Hình ảnh các bóng hồng, ăn chơi nhẩy múa và thơ bút tre cực Fun của VOC ...nhào zzô!

Trạng thái
Thớt đang đóng

daiduongadv

Xe tải
Biển số
OF-106270
Ngày cấp bằng
20/7/11
Số km
413
Động cơ
397,904 Mã lực
Nơi ở
Làng thơ Hâm
Em up lại cái danh sách đón đưa các mợ cho cả nhà nhé, những cụ nào có trách nhiệm chuẩn bị đi thôi, đến giờ rồi!

-Mợ Cóc: Cụ Grandis
-Mợ Emdenmuon, LanAnh, bạn gái: Cũng cụ Grandis luôn
-Mợ N.bich17, Nắng: Cụ SW
-Mợ Daiduongadv: Cụ Xonline
-Mợ Tramy86: tự đến
-Mợ Luckyflower: Cụ MrKibeo
-Mợ Diep linh: Tự đến
-Mợ Miu198: Tự đến
-Mợ Dims: Công nông

Các cụ, các mợ không biết đã liên lạc với nhau chưa, ai chưa có số của cả nhà gọi cho em nhá!
Em cũng tự đến ạ.
 

damkhanh

Xe điện
Biển số
OF-69208
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
2,316
Động cơ
452,440 Mã lực
Đêm xưa anh nói nhớ thương em
Mưa rơi từng giọt ướt môi mềm
Mong sao được mãi bên người ấy
Cùng trái tim nồng, thật dịu êm!

Em đi đây!
 

daiduongadv

Xe tải
Biển số
OF-106270
Ngày cấp bằng
20/7/11
Số km
413
Động cơ
397,904 Mã lực
Nơi ở
Làng thơ Hâm
Hình như cụ chủ tịt nhà mình đang iu???
 

astoreviola

Xe tăng
Biển số
OF-106388
Ngày cấp bằng
21/7/11
Số km
1,152
Động cơ
404,680 Mã lực
Nơi ở
nơi đầu sóng ngọn gió
trời trên cao sao gọi phía chân trời?
mênh mông thế nơi nào là góc biển?
đời quen gọi ta đành biết thế
anh chân trời,em góc biển phía mù khơi
 

Inocent

Xe buýt
Biển số
OF-86133
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
805
Động cơ
416,244 Mã lực
Đêm xưa anh nói nhớ thương em
Mưa rơi từng giọt ướt môi mềm
Mong sao được mãi bên người ấy
Cùng trái tim nồng, thật dịu êm!

Em đi đây!
Mạn phép mượn cụ Nguyễn Bính nửa câu này để hỏi bác Da(a)m Khách
Anh đi đấy anh về đâu.
Hôm nay thứ 7 còn lâu mới về (nhá)
(Xem chữ ký a thì bít)
 
Chỉnh sửa cuối:

damkhanh

Xe điện
Biển số
OF-69208
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
2,316
Động cơ
452,440 Mã lực
[B Những khi buồn Em hãy cứ làm thơ
Để những đàn ông soi mình trong đó
Để họ thấy họ tầm thường, bé nhỏ
Trước nỗi buồn đang để ngỏ của Em.
Họ ở trong này là những ai
Liệu có cụ không hỡi chàng trai
Làm thơ tuyệt lắm, hay tuyệt lắm
Không chiếm tim em, kể cũng hài!
:D
 

diep linh

Xe buýt
Biển số
OF-16440
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
968
Động cơ
519,000 Mã lực
Nơi ở
Diệp Linh Flight Agency
ơi cô bé cùng xe
giờ em đã có người đưa đón rồi
quên mất anh như khách qua đường
anh buồn tủi phận 1 mình anh thôi
lát off xong cụ lại đưa em về nhá. e đăng ký rùi đấy, cụ đừng cắp ai nứa nhá.:)
 

astoreviola

Xe tăng
Biển số
OF-106388
Ngày cấp bằng
21/7/11
Số km
1,152
Động cơ
404,680 Mã lực
Nơi ở
nơi đầu sóng ngọn gió
ngày em đi học em thích nhất bài "hai sắc hoa tigon" của T.T.Kh

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
tôi chờ người đến với yêu thương
..............................................
..............................................
Nếu biết rằng tôi đã có chồng
trời ơi người ấy có buồn ko?
có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
tựa trái tim phai, tựa máu hồng

có cụ, mợ nào biết tên thật tác giả là gì ko ạ???
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Đọc thơ Em mà nước mắt tuôn rơi
Mới ngơ ngác sao đời nhiều cay đắng
Mới thấy đời mình sao mà phẳng lặng
Mới thấy tình đời sao lắm trái ngang

Bao nhiêu cuộc tình đã mãi dở dang
Bao nhiêu con tim đau hoài không dứt
Bao nhiêu nước mắt hàng đêm thổn thức
Bao nhiêu đợi chờ, thương nhớ, mộng mơ

Đúng là cuộc đời chẳng đẹp như thơ
Nhưng được sống đã là niềm hạnh phúc
Được tự do ghét, yêu, khâm phục
Được tin yêu, được khóc, được cười

Và tình yêu, kỳ diệu lắm Em ơi
Nó sẽ đến khi Em không ngờ tới
Sẽ lại khiến Em ngỡ ngàng, bối rối
Sẽ lại đợi chờ, thương nhớ, mộng mơ

Những khi buồn Em hãy cứ làm thơ
Để những đàn ông soi mình trong đó
Để họ thấy họ tầm thường, bé nhỏ
Trước nỗi buồn đang để ngỏ của Em.
Ôi! nhà thơ công nghệ mà sao ướt át thế, thật tuyệt. [FONT=&quot]@};- [/FONT][FONT=&quot]:41:[/FONT]
[FONT=&quot]:41:

Sắp đến giờ off Cá Giò Viễn Đông rồi, em ngồi đây trông nhà và hóng. Rất tiếc em ko thể bay về đó được. Chúc cả nhà buổi off vui vẻ, đoàn kết, thương yêu nhau nhé.
[/FONT][FONT=&quot](k)[/FONT][FONT=&quot]

Em ngồi đây lòng ngóng về nơi ấy
Những bóng hồng lả lướt bên sông
Nơi có những dáng hình tha thướt
Nơi có những mối tình da diết...em yêu
.
---------
(f)
[/FONT][FONT=&quot](f)[/FONT][FONT=&quot](f)[/FONT][FONT=&quot](f)[/FONT][FONT=&quot](f)
(k)
[/FONT][FONT=&quot](k)[/FONT][FONT=&quot](k)[/FONT][FONT=&quot](k)[/FONT][FONT=&quot](k)[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]

[/FONT]
 

diep linh

Xe buýt
Biển số
OF-16440
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
968
Động cơ
519,000 Mã lực
Nơi ở
Diệp Linh Flight Agency
Xợ tóa, khách đến thăm nhà bịt mặt nạ nhìu tóa, cụ Chủ tịt típ khách nhá! E mệt và bùn ngủ tóa nên đi ngủ trc đây. Chúc cả nhà mềnh luôn vui vẻ và ngủ ngon nhá! E iu cả nhà mềnh nhìu lém!:">
em chính thức đề nghị cụ SW1.5 ko được spam kiểu 9x dư này nhá. gớm đọc trẹo cả mồm. đến là khổ
 

xonline

Xe buýt
Biển số
OF-19240
Ngày cấp bằng
29/7/08
Số km
795
Động cơ
509,460 Mã lực
Nơi ở
đâu chả là nhà
ngày em đi học em thích nhất bài "hai sắc hoa tigon" của T.T.Kh

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
tôi chờ người đến với yêu thương
..............................................
..............................................
Nếu biết rằng tôi đã có chồng
trời ơi người ấy có buồn ko?
có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
tựa trái tim phai, tựa máu hồng

có cụ, mợ nào biết tên thật tác giả là gì ko ạ???
Đó vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên giai thoại thì có nhiều
Trích dẫn cho cụ hai bài nhé

Bài 1:
"Mấy ngày sau khi câu truyện ngắn trữ tình đó xuất hiện trên báo, có một thiếu phụ khỏang 20 tuổi, dáng dấp nhỏ bé, thùy mị, nét mặt u buồn mang đến toà báo, đưa tận tay người chủ bút một phong thư dán kín. Trong đó có một bài thơ rất hay với đề tựa ’’Hai sắc hoa tigôn’’ được ký tên tác giả là T.T.Kh.
Vào khoảng giữ năm 1937, trên tạp chí ’’ Tiểu thuyết thứ bẩy ’’ xuất bản ở Hà Nội có đăng một truyện ngắn ’’Hoa Ti-gôn ’’ của ký gỉa Thanh Châu. Ðây là một truyện khá bi đát, trong đó mô tả truyện tình của một họa sĩ trẻ vừa ra trường tên Lê Chất. Trong một lần đạp xe đi tìm phong cảnh để vẽ ở một làng quê ven Hà Nội, ngẫu nhiên khi đi qua một căn biệt thự cổ Lê Chất nhìn thấy một cô gái rất đẹp, mặc áo ngắn tay bằng lụa đang đứng trên chiếc ghế cao níu lấy một cành hoa ti gôn mầu đỏ.

Sắc đẹp của người thiếu nữ nổi trội lên giữa giàn hoa ti gôn đỏ đã làm cho người hoạ sĩ mẩn mê đứng nhìn... Rồi từ hôm đó, ngày nào anh ta cũng tìm cách quanh quẩn gần căn biệt thự để được nhìn cô gái và ngược lại cô gái cũng thấy anh ta. Nhưng chỉ được vài lần, rồi không biết lý do gì người con gái không còn xuất hiện nữa.

Thời gian qua đi, mang thành công và danh vọng đến cho người hoạ sĩ, nhưng anh ta vẫn không bao giờ quên hình bóng người con gái đẹp dưới giàn hoa tigôn mầu đỏ mà anh ta đã gặp gỡ ngày còn nghèo khổ xa xưa .

Rồi ngẫu nhiên, 9 năm sau, trong lần đi tìm dề tài sáng tác ở miền Nam Trung Quốc, anh ta được mời tham dự buổi dạ vũ trong toà lãnh sự Pháp tại Vân Nam . Lê Chất gặp lại cô con gái ngày xưa, nhưng trong nhiều oái oăm, muộn màng. Chồng của cô gái là một viên chức cao cấp của toà lãnh sự, người chồng mà cô ta không hề yêu thương . Trong lần tái ngộ đó, họ khiêu vũ, tâm sự với nhau, và tiếp theo mối tình của họ được tiếp nối trong vụng trộm . Ðến một lần, họ dự tính bỏ lại đằng sau tất cả để tìm cách trốn đi Nhật sinh sống với nhau.

Nhưng đến giây phút cuối, người thiếu phụ gửi cho chàng họa sĩ một lá thư, kèm một chùm hoa tigôn mầu đỏ máu, nàng từ chối ra đi vì không đủ can đảm từ bỏ danh dự và tai tiếng của gia đình cũng như sự khinh bỉ của gia đình chồng.

Buồn đau vì ý định không thành, người họa sĩ vẫn ra đi Nhật bản một mình trước khi trở về Hà nội. Rồi, ngẫu nhiên, bốn năm sau, anh ta nhận được lá thư từ người chồng của cô gái báo tin nàng đã mất ! Lê Chất sang Vân Nam viếng mộ người xưa với một chùm dây hoa tigôn, loại hoa kỉ niệm mối tình của họ. Cũng từ đó cho đến suốt cuộc đời, cứ vào mua hoa tigôn nở, Lê Chất không bao giờ quên mua những chùm hoa tigôn để trang hoàng trong phòng làm việc như để tưởng nhớ đến người yêu xa xưa vắn số của mình .

Mấy ngày sau khi câu truyện ngắn trữ tình đó xuất hiện trên báo, có một thiếu phụ khỏang 20 tuổi, dáng dấp nhỏ bé, thùy mị, nét mặt u buồn mang đến toà báo, đưa tận tay người chủ bút một phong thư dán kín. Trong đó có một bài thơ rất hay với đề tựa ’’Hai sắc hoa tigôn’’ được ký tên tác giả là T.T.Kh.

Bài thơ não lòng, lột tả được tất cả cái đau xót của người con gái đã phải xa người mình yêu, người đã cùng mình gắn bó thề ước dưới giàn hoa tigôn để đi lấy chồng, người mà mình không hề yêu.

Hai sắc hoa Ti-gôn

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi!"

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!"

Đâu biết một đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu lại thụ..
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một muà thu trước rất xa xôị..
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngó đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng

Khi bài thơ ‘’ Hai sắc hoa tigôn ‘’ vừa cho lên mặt báo đã gây xôn xao trong giới yêu văn chương. Nhiều nhà phê bình đã không ngần ngại cho rằng đây là một kiệt tác. Trong không khí sôi động đó, toà báo lại nhận thêm được một bài thơ khác cùng tác gỉa, qua đường bưu điện với đề tựa ‘’ Bài thơ thứ nhất ‘’. Bài thơ này cũng với những câu thơ buồn đau đầy nước mắt, giải thích, mô tả kỹ lưỡng hơn về mối tình dang dở của cặp tình nhân gặp nhau rồi yêu nhau và cuối cùng không biết vì lý do nào đó người đàn ông rời xa, người đàn bà ở lại yêu kỷ niệm cho đến ngày lấy chồng :

Bài Thơ Thứ Nhất


Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương...
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại,
Em ái trao tôi một vết thương.

Tai ác ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xạ


Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.


Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
-- Gió hỡi ! Làm sao lạnh rất nhiều ?


Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng : "Vẫn nhớ em !"


Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên ?


Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ !
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ...
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ !


Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa :
-- "Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ !"


Tôi run sợ viết; lặng im nghe
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
Song đời nào dám ga<.p ai về !


Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi
Biết đâụ.. tôi: một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi !


Khi bài thơ thứ nhất được đưa lên báo, có người thắc mắc tại sao bài thơ Hai sắc hoa Tigôn lại được gửi đăng báo trước bài Thơ thứ nhất ?

Người ta cho rằng, tác gỉa đã làm bài Thơ thứ nhất, than khóc cho mối tình lỡ dở của mình từ lâu nhưng vì một lý do nào đó không gửi đăng báo. Nhưng sau đó, ngẫu nhiên đọc câu truyện ngắn Hoa Tigôn cuả ký gỉa Thanh Châu, cảm động với câu truyện và nhất là tìm thấy nhiều dữ kiện tương đồng với mối tình ngang trái của chính mình, tác gỉa đã làm bài thơ Hai sắc hoa Tigôn rồi gửi ngay cho toà báo. Chính vì thế bài thơ thứ nhất được phổ biến sau bài Hai sắc hoa tigôn

Sau khi bài thơ thứ nhất được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy, giới văn nghệ càng bàn tán nhiều hơn nữa. Bao nhiêu những tưởng tưộng,thêu dệt với những tình tiết lâm ly về hình dạng, thân thế và cả mối tình buồn đau lãng mạn của tác gỉa được đưa ra báo chí.


Vẫn trong cái không khí xao động, bàn tán lung tung vì 2 bài thơ vừa đăng báo đó, tạp chí ‘’Phụ nữ thời đàm’’ ở Hà nội lại nhận được bài thơ ‘’ Ðan áo cho chồng ‘’ của cùng tác gỉa qua bưu điện. Bài thơ này cũng vẫn với giọng điệu buồn đau, nhưng có vẻ than van, oán trách thân phận mình nhiều hơn. Nàng mô tả như bị tù tội trong cuộc sống với người chồng không yêu nhưng vẫn mong đợi bóng dáng người xưa :

Đan Áo Cho Chồng


"Chị ơi ! Nếu chị đã yêụ
Đã từng lỡ hát ít nhiều đau thương,
Đã xa hẳn quãng đường hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.

Biết chăng chị ? Mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em,
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.


Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa nó rụng bên song bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi ! Gió đã sang bờ ly tan...


Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim nhốt trong lồng,
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao !

Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm ?
Ai đem lễ giáo giam em ?
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đờị..


Lòng em khổ lắm chị ơi !
Trong bao tủi cực với lời mỉa maị
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình


Bài thơ đan áo cho chồng vừa ra mắt thì toà báo Tiểu thuyết thứ bẩy lại qua đường bưu điện nhận được bài thơ thứ tư với đề tựa : Bài thơ cuối cùng

Ðúng như đề tựa của nó, sau bài thơ này, làng thơ không bao giờ còn nhận được thêm bài nào nữa, TTKh hoàn toàn biến mất trên thi đàn! Cũng từ đó trong lịch sử văn thơ tiền chiến phải nhận lấy sự bí mật về một tác giả mà chỉ có vỏn vẹn 4 bài thơ nhưng đã tạo được chỗ đứng rất vững chãi trong nền văn học VN.

Bài Thơ Cuối Cùng


Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đaụ..
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời, có nói đâu !

Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khị
Trách ai mang cánh "ty-gôn" ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?


Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ "đan áo" của chồng em.
Bài thơ "đan áo" nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem...


Là giết đời nhau đấy, biết không ?
....Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !


Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.


Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơị..
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !


Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôị.. chết
Đêm hỡi ! Làm sao tối thế nầy ?


Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !


Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh... "có một người" !...

Bài thơ cuối cùng xuất hiện vào giữa năm 1938, trong giới văn chương vẫn không giảm sút những lời bàn tán, thêu dệt về thân thế và cuộc tình buồn bã của tác gỉa, đã thế nhiều nhà báo, nhà thơ có tên tuổi đương thời đã đưa ra những chứng cớ để cố nhận người thi sĩ tài năng đầy bí ẩn đó là người yêu của mình."



Bài 2


Hai sắc hoa ti gôn, bài thơ có số phận kì lạ và bí ẩn như chính tác giả của nó. Thật vậy, đã hơn 70 năm – đã gần qua một đời người với biết bao thăng trầm dâu bể mà chuyện tình thơ Hai sắc hoa ti gôn của T.T.Kh vẫn tươi nguyên màu bí ẩn; bài thơ vẫn tồn tại một câu hỏi chưa lời đáp: T.T.Kh là ai?
Có người đã nhận rằng T.T.Kh chính là người yêu của mình... vì thương nhớ mà viết thành thơ về mối tình ngang trái. Chẳng phải họ cố tình nhận bừa đâu mà là ngộ nhận trong tình huống gần giống nhau.
Kể từ đó đã có biết bao nhiều bài viết về T.T.Kh.Hai sắc hoa ti gôn; người ta xem xét từng góc cạnh, xét nét từng phong cách của bài thơ... Họ cho là cách viết này là phù hợp với học vấn của một học sinh trường Tây, cách viết kia mang khẩu vị của trường phái thơ “hành” v.v... Có người đã bỏ nhiều công sức để gặp gỡ kẻ mà họ ngờ là nhân vật trong thơ. Nhiều cuộc tranh cãi, bao nhiêu thắc mắc, bao nhiêu cuốn sách được xuất bản; rồi thư đi-tin lại, rồi giận hờn, trách móc… thậm chí người ta còn muốn vận đến luật pháp để luận tội người viết này người viết kia đã xâm phạm đến đời tư…(1).
Từ những rắc rối mịt mù ấy, người hay chữ nghĩa thì gọi nó là một Nghi án Văn học. Nghi án về một bài thơ có một số phận thật kì lạ.
Nói chuyện “kì lạ” của bài thơ là nói ở bước khởi đầu lên báo, bản thảo bài thơ đã bị thư kí tòa soạn vò đi, bỏ vào sọt giấy vụn để rồi qua một phút định mệnh lạ lùng nó lại lên mặt báo để thành một tiếng vang lớn trong làng thơ Việt. Hãy nghe Anh Chi kể :
“…Một buổi trưa, cuối năm 1937, ở tòa soạn báo Tiểu thuyết thứ bảy, các đồng nghiệp trong tòa soạn đã ra về, chỉ còn lại Trúc Khê Ngô Văn Triện và Ngọc Giao. Trúc Khê còn nán lại để dịch "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ ra quốc ngữ. Ngọc Giao đã tiến lại chỗ mắc áo để lấy mũ và ra về. Nhưng khi đó có tiếng kèn đám ma, đám tang đi qua phố Hàng Bông. Ngọc Giao là người rất sợ kèn đám ma nên mới nán lại thêm, cho xe đám đi qua đã. Đã khoác áo, đội mũ, nên ông kéo ghế ngồi tạm lại ở chỗ gần cái sọt đựng giấy vụn. Không biết điều gì xui khiến, ông đưa tay vào sọt, nhặt lên mấy tờ giấy bị vo tròn quăng vào sọt để chờ đi đổ xe rác. Tẩn mẩn, ông vuốt một tờ ra đọc. Đó là một tờ giấy học trò khổ nhỏ. Một bài thơ. Chữ viết nguyệch ngoạc bằng bút chì, nét run, nét mờ, như thể viết ra một lần gửi đi luôn cho tòa báo. Lệ của của báo là lai cảo phải viết trên một mặt giấy sạch sẽ. Còn bài thơ nét chữ bút chì này lại viết trên cả hai mặt giấy. Nhưng, bài thơ đã khiến Ngọc Giao rung cảm lạ thường: Hai sắc hoa ti gôn của T.T.Kh! Ngọc Giao bước vội đến, đưa bài thơ cho Trúc Khê, yêu cầu ông đọc ngay. Trúc Khê thấy Ngọc Giao quá xúc động, cũng bỏ bút, cầm đọc bài thơ. Và ông đã cảm động, ngồi lặng đi, rồi đọc lại lần nữa. Ông già Trúc Khê vỗ tay xuống bàn, nói với Ngọc Giao: "Sao lại có bài thơ tuyệt đến thế này!". Ngay sau đó, thư ký tòa soạn Ngọc Giao gọi ông cai thợ sắp chữ nhà in lên, bảo xếp chữ ngay bài thơ ấy. Và Hai sắc hoa ti gôn đi vào đời sống thi ca nước nhà... Kể câu chuyện tâm sự hơn sáu mươi năm cũ, nhà văn Ngọc Giao còn ghi vào cuốn sổ lưu niệm của một người bạn văn cùng thời: Phạm Văn Kỳ, cũng từng làm thư ký tòa soạn báo Tiểu thuyết thứ năm. Những dòng Ngọc Giao ghi vào lưu bút của Phạm Văn Kỳ là: "…Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh bị bỏ rơi sọt rác như vậy đó. Nó càng được bạn đọc nhắc đến bao nhiêu, tôi càng ân hận về lỗi làm ăn cẩu thả, sơ suất bấy nhiêu… Nếu không có cái đám ma qua phố thổi kèn rầu rĩ đó, thì tôi đã đội mũ lên đầu, không cúi xuống sọt rác... thì đóa hải đường "Hai sắc hoa ti gôn" đành an phận nằm trong đó, rồi người ta mang đi, theo thường lệ, người ta phóng lửa đốt tất cả… Trong đó, rất có thể cả những áng văn hay mà cái anh thư ký tòa soạn quan liêu nhác lười, cẩu thả đã ném đi!” …(2)
Kể từ đó, năm 1937 – năm Hai sắc hoa ti gôn xuất hiện trên Tiểu thuyết thứ bảy - đến năm 1941 là năm Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh-Hoài Chân ra đời thì bài thơ đã có tuổi đời bốn năm. Lúc bấy giờ Thi nhân Việt Nam viết: “…xóm nhà văn bỗng xôn xao. Có đến mấy người nhất quyết T. T. Kh. chính là người yêu của mình. Và người ta đã phê bình rất náo nhiệt. Có kẻ không ngần ngại cho hai bài ấy là những áng thơ kiệt tác…
…Bốn năm đã qua từ ngày tờ báo vô tình hé mở cho ta một cõi lòng. Ai biết "con người vườn Thanh" bây giờ ra thế nào? Liệu rồi đây người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối?” (3)
Ấy chỉ là là mới 4 năm, còn bây giờ đã là hơn 70 năm rồi mà người ta vẫn không ngớt tìm kiếm: T.T.Kh. là ai ?
Nghĩ cho kĩ nguyên nhân thì sở dĩ có chuyện rộn rã trong làng thơ như thế trước hết là vì bài thơ hay, hay vì cái tình của nó được bộc lộ rất “thực“, cái tình của một phụ nữ đã yêu và rồi cố tình quên đi, đào sâu chôn chặt mối tình đau xót, bất hạnh nhất của mình (4) . Viết thơ lên báo rồi, người phụ nữ ấy cũng muốn ẩn giấu mình đi. Bài thơ hay ngay ở những câu thơ đầu: tình ý thơ ngây cho đến cuối bài thơ thì xót xa đau đớn lắm. Có câu, ý thơ bình dị, gần với suy tưởng, ngôn ngữ của quần chúng nên nhiều người đọc, nhiều người thuộc, kể cả một số người bình dân nhất cũng biết; nhiều câu lại được cách điệu mang dáng vẻ hiện đại của thơ phương Tây:
“.... Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu,
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng.
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
*
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ?

Trong cuộc đời, mỗi ngày qua lại có biết bao mối tình tan vỡ nhưng đã có mấy ai viết được những vần thơ tả tình rất thực như Hai sắc hoa ti gôn ? Tình trong thơ gần gũi với cái tình chung của nhiều người lắm, nhất là lứa tuổi thanh niên. Lúc còn là học sinh trung học, có mấy ai là không chép chuyền tay cho nhau những bài thơ hay trong đó Hai sắc hoa ti gôn có lẽ là bài thơ không thể thiếu trong những cuốn sổ chép thơ nho nhỏ…?
Trở lại vấn đề mà Hoài Thanh-Hoài Chân đã viết trong Thi nhân Việt Nam : Có đến mấy người nhất quyết T. T. Kh. chính là người yêu của mình…”: Trước hết hãy nói đến nhà văn Thanh Châu, người khơi nguồn cho chuyện tình thơ: ngày 27/9/1937 , Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 174 đăng truyện ngắn "Hoa ti gôn" của Thanh Châu. Lúc này ông mới 25 tuổi, mới bước vào nghề văn khoảng 3 năm. Truyện kể một chuyện tình buồn của một họa sĩ: Họa sĩ Lê Chất đi tìm cảnh đẹp để vẽ mà cũng chính là đi tìm một thiếu nữ yêu kiều chàng mới gặp chiều qua: lúc đạp xe qua một biệt thự cũ, tình cờ thấy một thiếu nữ dưới giàn hoa ti gôn - người con gái mặc áo cánh lụa, hai má đỏ hồng với một vẻ đẹp cao quý, một vẻ đẹp rất hiếm hoi khiến người ta trông thấy một lần là nhớ mãi. Thiếu nữ vô tình, mãi khi sắp vào nhà, mới trông thấy có người đứng nhìn mình. Từ đó, hôm nào chàng cũng đạp xe vào làng Mọc nhưng thiếu nữ động thấy bóng là lẩn vào nhà ngay. Lê Chất được gặp nàng vài lần nữa rồi thôi, ngôi nhà hình như vắng người và chỉ còn thấy có một ông già cuốc cỏ ở trong vườn. Những nhớ nhung cứ thế triền miên cả đến khi chàng đã trở nên giàu có. Một mùa đông, họa sĩ Chất đi vẽ ở vùng Vân Nam phủ. Trong một bữa tiệc, chàng chợt gặp lại người xưa. Tám năm rồi, nhưng quên làm sao được khuôn mặt người mình yêu. Mai Hạnh là tên thiếu phụ, nàng đã lấy một người chồng quyền thế và giàu có.
Những ngày sau, cuộc tình lãng mạn đã đến: nàng vẫn thường đến chỗ trọ thăm chàng. Hai người yêu nhau và như sống trong cơn mê. Mai Hạnh tuy cố chống chọi lại với ái tình nhưng sau cùng cũng nhận lời cùng Lê Chất sắp đặt để cùng trốn đi xa nhưng rồi cuối cùng lại vì sợ bị khinh bỉ, tai tiếng ở đời nên từ chối. Cuộc tình chấm dứt. Bốn năm sau, họa sĩ được báo tin: nàng đã chết.
Từ sau ngày đặt lên mồ người yêu những dây hoa ti gôn màu máu, hình quả tim vỡ cho đến cuối đời, cứ đến mùa hoa tigôn nở, không buổi sáng nào chàng không mua một ôm hoa ti gôn về để thay cho hoa cũ trong phòng vẽ...
Câu chuyện tình của Thanh Châu kết thúc. Hơn một tháng sau, tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy nhận được bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” ký tên T.T.Kh. do một thiếu nữ mang đến tòa soạn. Bài thơ được đăng ngay trên số báo 179, ngày 30/10/1937. Hai mươi ngày sau tòa soạn lại nhận được một bài thơ nữa: Bài thơ thứ nhất (đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 182, ngày 20/11/1937). Khoảng chưa đầy một năm sau, tạp chí Phụ nữ thời đàm đăng bài thơ Đan áo cho chồng; bài thơ vừa đăng thìlại có thêm Bài thơ cuối cùng được gửi tới Tiểu thuyết thứ bảy (đăng trên số báo 217 ngày 23/7/1938). Cả thảy trước sau có bốn bài cùng kí tên: T.T.Kh; rồi từ đó bặt luôn, các báo không còn nhận thêm bài thơ nào nữa.
Nhiều người ngờ lắm: Cuộc tình trong thơ khiến họ nghĩ ngay đến nhân vật chính của truyện Hoa ti gôn. Người khẳng định chắc chắn là nhà văn Thế Phong trong Lược sử văn nghệ VN (Nxb Vàng Son - Saigon 1974) đã cho rằng T.T.Kh. là người yêu của Thâm Tâm nhưng mới đây, Thế Phong (soạn chung với nhà thơ Trần Nhật Thu, ký tắt : Thế Nhật) trong cuốn "T.T.Kh. - Nàng là ai" (Nxb Văn Hoá Thông Tin-1994) lại bác bỏ giả thiết đó và khẳng định: T.T.Kh. tên thật là Trần Thị Chung (Trần Thị Vân Chung), sinh ngày 25/8/1919 tại Thanh Hoá, nguyên là người yêu cũ của Thanh Châu sau đó vâng lời gia đình lấy luật sư Lê Ngọc Chấn. Ô. Trần Đình Thu trong cuốn “Giải mã nghi án văn học” (NXB Văn hóa Sài Gòn; 2007) cũng cho rằng T.T.Kh là Trần Thị Vân Chung nhưng đến nay thì hình như điều này là không đúng: Thanh Châu lúc gần cuối đời đã phủ nhận những đồn đoán; lời phủ nhận của Thanh Châu ít nhiều bộc lộ sự bất bình: “...Không! Không phải! Bà Vân Chung không phải là T.T.Kh ... Toàn là bày vẽ chuyện “ (5). Bà Vân Chung lúc bấy giờ đang ở Pháp cũng viết thư về phản đối tác giả Thế Nhật và Trần Đình Thu đồng thời khẳng định mình không phải là T.T.Kh.(6).
Vậy là rõ; T.T.Kh. không phải là Vân Chung, hơn nữa các nhà nghiên cứu cũng đã đi quá xa để so sánh những nét tương đồng về nhân thân của Vân Chung với T.T.Kh. được cho là người yêu cũ của Thanh Châu, là nhân vật “tôi” trong bài thơ. Tỉ mỉ hơn một chút, so sánh truyện“Hoa ti gôn” với bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” thì chuyện tình được kể trong hai tác phẩm không giống nhau, một bên là thiếu phụ đã có chồng, yêu một chàng họa sĩ rồi ôm mối hận tình cho đến chết, một bên là một cô gái trẻ, vì sức ép của lễ giáo phải lấy một người chồng mình không yêu để rồi suốt cuộc đời phải chôn chặt trong tim mối tình riêng của mình…Điểm giống nhau duy nhất của hai tác phẩm chỉ là cả hai đều lấy hình tượng “hoa ti gôn”, loài hoa có màu máu, hình quả tim vỡ làm biểu tượng cho tình yêu tan nát…
Gần đây ta lại biết thêm một chi tiết để có thể phủ nhận ức đoán trên: chuyện tình trong truyện ngắn “Hoa ti gôn” chẳng phải là chuyện tình của Thanh Châu với bà Trần Thị Vân Chung như một số người đã lầm tưởng mà đây chỉ là truyện được nhà văn Thanh Châu hư cấu nên từ cuộc đời thực của một người bạn làm họa sĩ: họa sĩ Lê Phổ, người đã tốt nghiệp khóa đầu của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sinh năm 1907 và đã mất tại Pháp năm 2002. (7) ...
Vậy nên chăng: ta chỉ khẳng định được một điều là truyện ngắn “Hoa ti gôn” là nguồn cảm hứng để T.T.Kh. viết nên bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”.
Thứ đến, hãy nói về nhà thơ Nguyễn Bính: khi đọc đến một đoạn của “bài thơ thứ nhất” – một đoạn thơ khá hay và nhiều ẩn ý: “…Ở lại vườn Thanh có một mình/ Tôi yêu gió lạnh lúc tàn canh/ Yêu trăng lạnh lẽo rơi trên áo/ Yêu bóng chim xa , nắng lướt mành…” , Nguyễn đã đoán rằng T.T.Kh. là người mình yêu ở Thanh Hóa.
Số là Nguyễn Bính lúc trẻ đã bao lần lê gót viễn du suốt từ Nam chí Bắc. Một lần qua Thanh, gặp đêm mưa lớn, vào trọ một điền trang, được người lão bộc tiếp đãi. Nhà có khu vuờn đẹp, trong nhà có cô gái trẻ đang ngồi quay tơ - mà ông gọi là "Người vườn Thanh" – Vốn là thi sĩnh đa tình, Nguyễn Bính xúc động lắm. Mấy năm sau, lại có dịp qua Thanh, tìm đến vườn xưa, lại được người lão bộc tiếp và kể cho nghe "một thiên hận tình" của cô chủ. Bẵng đi một thời gian, Nguyễn Bính chợt đọc được những bài thơ của T.T.Kh. trên Tiểu thuyết thứ bảy và đã viết bài "Dòng dư lệ" với những câu:
“...Truyện xưa hồ lãng quên rồi,
Bỗng đâu xem được thơ người vườn Thanh.
Bao nhiêu oan khổ vì tình,
Cớ sao giống hệt chuyện mình gặp xưa?
Phải chăng? Mình có nên ngờ,
Rằng người năm ngoái bây giờ là đây?.”
Viết Dòng dư lệ, Nguyễn Bính cho rằng "Người vườn Thanh" chính là T.T.Kh. Một số ít người đã nghĩ như Nguyễn Bính, nhiều người khác thì cho rằng đây chỉ là ngộ nhận của một thi sĩ đa tình.
Cục diện thế giới những năm kế tiếp nhiều biến động; ở Việt Nam, Nhật đảo chính Pháp, nạn đói Ất Dậu hoành hành, người chết như ngả rạ…Sau Cách mạng tháng Tám, ai cũng chỉ chú tâm vào cuộc giải phóng dân tộc; rồi kháng chiến trường kì gian khổ 9 năm bùng nổ…người ta quên đi chuyện tình thơ của T.T.Kh suốt một thời gian dài mãi đến năm 1969, ở miền Nam,thi-văn sĩ Nguyễn Vỹ -vốn là người đã ra làm báo trước 1945 ở Hà Nội- là bạn của Thâm tâm, đã viết đến 15 trang (từ trang 253 đến trang 267) trong “Văn-Thi-sĩ tiền chiến” (Nxb Khai Trí -1969) kể lại khá tỉ mỉ một chuyện tình: Khoảng tháng 2/1936, lúc bấy giờ Thâm Tâm là thi sĩ kiêm họa sĩ (họa sĩ Nguyễn Tuấn Trình). mới 19 tuổi làm quen với cô gái tên Trần Thị Khánh 17 tuổi, nhà ở phố Sinh Từ, Hà Nội nơi vốn được trồng nhiều antigone (hoa ti gôn). Nhà cô Khánh cũng gần vườn Thanh (THANH GIÁM: miếu thờ Khổng Tử được xây từ thời nhà Lý, lúc bấy giờ ngoài tên Temple de Confucius Pháp vẫn hay gọi nơi này là Pagode des corbeaux - chùa Quạ). Thâm Tâm hò hẹn tại nơi đây được hai lần thì cô Khánh bỏ đi lấy chồng - một người chồng giàu có - khiến Thâm Tâm rất đau khổ. Để đỡ niềm yêu nhớ đơn phương, bớt mặc cảm vì bị người yêu phụ rẫy và cũng để làm cho mấy người bạn khỏi chế nhạo, đùa bỡn, chính Thâm Tâm đã thức suốt một đêm làm bài thơ Hai sắc hoa ti gôn rồi nhờ một cô em họ, con của một bà cô ở phố Cửa Nam chép bằng nét chữ con gái, bỏ vào bì niêm kín mang đến gửi tại tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy.
Trong những trang sách này, Nguyễn Vỹ cũng đã khẳng định chắc chắn rằng “Cô Khánh không biết làm thơ. Cô chưa bao giờ làm thơ cả!” . Tất cả những bài thơ kí tên T.T.Kh. đều do Thâm Tâm làm và gửi báo.
Đọc kĩ những trang viết của Văn-thi-sĩ tiền chiến, ta hình dung được đây là những kỉ niệm kể khá chân thực qua hồi ức nhiều năm tháng của một đời làm báo. Chỉ tiếc một điều là Nguyễn Vỹ, người bạn thân thiết của Thâm Tâm đã ra đi bởi tai nạn xe ở Long An năm 1971 - hôm nay không thể cùng ai để bàn luận chuyện này nữa.
Đến 1970, Vũ Bằng trên tạp chí Văn số 103 lại đột nhiên công bố những điều mới, làm xôn xao dư luận: T.T.Kh. chính là nhà thơ J.Leiba (Lê Văn Bái) lúc bấy giờ bị lao phổi, đang chán đời bèn cùng với Vũ Bằng giả cách làm thơ rồi kí tên T.T.Kh. để làm trò vui, giải sầu…
Về sau, Mã Giang Lân cho rằng Vũ Bằng chỉ là người giỏi bịa chuyện.(8) Nhà văn Thanh Châu cũng nhận định tương tự: “Những ai đã từng làm báo với họ Vũ cũng đều thuộc "ngón" làm ăn này của Vũ… Leiba là lớp trước Thâm Tâm, không quen biết gì nhau. Đây chỉ là cách làm báo phao tin "giật gân" cho chạy báo…”. (9)
Đến năm 1989, nhằm trả lời câu hỏi T.T.Kh. là ai? Hoàng Tiến viết 2 bài; riêng bài trên báo Nhân dân chủ nhật ngày 23/ 7 đã nêu chứng cớ với người thật-việc thật như sau:
“…Số là vào dịp hội đền Bà Tấm năm nay (Kỷ Tỵ, 1989), chúng tôi rủ nhau sang Phú Thụy dự hội. Cùng đi có nhà thơ Lương Trúc, năm nay đã 74 tuổi (tên thật là Phạm Quang Hòa), bạn thân với các nhà thơ Thâm Tâm, Nguyễn Bính và Trần Huyền Trân. …Nhà thơ Lương Trúc là người cung cấp tư liệu, và tất nhiên ông sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm về họ tên tác giả Hai sắc Hoa ti-gôn được công bố dưới đây. Cùng nghe hôm đó với tôi có nhà thơ Trần Lê Văn và nhà thơ Tú Sót:
T.T.Kh. tên thật là Trần Thị Khánh, người yêu của Thâm Tâm. Hai người yêu nhau, nhưng biết không lấy được nhau, hẹn giữ kín mối tình, để đỡ phiền đến gia đình của nhau sau này. Cô Khánh đọc Tiểu thuyết thứ bảy in truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu (số tháng 9-1937) xúc động, tự thổ lộ câu chuyện riêng bằng bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn và gửi đăng Tiểu thuyết thứ bảy. … Nay được biết T.T.Kh. về sống ở Thanh Hóa đã bốn năm nay, không biết bây giờ bà con hay mất, nhưng cứ xin phép cho chúng tôi được công bố điều bí mật trên…”
Vậy là Hoàng Tiến tuy đồng ý với Nguyễn Vỹ về mối tình giữa Trần Thị Khánh với Thâm Tâm nhưng lại cho rằng bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” là do chính cô Khánh làm mang gửi báo..
Vậy là đến hôm vẫn mãi tồn tại câu hỏi : T.T.Kh. là ai? Hơn 70 năm rồi mà chưa ai tìm được lời giải xác đáng – và rồi mãi mãi ta cũng sẽ không tìm được bởi vì hiện giờ, ngoài Thâm Tâm-Nguyễn Vỹ ra thì tất cả những người có liên quan khác như Thanh Châu, Nguyễn Bính… đều không còn nữa kể cả những người bị cho là bịa chuyện như Vũ Bằng, J.Leiba cũng đã ra người thiên cổ. Chỉ còn lại T.T.Kh.là không biết còn hay mất? Nếu bà là có thật và còn ở trên cõi đời này thì kẻ hậu sinh hôm nay xin được thưa với bà rằng: chúng tôi rất trân trọng, trân trọng một nhân cách, trân trọng một cuộc tình thơ đã từng gây sóng gió trên thì đàn Việt Nam, trân trọng một hồn thơ lãng mạn của phong trào thơ mới bởi vì chính bà - chính T.T.Kh. đã có công cùng Chế Lan viên, Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mạc Tử…thổi vào thi đàn Việt Nam một luồng sinh khí mới.


CHÚ THÍCH:
(1)&(6)“Giải mã nghi án T.T.Kh. của Trần Đình Thu-Chưa rõ đúng sai nhưng chắc là phạm luật”; VIỆT DUY – Paris, 20/3/2007 –Thanh Hải; Pháp luật 18/3/2007.
(2) “Suýt nữa không có bài HAI SẮC HOA TI GÔN” ; Anh Chi; Tạp chí Khuyến Học&Dân Trí. Gần đây bài viết này được đăng lại trên Báo điện tử Người đại biểu nhân dân ngày 08/09/2008 và nhiều báo khác. Sông Cửu Long online cũng có bài tương tự với tựa đề “TRÚC KHÊ LÀ NHÂN CHỨNG BIẾT VỀ BÀI THƠ "HAI SẮC HOA TI GÔN".
(3) Hoài Thanh-Hoài Chân; Thi nhân Việt Nam.
(4)&(9) “Nói thêm về T.T.Kh.” – Thanh Châu ; www.thivien.com. ngày 06/06/2006.
(8) Văn nghệ số 13 - tháng 3 năm 1990,
(5)“Nhà văn Thanh Châu ra đi, T.T.Kh vẫn bí ẩn!” Trần Đình Thu; www.nld.com.vn ngày 13/5/2007
 

ngoaychoc

Xe đạp
Biển số
OF-107190
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
48
Động cơ
393,680 Mã lực
Thanh Quang ơi sao anh hiểu tôi thế!
Em đã sang một thế giới khác rồi
Một mình tôi mải miết tìm chi nữa?
Sao nỗi buồn cứ giấu mãi vào thơ


KHÚC MÙA THU
Nhạc: Phú Quang
Thơ: Hồng Thanh Quang

Vẫn biết ta giờ không trẻ nữa
Sao thương ai ở mãi cung hằng ?
Lời nguyện cũ trên đầu như nguyệt quế
Đâu chịu nhòa khi tới giữa mùa trăng

Tôi đã yêu đã yêu như chết là hạnh phúc
Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em
Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc
Còn điều chi em mải miết đi tìm.?

Tôi đã đến cùng em và tôi biết
Em cũng là như mọi người thôi
Nhưng chưa hết cuộc yêu tôi đã hiểu
Em ám ảnh tôi trọn một kiếp người

Ngay cả nếu âm thầm em hóa đá
Bầu trời lặng yên cũng đã vỡ rồi
Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp ?
Khi thanh âm cũng bất lực như lời

Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy
Nỗi cô đơn vằng vặc giữa trời
Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc
Em tìm gì khi thất vọng về tôi ?
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,046
Động cơ
648,145 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Cuối năm em cổ phần xong với NXB đặng lên kế hoạch in toàn bộ thớt thơ này. Khéo lại hot trên thị trường thì bỏ bu :))
Bản quyền em đã đk "copyright by muadem"
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Nhà mình off say sưa thế chưa ai về à.
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,146
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Hôm nay Quang Linh trông nhà ha!
Quang Linh xin hát bài: Thà là giọt mưa rơi. Xin quý vị 1 tràng pháo tay!
Oạch...!!! Mợ Quang nhìn bảnh bao và đẹp gái quá, nhưng văn phong và thơ bút tre lại đánh đá cá cầy thế:))
Vỗ tay cổ vũ mợ Quang nhiệt tình:41::41::41::41::41:
 

vudinhquang

Xe container
Biển số
OF-32739
Ngày cấp bằng
1/4/09
Số km
7,080
Động cơ
543,606 Mã lực
Con này lẻo mỏ thế nhỉ? làm như chưa gặp bao giờ ý?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top