[Funland] Hình ảnh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa & Phản đối Trung Quốc Xâm Lược.

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Giấy khai sinh của bà Mai Kim Quy, con gái của ông Mai Xuân Tập, một nhân viên khí tượng trên Hoàng Sa, do chính phủ Pháp vào năm 1940.

Bia chủ quyền được xây dựng trên Hoàng Sa tháng 3 năm 1938 của vệ sĩ Việt Nam.
 

27091403

Xe tăng
Biển số
OF-173970
Ngày cấp bằng
27/12/12
Số km
1,684
Động cơ
355,283 Mã lực
Nơi ở
Ngoài ruộng
Em nghe bọn ********* kháo nhau rằng cái công điện gì gì đấy của bác Đồng có liên quan tới 2 cái đảo này nhưng chữ mờ quá em ứ đọc được, bác nào rõ khai sáng em phát.
Em xin phép up bức Công điện ngày 14/9/1958 của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng gửi Chu ân lai , thực chất của công văn này nhằm ủng hộ TQ về vấn đề hải phận trong thời gian xảy ra vụ xung đột eo biển Đài loan do có hạm đội 7 Mỹ can thiệp . Sau này phía TQ đã vin vào công điện này để xuyên tạc VN công nhận HS & TS thuộc TQ .

http://reds.vn/index.php/lich-su/hoang-sa-truong-sa/1315-cong-ham-pham-van-dong
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,240
Động cơ
496,878 Mã lực
Cho em góp mấy cái, nguồn NET. :D
Không ảnh Hoàng Sa năm 1968.

Hoàng Sa năm 1959.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực




Tượng Phật Bà Quan Âm trên đảo Hoàng Sa​



Sân thượng ty khí tượng của Việt Nam tại đảo Hoàng Sa (Pattle Island, Shanhu Dao) (chụp năm 1969)​




Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa (Pattle Island) (trước 1974)​
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực



[FONT=Times New Roman,Times, serif]Quân đồn trú Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa[/FONT]​
 

khoinguyen

Xe điện
Biển số
OF-11230
Ngày cấp bằng
24/10/07
Số km
3,768
Động cơ
569,163 Mã lực
Không một ai, không khi nào được phép quên những người đã vì đất nước mà hy sinh.
 
Chỉnh sửa cuối:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,240
Động cơ
496,878 Mã lực
Theo sách "Phủ biên tạp lục" của cụ Lê Quí Đôn - năm 1776, trang 39 có đoạn sau ghi về Hoàng Sa:

"Thăng-hoa, Điện-bàn 2 phủ có ba xứ Phường-tây, Thu-bồn và Vậc-lằn đều là đại đồng
điền. Ở phủ Quảng-nghĩa, xã Phú-xuân thuộc huyện Bình-sơn, xã Phúc-khang thuộc huyện
Chương-nghĩa đều gần sông, nước lành đất tốt, đồng điền rộng và bằng phẳng, cũng có nơi
ruộng cao, mỗi hạng ruộng có đến vài nghìn mẫu, gọi là "Tiểu Đồng-nai". Trước kia họ
Nguyễn lập ra 72 trại, chiêu tập dân ở núi và các khách hộ làm ruộng, đuợc nhiều thóc lắm.
Xã Vĩnh-an thuộc huyện Bình-sơn, phủ Quảng-nghĩa ở gần bể, ngoài bể về phía đông bắc
có hải đảo, linh tinh đến hơn một trăm ba mươi ngọn cách nhau hoặc một ngày đường hoặc
vài trống canh, trên núi có chỗ có suối ngọt, trong đảo có bải Cát-vàng (Hoàng-sa-chử), dài
hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi, nước trong suốt đến đáy. Bên đảo có vô số tổ chim yến,
các loại chim đến hàng nghìn hàng vạn trông thấy người cứ đậu vòng quanh không bay. Bên
bãi cát rất nhiều vật lạ, có thứ ốc có vằn, gọi tên là ốc tai voi, to như cái chiếu, bụng nó có
hột to như ngón tay, sắc nó không được trong như ngọc con trai, vỏ nó có thể chẻ ra từng
phiến và làm vôi trát vách cũng có thứ gọi là ốc xà cừ có thể làm đồ vật. Có thứ ốc hương,
thịt ốc đều có thể ướp và nấu ăn. Loài đồi mồi rất to, có thứ gọi là Hải-ba tục gọi là tráng
bông như đồi mồi, nhưng nhỏ, vỏ nó mỏng, có thể làm đồ vật, trứng nó giống như đầu ngón
tay cái, ướp ăn được. Có thứ gọi là hải sâm, tục gọi là đột đột, thường lặn ở bãi cát, nguời ta
nhặt lấy nó rồi lấy vôi bóp rửa cho sạch, vứt cái ruột đi, đem phơi khô, khi ăn lấy nước cua
đồng rửa cho sạch, cùng nấu với tôm, hay thịt lợn đều ngon. Tàu thuyền của các nơi khi gặp
gió bão thuờng nương tựa vào đảo ấy.
Truớc kia họ Nguyễn đặt đội Hoàng-sa 70 xuất, lấy nguời ở Vĩnh-an điền vào chân ấy, thay
phiên cứ hằng năm tháng ba nhận giấy hành sai, phải mang lương 6 tháng, đem 5 chiếc
thuyền câu nhỏ ra bể ba ngày ba đêm mới đến hải đảo, ở lại đấy tùy ý tìm kiếm, bắt chim,
cá làm đồ ăn, các thứ kiếm được tảo vật, các vật ở tàu đi bể bị đắm mà trôi ra như bạc,
đồng, thiếc, đồ sứ, ngà voi, gươm, súng, sáp ong cùng đồi mồi, hải ba, hải sâm, văn loa lạp
rất nhiều. Đến tháng tám là kỳ hẹn được về, vào cửa Eo (Yêu-môn) đến thành Phú-xuân đệ
nạp. Sau khi đã được khám nghiệm, cân xong và định hạng rồi, mới cho phép bán riêng các
vật như văn loa, hải ba, hải sâm và cấp giấy cho về, cũng có người không kiếm đuợc gì,
cũng có người được ít, được nhiều không nhất định. Xét ở sổ biên của cựu cai đội đức hầu :
năm giáp ngọ nhặt được bạc 30 hốt, năm giáp thân được thiếc 5.100 cân, năm ất dậu được
bạc 126 hốt, có nhiều năm được đồi mồi, hải ba và súng đồng, khối thiếc ít nhiều.
Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc-hải lấy các người tình nguyện ở thôn Tứ-chính phủ Bình-thuận
hay là nguời xã Cảnh-dương cấp giấy cho đi hành sai và miễn tiền sưu cùng các thứ thuế
tuần, đo cho đem thuyền câu nhỏ của riêng họ ra Bắc-hải, cù lao Côn-luân và cồn Hà-tiên
để tìm kiếm các đồ vật ở tàu bể trôi ra như đồi mồi, hải ba ? cùng đồn ngu đảo ? (quý ngu)
hải sâm v.v... Đội Bắc-hải cũng do cơ quan trông coi ở đội Hoàng-sa kiêm quản.
Hoàng-sa-chử gần phủ Liêm-châu thuộc Hải-nam, thuyền đánh cá của ta thường gặp
thuyền đánh cá Trung-quốc nói chuyện với nhau.
Có được xem Chính-đường quan Quỳnh-châu Văn-xương huyện xét công văn Thuận-hóa
nói : Kiền-long năm thứ 19, An-nam Quảng-nghĩa phủ, Chương-nghĩa huyện, Cát-liêm đội,
An-bình xã quân nhân 10 tên đến vạn lý trường sa tìm kiếm các vật, có 8 tên lên bờ, còn 2
tên giữ thuyền, bị gió bão làm đứt giây neo, thuyền giạt vào cảng Thanh-lan, viên quan ấy
xét thực, cho nguời dẫn về nguyên quán. Nguyễn-phúc-Chu cho Cai-bạ Thuận-hóa là
Thức-luợng-hầu viết thư trả lời..."
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực


Chiến hạm Kronstadt của TQ năm 1974



Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã bị quân TQ bắn chìm. Cả hạm trưởng và hạm phó đều hy sinh

 

27091403

Xe tăng
Biển số
OF-173970
Ngày cấp bằng
27/12/12
Số km
1,684
Động cơ
355,283 Mã lực
Nơi ở
Ngoài ruộng
Chỉ dụ số 10 (30/3/1938) sát nhập quần đảo Hoàng sa vào tỉnh Thừa thiên của vua Bảo Đại

Trạm thu phát sóng radio trên Hoàng sa năm 1940
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Đây là bản đồ của Việt Nam dưới triều Nguyễn được thực hiện năm 1838. Trên bản đồ có hai tên "Hoàng Sa" (Hoàng Sa) và "Vạn Lý Trường Sa" (Trường Sa) thuộc lãnh thổ của Việt Nam.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Quần đỏa Hoàng Sa thuộc tỉnh thừa thiên Huế 1938.

Hoàng san 3/2/1939
 
Chỉnh sửa cuối:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,240
Động cơ
496,878 Mã lực
Đây là bản đồ vùng Quảng Ngãi, trong tập bản đồ Việt Nam Đỗ Bá soạn vẽ vào giữa thế kỷ XVII. Trong lời chú giải bên trên bản đồ có nói rõ việc khai thác “Bãi Cát Vàng” của Chúa Nguyễn như sau:
“… Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa biển Đại Chiêm(1) đến cửa Sa Vinh(2). Mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; có gió Đông Bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hang hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải một ngày rưỡi…”

http://www.hocvienhaiquan.edu.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=72:toàn-tập-thiên-nam-tứ-chí-lộ-đồ-thư&Itemid=22
 

khoinguyen

Xe điện
Biển số
OF-11230
Ngày cấp bằng
24/10/07
Số km
3,768
Động cơ
569,163 Mã lực
Cháu đang gửi bản pdf từ ipad, ko biết có trôi ko, cụ nào đã đăng ký email nhận được thì phản hồi giúp cháu nhé. Nếu được cốc bia trời này cũng mát ạ.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,240
Động cơ
496,878 Mã lực
Xin phép các cụ, việc em copy 1 chút tư liệu lịch sử về đây là để tất cả cùng thấy rõ ràng, dù việc này ai cũng đã biết, đã nghe nhưng ko chắc rằng ai cũng đã thấy. Từ thưở xa xưa cha ông ta đã biết giữ gìn và khai thác biển đảo, chứng cứ còn rõ ràng đây!

“Đại Nam Thực Lục Chính Biên” là bộ sử ký do Quốc sử quán triều đình nhà Nguyễn soạn viết về các đời vua nhà Nguyễn. Phần viết về các đời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị được soạn xong năm 1848, ghi sự kiện Gia Long chiếm các đảo Hoàng Sa năm 1816, sự kiện Minh Mệnh cho xây miếu, dựng bia trồng cây, đo đạc, vẽ bản đồ các đảo này.

“Đại Nam Thực Lục Chính Biên” là bộ sử ký do Quốc sử quán triều đình nhà Nguyễn soạn viết về các đời vua nhà Nguyễn. Phần viết về các đời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị được soạn xong năm 1848, ghi sự kiện Gia Long chiếm các đảo Hoàng Sa năm 1816, sự kiện Minh Mệnh cho xây miếu, dựng bia trồng cây, đo đạc, vẽ bản đồ các đảo này.
Các đoạn viết về các sự kiện nói trên viết như sau:
Quyển 52:
“Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816)…
Vua phái Thủy quân và đội Hoàng Sa cưỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”.
(Quyển 165)

“Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836), mùa xuân tháng giêng ngày mồng 1…

Bộ Công tâu: Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia đã phái vẽ bản đồ mà hình thể nó xa rộng, mới chỉ được một nơi, cũng chưa rõ ràng. Hàng năm nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, xin phái thủy quân và vệ Giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, bắt hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuê bốn thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa, không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào; khi thuyền đi đến cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều rộng, chiều cao, chu vi và nước biển xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thể hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại xét ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào đường đi, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông vào bờ biển, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rõ, đem về dâng trình”.

“Vua y lời tâu, phái suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi, chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ ‘Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ.
http://www.hocvienhaiquan.edu.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=67:đại-nam-thực-lục-chính-biên&Itemid=22
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,240
Động cơ
496,878 Mã lực
Cháu đang gửi bản pdf từ ipad, ko biết có trôi ko, cụ nào đã đăng ký email nhận được thì phản hồi giúp cháu nhé. Nếu được cốc bia trời này cũng mát ạ.
Em chưa thấy cả pdf và bia cụ ạ! Hòm thư cụ xem giúp ở vodka nhé! Tks cụ! :D
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực


Cột hải đăng Hoàng Sa năm 1937 - Ảnh chụp từ tư liệu của Bảo tàng Đà Nẵng

 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Em chưa thấy gì cụ ạ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Ảnh phụ nữ Việt Nam trên đảo Hoàng Sa năm 1940. Album ảnh của Đại tá: Pierre Bodin. Tuần báo “Le Point” số 76 (04/03/1940).​
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Bản đồ Đông Nam Á do người phương Tây vẽ năm 1606, Hoàng Sa (Pracel) được ghi thuộc Champa tại vị trí trong đất liền giữa Cinoa (Thuận Hóa) và Champa là Cofta de Pracel (bằng tiếng Latin).


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top