- Biển số
- OF-58229
- Ngày cấp bằng
- 3/3/10
- Số km
- 1,354
- Động cơ
- 455,221 Mã lực
- Nơi ở
- Sapa - Lao Cai
- Website
- vecaptreosapa.com
Em trích nguồn: https://dtvonguyengiap.blogspot.com/2016/07/hinh-anh-ai-tuong-vo-nguyen-giap-qua.html
HÌNH ẢNH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Những bức ảnh gợi lại chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các thời kỳ lịch sử chống Pháp và Mỹ. Tạo nên bức chân dung vị đại tướng Đức độ - Uy dũng - Trí - Tài.
HÌNH ẢNH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Những bức ảnh gợi lại chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các thời kỳ lịch sử chống Pháp và Mỹ. Tạo nên bức chân dung vị đại tướng Đức độ - Uy dũng - Trí - Tài.
Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, Võ Nguyên Giáp sớm đến với con đường cách mạng. Trong ảnh, ông chụp với bố mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các cháu năm 1946
Vợ chồng Võ Nguyên Giáp - Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963)
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo Tiếng dân năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Sau khi lấy bằng cử nhân luật, ông dạy học ở trường
Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950)
Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân giới xem triển lãm vũ khí do ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1950
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh"
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17 giờ 30 ngày 13-3-1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ