- Biển số
- OF-127263
- Ngày cấp bằng
- 10/1/12
- Số km
- 11,118
- Động cơ
- 2,093,275 Mã lực
E copy từ VNexpress
Thủ môn Bùi Tiến Dũng có quyền kiếm tiền từ hình ảnh của mình'
2.1k Lưu21 tuổi là phải nổi tiếng rồi, đừng bảo Tiến Dũng là em còn nhỏ tuổi, phải thế này thế nọ.
'Khai thác hình ảnh Bùi Tiến Dũng bây giờ khác gì gặt lúa non'
Luật sư Khanh, hiện đang làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress một góc nhìn từ bản hợp đồng của Bùi Tiến Dũng.
Đội tuyển U23 Việt Nam trở về trong vinh quang và niềm hân hoan của cả nước. Sau đó thì những tranh cãi đã xảy ra ngay, toàn là những chuyện ai có công trong chiến thắng này. Lùm xùm nhất lúc này là chuyện của thủ môn Bùi Tiến Dũng.
Câu chuyện khá đơn giản: Bùi Tiến Dũng ký hợp đồng khai thác hình ảnh với một công ty quảng cáo. Câu lạc bộ Thanh Hóa lên tiếng phản đối, nói rằng quyền khai thác hình ảnh là của CLB. Sau đó thì Bùi Tiến Dũng đã thôi, không còn thực hiện hợp đồng với công ty đó nữa.
Cái chưa rõ là CLB Thanh Hóa có hợp đồng nào nói rõ là sẽ có quyền khai thác hình ảnh của cầu thủ này không? Nếu có thì những gì Bùi Tiến Dũng làm là sai với hợp đồng, và cách xử lý như vừa rồi là hợp lý.
Cứ cho là hợp đồng có như vậy thật thì thái độ của CLB Thanh Hóa và của một số người hâm mộ mới buồn cười. CLB thì nói là chúng tôi đưa cậu ấy lên từ chỗ chẳng ra gì, bây giờ chúng tôi có quyền. Đấy là cách ăn nói của những kẻ không chuyên nghiệp. Cầu thủ thì tất nhiên có người huấn luyện, nhưng số cầu thủ thành công thì rất ít. Thành công là sự kết hợp của nhiều yếu tố, còn quyền khai thác hình ảnh khi nổi tiếng thì đơn giản là vấn đề hợp đồng.
(Xem thêm: CĐV vẽ 18 bức tranh HLV Park Hang-seo và U23 Việt Nam bằng chì)
Những lời nói trên mang thái độ kẻ cả của những người nghĩ rằng việc đầu tư huấn luyện cho cầu thủ chỉ là sự ban ơn. Thật ra thì nó là một khoản đầu tư, có khoản sinh lời, có khoản sẽ lỗ. Chuyện "chia chác" khi lời thì là chuyện hợp đồng, nó phản ánh quan hệ kinh tế của một nền bóng đá phát triển.
Khai thác hình ảnh của một nhân vật nổi tiếng nào cũng là việc sử dụng một tài sản trí tuệ. Tài sản này thì chả có gì là gặt lúa non. Sự nổi tiếng đã tới rồi, dùng là phải rồi, còn tài năng thì sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Cho dù Tiến Dũng không nhận hợp đồng quảng cáo nào thì cũng chẳng có gì đảm bảo là phong độ sẽ tiếp tục đi lên hay phát triển.
Việc cân bằng giữa tập luyện và các công việc khác ngoài bóng đá và cả đời tư luôn là một gánh nặng mà bất kỳ cầu thủ nào cũng phải gánh lấy. Trong cuộc đời, bất kỳ ai cũng sẽ phải cân bằng các mặt khác nhau trong cuộc sống. Nổi tiếng là cũng là một gánh nặng trên vai, nhưng chuyện người hâm mộ lên tiếng "dạy dỗ" các cầu thủ về chuyện họ phải sống thế nào, khai thác hình ảnh ra sao... là không nên.
Cũng không thể nói là có công ty thấy người sang bắt quàng làm họ. Các công ty quảng cáo thì việc của họ là làm quảng cáo, và quảng cáo thì phải dùng người nổi tiếng chứ ai lại dùng kẻ vô danh. Họ tới là để làm việc chứ có lợi dụng gì cầu thủ đâu. Mấy câu nói cỡ như chúng tôi luôn quan tâm tới anh ấy khi còn vô danh, các bạn ở đâu... thật vô lý khi áp dụng vào trường hợp này.
(Xem thêm:Chân dung 'thủ lĩnh' Lương Xuân Trường hiện dần qua nét vẽ suốt 12 tiếng)
Người hâm mộ cũng nên tạo điều kiện cho các cầu thủ kiếm tiền. Tiền thì ai cũng cần, một mai đời cầu thủ đã hết mà không có chút tiền tích lũy thì sống thế nào? Tình cảm thì quý giá thật nhưng nó có ăn được đâu? Liệu những cổ động viên trung thành sau này có tới và nuôi các cầu thủ khi họ giải nghệ hay xuống phong độ? Người ta đã từng nói về các tuyển thủ ngày trước giờ đi làm công nhân khuân vác mà sao không chịu cho cầu thủ lo lắng cho tương lai sau này?
Nghiệp thể thao vốn bạc, nhưng những người tự khoác lên mình cái áo quan tâm rồi chỉ bảo các cầu thủ này nọ mới là bạc nhất. Khả năng thi đấu của các cầu thủ không phụ thuộc người hâm mộ, người hâm mộ chỉ có ý nghĩa khi họ chịu mua vé vào sân, xem bóng đá, mua các sản phẩm có liên quan tới các cầu thủ mà họ ưa thích. Làm những việc này thì mới là giúp cho thần tượng, chứ gào thét rồi về nhà thì có được gì.
Advertisement
Đời cầu thủ ngắn ngủi lắm. 21 tuổi là phải nổi tiếng rồi, các ngôi sao thế giới lúc 20 tuổi đã được biết tới, ai 21 tuổi mà chưa có tiếng tăm thì thôi rồi. Đừng bảo Tiến Dũng là em còn nhỏ tuổi, phải thế này thế nọ. Một cầu thủ có khả năng ra chơi ở sân chơi lớn thì cũng phải có khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc đời. Tôn trọng khả năng quyết định của họ cũng giống như cha mẹ nên để cho đứa con đã 21 tuổi tự quyết công việc của mình.
Người hâm mộ không phải là cha mẹ, vì vậy hãy để các cầu thủ yên để họ quyết định cuộc đời của chính họ.
Khanh
Thủ môn Bùi Tiến Dũng có quyền kiếm tiền từ hình ảnh của mình'
2.1k Lưu21 tuổi là phải nổi tiếng rồi, đừng bảo Tiến Dũng là em còn nhỏ tuổi, phải thế này thế nọ.
'Khai thác hình ảnh Bùi Tiến Dũng bây giờ khác gì gặt lúa non'
Luật sư Khanh, hiện đang làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress một góc nhìn từ bản hợp đồng của Bùi Tiến Dũng.
Đội tuyển U23 Việt Nam trở về trong vinh quang và niềm hân hoan của cả nước. Sau đó thì những tranh cãi đã xảy ra ngay, toàn là những chuyện ai có công trong chiến thắng này. Lùm xùm nhất lúc này là chuyện của thủ môn Bùi Tiến Dũng.
Câu chuyện khá đơn giản: Bùi Tiến Dũng ký hợp đồng khai thác hình ảnh với một công ty quảng cáo. Câu lạc bộ Thanh Hóa lên tiếng phản đối, nói rằng quyền khai thác hình ảnh là của CLB. Sau đó thì Bùi Tiến Dũng đã thôi, không còn thực hiện hợp đồng với công ty đó nữa.
Cái chưa rõ là CLB Thanh Hóa có hợp đồng nào nói rõ là sẽ có quyền khai thác hình ảnh của cầu thủ này không? Nếu có thì những gì Bùi Tiến Dũng làm là sai với hợp đồng, và cách xử lý như vừa rồi là hợp lý.
Cứ cho là hợp đồng có như vậy thật thì thái độ của CLB Thanh Hóa và của một số người hâm mộ mới buồn cười. CLB thì nói là chúng tôi đưa cậu ấy lên từ chỗ chẳng ra gì, bây giờ chúng tôi có quyền. Đấy là cách ăn nói của những kẻ không chuyên nghiệp. Cầu thủ thì tất nhiên có người huấn luyện, nhưng số cầu thủ thành công thì rất ít. Thành công là sự kết hợp của nhiều yếu tố, còn quyền khai thác hình ảnh khi nổi tiếng thì đơn giản là vấn đề hợp đồng.
(Xem thêm: CĐV vẽ 18 bức tranh HLV Park Hang-seo và U23 Việt Nam bằng chì)
Những lời nói trên mang thái độ kẻ cả của những người nghĩ rằng việc đầu tư huấn luyện cho cầu thủ chỉ là sự ban ơn. Thật ra thì nó là một khoản đầu tư, có khoản sinh lời, có khoản sẽ lỗ. Chuyện "chia chác" khi lời thì là chuyện hợp đồng, nó phản ánh quan hệ kinh tế của một nền bóng đá phát triển.
Khai thác hình ảnh của một nhân vật nổi tiếng nào cũng là việc sử dụng một tài sản trí tuệ. Tài sản này thì chả có gì là gặt lúa non. Sự nổi tiếng đã tới rồi, dùng là phải rồi, còn tài năng thì sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Cho dù Tiến Dũng không nhận hợp đồng quảng cáo nào thì cũng chẳng có gì đảm bảo là phong độ sẽ tiếp tục đi lên hay phát triển.
Việc cân bằng giữa tập luyện và các công việc khác ngoài bóng đá và cả đời tư luôn là một gánh nặng mà bất kỳ cầu thủ nào cũng phải gánh lấy. Trong cuộc đời, bất kỳ ai cũng sẽ phải cân bằng các mặt khác nhau trong cuộc sống. Nổi tiếng là cũng là một gánh nặng trên vai, nhưng chuyện người hâm mộ lên tiếng "dạy dỗ" các cầu thủ về chuyện họ phải sống thế nào, khai thác hình ảnh ra sao... là không nên.
Cũng không thể nói là có công ty thấy người sang bắt quàng làm họ. Các công ty quảng cáo thì việc của họ là làm quảng cáo, và quảng cáo thì phải dùng người nổi tiếng chứ ai lại dùng kẻ vô danh. Họ tới là để làm việc chứ có lợi dụng gì cầu thủ đâu. Mấy câu nói cỡ như chúng tôi luôn quan tâm tới anh ấy khi còn vô danh, các bạn ở đâu... thật vô lý khi áp dụng vào trường hợp này.
(Xem thêm:Chân dung 'thủ lĩnh' Lương Xuân Trường hiện dần qua nét vẽ suốt 12 tiếng)
Người hâm mộ cũng nên tạo điều kiện cho các cầu thủ kiếm tiền. Tiền thì ai cũng cần, một mai đời cầu thủ đã hết mà không có chút tiền tích lũy thì sống thế nào? Tình cảm thì quý giá thật nhưng nó có ăn được đâu? Liệu những cổ động viên trung thành sau này có tới và nuôi các cầu thủ khi họ giải nghệ hay xuống phong độ? Người ta đã từng nói về các tuyển thủ ngày trước giờ đi làm công nhân khuân vác mà sao không chịu cho cầu thủ lo lắng cho tương lai sau này?
Nghiệp thể thao vốn bạc, nhưng những người tự khoác lên mình cái áo quan tâm rồi chỉ bảo các cầu thủ này nọ mới là bạc nhất. Khả năng thi đấu của các cầu thủ không phụ thuộc người hâm mộ, người hâm mộ chỉ có ý nghĩa khi họ chịu mua vé vào sân, xem bóng đá, mua các sản phẩm có liên quan tới các cầu thủ mà họ ưa thích. Làm những việc này thì mới là giúp cho thần tượng, chứ gào thét rồi về nhà thì có được gì.
Advertisement
Đời cầu thủ ngắn ngủi lắm. 21 tuổi là phải nổi tiếng rồi, các ngôi sao thế giới lúc 20 tuổi đã được biết tới, ai 21 tuổi mà chưa có tiếng tăm thì thôi rồi. Đừng bảo Tiến Dũng là em còn nhỏ tuổi, phải thế này thế nọ. Một cầu thủ có khả năng ra chơi ở sân chơi lớn thì cũng phải có khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc đời. Tôn trọng khả năng quyết định của họ cũng giống như cha mẹ nên để cho đứa con đã 21 tuổi tự quyết công việc của mình.
Người hâm mộ không phải là cha mẹ, vì vậy hãy để các cầu thủ yên để họ quyết định cuộc đời của chính họ.
Khanh