công ty cổ phần Bêtông ly tâm điện lực Khánh Hòa - giải thích trước đây trụ điện bêtông được làm có cốt sắt, thường là loại sắt tròn hay sắt rằn có "phi" (cỡ tròn) lớn, có độ mềm dẻo cao nhưng độ cứng lại thấp. Khi bị đổ ngã, các loại trụ sắt này thường đổ cong nhưng không đứt lìa.
Ông Nguyễn Thanh Hải còn nói từ nhiều năm qua, ở Việt Nam và các nước thay đổi công nghệ, đúc trụ điện bằng bêtông dự ứng lực với mác ximăng có cường độ chịu nén cao hơn rất nhiều, đồng thời có lõi thép rất cứng bên trong, gấp rất nhiều lần lõi sắt tròn hay sắt rằn.
Loại trụ điện này chỉ bị quật ngã đổ bởi gió bão rất mạnh, cường độ lớn nhưng bị gãy ngang (cả lõi thép cứng và giòn bên trong) khi không chịu đựng nổi sức gió cực mạnh.
Trong khi đó, một lãnh đạo Điện lực Phú Yên cho biết: "Trụ bêtông ly tâm dự ứng lực có ưu điểm là tiết kiệm nguyên liệu, giá thành thấp, chịu lực thẳng đứng tốt, nhưng có nhược điểm là lực uốn kém nên khi bị gió bão thổi ngang thì trụ gãy ngang, rồi dễ kéo theo những trụ liền kề gãy đổ. Do đó, trụ bêtông ly tâm dự ứng lực không được sử dụng cho những vị trí xung yếu như góc, néo...".
Theo vị này, trụ bêtông ly tâm dự ứng lực đang được không ít công ty điện lực đưa vào sử dụng, nhiều nhất là các tỉnh phía Bắc.
"Việc có nhiều trụ điện bêtông ly tâm dự ứng lực gãy đổ trong các trận bão gần đây chính là kiểm nghiệm thực tế mà tôi nghĩ Tổng công ty Điện lực miền Trung và Tập đoàn Điện lực VN phải có đánh giá đối với công nghệ sản xuất trụ điện mới này. Cá nhân tôi cho rằng nên hạn chế loại trụ điện dự ứng lực ở những địa phương thường hay có bão đổ bộ", vị lãnh đạo Điện lực Phú Yên cho hay.
Giải thích việc dư luận cho rằng gãy đổ trụ điện ly tâm dự ứng lực là do cốt thép quá nhỏ, ông Lê Nam Hải - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung - nói loại cột này sử dụng thép cường độ cao nên tiết diện thép nhỏ hơn thép của cột bêtông ly tâm thường, khi ngã đổ thấy thép bé hơn.
Trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét cả yếu tố kinh tế lẫn kỹ thuật để có giải pháp tăng cường khả năng chịu lực ở các vị trí xung yếu của lưới điện sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của các tỉnh miền Trung.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top